Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 17 (Buổi sáng)

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 17 (Buổi sáng)

Toán

Tiết 82: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ ( T 83 )

A - Mục tiêu:

- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.

- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về ít hơn.

- HSKG: Làm thêm bài 2 cột 3

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 17 (Buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
 Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
 ( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
 Toán
Tiết 82: ôn tập về phép cộng và phép trừ ( T 83 )
A - Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. 
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn. 
- HSKG: Làm thêm bài 2 cột 3 
B- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy- học:
I. Tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra:
- 2HS lên đặt tính rồi tính: 
 36+64 ; 100-32
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Ghi bài
* Hướng dẫn HS ôn tập:
*Bài 1: Tính nhẩm ( Miệng )
- Yêu cầu HS tự nhẩm, ghi kết quả vào nháp
*Bài 2 : 
- Yêu cầu HS KG làm thêm cột 3 , lớp tự đặt tính và tính vào bảng con , 2 em làm bảng nhóm
- Nhận xét
*Bài 3:Miệng
- Bài toán yêu cầu gì?
- Điền mấy vào ô trống?
- Ta thực hiện liên tiếp phép trừ từ đâu tới đâu?
- Viết: 17 - 3 - 6 = ?
- Viết 17 - 9 =?
- So sánh 3 + 6 và 9?
- Nhận xét
*Bài 4: Vở
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng nào?
- GV chấm , chữa bài.
IV. Củng cố:
- Thi viết phép cộng có tổng bằng một số hạng?
5 + 0 = 5
2 + 0 = 2
0 + 12 = 12.....
V. Dặn dò: 
- ôn lại bài.
- Hát
- 2HS lên đặt tính
- Nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS nhẩm , ghi KQ vào nháp kiểm tra bài của nhau:
12-6=6 14-7=7
9+9=18 17-8=9
- HS làm bảng con, bảng nhóm
 68 56 82 90 71 100
+ + - - - -
 27 44 48 32 25 7
 95 100 34 58 46 93
- Nối tiếp nêu kết quả
- Điền số thích hợp
- Điền số 14. Vì 17 - 3 = 14
- Từ trái sang phải
17 - 3 = 14, 14 - 6 = 8
17 - 9 = 8
3 + 6 = 9
- Đọc đề bài
- HS nêu
- Bài toán về ít hơn
- Làm vở : Bài giải
 Thùng nhỏ đựng là:
 60 - 22 = 38( l)
 Đáp số: 38 l
- HS chia 2 đội , thi viết trong 5 phút
- Đội nào viết được nhiều phép tính thì đội đó thắng.
_____________________________________________
Mĩ thuật
( Đ/c Xuân soạn và dạy)
Kể chuyện
Tiết 17: Tìm ngọc
A. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện
- HSKG: Biết kể lại được toàn bộ câu chuyện ( BT2 )
- Giáo dục HS biết yêu quý loài vật.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV : Tranh minh hoạ truyện Tìm ngọc
C. Các hoạt động dạy- học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nối tiếp nhau kể lại chuyện : Con chó nhà hàng xóm
- Khi bé bị thương, cún đã giúp bé như thế nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2 . HD kể chuyện
* Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
+ Đọc yêu cầu 1
- GV nhận xét từng nhóm 
* Kể toàn bộ câu chuyện
+ Đọc yêu cầu 2
- GV nhận xét
- Bình chọn HS, nhóm kể chuyện hay nhất
- Chúng ta phải đối xử với các con vật nuôi trong nhà như thế nào?
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
- Khen những HS nhớ chuyện, kể tự nhiên
- Nhắc nhở HS chú ý học cách xử thân ái với các vật nuôi trong nhà.
V. Dặn dò:
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
- Hát
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện
- Cún chạy đi tìm mẹ của bé đến giúp
+ Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện Tìm ngọc
- HS quan sát 6 tranh vẽ
- Nhớ lại nội dung từng đoạn chuyện và kể trong nhóm
- Đại diện từng nhóm kể từng đoạn chuyện trước lớp.
- Nhận xét
+ HSKG kể toàn bộ câu chuyện
- Đại diện các nhóm thi kể lại trước lớp toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét bạn kể
- Thân ái, chăm sóc chúng như người..
 Chính tả ( nghe - viết )
Tiết 33: Tìm ngọc
A. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện :
Tìm ngọc; Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ui / uy, r / d / gi, et / ec
- HSKH: Viết đẹp, trình bày sạch sẽ và nối chữ đúng quy định.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Bảng lớp viết sãn BT2, 3
C. Các hoạt động dạy - học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : trâu, ra ngoài ruộng, nối nghiệp, nông gia, quản công, cây lúa, ngọn cỏ, ngoài đồng
- GV nhận xét,cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD nghe - viết
* GV đọc một lần đoạn văn
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?
- Tìm những chữ trong bài chính tả những chữ em dễ viết sai ?
- GV nhận xét , sửa lỗi
* GV đọc, HS viết bài vào vở
- GV đọc soát bài
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm bài tập
* Bài tập 2
+ Đọc yêu cầu bài tập
+ GV và HS nhận xét bài làm, chốt lại lời giải đúng
- Chàng trai xuống thuỷ cung, được Long Vương tặng viên ngọc quý
- Mất ngọc, chàng trai ngậm ngùi. Chó và Mèo an ủi chủ
- Chuột chui vào tủ, lấy viên ngọc cho Mèo. Chó và mèo vui lắm
* Bài tập 3 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập phần a
+ GV và HS nhận xét, chốt lại ý đúng
- rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại BT3
- Hát
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bài viết của bạn
+ HS theo dõi
- 2, 3 HS đọc lại
- Viết hoa, lùi vào 1 ô
- Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa ...
- HS viết bảng con những từ dễ viết sai
+ HS viết bài vào vở
+ HS soát bài
+ Điền vào chỗ trống ui hay uy
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS lên bảng làm
+ Điền vào chỗ trống r / d /gi
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
 Tự nhiên và xã hội
Tiết 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
A. Mục tiêu:
- Kể tên các hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch đẹp.
- Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
- Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn.
+ Kĩ năng kiên định: từ chối không tham gia vào các trò chơi nguy hiểm.
+ Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động.
B. Đồ dùng dạy- học:
	GV : Tranh vẽ SGK trang 36, 37
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các thành viên trong trường ?
- Họ làm những công việc gì ?
- GV nhận xét
III. Bài mới:
* Khởi động : Trò chơi " Bịt mắt bắt dê "
- Các em chơi có vui không ?
- Trong khi chơi các em có bị ngã không ?
- GV liên hệ vào bài mới
- Hát
- Hiệu trưởng ( hiệu phó ), thầy ( cô ) giáo, bác bảo vệ, cô thư viện, .....
- Hiệu trưởng ( phó hiệu trưởng là người lãnh đạo, quản lí nhà trường, thầy ( cô ) giáo dạy HS, bác bảo vệ trông coi, .......
+ HS chơi trò chơi
- HS trả lời
1 . Làm việc với SGK để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh
* Mục tiêu : Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường
* Cách tiến hành
Bước 1 : Động não
- Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường
- GV ghi các ý kiến trên bảng
Bước 2 : Làm việc theo cặp
- Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình ?
- Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm ?
Bước 3 : Làm việc cả lớp
+GV nhận xét, chốt lại ý đúng
- Mỗi HS trả lời một câu
+ HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK
+ Một số HS lên trình bày
+Lớp nhận xét, bổ sung
GVKL : Những hoạt động : Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên lầu ... là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi gây nguy hiểm cho người khác
2. Thảo luận : lựa chọn trò chơi bổ ích
* Mục tiêu : HS có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường
* Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Mỗi nhóm tự chọn một trò chơi
Bước 2 : làm việc cả lớp
- Nhóm em chơi trò chơi gì ?
- Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này? 
- Theo em trò chơi này có gây ra tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không ?
- Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò chơi này để khỏi gây ra tai nạn ?
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học
V. Dặn dò:
- GV dặn HS khi chơi trò chơi ở trường phải chọn và chơi những trò chơi phòng tránh ngã.
- HS tổ chức chơi theo nhóm
- HS trả lời
- Các nhóm thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều ý trong phiếu bài tập là nhóm đó thắng
+ Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường ?
Hoạt động nên tham gia
...............................
...............................
...............................
Hoạt động không nên tham gia
................................
................................
................................
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2011
 Toán
Tiết 83: ôn tập về phép cộng và phép trừ.(T84)
A - Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm ; Thực hiện được phép cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100; Biết giải bài toán vể ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ , số hạng của một tổng .
- HSKG: Làm bài 1 cột 4; bài 2 cột 3 ; bài 5
B- Đồ dùng dạy - học:
-Bảng nhóm bài 2; Bảng phụ vẽ hình bài 5.
C- Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ 
III. Bài mới:
* Hướng dẫn HS ôn tập:
*Bài 1: Tính nhẩm (Miệng )
- HSKG làm thêm cột 4
- Nhận xét
*Bài 2: Đặt tính rồi tính
- HSKG làm cột 3
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
*Bài 3: 
- Bài yêu cầu gì?
- x là thành phần nào trong phép cộng?
- Muốn tìm số hạng ta làm ntn?
- Muốn tìm số trừ ta làm ntn?
- Muốn tìm SBT ta làm ntn?
- Nhận xét.
*Bài 4: Vở
- Hướng dẫn HS phân tích đề
- Chấm , nhận xét
*Bài 5:
- Treo bảng phụ- Đánh dấu từng phần
- Kể tên các hình tứ giác ghép đôi?
- Kể tên các hình tứ giác ghép ba? 
- Kể tên các hình tứ giác ghép tư?
- Có tất cả bao nhiêu hình tứ giác?
IV. Củng cố:
- Nêu cách tìm số hạng? số trừ? Số bị trừ?
- GV khái quát lại bài
V. Dặn dò:
- Dặn dò: Ôn lại bài. 
- Hát
- HS nêu yêu cầu
- Nối tiếp nêu kết quả:
a- 5+9=14 8+6=14
 9+5=14 6+8=14
b- 14-7=7 12-6=6
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm bảng con
- 3 HS làm trên bảng :
 36 100 100 45
+ - - +
 36 75 2 45
 72 25 98 90
- Chữa bài.
- Nêu yêu cầu
- Tìm x
- Là số hạng chưa biết
- HS nêu
- Làm phiếu HT
a) x + 16 = 20 b) x - 28 = 14
 x = 20 - 16 x = 14 + 28
 x = 4 x = 42
- HS đọc đề
- HS tự làm vào vở; 1 HS chữa bài:
 Bài giải:
 Em cân nặng là:
 50-16=34( Kg )
 Đáp số: 34 kg
- HS quan sát
- HSKG làm miệng
- Hình( 1 + 2)
- Hình( 1 + 2 +4); hình( 1 + 2 +3)
- Hình( 2 + 3 + 4 + 5)
- 4 hình tứ giác.  ... nêu lại luật chơi của trò chơi này?
* Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh rồi kết thúc bài:
- Hôm nay chúng ta đã ôn lại những trò chơi nào?
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho HS.
*Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng vòng quanh sân tập 2lượt.
- Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu.
*Ôn một số ĐT của bài TD
 ( tay, lườn, bụng, toàn thân và nhảy)
*Từ hàng dọc chuyển đội hình về đội hình vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho HS chơi trò chơi " Bịt mắt bắt dê":
+HS nêu cách chơi:
+ Cho HS chơi cả lớp ( vài lượt)
*Học sinh về đội hình 1 vòng tròn để chơi trò chơi: " Nhóm ba, nhóm bảy"
+ Nghe GV hướng dẫn:
+ HS nêu, nhận xét, nhắc lại
+ Cả lớp ôn lại trò chơi " Nhóm ba, nhóm bảy" (vài lượt)
* Đi đều theo địa hình tự nhiên và hát
- Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng
- HS nêu - vài em nhắc lại.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại các động tác của bài thể dục 8 động tác và trò chơi " Bịt mắt bắt dê"; trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy".
Luyện từ và câu
Tiết 17: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu: Ai thế nào ?
A. Mục tiêu:
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh ( BT1); Bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh ( BT2,BT3)
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV : Tranh minh hoạ phóng to
- HS : VBT
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại bài trong tiết LT&C tuần 16 
GV nhận xét, đánh giá
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
+ GV chốt lại lời giải đúng
- Khoẻ như trâu, nhanh như thỏ, chậm như rùa, trung thành như chó.
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
+ GV viết lên bảng một số cụm từ so sánh
- đẹp : đẹp như tranh ( hoa, tiên .....)
- cao : cao như sếu ( sào )
- khoẻ : khoẻ như trâu ( voi, bò mộng )
- nhanh : nhanh như cắt ( điện, sóc ....)
- chậm : Chậm như sên ( rùa )
- hiền : hiền như bụt ( đất )
- trắng : trắng như tuyết (bột, trứng gà bóc )
- xanh : xanh như tàu lá 
- đỏ : đỏ như gấc ( son, lửa )
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
lời giải : VD
+ Mắt con Mèo nhà em tròn như bi ve
+ Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như nhung
+ Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non
IV. Củng cố:
- GV khái quát chung
- GV nhận xét tiết học
V.Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm lại BT2, 3
- Hát
- HS làm bài
+ Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó : nhanh, chậm, khoẻ, trung thành
- Quan sát tranh minh hoạ 4 con vật
- HS đọc kết quả
- Nhận xét bạn
+ Thêm hình ảnh so sánh vào mỗi từ
- cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân, viết ra giấy nháp
- HS nhìn bảng nối tiếp nhau phát biểu
+ Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu
- Cả lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở
- Đọc bài làm 
 Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011 
 Toán
 Tiết 85: Ôn tập về đo lường ( t 86)
A. Mục tiêu:
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân .
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
- HSKG: Làm bài 2 cột c; bài 3 cột b
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV : Cân đồng hồ, lịch, đồng hồ để bàn
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đây là hình gì ?
- GV nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
* Bài 1 ( 86 )
- Đọc yêu cầu bài toán
- GV nhận xét
+ Củng cố về số đo khối lượng qua sử dụng cân và đơn vị đo khối lượng
* Bài 2 ( 86 )
- Đọc yêu cầu bài toán ( HSKG làm 
cột c )
-Tháng 10 có bao nhiêu ngày? Có bao nhiêu ngày chủ nhật, là ngày nào ?
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày? Có bao nhiêu ngày chủ nhật ? Thứ năm ?
-Nêu câu hỏi 3?
- GV nhận xét
* Bài 3 ( 87 )
- Đọc yêu cầu bài toán ( HSKG làm
 cột b )
- Ngày 1-10; 10-10 là thứ mấy?
- Ngày 20-11; 30-11 là thứ mấy?
- Ngày 19-12; 30-12 là thứ mấy?
- GV nhận xét
+Củng cố việc xem lịch để biết số ngày trong tháng, ngày trong tuần.
* Bài 4 ( 87 )
- Đọc yêu cầu bài toán
- Các bạn chào cờ lúc mấy giờ?
- C ác bạn tập thể dục lúc mấy giờ?
- GV nhận xét
IV. Củng cố:
- Nêu lại các đơn vị đo vừa học? 
- GV nhận xét chung giờ học
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn bài
- Hát
- 3 HS trả lời
- Nhận xét
+ HS quan sát hình vẽ .
- Làm bài vào vở
- Lần lượt từng HS dọc bài làm của mình
. Con vịt cân nặng 3kg
. Gói đường cân nặng 4kg
. Lan cân nặng 30kg
+ HS xem lịch và trả lời câu hỏi
- Nhận xét câu trả lời của bạn
-31 ngày, có 4 ngày chủ nhật đó là ngày 5,12,19,26
- Có 30 ngày, 4 ngày chủ nhật, 4 ngày thứ năm.
- Có 31 ngày, 4 ngày thứ 7, 4 ngày chủ nhật vậy em được nghỉ 8 ngày
+ HS đọc đề
- 1-10 là thứ tư ; 10-10 là thứ sáu
- 20/11là thứ năm; 30/11 là chủ nhật
- 19/12 là thứ sáu; 30/12 là thứ ba
- Nhận xét
+ HS quan sát tranh vẽ trong SGK
- Trả lời câu hỏi miệng
- Lúc 7 giờ
- Lúc 9 giờ
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Khối lượng : Kg ; Thời gian: Giờ, ngày, tháng
 Thể dục
Tiết 34: Trò chơi " Vòng tròn" và " Bỏ khăn"
A. Mục tiêu:
+ Ôn trò chơi " vòng tròn"và trò chơi " Bỏ khăn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
B. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện : Còi, chuẩn bị sân để cho HS chơi trò chơi " vòng tròn"và trò chơi " Bỏ khăn".
C. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
*Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho HS tập một số động tác khởi động.
+ Ôn một số động tác của bài Thể dục:
* Trò chơi " vòng tròn" 
- Hướng dẫn HS thực hiện:
* Cho HS ôn trò chơi " Bỏ khăn"
+Hướng dẫn HS cách thực hiện 
+ Em nào nêu lại luật chơi của trò chơi này?
+ Khi chơi trò chơi này cần chú ý những gì?
*Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh rồi kết thúc bài
- Hôm nay chúng ta đã ôn lại những trò chơi nào?
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho h/s.
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông.
- Đi thường theo 2 hàng dọc.
- Chạy nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập
*Ôn một số động táccủa bài thể dục (tay, chân, toàn thân và nhảy)
* Từ hàng dọc chuyển đội hình về đội hình vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho HS chơi trò chơi " vòng tròn":
+ Cho H S chơi theo 2 nhóm 
( vài lượt)
+ HS chơi thi đua giữa các tổ.
* Học sinh về đội hình 1 vòng tròn để chơi trò chơi: "Bỏ khăn"
+ Nghe GV hướng dẫn:
+ HS nêu, nhận xét, nhắc lại
+ HS nêu
+ Cả lớp ôn lại trò chơi " Bỏ khăn" bằng cách chia lớp làm 2 đội rồi chơi.
* Đi đều theo 2 hàng dọc và hát
+ Nhảy thả lỏng.
- HS nêu - vài em nhắc lại.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại các động tác của bài thể dục 8 động tác và trò chơi " vòng tròn"; trò chơi " Bỏ khăn".
Tập làm văn
Tiết 17: Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
A. Mục tiêu:	
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp 
( BT1, BT2)
- Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học ( BT3).
+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: cảm nhận, bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước các tình tiết cảm động trong bài.
+ Kĩ năng quản lí thời gian: làm việc có giờ giấc.
+ Lắng nghe tích cực: lắng nghe ý kiến trao đổi của bạn về nội dung bài.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Tranh minh hoạ BT1 ( SGK )
HS : VBT
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại BT2 ( Kể về một vật nuôi trong nhà ) BT3 ( Đọc TGB buổi tối của em )
- GV nhận xét
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiét học
2 .HD HS làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- Lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ với mẹ?
-Yêu cầu sắm vai
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
Ví dụ: Ôi ! Con ốc đẹp quá ! Con cám ơn bố ạ !
- Sao con ốc to thế ! đẹp thế ! Con cám ơn bố ạ !
- GV nhận xét
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS
Mẫu: 
Thời gian biểu chủ nhật buổi sáng của Hà
6 giờ 30 đến 7 giờ: Ngủ dậy, thể dục, đánh răng rửa mặt.
7 giờ đến 7 giờ 15 phút : Ăn sáng
7 giờ 15 phút đến 7 giờ 30 : Mặc quần áo
7 giờ 30 đến 10 giờ: Tới trường dự lễ sơ kết HKI
10 giờ : Về nhà, sang thăm ông bà
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài đã học. Chuẩn bị tuần ôn tập cuối HKI.
- Hát
- 2 HS lên bảng
- Nhận xét
+ Đọc lời bạn nhỏ trong bức tranh. Cho biết lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ
- Cả lớp đọc thầm lại lời bạn nhỏ
- Quan sát tranh để hiểu tình huống trong tranh, từ đó hiểu lời nói của cậu con trai
- HS trả lời : thái độ ngạc nhiên thích thú khi thấy món quà mẹ tặng
- Chia nhóm đôi bạn sắm vai
+ 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét
+ Dựa vào mẩu chuyện em hãy viết thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Hà
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Đổi vở cho bạn, nhận xét
 Hoạt động tập thể
 Tiết 17: Sơ kết tuần 17
A. Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tuần
	- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
B.Nội dung sinh hoạt:
1- Lớp trưởng đánh giá tình hình học tập tuần 17:
2. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
 + Hầu hết các em ngoan, ý thức học tập tương đối tốt thể hiện:
 - Tỉ lệ chuyên cần cao
	- Đi học đều đúng giờ
	- Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
 -Thực hiện truy bài có hiệu quả.
 - Học bài, làm bài tương đối đầy đủ
* Tồn tại: 
- Còn lười học ở nhà:Duy, Bắc
- Quên vở : Hưng, Nam
- Vệ sinh còn muộn ,bẩn: Dãy 2
* Nguyên nhân:
 - Do không soạn sách vở sau khi học xong bài
 - Chưa có ý thức học , không tự giác học ở nhà
3. Đề ra phương hướng tuần sau:
 - Khắc phục tồn tại trong tuần, Phát huy những ưu điểm đã có.
 -Tổ chức ôn tập cuối học kì I tốt , bồi dưỡng HS yếu.
 -T ổ chức lớp tham gia tốt các hoạt động của nhà trường
4- ý kiến của GV
 - Nhắc nhở HS tự giác học bài ở nhà đầy đủ, soạn sách vở trước khi đi học.
 -Tuyên dương HS có ý thức học
5- Vui văn nghệ:
 - Lớp tổ chức vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_17_buoi_sang.doc