Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 31 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 31 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

 Đạo đức

 Tiết 31: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (T2)

A. Mục tiêu:

- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.

- Biết được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

-Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.

+ Nội dung tích hợp: Tham gia nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên.

B. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh ảnh các loài vật có ích.

- Vở BT đạo đức.

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 31 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 
 Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
 Đạo đức
 Tiết 31: Bảo vệ loài vật có ích (T2)
A. Mục tiêu:
- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Biết được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
-Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
+ Nội dung tích hợp: Tham gia nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh các loài vật có ích.
- Vở BT đạo đức.
C.Các hoạt động dạy - học: 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Vì sao ta cần bảo vệ những loài vật có ích? 
- 2 HS trả lời 
- Kể những ích lợi của 1 số con vật ?
- Nhận xét
III. Bài mới:
*HĐ1: HS trả lời nhóm 
* Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Khi đi chơi vườn thú, em thấy 1 số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng, hãy tìm cách ứng xử thích hợp:
a. Mặc các bạn không quan tâm
b. Đứng xem , hùa theo trò nghịch của các bạn.
c. Khuyên ngăn các bạn.
d. Mách người lớn.
- Nhận xét, chốt ý đúng
* Kết luận: Chọn cách c: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích 
- Thảo luận theo nhóm 2
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
*HĐ2 : Chơi đóng vai 
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
- HS đóng vai (tìm cách ứng xử phù hợp)
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống 
- An và Huy là đôi bạn thân . Chiều nay tan học về Huy rủ:
- Các nhóm lên đóng vai
- An ơi trên cây kia có 1 tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi!
- An ứng xử như thế nào trong tính huống đó ?
- Các nhóm lên đóng vai
- Các nhóm khác nhận xét
*Kết luận: Trong tình huống đó An nên khuyên ngăn bạn không trèo cây phá tổ chim vì:
+ Nguy hiểm dễ bị ngã, có thể bị thương.
+ Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.
*HĐ3: Tự liên hệ
* Mục tiêu: HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
* Cách tiến hành:
- Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa ? Hãy kể 1 việc làm cụ thể ?
*Kết luận: Khen những HS đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở Hốntong lớp học tập các bạn. 
* Kết luận chung: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
- Vì sao phải bảo vệ các loài vật có ích?
- HS tự liên hệ.
- HS nhận xét
- Vì góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.
IV. Củng cố:
- GV đọc truyện : Cú nhòm, Bác rất thương loài vật( SGV).
V. Dặn dò:
- Về nhà thực hiện tốt các kiến thức trong bài.
- HS theo dõi
 Tiếng việt củng cố
Tiết 61: ôn luyện từ và câu: Từ ngữ về bác hồ.
A. Mục tiêu: 
Giúp HS :
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ
- Củng cố kĩ năng đặt câu
- Biết sử dụng dấu chấm , dấu phẩy trong câu 
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng nhóm , bút dạ 
C. Các hoạt động dạy- học: 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
* Bài 1: Điền từ chỉ tình cảm thích hợp vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau:
a) Các cháu thiếu nhi rất.Bác Hồ.
b) Mỗi dịp Tết Trung Thu, các cháu thiếu nhi và nhi đồng nước ta thường đọc thơ gửi cho các cháu để....Bác.
c) Bác Hồ rất..các cháu thiếu nhi.
- GV cựng HS nhận xột
* Bài 2: . Nêu những việc làm của học sinh trường em trong dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. Viết câu để nói về mỗi việc làm đó.
- GV chữa chung giỏo dục tỡnh cảm cho HS.
* Bài 3: Điền dấu chấm hỏi và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoan văn sau:
	Trước nhà Xinh có dãy núi đá cao trông giống hình con ngựa có lần Xinh hỏi Hào.
- Có ai cưỡi được con ngựa kia không?
- Hào gật đầu nói:
- Có Bác Hồ.
+ GV chữa chung, chốt lời giải đỳng
* Bài 4: Đặt 4 câu nói trong đó có mỗi từ sau: Hồng hào, bạc phơ, ung dung, giản dị
3. Củng cố :
- Nêu nội dung bài 
- Nhận xét giờ 
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các bài tập trên 
- Hát
- HS nêu yêu cầu 
- HS nối tiếp nêu miệng 
- HS thảo luận nhúm 2
- Đại diện nhúm bỏo cỏo kết quả
- HS làm theo nhóm đôi 
- Đại diện chữa bài 
- HS làm bài cỏ nhõn vào vở đặt cõu cú cỏc từ trên nói về Bác Hồ
VD : Bác là người sống rất giản dị .
 Tự học
Tiết 31: LUYỆN ĐỌC: CHIẾC RỄ ĐA TRềN
 A. Mục tiêu:
+ Củng cố cho HS kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn, ngắt nghỉ sau dấu câu, cụm từ.
- Biết đọc phân vai.
- Hiểu nội dung các bài đọc : Chiếc rễ đa trũn
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi đoạn khó đọc
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Đọc : Chiếc rễ đa trũn
- Nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Luyện đọc :
+ Bài : Chiếc rễ đa trũn
- Luyện đọc đoạn khó
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
* Trả lời các câu hỏi:
1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
3. Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?
4. Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
5. Hãy nói một câu:
a. Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi
b. Về thái độ của Bác đối với mỗi vật xung quanh.
+ Luyện đọc phân vai 
- Nêu nội dung của bài tập đọc?
Gv khái quát chung chốt ý đúng.
IV. Củng cố:
- Qua các bài tập đọc em thấy Bác Hồ là người như thế nào?
V. Dặn dò:
- Về nhà tập đọc lại bài
- Hát
- HS nêu
- 1HS đọc
- 2 HS đọc toàn bài
- Luyện đọc đoạn khó
- Luyện đọc theo nhóm 2
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn
- HS trả lời cỏc cõu hỏi
- Luyện đọc phân vai
- Nhận xét
- Nêu nội dung của các bài tập đọc
- Bác là người nhân ái biết quan tâm đến mọi người xung quanh, rất thương yêu các em thiếu nhi..
- HS nờu lại
 Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012
Toán củng cố
Tiết 58: luyện tập về phép trừ ( không nhớ ) 
trong phạm vi 1000
A. Mục tiêu:
- Củng cố về phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 và giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tính và giải toán cho HS.
- Giáo dục HS chăm học.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ
- Phiếu HT
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra việc làm bài tập của HS
III. Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1( 73): Tính.
- Khi đặt tính cần chú ý gì?
- Ta thực hiện như thế nào?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính, khi biết
a) Số bị trừ bằng 648, số bị trừ bằng 232
b) Số bị trừ bằng 286, số trừ bằng 104
c) Số bị trừ bằng 158, số trừ bằng 26.
- Khi đặt tính cần chú ý gì?
- Ta thực hiện như thế nào?
* Bài 3: Tính
a) 567 - 235 + 124
b) 213 + 365 - 457
c) 684 - 232 – 311
- Gv củng cố cộng, trừ khụng nhớ trong phạm vi 100.
* Bài 4: Điền dấu>, <, =
a) 230 + 312967 - 426
b) 786 – 324875 – 411
c) 859 - 235.203 – 311
- Gv chữa chung củng cố so sỏnh cỏc số cú ba chữ số
* Bài 5: Tìm x:
a) x + 425 = 673	c) 525 + x = 648
b) x - 214 = 353	 d) x – 346 = 423
- GV củng cố tỡm tỡm số hạng, số bị trừ.
* Bài 6: 
 Trên trời có 183 con chim, có 121 con bay đi. Hỏi đàn chim còn bao nhiêu con?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 7: Tính nhanh
42 + 17 + 16 + 18 + 13 + 14 + 100
IV. Củng cố:
- Nhắc lại cách trừ?
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài lại .
- Hát
- HS nêu yêu cầu
- Thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS làm phiếu cá nhân:
 121 711 133 211
- HS nêu yêu cầu
- Viết các hàng thẳng cột với nhau
- Thực hiện tớnh từ phải sang trái.
- HS nêu yêu cầu
- Thực hiện vào vở
- 1 em chữa bài
- HSKG làm bài cỏ nhõn
- 1 HS chữa bài và giải thớch cỏch làm
- Hs nờu yờu cầu 
- Cả lớp làm bảng con
- HS đọc đề bài
- HS nêu
- Tự tóm tắt và giải vào vở
 Bài giải
 Đàn chim có số con là:
 183 - 121 = 62( con )
 Đáp số: 62 con chim
- HSKG làm bài cỏ nhõn
- Vài HS nêu lại
Tiếng việt củng cố
 Tiết 62: luyện viết: Chú mèo lười
A. Mục tiêu:
- Giúp HS: Rèn kĩ năng nghe đọc ,viết một đoạn văn bài: Chú mèo lười
- Yêu cầu viết đúng cỡ, mẫu chữ, đảm bảo tốc độ.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ trình bày đoạn văn mẫu.
C. Các họat động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kiểm tra vở luyện viết của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn luyện viết:
- GV đọc mẫu đoạn viết ở bảng phụ
Chỳ mốo lười
Cuộn trũn bờn cạnh bếp tro
Mốo lười đi ngủ chẳng lo học bài.
Đến lớp mốo bị điểm hai
Hai tai cụp xuống ai ai cũng cười.
Mốo thấy bạn cỳn được mười
Cỳi đầu xấu hổ mốo lười hứa luụn.
Từ nay cụ giỏo đừng buồn
Em và bạn cỳn sẽ cựng thi đua.
 Nguyễn Thị Hải Hà
- Bài thơ có mấy câu?
- Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- Tìm từ khó viết?
- Sửa lỗi cho HS
+ Vỡ sao chỳ mốo trong bài được gọi là “chỳ mốo lười” ?
2. + Vỡ sao khi mốo đến lớp ai ai cũng cười ?
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ
- GV đọc chậm từng câu, cụm từ
- Đọc soát lỗi cho HS.
- Chấm bài , nhận xét cụ thể từng bài của HS
IV. Củng cố:
- Bài thơ này muốn khuyờn chỳng ta điều gỡ?
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Về nhà viết lại bài chính tả.
- Hát
- HS theo dõi trên bảng phụ
- 4 câu
- Cuộn, mèo, đến  vì đầu câu, đầu dòng
- HS tìm và luyện viết trên bảng con:
Cuộn, xấu hổ,.
- Vỡ chỳ suốt ngày đi ngủ, khụng lo học học bài.
- Vỡ mốo khụng lo học bài nờn bị điểm kộm.
- HS viết vào vở
- Tự soát lỗi, đổi vở chữa bài
- Phải chăm chỉ học hành.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 31: Chúng em hát về hoà bình hữu nghị
A. Mục tiêu: 
- HS biết biểu diễn các bài hát ca ngợi về hoà bình hữu nghị.
- Giáo dục hs tình yêu quê hương đất nước
- Rèn cho hs tư thế tác phong biểu diễn
B. Đồ dùng dạy- học:
- HS đã chuẩn bị các bài hát 
- Trang phục biểu diễn văn nghệ của các đội
- 1 học sinh dẫn chương trình
C. Các hoạt động dạy- học: 
I. ổn định tổ chức: - Hát
II. Khởi động: 
- Cả lớp hát một bài
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Ôn các bài hát ca ngợi về hoà bình hữu nghị:
- HS nêu tên các bài hát ca ngợi về hoà bình hữu nghị mà em biết?
- HS phát biểu: 
* Tổ chức biểu diễn văn nghệ.
- Giáo viên duyệt trước chương trình văn nghệ và thống nhất với cán bộ lớp nội dung biểu diễn.
- Cán bộ lớp tự điều khiển chương trình (Giới thiệu ý nghĩa, người dự, người dẫn chương trình.)
* Hoạt động 2: Thực hiện nội dung đã chuẩn bị
- Khi người dẫn chương trình giới thiệu đến tiết mục nào thì nhóm học sinh đã chuẩn bị lên biểu diễn tiết mục đó.
- Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh nội dung
+ Nêu chủ đề buổi văn nghệ
+ Giới thiệu người dự
+ Giới thiệu từng tiết mục
VD: Mở đầu là đơn ca nữ bạn.. hát bài: Trái đất này là của chúng mình.
- Tiếp sau đây là tiết mục đọc thơ bạn.. với bài:.
+ Tốp nam, nữ với bài: ..
+ Đơn ca bạn.. với bài hát : 
+Hs múa các bài tự chọn.
+ Lời kết, lời chào và cảm ơn
IV. Củng cố:
Giáo viên nhận xét : + Việc chuẩn bị của học sinh
 + Kết quả buổi văn nghệ
V. Dặn dò: 
- Tìm và tập hát các bài hát về hoà bình hữu nghị.
 Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2012
 Thủ công
 Tiết 31: làm con bướm ( t1 )
A. Mục tiêu:
- Biết cách làm con bướm. Làm được con bướm bằng giấy.Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng.
+ Với HS khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng.
Có thể làm được con bướm có kích thước khác.
B. Chuẩn bị:
- Con bướm mẫu bằng giấy 
- Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình vẽ minh hoạ từng bước 
- Giấy thủ công, hồ dán, kéo, bút chì, thước, sợi chỉ
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- Hát
III. Bài mới: 
*HĐ1: Hướngdẫn HS quan sát và nhận xét 
- Giới thiệu con bướm mẫu bằng giấy.
- Con bướm được làm bằng gì ? có những bộ phận nào ?
- Bằng giấy 
- Cánh, thân, râu
- Gỡ 2 cánh về tờ giấy hình vuông để HS nhận xét cách gấp cánh bướm.
* HĐ2: Hướng dẫn mẫu 
+Bước 1: Cắt giấy 
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô
- Cắt 1 nan giấy HCN màu dài 12 ô
Rộng gần nửa ô để làm râu bướm.
+Bước 2: Gấp cánh bướm 
- Hướng dẫn HS
- Tạo các đường nếp gấp 
+ Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô thành đường chéo như H1 được H2
+ Gấp liên tiếp 3 lần
+ Gấp các nếp gấp cánh 
+ Gấp tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô được đôi cánh bướm thứ hai
+ Bước 3: Buộc thân bướm 
- Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh bướm ở 2 nếp gấp dấu giữa sao cho 2 cánh bướm mơ theo hai hướng ngược chiều nhau.
+ Bước 4: Làm râu bướm 
- Gấp đôi nan giấy làm râu bướm
- Dán râu vào thân bướm 
*HĐ3: Thực hành 
- HS cắt giấy và tập gấp cánh bướm 
- GV giúp đỡ HS yếu
- HS thực hành cắt, gấp
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị giờ sau
Toán củng cố
 Tiết 59: Luyện tập các phép tính cộng ,trừ
A. Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng thực hành tính với các phép tính cộng trừ 
- HSKG: Làm thêm bài 3.
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng nhóm , bút dạ 
C. Các hoạt động dạy- học: 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt tính rồi tính : 57 + 45 ; 126 + 72
- Nhận xét , cho điểm 
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn ôn tập 
*Bài 1 : Nháp 
Giải bài toán theo tóm tắt sau 
 9 tuổi
Anh 
Em ? tuổi
 7 tuổi
- Chữa bài , nhận xét 
*Bài 2 ( bảng con ) 
Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là :
347 và 125 251 và 50 384 và 161
239 và 118 658 và 446 472 và 102
 - Nêu lại cách đặt tính và tính 
Nhận xét 
*Bài 3 ( Dành cho HSKG ) 
 Nhà Tý nuôi 2 con mèo và 4 con chó . Hỏi có tất cả bao nhiêu chân mèo và chó?
GV chữa chung, chốt lời giải đúng
*Bài 4: Tìm x
x – 8 = 23 – 5 5 x = 20 : 1
213 + x = 427 + 13	 x : 4 = 16 : 4
- GV chữa chung
* Bài 5: Điền chữ số thích hợp vào dấu chấm
IV. Củng cố:
- GV khỏi quỏt chung
- Nhận xét giờ .
V. Dặn dò: 
- VN ôn các dạng bài tập trên .
- Hát
- 2 HS lên bảng 
HS quan sát để nêu đề toán 
HS làm cá nhân vào nháp 
1 HS chữa bài 
 Bài giải 
 Tuổi em kém tuổi anh là:
 9 - 7 = 2 ( tuổi )
 Đáp số : 2 tuổi 
3 HS làm bảng lớp 
Lớp làm bảng con 
- HS nêu cách đặt tính 
- HS KG đọc đề 
- HS làm ở nhóm đôi bạn 
- Đại diện nhóm trình bày 
 Bài giải 
Tất cả số mèo và chó là : 
 2+ 4 = 6 ( con )
Số chân mèo và chó là :
 4 6 = 24 ( chân ) 
 Đáp số : 24 chân 
- HS đọc đề 
- HS HG làm bài cỏ nhõn vào vở
- 2 HS chữa bài bảng lớp 
- HS cả lớp làm bài cỏ nhõn vào vở
- 3 HS chữa bài bảng lớp 
Hoàn thiện kiến thức
Tiết 31: ôn : Đáp lời khen ngợi- Tả ngắn về Bác Hồ
A. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng biết đáp lại lời khen ngợi của ai , về việc gì 
- Cần khiêm tốn , vui khi đáp lời khen 
- Biết tả cây hoa , mô tả về Bác trình bày thành đoạn văn với lời tả rõ ràng 
B. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý 
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
III. Bài ôn: 
1.Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài 
* Biết đáp lời khen qua một số tình huống .
* Bài 1 ( miệng ) Nhóm đôi bạn 
Nói lời đáp của em qua các tình huống sau : 
Em viết đẹp được bạn khen 
- Em dọn dẹp nhà cửa gọn gàng được mẹ khen .
- Nhận xét : Khi đáp lời khen ta cần có thái độ thế nào ? 
* Ôn về văn tả qua các câu hỏi gợi ý để viết thành một đoạn văn .
a.Tả về cây hoa 
- Đó là cây hoa gì ? trồng ở đâu ? 
- Cao bằng chừng nào ? 
- Thân cành hoa của cây thế nào ? 
- Em có yêu thích và chăm sóc cây hoa ra sao ? 
- Nhân xét 
b.Tả Bác Hồ 
- Đưa bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý 
- ảnh Bác Hồ treo ở đâu ? 
- Trông Bác như thế nào ? 
- Em muốn hứa với bác điều gì ? 
+ Yêu cầu : Dựa vào các câu trả lời trên để viết thành đoạn văn ( khoảng 5 câu ) 
- Chấm bài , nhận xét 
IV.Củng cố:
- Nêu nội dung bài học.
V. Dặn dò: 
- Về nhà ôn bài 
- Hát
- HS tập nói lời đáp 
- Đại diện nhóm lên sắm vai 
- Lịch sự , nhẹ nhàng ...
- HS làm nháp 
- Một số học sinh đọc bài viết . 
- HS đọc câu hỏi 
- Một số HS trả lời miệng . 
- HS nghe và làm vào vở 
- Một số HS đọc bài viết 
Tuần 32
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Đạo đức 
 Tiết 32: Dành cho địa phương :
 Giúp đỡ gia đình thương binh liệt si ở địa phương (T1)
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu : Những công lao của các chiến sĩ đối với Tổ quốc qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược 
- Giáo dục ý thức tôn trọng , biết ơn liết sĩ bằng các công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình 
B. Đồ dùng dạy- học: 
- Các bài báo tư liệu về việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ .
C. Các hoạt động dạy- học: 
I. ổn định tổ chức: - Hát
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Em đã bảo vệ , chăm sóc loài vật có ích nào ? 
- Nhận xét đánh giá 
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2 . Hoạt động 1 : Nghe đọc tư liệu về việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 
- GV đọc những mẩu tin trên báo , tạp chí 
- HS theo dõi 
3. Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế ở địa phương 
- Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ là làm công việc gì ? 
- ở khu em có những gia đình nào là gia đình thương binh liệt sĩ ? 
- Vì sao cần giúp đỡ các gia đìng thương binh, liệt sĩ?
- Em đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ nào chưa ? 
GV khái quát chung chốt ý đúng.
- HS nêu 
* Lưu ý : Học sinh phân biệt thương binh ( là người có công với nước , bỏ lại một phần cơ thể hoặc bị thương , ảnh hưởng của bom đạn .. Trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu với người bị tật do nghịch pháo, bị tai nạn giao thông)
- Giao việc : Thực hiện giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ ở khu em sinh sống .
IV. Củng cố:
- Nêu lại nội dung bài học.
V. Dặn dò: 
- Nhận xét giờ 
- Nhắc HS thực hiện giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_31_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc