Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 14 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 14 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Đạo đức

Tiết 14: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP ( TIẾT 1 )

A- Mục tiêu:

- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.

- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.Có thói quen giữ trường lớp sạch đẹp.

GDBVMT: ( Toàn phần) Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch, đẹp, góp phần BVMT.

- Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ vệ sinh nơi công cộng.

+ Điều chỉnh: Không yêu cầu HS đóng vai theo tiểu phẩm” Bạn Hùng thật đáng khen”

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 14 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Đạo đức
Tiết 14: giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( Tiết 1 )
A- Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
- Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.Có thói quen giữ trường lớp sạch đẹp.
GDBVMT: ( Toàn phần) Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch, đẹp, góp phần BVMT.
- Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ vệ sinh nơi công cộng.
+ Điều chỉnh: Không yêu cầu HS đóng vai theo tiểu phẩm” Bạn Hùng thật đáng khen”
 B- Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Em đã làm gì để giúp đỡ bạn?
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài, ghi tên bài
 1. Tiểu phẩm : Bạn Hùng thật đáng khen
- Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật của mình?
- Vì sao Hùng làm như vậy?
+ GV KL: Vứt giấy rác vào đúng nơi qui định là góp phần giữ trường lớp sạch đẹp.
 2. Bày tỏ thái độ
+Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng và không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
+ Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2 trả lời các câu hỏi:
- Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không ? Vì sao?
- Nừu là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?
+ GV KL: Để giữ trường lớp sạch đẹp ta nên làm trực nhật hằng ngày, không bôi bẩn lên bàn ghế, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định...
3. Bày tỏ ý kiến
+ Mục tiêu : Giúp cho HS nhận thức được bổn phận của người HS là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp
+ Cách tiến hành :
- Treo bảng phụ, phát phiếu cá nhân
- Bài tập yêu cầu gì?
- Chữa bài
* GV KL: giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS đó là thể hiện lòng yêu trường yêu lớp và giúp các em sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
IV. Củng cố :
- Em đã làm gì để giữ trường, lớp sạch, đẹp?
V. Dặn dò:
- Giữ vệ sinh trường lớp.
- Hát
- HS nêu
- Hát bài" Em yêu trường em"
- HS nêu
- Nhiều HS nhắc lại
- HS quan sát tranh
- Thảo luận nhóm 2
- HS nêu :Quét lớp, lau bảng, tưới cây, hoa....
- Tranh 2; 4; 5 Là việc làm đúng
- Nhiều HS đọc 
- Đọc yêu cầu
- Đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến đúng
- Lớp làm phiếu HT, 1 HS bảng phụ
( ý đúng là: a; b; c; d)
- HS đồng thanh
- HS liên hệ
	Tiếng việt củng cố
 Tiết 27:Chính tả( Nghe- viết): Tiếng võng kêu
A. Mục tiêu:
- Viết chính xác khổ thơ 2,3 của trong bài , trình bày sạch, đẹp theo đúng khổ thơ
 - HSKG: Trình bày sạch , đẹp, đúng chữ mẫu
B. Đồ dùng dạy- học:
Vở HS
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng
- GV nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1 .Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết ( đoạn 2,3)
- Hát
- 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét
- HS nghe
- Những từ ngữ nào tả em bé đang ngủ rất đáng yêu?
- Bài chính tả có mấy khổ thơ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ?
- Tìm tiếng khó viết ?
- Sửa lỗi cho HS
* GV đọc cho HS viết bài vào vở
- GV nhắc cách trình bày bài, về tư thế ngồi.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ
- Đọc soát lỗi
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. Bài tập 2: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
( lấp, nấp)
( long, nong)
( lanh, nanh)
( Lúng, núng)
- Hướng dẫn hS làm bài
- GV chữa chung, chốt lời giải đúng
Lời giải: ẩn nấp, nong tằm, lanh lợi, lúng túng.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học.
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- HS nêu
- 2 khổ thơ
- HS đọc từng chữ cần viết hoa
- HS tìm và luyện viết vào bảng con
+ HS viết bài vào vở
+ HS soát bài
- HS nêu yêu cầu
- Tự làm bài vào vở
- Đổi vở kiểm tra bài của nhau
- 1 HS chữa bài trên bảng lớp
 Tự học
 Tiết 14: luyện đọc 
A. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố
- Cách đọc thành tiếng : Biết ngắt , nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ ở các bài tập đọc đã học : Câu chuyện bó đũa, Bông hoa Niềm Vui; Quà của bố
- Hiểu nội dung các bài tập đọc trên.
- HSKG: Biết đọc diễn cảm các bài tập đọc.
B. Đồ dùng dạy- học:
- SGK, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1-Giới thiệu , ghi tên bài:
2-Hướng dẫn ôn các bài tập đọc đã học:
a- Bài : Câu chuyện bó đũa:
- GV gọi HS đọc theo đoạn nối tiếp
- Nhận xét
- Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa? 
- Câu chuyện muốn khuyên điều gì đối với những người con?
b- Bài : Quà của bố:
- Quà của bố đi câu về có những gì?
- Quà của bố đi cắt tóc về có những gì?
c- Bài: Bông hoa Niềm Vui
- Chi vào vườn hoa của trường để làm gì?
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
* Thi đọc đoạn trong nhóm:
-Yêu cầu từng HS trong nhóm đọc: Trong nhóm giúp HS yếu đọc
- Nhận xét
IV-Củng cố:
- Muốn đọc đúng, đọc hay các bài tập đọc em phải chú ý điều gì?
- Nhận xét giờ
 V. Dặn dò:
-Nhắc HS đọc lại các bài tập đọc trên.
- Hát
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS trả lời
- Phải đoàn kết, yêu thương nhau
- Luyện đọc nối tiếp theo nhóm đôi
- HS trả lời
- HS nêu
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS trả lời
- Thi đọc trong nhóm
- Mỗi nhóm đọc 1 bài
- HS yếu luyện đọc
- Giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc. Đọc đúng dấu chấm, dấu phấy, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
 	Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
	 Toán cúng cố
Tiết 24: củng cố: 55-8 ; 56-7 ; 37-8; 68-9; 65-38; 46-17; 57-28; 78-29
A. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố:
- Kĩ năng đặt tính và tính dạng toán trừ có nhớ đã học.
- Giải các bài toán có liên quan.
B. Đồ dùng dạy- học: 
Phiếu bài 2
C.Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS 
- Nhận xét
III. Bài mới:
1-Giới thiệu bài, ghi tên bài
2- Luyện tập
*Bài 1: Đặt tính rồi tính
45-27 38-29
46-9 37-18
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính
*Bài 2: Tìm x ( nhóm đôi )
x+7=86 x+38=67
17+x=56 9+x=98
-Nhận xét
*Bài 3: ( Vở )
 Một đàn vịt có 56 con trong đó có 27 con vịt đực. Hỏi đàn vịt có bao nhiêu con vịt cái.
- Phân tích , tóm tắt đề
- Chấm bài, nhận xét
*Bài 4: ( Nhóm )
a- 76 - 17 - 8 =
b-27- 18 +13 =
c-85 - 18 -19 =
d-38 - 9 -16 =
* Bài 5: Sách nâng cao tr 27
Hai số có tổng bằng 66, nếu bớt ở một số hạng 18 đơn vị thì tổng mới bằng bao nhiêu?
- GV chữa chung củng cố dạng bài: Bớt một số đơn vị ở một số hạng trong tổng.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
-Về nhà ôn lại các dạng toán đã học về trừ có nhớ
- Hát
-Nêu yêu cầu 
- Lớp làm bảng con
- 3 HS làm bảng nhóm
 18 9 37 19
- Đọc yêu cầu
- HS theo nhóm đôi trên phiếu
- 4 HS đại diện chữa bài
x+7=86 x+38=67
 x=86-7 x=67-38
 x=79 x=29
17+x=56 9+x=98
 x=56-17 x=98-9
 x=39 x=89
- HS đọc đề
-1 HS tóm tắt
- Lớp làm vào vở
-1 HS chữa bảng:
 Đàn vịt có số vịt cái là:
 56-27=29 ( con )
 Đáp số: 29 con 
- Đọc đề
- HS làm bảng nhóm
- 4 nhóm trình bày
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu 
- Làm bài nhóm đôi
- Đại diện nhóm chữa bài
 Bài giải
Trong một phép cộng nếu bớt một số hạng bao nhiêu đơn vị thì tổng số sẽ giảm bấy nhiêu đơn vị . 
Vậy hai số có tổng bằng 66, nếu bớt ở một số hạng 18 đơn vị thì tổng mới bằng:
 66 -18 = 48
Vậy tổng mới bằng 48
Tiếng việt củng cố
 Tiết 28: luyện viết chữ hoa : L
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Củng cố cách viết chữ hoa L đã học : Viết đúng các nét ( Điểm bắt đầu, điểm kết thúc ) của từng nét trong 1 chữ
-Viết đúng được các câu ứng dụng.
HSKG: Viết đẹp, nét thanh,nét đậm
B. Đồ dùng dạy- học:
- Chữ mẫu K,L
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc viết bài ở nhà của HS
III. Bài mới:
1.Giới thiệu ghi tên bài
2. Hướng dẫn ôn chữ hoa: L
* HD HS quan sát và nhận xét chữ L
- Chữ L viết hoa cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
- Chữ L giống chữ hoa nào đã học?
+ GV nêu quy trình viết
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết: Viết bằng 1 nét liền: Điểm đặt bút ở đường kẻ dọc số 1 viết nét cong trái giống chữ C, viết tiếp nét lượn đứng ( Lượn 2 đầu ) nối liền nhau tạo thành vòng to ở đầu chữ và vòng nhỏ ở chân chữ, điểm dừng bút trên đường kẻ ngang 2 và đường dọc 5.
* HD HS viết trên bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
3. HD viết câu ứng dụng
* Giới thiệu câu ứng dụng
- Đọc câu tục ngữ ứng dụng
+ ý nghĩa câu tục ngữ : Câu 1: Kĩ thật hát; câu 2: Con người thường nghĩ về quê hương, muốn trở về sống ở nơi mình sinh ra
* HD HS quan sát và nhận xét
- Nhận xét độ cao các con chữ ?
- Nhận xét về khoảng cách giữa các tiếng ?
* HD HS viết chữ Lên, Lá vào bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
* Viết vở tập viết:
- Giúp đỡ HS yếu
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài.
- Nhận xét cụ thể bài viết của HS.
IV. Củng cố:
- Nêu lại cách viết chữ hoa L
- Nhắc HS viết lại chữ L đã học
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết lại bài.
- Hát
+ HS quan sát mẫu chữ
- Cao 5 li
- Được viết bằng 3 nét
- Chữ C, G ở nét đầu
+ HS quan sát
+ HS viết bảng con
- Lên bổng xuống trầm
- Lá rụng về cội.
+ chữ l, h cao 2, 5 li
- Chữ đ cao 2 li
- Chữ t cao 1, 5 li
- các chữ còn lại cao 1 li
+ Các tiếng cách nhau một thân chữ
- HS viết bảng con
- HS viết vở
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 14: Nghe kể về những chiến công của chú bộ đội
A. Mục tiêu:
- Thông qua việc kể chuyện học sinh hiểu hơn về những chiến công vẻ vang và hy sinh thầm lặng của các chú bộ đội.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, cần cù, ham học hỏi.
- Tự hào, kính trọng và biết ơn chú bộ đội.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh minh hoạ cho các câu chuyện
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
Khởi động:
- Yêu cầu HS cả lớp biểu diễn một tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề như: bài hát: Chú bộ đội
 2. Kể chuyện:
- Gv kể cho HS nghe một vài câu chuyện về những chiến công của anh bộ đội qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc và những chiến công nổi bật của anh bộ đội trong thời bình: Bảo vệ biên giới, hải đảo; giúp dân chống bão lũ; dựng nhà cửa, bảo vệ tài sản,.
- Sau mỗi câu chuyện GV hỏi:
- Câu chuyện nói về ai?
- Qua câu chuyện trên em thấy anh bộ đội có những đức tính gì nổi bật?
- Em học được đức tính gì ở anh bộ đội?
- Em sẽ làm gì để noi gương anh bộ đội?
GV kết luận: Chúng ta vừa được nghe kể các câu chuyện về anh bộ đội. Các anh bộ đội đã chiến đấu dũng cảm , lập nên những chiến công oanh liệt để bảo về độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong thời bình, các anh bộ đội vữa hăng say luyện tập quân sự, vừa tăng gia sản xuất, giúp dân phòng chống thiên tai, bảo về tài sản, nhà cửa.
IV. Củng cố:
Nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà học tập tác phong, noi gương chú bộ đội.
- Hát
- Cả lớp hát
- HS nghe
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
 Thủ công
Tiết 14: Gấp, cắt, dán hình tròn ( T2)
A. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt, dán hình tròn
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô
- HS khéo tay: Gấp cắt dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng
- Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.
- HS có hứng thú với giờ học thủ công
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông
 Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn, giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
- HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
 1. HS thực hành gấp, cắt, dán hình tròn
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán hình tròn
- GV chia nhóm đôi bạn
- GV theo dõi giúp đỡ những HS lúng túng
2.Trình bày sản phẩm
- GV gợi ý HS có thể trình bày sản phẩm như làm bông hoa, chùm bóng bay
- Đánh giá sản phẩm của HS
IV. Củng cố:
- GV nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho bài học, kĩ năng gấp hình 
V. Dặn dò:
- Dặn HS giờ sau mang giấy thủ công, giấy trắng, bút chì, thước kẻ, kéo...
học bài gấp, cắt, dán biển báo giao thông
- Hát
- Giấy thủ công, giấy nháp
+ Bước 1 : gấp hình
- Bước 2 : Cắt hình tròn
- Bước 3 : dán hình tròn lên giấy khác màu
+ HS thực hành theo nhóm đôi bạn
+ HS trình bày sản phẩm
Toán củng cố
 Tiết 25: Củng cố: Bảng trừ
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng tính nhẩm các bảng trừ có nhớ : 11,12,13,14,15,16,17,18 trừ đi một số.
-Vận dụng các bảng trừ để làm các phép trừ liên tiếp.
- HSKG: Làm thêm bài 4.
B. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu ghi tên bài
- Nêu yêu cầu, mục tiêu giờ học
2. Luyện tập:
*Bài 1: ( Miệng )
-Yêu cầu HS đọc các bảng: 11,12,13,14,15,16,17,18 trừ đi một số
- Nhận xét
*Bài 2: Tính ( Bảng nhóm )
9 - 7+18 =20 7+7- 8 = 6
16 - 6 - 5 = 5 13 -8 + 4 = 9
8 -5 - 3 = 0 9 - 4 -3 = 2
-Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét
*Bài 3: ( Vở )
 Hai thùng dầu có tất cả 95 lít . Thùng thứ nhất có 48 lít. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Chấm nhận xét
*Bài 4: ( Dành cho HSKG)
Điền số thích hợp vào ô trống:
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi bạn
- Gọi 1 số nhóm trình bày
IV. Củng cố:
- Em vừa được ôn những dạng bài gì?
- GV khái quát chung
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
-Nhận xét giờ
-Về nhà ôn bài.
- Hát
- HS nêu yêu cầu
- Nhiều HS nêu nối tiếp
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- HS các nhóm thực hiện ở bảng nhóm, mỗi nhóm làm 1cột trong 3 phút:
+ Nhóm1,2: Cột1
+ Nhóm 3,4: Cột 2
- Các nhóm trình bày bài
- HS đọc đề
- Phân tích đề , tóm tắt bài toán
- Lớp làm vào vở
- 1 HS chữa bài:
 Bài giải
 Số lít dầu ở thùng thứ hai là:
 95 - 48 = 47 ( lít ) 
 Đáp số: 47 lít 
- Đọc đề bài
- Lớp làm bảmg phụ
17
3
8
 - 9 - 5
3
9
16
 - 7 + 8
15
7
14
 - 
 2
8
15
 - 7 - 6
Hoàn thiện kiến thức
Tiết 14: Luyện tập : Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà 
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ đọc khi ở nhà. Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc,
- HS có ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
- Giáo dục HS biết cách ứng sử khi bản thân hoặc người nhà ngộ độc
+ Kĩ năng ra quyết định nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc ở nhà
+ Kĩ năng tự bảo vệ ứng phó với các tình huống ngộ độc; phát triển giao tiếp thông qua các hoạt động.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Hình vẽ , anh chụp một vài trường hợp bị ngộ độc ; một vài vỏ hộp hoá chất hoặc thuốc tây
C. Các hoạt động dạy học: 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì ?
- GV nhận xét
III. Bài mới:
- Hát
- Sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi muỗi, gián chuột và các mầm bệnh sinh sống, không khí trong sạch. Tránh được khí độc và mùi hôi thối do phân, rác gậy ra
 1. Quan sát hình vẽ và thảo luận : Những trường hợp ngộ độc
* Mục tiêu : 
 - Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc
 - Phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn, uống 
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Động não
- Kể tên một số thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống ?
+ Bước 2 : Làm việc theo nhóm
- Trong các thứ các em đã kể trên thì thứ nào thường được cất giữ trong nhà ?
+ Tìm các lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc 
- Vì sao các bạn trong hình bị ngộ độc ? Nguyên nhân nào gây ngộ độc?
+ HS nêu
- HS trả lời
- Các nhóm quan sát hình ảnh tư liệu một số vụ ngộ độc thực phẩm và thảo luận theo nhóm
+ Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
* GVKL :
- Các cá nhân và tập thể bị ngộ độc là do: Ăn những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn có ruồi, muỗi, chuột đụng vào.Ăn thức ăn có lẫn thuốc bảo vệ thực vật ( rau)
2. Quan sát hình vẽ và thảo luận : Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc
* Mục tiêu : ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Mọi người trong gia đình cần làm gì để phòng tránh ngộ độc ?
- Nêu tác dụng của việc làm đó ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Em hãy nói trước lớp về những thứ có thể gây ngộ độc và chúng hiện đang được cất giữ ở đâu trong nhà
+ Đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác bỏ xung
- HS khác góp ý xem sự sắp xếp như vậy đã đảm bảo chưa 
* GVKL : Để phòng tránh ngộ độc trong nhà chúng ta phải :
- Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. Thuốc men cần để đúng nơi quy định, xa tầm với của trẻ em....Thức ăn không nên để lẫn với chất tẩy rửa hoặc các hoá chất khác. Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những thứ chúng ta ăn hoặc uống nhầm sẽ bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu ....
3 . Đóng vai
* Mục tiêu : Biết cách ứng sử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : làm việc theo nhóm
- GV đi tới các nhóm giúp đỡ
+ Bước 2 : làm việc cả lớp 
- GV nhận xét
- Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng sử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc
- Phân vai tập đóng trong nhóm
+ HS lên đóng vai
- Cả lớp theo dõi
* GVKL : Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo và nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì 
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học.
V. Dặn dò:- Dặn HS về nhà thực hiện như bài học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_14_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc