Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

I.Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng: ra lệnh, duyên trời, nuôi tằm, nô nức, làm lễ

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn luyện.

2. Đọc hiểu:

 - Hiểu từ: Chử xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Hàng năm, vào mùa xuân Nhân dân nhiều vùng ven Sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng kính yêu, biết ơn ông.

B. Kể chuyện:

 - Dựa vào tranh đặt tên và kể lại được từng đoạn truyện

 - Nghe và nhận xét được lời kể của bạn

C. Giáo dục: Tôn kính những người có công với nước, với dân

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. TRỌNG TÂM :

 - Đọc đúng, hiểu nội dung câu chuyện .

 - Dựa vào tranh kể được một đoạn truyện, nghe và nhận xét bạn kể.

 

doc 37 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Tập đọc – Kể chuyện
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I.Mục tiêu: 
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng: ra lệnh, duyên trời, nuôi tằm, nô nức, làm lễ
	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn luyện.
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu từ: Chử xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Hàng năm, vào mùa xuân Nhân dân nhiều vùng ven Sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng kính yêu, biết ơn ông.
B. Kể chuyện:
	- Dựa vào tranh đặt tên và kể lại được từng đoạn truyện
	- Nghe và nhận xét được lời kể của bạn
C. Giáo dục: Tôn kính những người có công với nước, với dân 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Trọng tâm :
	- Đọc đúng, hiểu nội dung câu chuyện	.
	- Dựa vào tranh kể được một đoạn truyện, nghe và nhận xét bạn kể.
iv. phương pháp:
	- Quan sát, đàm thoại, luyện tập.
V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức:
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc trước.
- Nhận xét cho điểm
- 3 HS thực hiện yêu cầu
C. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: giáo viên giới thiệu ghi bảng đầu bài
- HS nghe giới thiệu
2. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
b. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu đoạn 
- HS theo dõi và đọc thầm
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng câu trong đoạn
- Nhóm học sinh luyện đọc. 
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc
- Nhắc lại cách ngắt nghỉ, 
- Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào, ở đâu?
- Xảy ra vào đời Hùng Vương thứ 18, tại làng Chử Xá, bên bờ Sông Hồng
- Ngày nay làng Chử xá thuộc địa phận nào?
- ở xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
- HS trả lời.
- Em thấy tình cảm của Chử Đồng Tử đối với cha như thế nào?
- Là người rất thương cha, có hiếu với cha
* Giáo viên yêu cầu
- Học sinh đọc lại đoạn 1
c. Đọc và tìm hiểu đoạn 2:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 2
- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt nghỉ
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Chử Đồng Tử gặp ai khi đang mò cá dưới sông?
- Gặp Công Chúa Tiên Dung
- Công Chúa Tiên Dung đang trên đường đi đâu?
- Đi du ngoạn
- Em hiểu thế nào là du ngoạn
- Là đi chơi, ngắm cảnh các nơi
- Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Chử Đồng Tử và Công Chúa Tiên Dung diễn ra như thế nào?
- Học sinh nêu
- Công Chúa Tiên Dung cảm thấy như thế nào khi phát hiện ra Chử Đồng Tử
- Cảm thấy rất bàng hoàng
- Bàng hoàng nghĩa là thế nào?
- Là cảm giác sững sờ khi xảy ra điều mà mình không ngờ tới
- Vì sao Công Chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
- HS trả lời.
- Hướng dẫn đọc câu văn dài: “ Chàng hoảng hốt ... để lẩn trốn”
- 1 vài học sinh luyện đọc lại
- Gọi 1 vài học sinh đọc lại đoạn 2
- 2 học sinh đọc
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 2
d. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu đoạn 3 và 4
- Học sinh đọc
- 1 học sinh đọc đoạn 3 và 4
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì?
- HS trả lời.
- Em hiểu câu văn “ Cuối cùng cả 2 cùng hoá lên trời” như thế nào?
- Là cả Chử Đồng Tử và Công Chúa Tiên Dung không chết, họ trở thành thánh hoặc tiên trên trời. 
- GV: Nhân dân ta gọi việc thần thánh hiện lên để giúp người là hiển linh
- Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử
- Học sinh nêu
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 3, 4
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi 
3. Luyện đọc lại bài
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2
- Học sinh theo dõi
- Chia lớp thành các nhóm bốn học sinh
- Học sinh đọc theo nhóm và tự sửa lỗi cho nhau
- Tổ chức 4 học sinh thi đọc bài trước lớp
- Nhận xét - cho điểm
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
2. Đặt tên từng đoạn truyện
GV: Mỗi đoạn truyện có 1 nội dung, khi đặt tên cho từng đoạn các em cần căn cứ vào nội dung của đoạn
- Nghe Giáo viên hướng dẫn
- Giáo viên yêu cầu
- Học sinh thảo luận nhóm đôi để đặt tên
- Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời
- Đoạn 1: Cảnh nhà Chử Đồng tử/ Gia cảnh nghèo khó/ Người con hiếu thảo / Nghèo khó mà thương yêu nhau
Đoạn 2: Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung/ mối duyên của trời/.
Đoạn 3: giúp dân/ truyền nghề cho dân/..
+ Đoạn 4: Tưởng nhớ / Biết ơn/ Lòng tôn kính của nhân dân/
3. Kể theo nhóm
- Chia lớp thành các nhóm 4 học sinh
- Học sinh tập kể theo nhóm và chỉnh lỗi cho nhau
4. Kể chuyện
- Giáo viên gọi 4 học sinh nối tiếp kể câu chuyện trước lớp
- Học sinh kể. Lớp theo dõi nhận xét
- GV tới từng nhóm hướng dẫn sửa lỗi cho học sinh
- Gọi 4 học sinh kể
- Lớp bình chọn học sinh kể hay nhất
D. Củng cố - dặn dò.
- Qua câu chuyện em thấy Chử Đồng Tử là người như thế nào? Vì sao?
- Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chử Đồng Tử là người, con hiếu thảo, chăm chỉ, yêu nước, thương dân, khi hoá lên trời còn hiển linh giúp dân đánh giặc
Toán
Tiết 126 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 	 Giúp học sinh:
	- Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học
	- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng
	- Biết giải toán có liên quan đến tiền tệ
II. đồ dùng dạy – học:
 	- Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10000 đồng
	- 1 số đồ vật có dán giá tiền
III. Trọng tâm:
	- Thực hiện tốt các bài luyện tập
iv. phương pháp:
	- Luyện tập, thực hành.
V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh thực hiện bài 2,3 về nhà tiết trước
- 2 học sinh làm
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- 1 học sinh đọc đề
- 1 học sinh đọc 
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu tìm chiếc ví có nhiều tiền nhất
- Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất chúng ta phải tìm được gì?
- Phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
- Hãy tìm xem mỗi ví có bao nhiêu tiền
- HS trả lời.
- Vậy chiếc ví nào nhiều tiền nhất?
- Vậy chiếc ví nào ít tiền nhất?
- Xếp theo thứ tự từ ít - nhiều?
- Ví c
- Ví b
- Ví b, a, d, c
* GV chữa bài - cho điểm
Bài 2: 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề
- 1 học sinh đọc 
- Bài toán yêu cầu gì?
- Lấy các tờ giấy bạc bên trái để được số tiền bên phải
- Giáo viên yêu cầu
- Học sinh thảo luận nhóm, đưa ra cách lấy
- Học sinh nêu
- Nhận xét - chốt. Mỗi phần đều có 2 cách lấy
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hưỡng dẫn HS trả lời miệng.
- 1 HS đọc.
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tóm tắt
10000 đồng
? đồng
2300 đồng
6700 đồng
Giải
Số tiền mua hộp sữa và gói kẹo là:
6700 + 2300 = 9000 ( đồng)
Số tiền cô bán hàng trả lại mẹ là:
10000 - 9000 = 1000 ( đồng)
ĐS: 1000 (đồng)
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên - cho điểm
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- TC: hãy chọn giá đúng
- BTVN làm ở VBT.
Thứ ba ngày tháng năm 2007
Toán
Tiết 127 Làm quen với thống kê số liệu
I. Mục đích:
 	 Giúp học sinh:
	- Bước đầu làm quen với dãy số liệu thống kê
	- Biết xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu
	- Rèn kỹ năng tính
II. đồ dùng dạy – học:
	-Tranh minh hoạ bài học trong Sgk
III. Trọng tâm:
	- Làm quen với dãy số liệu thống kê
iv. phương pháp:
	- Quan sát, đàm thoại, luyện tập. 
V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A.ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh thực hiện bài 2,3 về nhà tiết trước.
- 2 học sinh làm bài
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
2. Làm quen với dãy số liệu
a. Hình thành dãy số liệu:
- Cho học sinh quan sát hình vẽ đã phóng to
- Học sinh quan sát
- Hình vẽ gì
- Hình vẽ 4 bạn, có số đo chiều cao của 4 bạn
- Chiều cao của 4 bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu?
-  là 122 cm, 130 cm, 127 cm, 118 cm
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS trả lời.
- Học sinh làm theo cặp
- Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp
- Mỗi học sinh trả lời 1 câu hỏi
+ Yêu cầu học sinh sắp xếp tên các bạn
- Học sinh sắp xếp
Học sinh trong dãy số liệu theo chiều cao từ cao đến thấp hoặc từ thấp đến cao.
- Nhận xét cho điểm
Bài 2: 
- Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài?
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ bài toán và trả lời.
- Lớp quan sát và trả lời.
Bài 4:
- Hãy đọc dãy số liệu của bài?
- 1 học sinh đọc trước lớp: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45.
- Yêu cầu học sinh làm vở rồi đổi chéo vở để kiểm tra
- Dãy trên có tất cả 9 số liệu. Số 25 là số thứ 5 trong dãy
- Số thứ 3 trong dãy là số15. Số này lớn hơn số thứ nhất 10 đơn vị
- Số thứ hai lớn hơn số thứ nhất trong dãy
D. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về làm bài tập ở VBT.
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Tiết 2)
I. Mục đích:
 	1. Giúp học sinh hiểu: Cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
	2. Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ tài sản của người khác khi không được phép.
	3. Có ý thức tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.	
II. chuẩn bị:
	- Chép sẵn nội dung hoạt động 1 lên bảng
	- Đồ dùng cho trò chơi sắm vai
III. Trọng tâm:
	- Biết xử lý trong vài tình huống cụ thể
IV. phương pháp:
	- Đàm thoại, thảo luận nhóm. 
V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
A.ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác
- Nêu 1 tình huống
- Vì thư từ, tài sản là sở hữu riêng của mỗi người
- Học sinh xử lý
- Nhận xét và đánh giá.
C. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
2. Hoạt động 1:
GV phát phiếu bài tập
Học sinh thảo luận đưa ra đánh giá đúng, sai 
- Học sinh đưa ra đánh giá: a, d: Đ
 b, c: S
- Mở bảng viết trên lớp
- Đại diện 2 nhóm đánh giá, nêu kết quả
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- Xin phép khi xử dụng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác
3. Hoạt động 2 em xử lý như thế nào?
GV đưa ra 2 tình huống
- Lớp thảo luận theo 4 nhóm
TH1: Giờ ra chơi, An chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, 1 số bạn chạy đến lấy mũ làm bóng đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
- Em nói với các bạn không được làm th ...  dục ham học môn học
II. đồ dùng dạy – học:
	Các bảng số liệu trong bài viết sẵn trên bảng phụ hoặc bài giảng
III. Trọng tâm:
	Nắm được cách thực hiện các bài tập
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A.ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra bài tập về nhà của tiết trước
- 3 học sinh thực hiện
- Giáo viên nhận xét cho điểm
C. Dạy – học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn các kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu của các dãy số và bảng số liệu
- Nghe giới thiệu
2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Học sinh đọc thầm
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu điền số liệu vào bảng
- Các số liệu đã cho có nội dung gì?
- Là số thóc gia đình chị út thu hoạch được trong các năm 2001, 2002, 2003, 2004
- Nêu số thóc gia đình chị út thu hoạch được trong từng năm
- Học sinh nêu
- Yêu cầu quan sát bảng số liệu
- Học sinh quan sát
- Ô trống thứ nhất ta điền số nào? Vì sao?
Số 4200 vì ô này ghi số kg thóc gia đình chị út thu hoạch được trong năm 2001
- Học sinh điền tiếp
- 1 học sinh nhận xét
- GV nhận xét. Chốt lời giải đúng
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu của bài
- 1 học sinh đọc
- Bảng thống kê nội dung gì?
- Thống kê số cây bản Na trồng được trong 4 năm
- Bản Na trồng mấy loại cây
- 2 loại cây là thông và bạch đàn
- Hãy nêu, số cây trồng được của mỗi năm. Theo từng loại
- Học sinh nêu
- Năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn
- Số cây nhiều hơn là 420 cây
- GV yêu cầu học sinh làm phần b
- Học sinh làm
- Học sinh nhận xét
- GV nhận xét - chốt nội dung đúng
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Học sinh đọc thầm
- Hãy đọc dãy số trong bài
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh làm VBT rồi đổi vở tự kiểm tra
a. Dạy trên có 9 số
b. Số thứ tự trong dãy là 60
- Nhận xét bài làm của học sinh
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh làm bài 4
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Điền số thích hợp vào bảng
- Bảng thống kê về nội dung gì?
Thống kê số giải mà khối lớp 3 đã đoạt được theo từng môn thi đấu
- Có những môn thi đấu nào?
- Văn nghệ, kể chuyện cờ vua
- Có những loại giải thưởng nào?
- 1, 2, 3
- Số giải 1 được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng
- Hàng thứ 2
- Số giải nhì, ghi hàng thứ mấy, trong bảng
- Hàng thứ 3
- Số giải 3 ghi hàng nào trong bảng
- Hàng thứ 4
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét
D. Củng cố – dặn dò
- Tổng kết giờ học
- Chuẩn bị bài sau
luyện từ và câu
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
I. Mục đích:
 	* Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Lễ hội
	- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội
	- Kể tên 1 số lễ hội, 1 số hội
	- Nêu 1 số hoạt động trong lễ hội và trong hội
	* Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy	
	* Có thói quen quan sát xung quanh
II. đồ dùng dạy – học:
	- Chép sẵn bài 1, 3 lên bảng lớp
	- Phiếu giao việc cho bài tập 2
III. Trọng tâm:
	Mở rộng vốn từ về lễ hội. Ôn cách dùng dấu phẩy
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A.ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh lên bảng đọc bài 1 và 3 của tiết trước
- 2 học sinh đọc
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu ghi bảng
- Học sinh nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu cảu bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Yêu cầu học sinh tự nối
- Học sinh dùng bút chì nối
- Một học sinh làm bảng – lớp nhận xét
Giáo viên kết luận chốt ý đúng
Vậy: 
- Lễ là gì
- Học sinh nêu
- Lễ thường có các hoạt động gì?
- Dâng hương, tế, lễ, mít tinh, đọc báo cáo
- Hội là gì?
- Học sinh nêu
- Mục đích của hội là gì?
- Tổ chức cho vui
- Lễ hội là gì?
- Gồm cả 2 nội dung trên
Giáo viên: trong lễ hội thường kết hợp hài hoà cả lễ và hội. Hai hình thức này sắp xếp đan xen, hỗ trợ cho nhau
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
GV chia lớp thành các nhóm 4 học sinh phát biểu cho học sinh
- Học sinh nhận phiếu
- Học sinh thảo luận tìm theo yêu cầu 
- Các nhóm lần lượt phát biểu nhóm khác nhận xét bổ sung
Giáo viên nhận xét. Ghi các nội dung phát biểu đúng
- Học sinh đọc lại
- Nói về 1 số lễ hội học sinh chưa biết
+ Lễ hội: Lễ hội đền Hùng ( đền Gióng, đền Sóc, Cổ Loa, Kiếp Bạc, chùa Hương, Chùa Keo, núi Bà, Phủ Giầy )
+ Hội: Hội khoẻ Phù Đổng ( bơi trải, vật, đua thuyền , chọi gà, thả chim )
+ Hoạt động trong lễ hội và hội: Cúng Phật, Lễ Phật, dâng hương, đánh đu, đua ngựa  
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm
- Lớp đọc thầm
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu
- Yêu cầu học sinh làm vở
- Học sinh làm
- Nhận xét
Giáo viên nhận xét. Chốt ý đúng
- Học sinh đổi vở kiểm tra chéo
- Học sinh lại các câu trên
- Nêu các từ này có ý nghĩa thế nào?
- Học sinh giải thích
Giáo viên: Các từ vì, tại, nhờ là những từ thường dùng để chỉ nguyên nhân của 1 sự việc, 1 hành động nào đó?
- Nhận xét – cho điểm bài học sinh
D. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
+ Khen
+ Phê
- Chọn 5 từ vừa học, đặt câu
Thứ sáu ngày tháng năm 2007
Tập làm văn
kể về một ngày hội
I. Mục đích:
 	1. Rèn kỹ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp học sinh nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
	2. Rèn kỹ năng viết: viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạch khoảng 5 câu.
	3. Giáo dục: phát triển óc quan sát
II. đồ dùng dạy – học:
	Bảng phụ viết sẵn những câu hỏi gợi ý của BT1
III. Trọng tâm:
	Nói, viết được về 1 ngày hội
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A.ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Hai học sinh kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong hai bức ảnh tiết trước 
- Học sinh làm bài
C. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Giờ tập làm văn này các em sẽ dựa vào các câu hỏi gợi ý để nói và viết về 1 ngày hộu mà em biết
Ghi đầu bài
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1
- 1 Học sinh đọc, lớp theo dõi Sgk
- Gọi 1 học sinh đọc phần gợi ý
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Con đã được tham gia một ngày hội gì? Hãy nêu tên?
- Học sinh nêu: hội đền Sóc, hội chùa Hương, Hội Đền Sóc, Hội đền Gióng, hội chùa Thầy, hội khoẻ Phù Đổng 
- Giáo viên lần lượt hỏi các nội dung gợi ý
- Học sinh lần lượt kể
+ Hội được tổ chức ở đâu, khi nào?
- Nêu địa điểm, thời gian của lễ hội
+ Mọi người đi xem hội như thế nào?
- Học sinh nêu
+ Diễn biến của ngày hội? Những trò vui được tổ chức trong ngày hội
- Học sinh nêu
- Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó?
- Thấy rất vui ? Thấy thích ngày hội này 
- Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp
- Học sinh luyện theo cặp
- 5 đến 7 học sinh nói trước lớp giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét
Bài 2:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi nhận xét
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Học sinh viết vở
- Gọi 3 – 5 hs đọc bài trước lớp
- Học sinh đọc
- Học sinh khác nhận xét. Bổ sung
D. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị bài sau
Toán
Kiểm tra định kỳ
(Theo đề bài của Nhà trường)
chính tả
Rước đèn ông sao
I. Mục đích:
 	- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn đầu bài rước đèn ông sao
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi
	- Giáo dục: Có ý thức rèn luyện chữ viết
II. đồ dùng dạy – học:
	Viết nội dung bài 2a
III. Trọng tâm:
	Viết đúng, đẹp bài chính tả
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A.ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh, 2 học sinh viết bảng lớp viết nháp
- Ròn rã, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn đầu trong bài rước đèn ông sao và tìm các đồ vật, con vật bắt đầu bằng r /d, gi
- Ghi bảng
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần
- 1 học sinh đọc lại
- Mâm cỗ trung thu của Tâm có những gì?
- Có, bưởi, ổi, chuối và mía 
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Trong bài viết có từ nào khó viết
- Học sinh nêu: sắm, quả bưởi, quả ổi
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm
- Học sinh thực hiện:
+ 1 học sinh viết bảng
+ Lớp viết nháp
- Giáo viên chỉnh lỗi cho học sinh
c. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- 4 câu
- Trong đoạn văn những chữ nào viết hoa? Tại sao
- Học sinh nêu
d. Viết chính tả
Giáo viên đọc bài
- Học sinh viết
e. Soát lỗi
Gv đọc chậm dừng lại phân tích chữ khó viết
- Học sinh soát lỗi
g. Chấm bài
Gv chấm 5 – 8 bài
- Nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
a. Học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc trong Sgk
- Dàn 2 tờ giấy lên bảng
- 2 nhóm học sinh tiếp nối nhau tìm từ, ghi vào bảng
+ r: rổ, rá, rơng, rồng, rùa, rắn, rét
+ d: dao, dây, dép, diều, dê, dế
+ gi: Giường, giá sách, giáo mác, giáp, giày da, giấy gián, giun 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
b. Nếu còn thời gian cho học sinh làm
 âm
 đầu
vần
b
đ
ên
bền
bến
bện
đền
đến
ênh
bênh
bềnh
bệnh
(lênh)
đênh
D. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học – chữ viết của học sinh
- Chuẩn bị bài sau
Thể dục
Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm 2 chân
TC: Hoàng Anh – Hoàng Yến
I. Mục tiêu
	- Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác
	- Chơi TC: HA – HY. Yêu cầu bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động
	- Giáo dục: Có ý thức luyện tập
II. Địa điểm – phương tiện	
	- Sân trường sạch sẽ, bảo đảm an toàn
	- 2 em 1 dạy, ghế GV ngồi, khu vực kiểm tra
III. Trọng tâm:
	Kiểm tra nhảy dây
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu	
A. Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Chạy chậm 1 vòng quanh sân
- Khởi động các khớp
- TC: “ Chim bay cò bay”
B. Phần cơ bản
* Ôn bài thể dục phát triển chung
- Học sinh thực hiện bài TD 1 -2 lần. Học sinh tập liên hoàn 8 động tác
* Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- Học sinh thực hiện
* Chơi TC: Hoàng Anh, Hoàng Yến
- Yêu cầu hs nêu lại cách chơi
- Học sinh nêu
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, điều khiển
C. Phần kết thúc
- Đi lại hít thở sâu
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài
- GV nhận xét công bố hiệu quả kiểm tra
- Giao bài về: Ôn bài thể dục phát triển chung và nhảy dây
- Ôn luyện ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan26. cs doc.doc