Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 2 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 2 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Đạo đức

 Tiết 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (T 1 )

A. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ; Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ; Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân; Thực hiện theo thời gian biểu.

- HSKG: Biết lập thời gian biểu hợp lí và thực hiện đúng.

- Giáo dục HS biết quý thời gian .

B. Đồ dùng dạy- học:

- Dụng cụ chơi sắm vai cho hoạt động 2.

- Phiếu giao việc ở HĐ1và HĐ2

- VBTđạo đức

 

doc 32 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 2 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
ổn định tổ chức
Sĩ số:
Đạo đức
 Tiết 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ (T 1 ) 
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ; Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ; Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân; Thực hiện theo thời gian biểu.
- HSKG: Biết lập thời gian biểu hợp lí và thực hiện đúng.
- Giáo dục HS biết quý thời gian .
B. Đồ dùng dạy- học:
- Dụng cụ chơi sắm vai cho hoạt động 2.
- Phiếu giao việc ở HĐ1và HĐ2
- VBTđạo đức
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
Kiểm tra vở bài tập đạo đức
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài:
*HĐ1:Bày tỏ ý kiến
+ Mục tiêu: HS có ý kiến riêng, biết bày tỏ các ý kiến trước các hành động
+ Cách tiến hành:
- Chia lớp thành nhóm đôi
- Giơ tranh vẽ hoạt động 
- Yêu cầu thảo luận hai tình huống
- Nêu việc làm đúng, sai vì sao?
+ GVkết luận: Giờ toán 2 bạn làm việc khác sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập . Các bạn không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình điều đó ảnh hưởng đến quyền học tập của các em. Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập sinh hoat đúng giờ
* HĐ2: Xử lý tình huống
+ Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai
+Tiến hành:
- GV chia nhóm 4
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Tình huống 1: Ngọc đang xem ti vi rất hay, mẹ nhắc Ngọc đến giờ đi ngủ, bạn nên ứng xử như thế nào?
- Tình huống 2: Đi học muộn, bạn rủ em đi chơi , em sẽ làm gì?
+KL: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ.Bạn không nên đi chơi.Mỗi tình huống có nhiều cách ứng xử, cần lựa chọn cách ửng xử phù hợp nhất.
* HĐ3:Giờ nào việc ấy
+ Mục tiêu: HS biết công việc cụ thể cần làm, thời gian học tập sinh hoạt đúng giờ
+ Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận
- Buổi sáng, trưa, chiều, tối em làm những việc gì? 
+ GVKL: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian vui chơi, học tập, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
* Ghi nhớ: Giờ nào việc nấy
III.Củng cố:
- Cần học tập và sinh hoạt như thế nào?
 IV. Dặn dò: 
- Về nhà tự lập thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu.
- Đồ dùng học tập
- Học sinh lắng nghe
 - HS mở VBT đạo đức quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi
- Nêu nội dung tranh:
+ Giờ toán Lan làm tiếng Việt, Tùng vẽ máy bay.
+Bạn Dương vừa ăn cơm, vừa xem truyện.
 - Đai diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, trao đổi
- Hai học sinh nhắc lại
- HS mở VBTđạo đức làm việc theo nhóm 4. sau đó lên đóng vai tự lựa chọn cách ứng xử .
- 2 nhóm trình bày.
 - Hai HS nhắc lại
- Học sinh thảo luận theo nhóm
- Ghi ý kiến vào VBT
- HSKG: lập thời gian biểu của mình.
- Hai HS nhắc lại
- HSKG nêu
- Lớp đọc: Giờ nào việc ấy.
Tiếng việt củng cố:
Tiết 1: Luyện đọc: Có công mài sắt có ngày nên kim
A. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy; Rèn kĩ năng đọc thông thạo bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim
- HS K-G biết phân biệt lời kể và lời nhân vật bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Giáo dục HS tính kiên trì, nhẫn nại.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi đoạn khó đọc
- SGK
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Đọc bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- Nhận xét, cho điểm
II. Bài mới:
1. Giới thiệu, ghi tên bài
- Em đã được học bài tập đọc nào?
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp
- Luyện đọc theo đoạn.
- Nhận xét
- Luyện đọc cả bài.
- Tổ chức đọc thi theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét
- Đọc thi theo nhóm đôi bạn
- Đọc thi diễn cảm giữa HS K-G
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt
- Yêu cầu HS đọc phân vai: Nhóm 3
- Các nhóm nhận xét
3.Tìm hiểu nội dung bài:
- Lúc đầu cậu bé học đọc, học viết như thế nào?
+Dựa vào câu chuyện, em hày điền tiếp nội dung thích hợp?
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí.
- Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít.
III. Củng cố:
- 1 HS giỏi đọc cả bài
- Qua bài em học được bài học gì ?
- Em có chăm chỉ học tập không?
GV khái quát chung
IV. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài. đọc trước bài: Tự thuật
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Nhiều HS đọc nối tiếp , cá nhân
- Cá nhân đọc theo đoạn
- 2 HS đọc
- 4 nhóm : Mỗi HS đọc 1 đoạn trong nhóm
- Thi đọc theo nhóm đôi
- HS nhận xét, bình chọn
- HS K-G thi đọc
- Đọc theo nhóm 3
- Nhận xét
- Học đọc:
- Học viết:.
- 2 HSKG làm bài trên bảng phụ
- Cả lớp làm phiếu HT
- 1 HS giỏi đọc
- 1 HS nêu
Tự học 
Tiết 1: Ôn luyện các số trong phạm vi 100
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về:
+ Đếm, đọc, viết các số đến 100; Nhận biết được các số có 1 chữ số, các số có 2 chữ số, số liền trước, số liền sau.
+ HS khá giỏi: Tìm được số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số
+ Giáo dục HS chăm học toán.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV:Bảng các ô vuông, phấn màu
- HS: Vở BT toán 2 Tập 1
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Vở bài tập toán, đồ dùng học tập
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Củng cố về số có một, hai chữ số:
*Bài tập 1(T3): Vở bài tập toán 2
- Yêu cầu HS làm bài và trả lời:
+ Các số có 1 chữ số là số nào?
+ Số bé nhất có một chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
*Bài 2: (Miệng)
- Yêu cầu mỗi nhóm điền 1 dòng
+ Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
+ Các số tròn chục có 2 chữ số là số nào?
c. Hoạt động 2: Ôn số liền trước, số liền sau:
* Bài 3( Vở):
- Yêu cầu HS tự làm vào vở
- Số liền sau số 90 là: 
- Số liền trước số 90 là:
Số liền trước số 10 là:
- Chấm chữa bài
- Nhận xét
- Nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số?
III. Củng cố:
- Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV nêu luật chơi: Quản trò nêu yêu cầu tìm các số trong phạm vi 100. Nối tiếp HS đọc to số của mình, ai đọc đúng, nhanh người đó thắng cuộc.
- Gắn bảng ô có các số trong phạm vi 100
- Nhận xét, tuyên dương HS thắng cuộc
IV. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài.
- Kiểm tra chéo
- Đọc đề bài
- HS làm theo nhóm đôi
- Số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Số 0
- Số 9
- HS đọc đề
- HS làm bài và chữa bài
-HS khá, giỏi: - Số 10
 - Số 99
10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90
- Đọc yêu cầu
- HS làm vào vở
- Chấm, chữa bài: + Số 91
 + Số 89
 + Số 9
- HS khá, giỏi nêu:
+ Số liền trước: Bớt 1
+ Số liền sau: Thêm 1
- HS chơi
- HS đếm lại
 __________________________________________
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
ổn định tổ chức
Sĩ số:
Toán củng cố : 
Tiết 1: luyện tập các số trong phạm vi 100 ( TT)
A. Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố về : Viết số từ 0-> 100, thứ tự của các số; Đọc ,viết số có 1,2 chữ số , số liền trước, liền sau của một số.
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ,phấn màu 
- Vở bài tập toán 
C. Các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra:
- Vở bài tập toán , đồ dùng dạy học
- Nhận xét
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu :
2. Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1: vở bài tập toán 2
- Yêu cầu HS làm bài và trả lời
- Các chữ số có một chữ số là những số nào ?
- Số bé nhất có một chữ số là số nào ?
- Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
* Bài 2. T3 vở bài tập 
- YCầu HS làm nhóm 
- YC mỗi nhóm điền một dòng 
- Viết tiếp các số có hai chữ số 
- GV yêu cầu HS chữa bài viết tiếp những số còn thiếu 
*Bài 3: VBT
- YC HS làm vào vở 
- GV chấm , chữa bài 
- Số liền sau số 90 là số nào ?
- Số liền trước số 90 là số nào ?
Số liền trước số 10 là số nào ?
*Bài 4: ( Dành cho HSKG)
a. Khoanh vào số bé nhất:
 35,52, 49, 18, 51.
b. Khoanh vào số lớn nhất:
 65, 38, 56, 97, 79
GV chữa chung, chốt lời giải đúng củng cố so sánh số.
III. Củng cố:
- GV khái quát chung
- GV nhận xét giờ học 
IV. Dặn dò :
- Về nhà chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiếp 
- HS đọc đề
- HS làm theo nhóm đôi
- Số 0;1;2;3... 9
- Số 0
- Số 9
- HS thảo luận nhóm 
- HS làm vào vở bài tập 
- HS chữa bài 
 11; 12; 13 ; 14.; 22
 24; 26; 27; 29;30; 32; 33;34;35; 37; 38; 40; 41; 43; 44; 45; 46 ; 48; 49;50 ;51 52; 55; 56; 57; 58; 59; 61; 63; 64;65; 67; 70;71; 72 74; 75;77 78; 79; 80;83;86;88;89; 91;92; 93;95; 96; 98; 99 
- HS làm vào vở 
- HS chữa bài 
- Số 91 
- Số 89 
- Số 9
-HS nêu yêu cầu
- Tự làm bài cá nhân
- 2 HSKG chữa bài bảng lớp
Tiếng việt củng cố
Tiết 2: Luyện viết : ( Tập chép) Ngày hôm qua đâu rồi?
A. Mục tiêu:
- Tập chép 2 khổ thơ 2 và 3 của bài tập đọc “Ngày hôm qua đâu rồi? ”
- Rèn kĩ năng viết đúng: Đúng các nét, đúng luật chính tả, đúng cỡ chữ, đều nét, đúng khoảng cách quy định; Biết viết chữ đứng đều, đúng khoảng cách, tập trình bày hai đoạn thơ.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ kẻ li nhỏ, vở, bảng con
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét
II. Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi tên bài
b. Hướng dẫn luyện viết:
- GV nêu yêu cầu: Viết 2 khổ thơ 2 và 3 của bài tập đọc “Ngày hôm qua đâu rồi ?
- Tìm từ khó viết?
- Theo dõi SGK
- 1 HS đọc lại đoạn viết
- HS tìm và luyện viết bảng con: lớn lên. toả, trồng, chín.
- GV sửa lỗi, viết từ khó lên bảng kẻ li- GV yêu cầu HS nêu cách trình bày 2 khổ thơ.
- GV hướng dẫn cho HS viết bài vào vở
- Đọc soát bài
- Chấm 1 số bài, nhận xét cụ thể từng bài đã chấm.
III. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
- Khen ngợi HS viết đẹp.
IV. Dặn dò:
- Về nhà viết lại những chữ viết sai.
- HS quan sát và đọc lại từ khó
- HS nêu cách trình bày đoạn văn
- HS viết vở
- HS soát bài, chữa lỗi
 ___________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Tiết1: Sinh hoạt sao nhi Đồng 
A. Mục tiêu: 
Giúp HS hiểu:
- Thế nào là sao nhi đồng.
-ý nghĩa của việc sinh hoạt sao.Biết cách tổ chức một buổi sinh hoạt sao nhi đồng; Thấy được ý nghĩa và tác dụng của việc sinh hoạt sao
B. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: 
Phân chỗ ngồi giữa các sao, nhắc tên các sao
-Chia lớp thành 5 sao và đặt tên cho từng sao: Sao chăm chỉ ; sao đoàn kết; sao dũng cảm , Sao thật thà
- HS trong lớp nhận được tên, vị trí ngồi trong sao.
- Cho HS các sao hát bài hát đã học ở lớp 1
 2. GV nêu mục đích ý nghĩa tác dụng của việc sinh hoạt sao
-Nêu ý nghĩa của việc thành lập sao nhi đồng là một tổ chức nhỏ của nhi đồng
( độ tuổi từ lớp 1 ,  ... t quả có kèm theo đơn vị đo độ dài
- Nêu yêu cầu
- HS làm bảng con
- HS nêu cách thực hiện
 67 38 76 70
- Đọc đề bài
- HS phân tích đề, tóm tắt bài :
 Anh hái: 42 quả na
 ? quả na 
 Em hái: 24 quả na
- Lớp làm vào phiếu theo cặp, 1 HS chữa
trên bảng nhóm
*Bài 4: Vở
Một người nuôi 58 con vịt. Người đó để lại 15 con, còn lại thì đem bán. Hỏi người đó bán bao nhiêu con vịt?
- Chấm , chữa bài trên bảng nhóm
III. Củng cố:
- Giờ học em được ôn tập những kiến thức gì?
- GV khái quát chung. Nhận xét giờ
IV. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài
- HS đọc đề bài
- Phân tích đề, tóm tắt
- Lớp làm vở
- 1 HS làm bảng nhóm:
 Bài giải:
 Người đó bán số vịt là:
 58 – 15 = 43 ( con)
 Đáp số: 43 con
- HS nối tiếp nhau nêu
 Tiếng việt củng 
 Tiết 6: luyện tập kể chuyện 
A. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện: Phần thưởng; Bạn của Nai nhỏ.
- Biết kể chuyện tự nhiên phối hợp với lời kể và và điệu bộ , nét mặt; Biết thay đổi giọng kể với nội dung
- HSKG: Kể được toàn bộ câu chuyện.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ SGK
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn kể chuyện:
* Kể chuyện: Phần thưởng
- Kể từng đoạn theo tranh
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm
 ( 5 nhóm) Mỗi nhóm 3 em
- Thi kể chuyện trước lớp
- Nhận xét
- Kể truyện theo vai
- Nhận xét, tuyên dương
- Câu chuyện cho em biết điều gì?
GV khái quát chung, khắc sâu ý nghĩa câu chuyện.
* Kể chuyện: Bạn của Nai nhỏ
- HS kể từng đoạn theo tranh
- Nhận xét cách kể của bạn
- Kể chuyện theo vai trong nhóm
- Nhận xét các nhóm
- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
- GV chốt ý đúng
* Kể toàn bộ câu chuyện:
- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt
III. Củng cố:
- Bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất
- Nhận xét giờ.
IV. Dặn dò:
- Về nhà kể nhiều lần
- Mỗi HS trong nhóm kể một đoạn
- Các nhóm cử đại diện kể
- Thi kể trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn
- Kể chuyện theo vai trong nhóm
- Mỗi nhóm tự phân vai và thể hiện
- HS nêu
- Tự liên hệ bản thân
- Quan sát tranh, kể từng đoạn trong nhóm
- Kể từng đoạn trước lớp
- Kể theo vai trong nhóm
- HSKG nêu
- HSKG kể toàn bộ chuyện
- Nhận xét
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Tiết 3: tìm hiểu về truyền thống của nhà trường
 A-Mục tiêu: 
- Hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường 60 năm ( 10/8/1948 đến nay )
- HS có ý thức học tập và rèn luyện để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường
B- Địa điểm, phương tiện:
- Phòng truyền thống nhà trường
C-Các hoạt động dạy học:
1-Khởi động : Lớp hát bài: Mái trường mến yêu
2-Bài mới:
a- Hoạt động 1: Quan sát tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh, bằng khen, giấy khen của nhà trường trong nhiều năm qua ở phòng truyền thống
b-Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của nhà trường
- Qua quan sát tranh ảnh tư liệu về nhà trường, trường Tiểu học Khải Xuân được thành lập khi nào? Được bao nhiêu năm?
-Trường ta có những truyền thống tốt đẹp gì?
*Giới thiệu:
-Trường thành lập: 10/8/1948 khi đó chỉ có 2 lớp với 44 HS . Tính đến nay đã được 60 năm. Trong 60 năm qua có 12 thầy cô giáo làm hiệu trưởng. Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Ma Văn Hiếu đến nay là cô giáo: Nguyễn Thị Thanh Hải
-Năm 1989 có 29 lớp 910 HS ( Đông nhất )
-Năm 1989 tách trường C1 , C2 Khải Xuân
- Năm 2010: Có 20 lớp , 457 học sinh
- Năm 2011: Có 20 lớp với 472 HS
- Nhà trường luôn duy trì, phát huy được phong trào dạy tốt, học tốt. Số GV giỏi huyện, tỉnh được nhân rộng qua mỗi năm. Nhiều thầy cô giáo, HS thành đạt và trưởng thành.
c- Hoạt động 3: Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường:
-Em cần làm gì, suy nghĩ gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
- HS nêu suy nghĩ của mình
d- Hoạt động 4: Vui văn ghệ, chủ đề nhà trường:
-Tổ chức cho HS tham gia các tiết mục văn nghệ múa hát, đọc thơ, kể chuyện
- Nhận xét, tuyên dương.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
ổn định tổ chức
Sĩ số:.
Thủ công
Tiết 3: Gấp máy bay phản lực (t1 )
A. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp máy bay phản lực
- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- HS khéo tay: Gấp được đúng, đẹp máy bay phản lực.
- HS có hứng thú gấp hình
B. Đồ dùng dạy - học:
GV : Mẫu gấp máy bay phản lực bằng giấy
 Mẫu gấp tên lửa bài 1
 Quy trình gấp máy bay phản lực
HS : Giấy thủ công, giấy nháp, bút màu
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II. Bài mới:
1. HĐ 1 : HDHS quan sát
- Giới thiệu mẫu gấp máy bay phản lực
- So sánh mẫu gấp máy bay phản lực và mẫu gấp tên lửa của bài 1 
2. HĐ 2 HD mẫu
Bước 1 : Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay.
- Gấp giống như gấp tên lửa được H1, H2
- Gấp toàn bộ phần trên gấp xuống theo đường dấu gấp ở H2 sao cho đỉnh A nằm trên đường dấu giữa, được H3
- Gấp theo đường dấu gấp ở H3, sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa được H4
- Gấp theo đường dấu gấp H4 sao cho đỉnh A ngược lên trên để giữ chặt 2 nếp gấp lên được H5
- Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở H5 sao cho 2 đỉnh phía trên và 2 mép bên sát vào đường dấu giữa như H6 .
Bước 2 : Tạo máy bay phản lực và sử dụng 
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa được máy bay phản lực H7
- HD sử dụng : như cách phóng tên lửa
+ GV gọi 1, 2 HS lên bảng thực hiện lại
c. Thực hành:
- Giúp HS lúng túng
d. Trình bày sản phẩm:
- Nhận xét, tuyên dương bài đúng đẹp
III. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học
IV. Dặn dò:
- Chuẩn bị giấy giờ sau gấp tiếp.
- Giấy thủ công, giấy nháp
- HS quan sát hình dáng, các phần của máy bay
- HS so sánh
- HS quan sát
- HS gấp theo quy trình
- HS thực hiện 
- HS theo dõi, gấp bằng giấy nháp
- HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét bài bạn
 Tự nhiên và xã hội
 Tiết 3: Hệ cơ
A. Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: Cơ đầu, cơ ngực, cơ tay, cơ chân; Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động. 
- HSKG: Biết và có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ thể săn chắc
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : tranh vẽ hệ cơ
HS : VBT TN & XH
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Để bảo vệ bộ xương và giúp cho xương phát triển tốt, em cần làm gì ?
- GV nhận xét
II. Bài mới:
1. HĐ 1 : Mở bài
- GV cho HS quan sát và mô tả khuôn mặt, hình dáng của bạn
- Nhờ đâu mỗi người có một khuôn mặt, hình dáng nhất định
- GV giới thiệu ghi bài lên bảng
2 .HĐ 2 : Giới thiệu hệ cơ
+ Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể.
+ Cách tiến hành:
- B1 : GV cho HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi SGK
- B2 : treo hình vẽ hệ cơ lên bảng
- GV gọi HS lên vừa chỉ vào hình vẽ vừa nói tên các cơ
- HS trả lời
- HS quan sát theo cặp
- HS trả lời
+ HS làm việc theo cặp
- HS quan sát
- Lớp nhận xét, bổ xung
+ GVKL : Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ, Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện mọi cử động như : chạy, nhảy, cười, nói, ăn uống, ...
3. HĐ 3 :Thực hành co và duỗi tay
+ Mục tiêu: Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.
+Cách tiến hành:
- B1 : GV cho HS quan sát H2 SGK trang 9 làm động tác giồng như hình vẽ, quan sát, mô tả bắp cơ, cánh tay khi co duỗi
- B2 : GV cho HS lên thực hiện trước lớp
GVKL: : Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn, chắc hơn. Khi cơ duỗi (dãn ra), cơ sẽ dài hơn, mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
4. HĐ 4 : Làm gì để cơ được săn chắc
+Mục tiêu: Biết được vận động và tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ được săn chắc.
+ Cách tiến hành:
- Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc?
- Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho hệ cơ ?
+ GVKL : Nên ăn uống đầy đủ và tập thể dục rèn luyện thân thể hàng ngày để cơ được săn chắc.
III. Củng cố:
- GV HD HS làm VBT
IV.Dặn dò: 
- Thực hiện tốt theo nội dung bài học.
- HS quan sát, thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HSKG trả lời
 Hoàn thiện kiến thức
Tiết 3: Luyện tập: từ và câu; từ ngữ về học tập Dấu chấm hỏi.
A. Mục tiêu:
- Củng cố và mở rộng vốn từ về chủ đề học tập. Nắm được khái niệm về từ và câu qua bài tập thực hành; Làm quen với câu hỏi.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu.- HSKG: Làm thêm bài 5.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Đặt câu có từ học, tập.
- Nhận xét, cho điểm
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bài
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập
- 2 HS lên làm bảng
- Lớp làm nháp
* Bài tập 2: ( Nháp, nhóm đôi)
- Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được
- Nhận xét giữa các nhóm
* Bài tập 3: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây tạo thành một câu mới
a, Giờ toán lớp em học rất sôi nổi.
b, Bạn Yến học giỏi nhất lớp em.
- Nhận xét
* Bài 4: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau:
- Em ở khu mấy
- Bố em làm nghề gì
- Nhà em có mấy chị em
- Chấm bài, nhận xét
- Cuối câu hỏi ta dùng dấu gì?
* Bài tập 5: ( Dành cho HSKG ) 
- GV đưa bảng phụ
- GV chấm bài, nhận xét
- GV giúp HS ghi nhớ, khắc sâu kiến thức: 
+ Tên gọi của các sự vật, sự việc được gọi là từ
+ Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.
III. Củng cố:
- Các em vừa được luyện tập những kiến thức gì?
- GV khái quát chung
- Nhận xét giờ
IV. Dặn dò:
- Về nhà làm lại các bài tập trên.
- Nêu yêu cầu
- HS làm miệng, mỗi em nêu một từ:
đọc sách, đọc báo , đọc bài, bài làm, làm toán, làm lớp trưởng
- Nêu yêu cầu
- HS làm nháp theo nhóm đôi
- 1 số nhóm chữa bài
+ Ví dụ: 
 - Về nhà em làm bài đầy đủ.
 - Bạn Lan đọc báo rất nhanh.
- Đọc yêu cầu
- 2 HS trả lời
+ Lớp em học rất sôi nổi giờ toán.
+ Lớp em giờ toán học rất sôi nổi.
+ Học giỏi nhất lớp em là bạn Yến.
- Đọc yêu cầu
- Lớp làm vào vở
- 3 HS chữa bài: 
+ Cuối các câu hỏi dùng dấu chấm hỏi
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
+ HS làm bài cá nhân vào vở 
- 3 HS chữ bài trên bảng phụ
- Từ chỉ đồ dùng học tập: cặp sách, vở, bút, tẩy, bảng con, thước kẻ,
Từ chỉ hoạt động của em ở nhà: ăn, ngủ, xem ti vi, vệ sinh cá nhân, học bài, giúp mẹ việc nhà,.
- Từ chí tính tốt: chăm chỉ, ngoan ngoãn, lễ phép, cần cù,.
- HSKG: Đặt một số câu với các từ vừa tìm được
- HS nhắc lại ghi nhớ
- HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_2_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc