Đạo đức
Tiết 24: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI( TIẾP)
A. Mục tiêu:
-Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại, Ví dụ: biết chào hỏi và tự giới thiệu, nói năng rõ ràng lễ phép, ngắn gọn, nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.Biết xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- Biết : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh
+ Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ chơi điện thoại
- Vở BT đạo đức
Tuần 24 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012 Đạo đức Tiết 24: lịch sự khi nhận và gọi điện thoại( Tiếp) A. Mục tiêu: -Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại, Ví dụ: biết chào hỏi và tự giới thiệu, nói năng rõ ràng lễ phép, ngắn gọn, nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.Biết xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. - Biết : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh + Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. B. Đồ dùng dạy - học: - Bộ đồ chơi điện thoại - Vở BT đạo đức C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: - Em cần làm những gì khi nhận và gọi điện thoại? III. Bài mới: 1. Đóng vai * Mục tiêu: HS thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm đôi giao nhiệm vụ. - Cách trò chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao? * GV KL: Dù ở tình huống nào em cũng cần phải cư xử lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. 2. Xử lí tình huống * Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại. * Cách tiến hành: - Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? - Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà. - Có điện thoại gọi cho bố nhưng bố đang bận. - Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra khỏi nhà thì chuông điện thoại reo. + Yêu cầu HS liên hệ: - Em nào đã gặp tình huống tương tự? - Em đã làm gì trong tình huống đó? - Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? Em sẽ ứng xử thế nào nếu gặp lại những tình huống như vậy ? * GV KL: Cần lịch sự khi gọi và nhận điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. IV. Củng cố: - Em nhận điện thoại khi mẹ đi vắng? - Em gọi điện thoại đến nhà bạn , mà lại gặp bố của bạn? V. Dặn dò: - Thực hành theo bài học. - Hát - Nhiều HS đóng vai theo cặp * Tình huống 1: - HS 1: Nam gọi điện cho bà - HS 2: Bà nhận điện thoại của Nam * Tình huống 2: - HS 1: Người gọi nhầm số máy nhà Nam. - HS 2: Nam nhận điện thoại - HS nhận xét - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết - HS liên hệ - Nhận xét cách ứng xử của bạn mình - HS đồng thanh ghi nhớ - HS tự liên hệ Tiếng việt củng cố Tiết 47: ôn tập: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào? A. Mục tiêu: - Củng cố cho HS từ ngữ về muông thú. - Biết đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào? - HSKG: Làm thêm bài 4. B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng nhóm, bút dạ C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức: II . Kiểm tra: - Kiểm tra việc làm vở bài tập của HS - Nhận xét III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài , ghi tên bài 2. Củng cố từ ngữ về muông thú: + Bài 1: Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp: a- Nhóm ăn thịt b- Nhóm ăn cỏ và thức ăn khác ( Vượn , hổ, chó sói, nai , sư tử, voi, thỏ, khỉ, kền kền, trâu rừng ) 3. Củng cố đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào? +Bài 2: ( Miệng ) Dựa vào hiểu biết của em về các con vật trả lời câu hỏi sau: - Chó sói dữ tợn như thế nào ? - Khỉ tinh nghịch như thế nào ? - Báo đi như thế nào? - Voi khoẻ như thế nào? - Nhận xét + Bài 3: ( Vở ) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu bị gạch chân sau: - Gấu đi lặc lè. - Sư tử rất hung dữ. - Sơn ca hót rất hay. - Nhận xét , chấm một số bài +Bài 4: (HSKG) - Đúng ghi Đ , sai ghi S vào các câu sau để tìm mẫu câu: Như thế nào? - Chiều nay em đi sang nhà bà ngoại. - Cô nông dân gặt lúa nhanh thoăn thoắt. - Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. - Trường em tổ chức thi chữ đẹp. - Chữa bài, nhận xét IV. Củng cố: - Nhận xét giờ V. Dặn dò: - Nhắc HS ôn về từ ngữ muông thú, đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào? - Hát - Nêu yêu cầu - HS làm theo nhóm đôi bạn - Gọi 2 nhóm chữ bài tiếp sức - Nhận xét a- Nhóm ăn thịt: Hổ, chó sói, sư tử, kền kền b- Nhóm ăn cỏ và thức ăn khác: Vượn, nai , voi, thỏ, khỉ, trâu rừng - Nêu yêu cầu - HS nối tiếp trả lời - Nêu yêu cầu - HS làm vào vở, 3 HS chữa bài + Gấu đi như thế nào? +Sư tử như thế nào? + Sơn ca hót như thế nào? - HS làm bảng nhóm - Các nhóm trình bày bài: Tự học Tiết 24: luyện viết: Quả tim khỉ A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nghe , viết đúng một đoạn văn : Quả tim khỉ - Viết đúng cỡ chữ , kiểu chữ, các nét nối - Viết đúng khoảng cách giữa các chữ trong tiếng, từ. B. Đồ dùng dạy- học: - GV : Bảng phụ viết mẫu đoạn viết C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra : - Kết hợp trong giờ ôn III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài 2. Nội dung: - GV nêu yêu cầu, mục tiêu - GV đọc đoạn viết : Đoạn 2 bài : Quả tim khỉ - Đoạn viết có mấy câu? - Cá sấu định lừa khỉ thế nào ? - Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn? - Đoạn viết có những chữ nào cần viết hoa ? Vì sao ? - Tìm từ khó viết? - Nhận xét, sửa lỗi chính tả - GV nêu yêu cầu, nhắc nhở HS cách trình bày đoạn viết, chú ý đoạn đối thoại - GV đọc từng câu, từng cụm từ - GV đọc soát lỗi. - Chấm bài , nhận xét IV. Củng cố: - Cho HS tự viết hoa theo các nhóm đôi - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò: - Về nhà tự viết đoạn văn, các chữ hoa trong bài. - Hát - 2 HS đọc lại - 10 câu - Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi trên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng vua cá Sấu ăn - Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa trả lại bờ, lấy quả tim để ở nhà Một, Cá Sấu, Khỉ, Vua, - Vì đầu dòng , tên riêng nhân vật - HS tìm và luyện viết bảng con: hoảng sợ, trấn tĩnh, quan trọng, - Lớp viết vào vở - HS soát bài, đổi vở chữa bài Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012 Toán củng cố Tiết 44: Luyện tập : Bảng chia 4 A. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vữngbảng chia 4 đã học - Vận dụng bảng chia 4 để tính , giải toán. - HSKG: Làm thêm bài 3. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng nhóm, bút dạ cho bài 3 C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: - Kiểm tra vở bài tập của HS - Nhận xét III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn giải một số bài tập: *Bài 1: Tính nhẩm ( Miệng ) 12:4=3 4:4=1 20:4=5 8:4=2 28:4=7 24:4=6 16:4=4 36:4=9 32:4=8 *Bài 2: Tính ( HSKG ) 32 : 4 + 37 = 45 40 : 4 + 29 = 39 24 : 4 + 15 = 21 4 7 - 16 = 12 - GV nhận xét chốt lời giải đúng *Bài 3: ( Nhóm ) Điền dấu >, <, = 20 : 4 16 : 4 36 : 4 12 : 4 40 : 4 < 4 5 32 : 4 = 4 2 - Nhận xét *Bài 4 ( Vở ) Yêu cầu HS tự làm bài Giải bài toán theo tóm tắt sau: 4 túi : 36 kg gạo 1 túi : .kg gạo? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Chấm bài , nhận xét IV. Củng cố: - Đọc lại bảng chia 4 V. Dặn dò: - Về nhà ôn bài và làm vở bài tập toán - Hát Nêu yêu cầu - HS nối tiếp nêu kết quả - Nhận xét - Nêu yêu cầu - HS làm theo nhóm đôi - Các nhóm đôi chữa bài - Đọc đề - HS làm theo nhóm 4 - Các nhóm trình bày bài - Nhận xét - Đặt đề toán - Có 4 túi đựng 36 kg gạo - 1 túi đựng bao nhiêu kg gạo - Lớp làm vào vở Bài giải Mỗi túi đựng được số gạo là: 36:4= 9 ( kg ) Đáp số: 9 kg ___________________________________ Tiếng việt củng cố Tiết 48: Luyện viết chữ hoa: T A. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa T ( 2 dòng cỡ vừa, 12dòng cỡ nhỏ); Câu ứng dụng: Thuận buồm xuôi gió .( 4 lần). Tai nghe mắt thấy ( 4 lần chữ nghiêng nét thanh nét đậm) + HSKG: Trình bày đúng , sạch đẹp và viết đủ số dòng quy định. B. Đồ dùng dạy- học: - Mẫu chữ cái viết hoa T đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết câu ứng dụng. C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Hát - Viết lại chữ hoa S - Cả lớp viết bảng con. - Nhắc lại cụm từ ứng dụng. - 1 HS nêu: Sức khoẻ là vàng - Cả lớp viết chữ: Sức - GV nhận xét, chữa bài III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa : T - Giới thiệu chữ hoa T. - Chữ T hoa cỡ vừa có độ cao mấy li? - Chữ hoa T có độ cao 5 li. - Nêu cấu tạo chữ T ? - Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản nét cong trái và 1 nét lượn ngang. - GV vừa viết mẫu vừa vừa nêu lại cách viết. - Nét 1: Điểm bắt đầu từ giữa đường kẻ 4 và 5viết nét cong trái nhỏ ĐB trên đường kẻ 6. - Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 viết nét lượn ngang trái sang phải dừng bút trên đường kẻ 6. - Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 viết nét cong trái to cắt ngang tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ chạy xuống dưới, phần cuối nét lượn vào trong dừng bút trên đường kẻ ngang 2. 2.2. Hướng dẫn viết trên bảng con. - GV uốn nắn , sửa lỗi - Học sinh viết trên bảng con. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Đọc cụm từ ứng dụng. - HS đọc: Thuận buồm xuôi gió . Tai nghe mắt thấy - Nghĩa của cụm từ là gì ? - GV chốt lại ý đúng. - Vài HS nêu - HS quan sát cụm từ nhận xét : - Chữ nào có độ cao 2,5 li ? - Chữ T, H, G, B, Y - Chữ nào có độ cao 1,5 li ? - chữ T - Chữ nào có độ cao 1,25 li ? - Chữ R - Chữ còn lại cao mấy li ? - Chữ còn lại cao 1 li. 3.2 Hướng dẫn HS viết bảng con viết chữ thẳng - Nhận xét, sửa - Cả lớp viết bảng con 4. Hướng dẫn viết vở - Nhắc nhở HS cách trình bày - HS viết vở theo yêu cầu của GV: + 2dòng T ( cỡ vừa ) + 2dòng T ( cỡ nhỏ ) + 4 dòng: Thuận buồm xuôi gió ( cỡ nhỏ ) + 4 dòng: Tai nghe mắt thấy ( CN ) - GV quan sát theo dõi HS viết bài. 5. Chấm, chữa bài: - Nhận xét bài của học sinh IV. Củng cố: - Nhận xét tiết học. V. Dặn dò: - Về nhà viết bài ở nhà. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Tiết 24: Trò chơi dân gian A. Mục tiêu: Giúp HS : -Hiểu ý nghĩa các trò chơi dân gian. - Biết tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian. - Giáo dục HS giữ gìn truyền thống tốt đẹp và những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc. B. Đồ dùng dạy- học: - Chuẩn bị sân bãi để HS chơi trò chơi. C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ III. Bài mới: 1.Tìm hiểu về các trò chơi dân gian. - yêu cầu HS kể tên các trò chơi dân gian mà em được biết ? - Trong các trò chơi đó em thích nhất trò chơi nào? Vì sao? - Các trò chơi dân gian có bổ ích không? Nó có ích lợi gì trong việc học tập của các em? GV chốt lại: Các trò chơi dân gian hầu hết đều rất bổ ích vừa có tác dụng giải trí , làm giảm bớt căng thẳng vừa có tác dụng phát triển thể lực , trí nhớ rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo 2. Tổ chức cho HS chơi trò chơi - GV yêu cầu HS chia thành các nhóm mỗi nhóm chơi một trò chơi mà các em thích GV quan sát giúp đỡ các em và nhắc nhở HS gĩư an toàn trong khi chơi. 3. Biểu diễn văn nghệ - Cho HS chuẩn bị một tiết mục văn nghệ theo nhóm . IV. Củng cố: - GV nhận xét giờ. - Nhắc nhở HS thi đua học tập mừng ngày thành lập Đoàn 26/3. V. Dặn dò: - Thường xuyên chơi các trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi. - Hát - HS nối tiếp nhau kể + Ô ăn quan + Nháy dây + Đá cầu + Chơi chuyền + Trồng nụ trồng hoa. .. - HS nêu ý kiến cá nhân - HS nêu - Các nhóm chơi trò chơi - Các nhóm lên biểu diễn văn nghệ trước lớp . Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012 Thủ công Tiết 24: Ôn tập chương II : Phối hợp gấp, cắt, dán hình(t 2) A. Mục tiêu: -Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học. -Phối hợp gấp, cắt dán được ít nhất một sản phẩm đã học. + Với HS khéo tay :Phối hợp gấp, cắt dán được ít nhất 2 sản phẩm đã học. - Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo. B. Đồ dùng dạy- học: GV : Các hình mẫu như tuần 23 HS : kéo, giấy thủ công, hồ dán C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: - GV yêu cầu HS gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học - GV cho HS quan sát các mẫu gấp, cắt, dán đã học - GV quan sát, gợi ý, giúp đỡ HS còn lúng túng hoàn thành sản phẩm + Yêu cầu sản phẩm khi hoàn thành phải thực hiện đúng quy trình, dán cân đối, phẳng, nếp gấp, đường cắt thẳng. IV. Củng cố: - GV nhận xét tiết học. V. Dặn dò: - Về nhà ôn lại các bài đã học. - Hát - kéo, giấy thủ công, hồ dán + HS tự chọn một trong những nội dung đã học để gấp, cắt, dán - HS thực hành + HS trưng bày sản phẩm Toán củng cố Tiết 45: luyện tập : Bảng chia 5 A. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững bảng chia 5. - Vận dụng bảng chia 5 để tính và giải toán. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ bài 2 - HS: Bảng nhóm đôi bài 3 C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: - Đọc bảng chia 5 - Nhận xét , cho điểm III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài 2. Hướng dẫn làm một số bài *Bài 1: ( Miệng ) Tính nhẩm 15:5=3 40:5=8 25:5=5 50:5=10 5:5=1 35:5=7 30:5=6 20:5= 4 10:5=2 *Bài 2: Tính ( Nháp ) 45:5+27=36 50:5+29=39 25:5+16=21 40:5+23=31 35:5+34=41 15 : 5 -2=1 - Nhận xét *Bài 3: ( Dành cho HSKG) Giải các bài toán theo tóm tắt : 5 hàng trồng: 45 cây cam 1 hàng trồng: cây cam? - Yêu cầu HS đặt đề toán - Nhận xét , chữa bài *Bài 4: ( Vở ) Có 35 chiếc kẹo chia đều cho các em bé, mỗi em bé được 5 cái kẹo. Hỏi có mấy em bé được chia kẹo? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? -Yêu cầu HS tự làm bài - Chấm , nhận xét IV. Củng cố: - Đọc bảng chia 5 - NHận xét giờ học. V. Dặn dò: - Nhắc HS làm lại các bài ra nháp - Hát - 1HS đọc bảng chia 5 - Nêu yêu cầu - Nối tiếp nêu miệng kết quả - Nhận xét - Nêu yêu cầu - 1 HS chữa trên bảng phụ - Lớp làm ra nháp - Nêu yêu cầu - 2 HS đặt đề toán - Lớp làm theo nhóm 2 - Đại diện lên chữa : Bài giải Mỗi hàng trồng số cây cam là: 45:5= 9 (cây) Đáp số: 9 cây - HS đọc đề toán - Có 35 cái kẹo, mỗi em 5 cái - Có mấy em được chia kẹo? - HS tự làm bài vào vở - 1HS chữa bài trên bảng: Bài giải Số em bé được chia kẹo là: 35:5=7 ( em bé ) Đáp số: 7 em bé - Cả lớp đọc đồng thanh. Hoàn thiện kiến thức Tiết 48: Luyện đọc A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho HS. - Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài: Quả tim khỉ , voi nhà , Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh. - HSKG: Biết đọc phân vai. B. Đồ dùng dạy- học: - GV : Bảng phụ ghi đoạn khó đọc C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài 2. Luyện đọc * Yêu cầu HS đọc từng bài +Bài: quả tim khỉ: - HS đọc nối tiếp từng đoạn - GV nhận xét - Đưa đoạn khó trên bảng phụ - Cá Sấu định lừa Khỉ thế nào? - Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn? + Đọc cả bài: Bài: Voi nhà, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Cũng tiến hành tương tự: - Đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi - Đọc cả bài + Đọc theo nhóm - Chia nhóm 3 - Các nhóm đọc bài - Thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét, cho điểm thi đua IV. Củng cố : - Nhận xét giờ V. Dặn dò: - Nhắc HS đọc lại các bài trên . - Hát - HS nối tiếp đọc đoạn - HS đọc đoạn khó - Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi trên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng vua cá Sấu ăn - Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa trả lại bờ, lấy quả tim để ở nhà. - HS đọc lần lượt các bài - Luyện đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi - Đọc cả bài - Đọc theo nhóm 3 - Thi đọc giữa các nhóm( HSKG đọc phân vai) - Nhận xét, bình chọn ______________________________________ Tuần 25 Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012 Đạo đức Tiết 25: thực hành giữa học kì II A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng thực hành những hành vi đạo đức giữa học kì II: Trả lại của rơi, biết nói lời yêu cầu đề nghị, lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. B. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu bài 3 C. Các hoạt động dạy- học: Kiểm tra: - Khi nhận và gọi điện thoại , em cần lưu ý điều gì? - Nhận xét , đánh giá 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài, ghi tên bài b- Luyện tập thực hành: *Bài 1: ( Nhóm đôi bạn ) - Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao ? a. Em trực nhật lớp và nhặt được chiếc bút máy ở trong ngăn bàn. b. Em nhìn thấy Lan nhặt được quyển sách ở trên ngăn bàn nhưng bạn không trả cho người mất sách. - GV kết luận cho từng tình huống: Tình huống a: Em cần trả lại cho người bị mất bút vì sẽ đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Tình huống b: Em cần khuyên Lan trả lại sách cho người bị mất *Bài 2: ( Nhóm ) - GV nêu tình huống - Giao việc cho các nhóm + Nhóm 1,2: Tình huống 1 + Nhóm 3,4: Tình huống 2 - Tình huống 1: Giờ học mĩ thuật, em quên màu, em sẽ. - Tình huống 2: Em ngồi phía trong của An, em muốn ra ngoài. Em sẽ. - Nhận xét - GV kết luận từng tình huống *Bài 3: ( Phiếu ) Hãy đánh dấu + vào ô trước việc làm em cho là cần thiết khi nói chuyện qua điện thoại a. Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng b. Nói nhỏ , nói trống không c. Nói năng rõ ràng, lễ phép d. Nói ngắn gọn - Chấm đánh giá , nhận xét 1 số phiếu 3.Củng cố : - Nhận xét giờ 4.Dặn dò: - Nhắc HS ôn lại kĩ năng hành vi đạo đức đã học - 1 HS nêu - HS thảo luận theo nhóm đôi - Các nhóm đôi trình bày thảo luận - HS đóng vai theo nhóm - HS đóng vai xử lí tình huống - Nêu yêu cầu - HS làm phiếu * Việc làm cần thiết: a, c, d
Tài liệu đính kèm: