Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 29 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 29 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Đạo đức

Tiết 29: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT( TIẾP)

A. Mục tiêu:

- Biết: mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối sử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

- Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.

- Rèn thói quen giúp đỡ người khuyết tật.

+ KN thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.

+ KN ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.

+ KN thu thập và xử lí thông tinveef các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.

- Giáo dục HS có hành vi đạo đức đúng đắn đối với người khuyết tật.

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 29 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
Đạo đức
Tiết 29: Giúp đỡ người khuyết tật( Tiếp)
A. Mục tiêu:
- Biết: mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối sử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
- Rèn thói quen giúp đỡ người khuyết tật.
+ KN thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
+ KN ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.
+ KN thu thập và xử lí thông tinveef các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
- Giáo dục HS có hành vi đạo đức đúng đắn đối với người khuyết tật.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ các con: trâu, bò, ong, voi cho HĐ1
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Vì sao ta cần giúp đỡ người khuyết tật?
- Em đã làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?
- Nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới:
a) HĐ 1: Xử lí tình huống:
+ Mục tiêu : Giúp HS biết lựa chọncách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật
+ Cách tiến hành :
- GV nêu tình huống: Đi học về đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp 1 người bị hỏng mắt. Thuỷ chào : Chúng cháu chào chú ạ ! Người đó bảo : Chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với. Quân bảo Thuỷ: "Về nhanh để xem phim hoạt hình trên ti vi cậu ạ"
- Nếu là Thuỷ em làm gì khi đó? Vì sao ?
+ GV KL: Thuỷ nên khuyên bạn : cần chỉ đường , hoặc dẫn người đó đến nhà cần tìm.
b) HĐ 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật:
+Mục tiêu : Giúp HS củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật
+Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được
- Gọi HS trình bày tư liệu
- Khen HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
+ GV KL chung:
Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ khỏi buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
IV. Củng cố :
- Hát bài:" Đưa chú thương binh qua đường"
V. Dặn dò:
- Về nhà thực hành giúp đỡ người khuyết tật.
- Hát
- HS nêu
- Nhận xét
- 1 nhóm HS sắm vai tình huống
- Nêu các tình huống
- HS thảo luận nhóm
- Nhận xét
- HS trình bày các tư liệu sưu tầm được về việc giúp đỡ người khuyết tật
- HS thảo luận về tư liệu đó.
- HS đọc đồng thanh
- HS hát- Đọc thơ về chủ đề vừa học
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 57: Luyện viết Chữ hoa Y
 A. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa Y ( 1 dòng cỡ vừa, 3 dòng cỡ nhỏ); Câu ứng dụng: ý hợp tâm đầu ( 4 dòng cỡ nhỏ),Yêu mến bạn bè.( 4 lần), cỡ nhỏ chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
- HSKG: trình bày đúng mẫu chữ, đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
	- GV : Mẫu chữ Y đặt trong khung chữ, bảng phụ viết Yêu, Yêu luỹ tre làng
	- HS : Vở TV
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát
- HS viết bảng con chữ X hoa 
- 2 HS viết
- Nhận xét , cho điểm
- Viết bảng lớp : Xuôi
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài (Nêu mục đích , yêu cầu)
2. Hướng dẫn viết chữ hoa 
- Nêu cấu tạo chữ Y cỡ vừa ?
- Cao 8 li (9 đường kẻ)
- Gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét khuyết ngược 
- Nêu cách viết ?
N1: Viết như nét 1 chữ u
N2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên ĐK6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống ĐK4 , dưới đường kẻ 1, dừng bút ở ĐK2
- GV vừa viết lên bảng vừa nhắc lại cách viết.
- Hướng dẫn viết bảng con
- GV sửa lỗi cho HS
- HS viết bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng: Yêu mến bạn bè; ý hợp tâm đầu.
- Em hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng
Gv chốt ý đúng
- HS nêu
Độ cao của các chữ cao 2,5 li ?
- Y, l,y,g 
Độ cao của các chữ cao 1,5 li ?
- t
Độ cao của các chữ cao1,25 li ?
- r
Độ cao của các chữ cao 1 li ?
- Các chữ còn lại
- Nêu cách nối nét ?
+ Nét cuối của chữ y nối với nét đầu của chữ ê.
- Hướng dẫn viết bảng con chữ : Yêu , Y
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ : Yêu
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết 
5. Chấm chữa bài
- 1 dòng chữ Y cỡ vừa 
- 3 dòng chữ Y cỡ nhỏ 
- 4 dòng ý hợp tâm đầu
- 4 dòng yêu mến bạn bè cỡ nhỏ chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
- 2 dòng cụm từ ứng dụng: Yêu lũy tre làng cỡ nhỏ.
IV. Củng cố:
- Nhận xét chung tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà viết nốt phần bài tập ở nhà
 Tự học
Tiết 29: ôn tậpđáp lời chia vui, đáp lời đồng ý, 
nghe và trả lời câu hỏi
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS đáp lời chia vui, đáp lời đồng ý, nghe và trả lời câu hỏi.
- Rèn kĩ năng nói đáp đúng theo giao tiếp và viết nội dung trả lời câu hỏi
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học: 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Ôn tập:
*Bài 1: ( Miệng , nhóm 4 )
- Treo bảng phụ
- Thảo luận tình huống về:
a. Đáp lời đồng ý: Em mời bạn đến chơi nhà. Bạn nhận lời. Nếu vậy em đáp lời đồng ý như thế nào?
b. Đáp lời chia vui: Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em. Em sẽ đáp như thế nào?
- Nhận xét
- GV kết luận cho các tình huống khuyến khích nhiều phương án trả lời khác nhau
- Khi trả lời đồng ý, chia vui em cần có thái độ như thế nào?
*Bài 2: ( Miệng )
a. Tả ngắn về biển
- Nhận xét
b. Tả về 1 loài cây mà em biết
- Nhận xét
* Bài 3: ( Viết)
 Dựa vào bài miệng vừa làm hãy chọn 1 trong 2 đề viết đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu nói về cây cối và biển.
- Chấm , nhận xét
IV.Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà tập đáp lời chia vui, lời đồng ý.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm theo nhóm 4
- Nhóm 1,2: Phần a:
+ Cậu xin phép mẹ đi mình đợi 
- Nhóm 3,4: Phần b:
+ Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh nhật của mình.
- Các nhóm trình bày
- Thái độ vui vẻ, lịch sự
- Nêu yêu cầu
- Chia mỗi dãy làm 1 đề
- Nối tiếp HS đọc bài của mình
- Nhận xét
a. Tả ngắn về biển:
Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng. Sóng biển xanh rào rạt vỗ. Những con thuyền giương căng buồm và những dân chài đang cần mẫn làm việc. Những chú hải âu bay lượn trên sóng biển. Mặt trời đang từ từ dâng cao, đỏ ối. Những đám mây hồng bồng bềnh phía chân trời.
b. Tả về cây cối:
 Trước cửa lớp em có một cây phượng. Thân cây rất lớn hai tay em ôm mới xuể. Cứ đến hè hoa phượng nở từng chùm đỏ thắm trên cây. Bông hoa đỏ rực điểm vài cánh pha màu trắng, nhị hoa màu đỏ, đầu nhị mang một túi phấn vàng. Tán lá phượng xoè rộng như một cái ô lớn che nắng cho chúng em. Dù trưa hè chói chang đến đâu cũng không giọt nắng nào lọt qua được tán lá dày đặc của nó. Cây phượng tràn đầy tiếng ve ca hát và đỏ rực màu hoa thắm. 
 Hết mùa hoa phượng cũng là lúc chấm dứt những ngày hè tưng bừng rộn rã, phượng lại đứng im lìm như đang chờ đợi mùa hè sau.
- 2 HS đọc yêu cầu
- Lớp làm vở
- 2 HS làm bảng phụ
- Trình bày bài
 Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
 Toán củng cố
 Tiết 54: luyện tập : So sánh các số có ba chữ số 
A- Mục tiêu:
- HS nắm được cách so sánh các số có ba chữ số
- Nắm được thứ tự các số ( Không quá 1000)
- Giải toán có liên quan số có ba chữ số.
- HSKG: Làm thêm phần c bài 2.
B- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Viết số 527, 455, 304
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1: ( Miệng )
a. Tìm số lớn nhất trong các số sau:
478; 487; 526;652;359
b. Tìm số bé nhất trong các số sau:
527;572;635;653;518
*Bài 2: ( Nhóm đôi ) Điền số
- Nêu quy luật của các dãy số
- HSKG: Làm thêm phần c
- Nhận xét
*Bài 3: (Nhóm 4)
 Điền dấu >,<,=
- Nhận xét
- Nêu cách so sánh số có ba chữ số?
*Bài 4: ( Vở ) Tính
- Chấm bài , nhận xét
- Nêu cách thực hiện phép tính có kèm đơn vị đo độ dài
IV.Củng cố:
- Nêu cách so sánh số có ba chữ số?
- Mối quan hệ giữa m, dm, km?
GV khái quát chung.
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài.
- Hát
- 1 HS viết
- Nêu yêu cầu
- HS lên khoanh vào số :
+ Số 652
+ Số 518
- Nêu cách làm
- Đọc yêu cầu
- HS làm bảng nhóm theo nhóm đôi
a. 218;220;222;224;226
b. 510;520; 530;540;550;560
c. 705;710;715;720;725;730
- Nêu yêu cầu
- HS làm theo nhóm 4
- Các nhóm trình bày bài
534 < 453 864 < 884
679 < 796 786 = 786
545 < 455 809 < 869
- Vài HS nêu
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm vở
- 4 HS chữa bài
150cm+20cm=170cm ;75dm+14dm=89dm
75cm+25cm=100cm;23dm+32dm=55dm
174cm-74cm=100cm;68dm+12dm=80dm
170cm+30cm=200cm;14dm+31dm=45dm
- Vài HS nêu lại
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 58: ôn: từ ngữ về chủ đề cây cối.
 đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ : Để làm gì?
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS các từ ngữ về chủ đề cây cối.
- Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ : Để làm gì?
- HSKG: Đặt được 5 câu hỏi có cụm từ : Để làm gì?
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm , bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2.Hướng dẫn ôn:
*Bài 1: ( Nháp )
- Kể tên các loài cây: Ăn quả , lấy gỗ, cây thuốc, cây lương thực
- Nhận xét
*Bài 2: ( Nhóm đôi )
- Yêu cầu dựa kết quả bài 1 để hỏi đáp theo mẫu: Để làm gì?
*Bài 3: ( Nhóm 4)
- Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây
- Ví dụ: Gốc cây: xù xì, to,..
- Nhận xét
* Bài 4: ( Vở )
 Đặt 3 câu có cụm từ: Để làm gì? và tự trả lời
-Ví dụ: 
+ Người ta nuôi gà để làm gì?
+ Người ta nuôi gà để cải thiện bữa ăn.
+ Bạn trồng cây để làm gì?
+ Bạn trồng cây để cây cho bóng mát
- Chấm bài , nhận xét
IV. Củng cố:
+ Trò chơi: - GV nêu luật chơi:
 HS 1: nêu các bộ phận cây
 HS2: Nêu các từ các bộ phận ấy tả tương ứng
- Nhận xét, tuyên dương HS thắng cuộc.
V. Dặn dò: 
- Về nhà ôn về chủ đề cây cối
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS làm nháp, 3 HS làm bảng nhóm
- Trình bày bài:
+ Cây lương thực: Lúa, ngô, khoai , sắn
+ Cây làm thuốc: Sả, tía tô, sen,.
+ Cây lấy gỗ: xoan, bồ đề, xà cừ, mít
+ Cây cho bóng mát: Bàng, đa, sấu
+ Cây ăn quả: Na, mít, ổi, dứa, chuối
- Nêu yêu cầu
- HS hỏi đáp theo cặp
+ Người ta trồng cây cam để làm gì?
+ Người ta trồng cây cam để lấy quả ăn
- Đọc  ...  : Đi chợ.
- Rèn cho hs tính bạo dạn trước đông người, tính nhanh nhẹn, khéo léo.
- Giáo dục học sinh ý thức tự lập, tự tin vào bản thân.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV chuẩn bị 1 số đồ dùng để chơi trò chơi: làn, túi, các hoa ,quả , rau , bánh, kẹo, thú nhồi bông,.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Tổ chức:
- Giới thiệu của yêu cầu của buổi sinh hoạt
- Giới thiệu chủ đề của buổi sinh hoạt: chơi trò chơi: Đi chợ.
II. Dạy bài mới:
*HĐ1: Trò chơi: Đi chợ
- GV nêu luật chơi
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi:
GV: mỗi lần chơi chia 2 đội mỗi đội 5 em chơi tiếp sức trong 3 phút mỗt đội chọn nhanh một lại hàng ( rau, hoa, quả , thú nhồi bông,.) đội nào trong thời gian 3 phút lấy được nhiều đồ nhất thì thắng cuộc nếu nhặt được ít đồ hoặc đồ vật không đúng yêu cầu thì thua cuộc. Trò chơi tiếp tục với 2 đội tiếp theo và yêu cầu khác ..
- Nhận xét
* Hoạt động 2: Thực hiện các hoạt động : Múa hát, chơi trò chơi theo các dãy.
- GV chia các dãy ra từng khu vực. Mỗi dãy sẽ thực hiện một nội dung như: Múa hát hoặc chơi trò chơi 
Tự chọn
- GV quan sát nhắc nhở chung.
III. Củng cố:
- GV nhận xét chung tiết học.
IV. Dặn dò:
- Thực hiện tốt nội quy lớp học.
+ HS lắng nghe GV hướng dẫn trò chơi 
- Chia lớp thành 6 đội.
- Các nhóm chơi.
- HS tiếp tục vui chơi.
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Thủ công
Tiết 29: Làm vòng đeo tay ( T1 )
A. Mục tiêu:
- Biết cách làm vòng đeo tay
- Làm được làm vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng deo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
+ Với HS khéo tay: Làm được làm vòng đeo tay. Các nan làm vòng đều nhau. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Màu sắc trang trí đẹp 
B. Đồ dùng dạy- hoc:
- GV : Mẫu vòng đeo tay bằng giấy, quy trình làm vòng đeo tay, giấy thủ công, kéo....
- HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
+ GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay
- Vòng đeo tay được làm bằng gì ?
- Có mấy màu ?
2. GV hướng dẫn mẫu
+ Bước 1 : Cắt thành các nan giấy : Lấy 2 tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô
+ Bước 2 : Dán nối các nan giấy : dán nối các nan giấy cùng màu thành 1 nan giấy dài 50 ô đến 60 ô. Làm 2 nan như vậy
+ Bước 3 : Gấp các nan giấy : dán đầu của 2 nan như H1. gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan, lại gấp nan ngang đè lên nan dọc. Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên cho đến hết 2 nan giấy. Dán phần cuối của 2 nan lại, được sợi dây dài
+ Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay : Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay bằng giấy
3. Thực hành:
- Quan sát , giúp đỡ HS lúng túng
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, tuyên dương những HS có bài đẹp.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà tập gấp lại vòng đeo tay, chuẩn bị bài tiết 2. 
- Hát
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán
+ HS quan sát
- Vòng đeo tay được làm bằng giấy
- Có 2 màu
+ HS quan sát
+ HS tập gấp vòng đeo tay bằng giấy
- HS lên trưng bày sản phẩm
- Nhận xét , bình chọn sản phẩm đẹp
 Toán củng cố
 Tiết 55: luyện tập chung
A- Mục tiêu:
- HS nắm được cách so sánh các số có ba chữ số; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; Giải toán có lời văn
- HSKG: Làm thêm bài 2, 6
B- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Viết số 456, 378, 735
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Điền dấu >,<,=
126....145 457.....400 + 57
347....473 269.....296
348.....845 680.....860
- GV chữa chung củng cố cách so sánh các số có 3 chữ số
* Bài 2:Tính nhanh
a 15+24 +35 +26
b.64 +38 -34 -8
c.1+2+3+4+5+6+7+8+9
- GV gọi 3 HS chưa bài bảng lớp rèn kĩ năng tính nhanh
* Bài 3: Số 54 thay đổi thế nào nếu:
a.Xoá chữ số 4 bên phải?
b.Xoá chữ số 5 bên trái?
c.Thêm chữ số 1 vào bên trái .
d.Đổi chữ số 5 và 4 cho nhau.
- GV chữa chung chốt lời giải đúng
* Bài 4: Tìm y
y – 21 = 74 y + 20 = 64
 y = 74 + 21 y = 64 – 20
 y = 95 y = 44
y + 25 = 100 – 25 14 + 9 + y = 54
y + 25 = 75 23 + y = 54
 y = 75 – 25 y = 54 – 23
 y = 50 y = 31
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ
* Bài 5: 
Mai có một số quả trứng gà. Mai biếu bà 8 quả thì còn 14 quả. Hỏi lúc đầu Mai có bao nhiêu quả trứng gà?
 Tóm tắt: Có: quả? 
 Biếu: 8 quả 
 Còn lại: 14 quả 
- GV chấm bài, nhận xét
* Bài 6: Dành cho học sinh khá giỏi.
Trong phép trừ có hiệu bằng số trừ và số bị trừ hơn số trừ 16 đơn vị. Hỏi hiệu, số trừ, số bị trừ mỗi số bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Vì số bị trừ hơn số trừ 16 đơn vị nên hiệu bằng 16.
- Vì hiệu bằng số trừ nên số trừ bằng 16.
- Vậy số bị trừ bằng: 16 + 16 = 32.
IV.Củng cố:
- Nêu cách so sánh số có ba chữ số?
- GV khái quát chung.
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài.
- Hát
- 1 HS viết
- HS nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bảng con
- HS nêu yêu cầu
- HSKG tự làm bài vào vở
- HS nêu yêu cầu
- Nối nhau nêu miệng kết quả
- HS nêu yêu cầu
- Làm bài nhóm 2 trên phiếu
- Đổi phiếu kiểm tra bài của nhau
- Đại diện nhóm chữa bài
- HS nêu yêu cầu
- Tự tóm tắt và giải vào vở
 Giải:
Số quả trứng gà lúc đầu Mai có là:
 14 + 8 = 22 ( quả )
 Đáp số: 22 quả
- Nêu yêu cầu 
- Tự làm bài cá nhân
- 1 HS chưa bài và giải thích cách làm
 Hoàn thiện kiến thức
Tiết 29: Luyện viết chữ hoa A ( Kiểu 2 )
A. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa A- kiểu 2( 2 dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ); Chữ và câu ứng dụng: Anh em hoà thuận ; 4 dòng cỡ nhỏ), ăn ngon mặc đẹp.( 4 dòng chữ nghiêng, nét thanh, nét đậm).
- HSKG : Viết đủ số dòng theo quy định.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ A kiểu 2 
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ trên dòng kẻ li
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- HS viết bảng con chữ Y hoa
- 1HS nhắc lại cụm từ ứng dụng của bài trước. Yêu mến bạn bè (2 HS viết bảng lớp ) - - HS viết bảng con : Yêu
- GV nhận xét, chữa bài
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa 
a. Quan sát nhận xét chữ A hoa kiểu
- Đưa chữ mẫu A kiểu 2
- HS quan sát
- Chữ A hoa kiểu 2 cao mấy li
- 5 li
- Gồm mấy nét là những nét nào ?
- Gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược 
- Nêu cách viết chữ A kiểu 2?
+ N1: Như viết chữ O hoa (ĐB trêmn ĐK 6, viết nét cong kín cuối nét uốn vào trong , dừng bút giữa ĐK 4 và đường kẻ 5)
+ N2: Từ điểm dừng bút của nét 1lia bút lên ĐK6 phía bên phải chữ O hoa viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ U hoa ) dừng bút ở ĐK 2
* GV viết lên bảng nhắc lại cách viết.
- GV sửa cho HS
- HS luyện viết bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng
- Anh em hoà thuận.
- ăn ngon mặc đẹp.
- Em hiểu nghĩa của cụm từ ứng dụng như thế nào?
GV khái quát chung, chốt ý đúng.
- HS nêu
- Nêu các chữ có độ cao 2,5li ?
- A, g
- Nêu các chữ có độ cao 2li ?
- đ,p
- Nêu các chữ có độ cao 1 li ?
- Còn lại
- Nêu khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng? 
- Bằng khoảng cách viết chữ o
- Nêu khoảng cách đánh dấu thanh ?
- Dấu huyền đặt trên chữ a, dấu nặng dưới chữ ă,â e, dấu hỏi trên chữ a.
- Nêu cách nối nét ?
- Nét cuối của chữ A nối với nét đầu của chữ n.
- HS viết chữ Anh, ăn cỡ nhỏ vào bảng con
- GV sửa lỗi
4. Hướng dẫn viết vở
- 2 dòng chữ A cỡ vừa, 2 dòng chữ A cỡ nhỏ
- Hướng dẫn HS yếu 
- 4 dòng cụm từ ứng dụng Anh em hoà thuận cỡ nhỏ, 4 dòng Ăn ngon mặc đẹp chữ nghiêng nét thanh, nét đậm cỡ nhỏ.
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nhận xét chung tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà luyện viết lại chữ A ( Kiểu 2)
Tuần 30
 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Đạo đức
Tiết 30: bảo vệ loài vật có ích ( T1)
A. Mục tiêu:
- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Biết được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
-Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
+ KN đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích
+ Nội dung tích hợp: Tham gia nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh các loài vật có ích.
- Vở BT đạo đức.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Vì sao ta cần giúp đỡ người khuyết tật?
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2.Dạy bài mới:
a) Trò chơi: Đoán xem con gì?
* Mục tiêu: HS biết ích lợi của 1 số loài vật có ích.
* Tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi
- GV yêu cầu 1 nhóm giơ tranh ảnh, vật mẫu hỏi:
+ Đây là con gì?
+ Nó có ích lợi gì cho con người?
- GV ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật.
* GV KL: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
b)Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.
*Tiến hành:
- GV chia nhóm và nêu câu hỏi
+ Em biết những con vật có ích nào?
+ Kể những ích lợi của chúng?
+ Em cần làm gì để bảo vệ chúng?
- GV cùng lớp nhận xét
* GV KL: Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.Cuộc sống chúng ta không thể thiếu chúng được, loài vật không những mang lại lợi ích mà còn mang lại niềm vui cho con người và cho con người nhiều điều kì diệu.
c)Nhận xét đúng sai.
*Mục tiêu: Giúp HS phân biệt các việc làm đúng sai khi đối xử với loài vật.
*Tiến hành:
- GV đưa tranh
- GV nhận xét
*GV KL: 
+ Các bạn trong tranh 1, 3, 4 đã biết bảo vệ, chăm sóc loài vật có ích.
+ Bằng và Đạt có hành động sai: bắn súng cao su vào loài vật có ích.
IV. Củng cố;
- Kể tên các loài vật có ích?
- Ta cần làm gì để bảo vệ loài vật có ích?
V. Dặn dò:
+ Ôn lại bài và thực hành bảo vệ loài vật có ích.
- Hát
- HS trả lời
- Nhận xét
- HS quan sát- giải đố.
- HS chia nhóm
+ Nhóm 1: giơ tranh, hỏi
+ Nhóm 2: Nêu tên, ích lợi của con vật đó
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh
- HS chia nhóm 4 thảo luận
- HS kể: mèo, chim sâu,..
- HS kể
- Không giết hại, tạo môi trường trong sạch.
- Các nhóm khác báo cáo
- Đồng thanh bài học
- HS chia nhóm
- Quan sát phân biệt đúng sai
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_29_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc