Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 32 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 32 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Tiết 32: LUYỆN TẬP CHUNG

A. Mục tiêu:

- HS rèn kỹ năng cộng , trừ ( không nhớ ) các số có ba chữ số trong phạm vi 1000.

- Vận dụng để giải toán .

- Rèn kỹ năng tính toán , thảo luận .

B. Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ , bút dạ

C. Các hoạt động dạy- học:

I. Ổn định tổ chức: - Hát

II. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra VBT của HS

III. Bài mới:

1. Giới thiêu bài

2. HD giải bài tập

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 32 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Đồ dùng dạy- học: 
- Các bài báo tư liệu về việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ .
C. Các hoạt động dạy- học: 
I. ổn định tổ chức: - Hát
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Em đã bảo vệ , chăm sóc loài vật có ích nào ? 
- Nhận xét đánh giá 
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2 . Hoạt động 1 : Nghe đọc tư liệu về việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 
- GV đọc những mẩu tin trên báo , tạp chí 
- HS theo dõi 
3. Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế ở địa phương 
- Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ là làm công việc gì ? 
- ở khu em có những gia đình nào là gia đình thương binh liệt sĩ ? 
- Vì sao cần giúp đỡ các gia đìng thương binh, liệt sĩ?
- Em đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ nào chưa ? 
GV khái quát chung chốt ý đúng.
- HS nêu 
* Lưu ý : Học sinh phân biệt thương binh ( là người có công với nước , bỏ lại một phần cơ thể hoặc bị thương , ảnh hưởng của bom đạn .. Trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu với người bị tật do nghịch pháo, bị tai nạn giao thông)
- Giao việc : Thực hiện giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ ở khu em sinh sống .
IV.Củng cố:
- Nêu lại nội dung bài học.
V. Dặn dò: 
- Nhận xét giờ 
- Nhắc HS thực hiện giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ .
Tiếng việt củng cố
 Tiết 63: luyện viết: Lá cờ
A. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng nghe đọc- viết một đoạn văn “Cờ mọc trước cửa.bến chợ” (trong bài Lá cờ). Viết đúng cỡ chữ, nét nối, khoảng cách chữ, tốc độ 50 chữ/ 15 phút.Trình bày sạch đẹp.
- HSKG: viết được chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết đoạn viết
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu viết:
Viết đoạn: “Cờ mọc trước cửa.bến chợ” trong bài Lá cờ
2. Luyện viết:
- Đưa bảng phụ, đọc mẫu
- Cờ đỏ sao vàng mọc những nơi nào? 
- Đoạn viết có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn viết cần viết hoa? Vì sao?
- Tìm trong đoạn viết những chữ nào khó viết?
- Sửa lỗi cho HS
- Nhắc nhở cách trình bày( Đưa ra bài mẫu)
- GV đọc từng câu, cụm từ
- Đọc soát bài
- Chấm bài , nhận xét cụ thể từng bài của HS
IV. Củng cố:
- Tuyên dương HS viết tốt.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS viết sai từ 4 lỗi trở lên viết lại.
- Hát
- HS theo dõi
- Cờ đỏ mọc trước cửa mỗi nhà, cờ bay trên những ngọn cây xanh lá, đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ về chợ, cờ cắm trước mũi những chiếc xuồng nối nhau san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ.
- 4 câu
- Cờ , vì đầu câu
- HS tìm và luyện viết bảng con: Lũ lượt, xuồng, san sát
- HS quan sát cách trình bày.
- HS viết vào vở
- HS đổi vở soát bài, chữa lỗi
Tự học
Tiết 32: Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
- HS rèn kỹ năng cộng , trừ ( không nhớ ) các số có ba chữ số trong phạm vi 1000. 
- Vận dụng để giải toán .
- Rèn kỹ năng tính toán , thảo luận .
B. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ , bút dạ 
C. Các hoạt động dạy- học: 
I. ổn định tổ chức: - Hát
II. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra VBT của HS 
III. Bài mới: 
1. Giới thiêu bài 
2. HD giải bài tập 
*Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
217 + 352 79 + 11
125 + 413 27 + 23 
421 + 146 63 + 112 
- Yêu cầu HS làm bài 
* Bài 2 Tính ( nhóm đôi ) 
Yêu cầu HS làm bài 
-
-
-
-
 678 796 847 97
 524 403 325 56
- Nhận xét , sửa sai 
* Bài 3 ( nhóm ) 
Giải bài toán theo tóm tắt sau 
 108 con
Đàn gà 
Đàn vịt 35con
 ? con
Phân tích đề 
Gọi HS chữa bài 
* Bài 4 ( Vở ) 
Can thứ nhất đựng 59 lít dầu . Can thứ 2đựng nhiều hơn can thứ nhất 11 lít dầu . 
Hỏi can thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu 
- Phân tích , tóm tắt 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Chấm bài , nhận xét 
IV. Củng cố:
- Nêu nội dung giờ học 
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò: 
-VN ôn lại bài 
- HS làm bảng con 
- 3 HS làm bảng lớn 
- Nêu cách đặt tính rồi tính 
HS làm nháp 
4 HS làm trên bảng 
Nêu cách tính 
- HS quan sát tóm tắt lập đề toán 
HS làm theo nhóm 
Các nhóm chữa bài 
 Bài giải 
 Đàn vịt có số con là : 
 108 - 35 = 73 ( con ) 
 Đáp số : 73 con vịt 
- HS đọc đề
HS làm vở 
1 HS chữa bài 
 Bài giải 
Can thứ hai đựng số lít dầu là :
 59 + 11 = 70 ( lít ) 
 Đáp số : 70 lít dầu 
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012
Tiết 60: ôn tập các số trong phạm vi 1000
A. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc, viết số có ba chữ số, cấu tạo số có 3 chữ số.
- Biết sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 1000.
- HSKG: làm thêm bài 5.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- GV viết: 507, 490, 455
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: ( Miệng )
a. Đọc các số sau: 112, 132, 119, 255, 124
b. Hãy sắp xếp các số ở phần a:
+ Theo thứ tự từ bé đến lớn
+ Theo thứ tự từ lớn đến bé
- Nhận xét
*Bài 2: Viết các số
Một trăm linh chín, một trăm hai mươi ba, hai trăm tám mươi, năm trăm linh năm, bốn trăm năm mươi lăm.
- Nhận xét
* Bài 3: (Bảng nhóm) >,<, =
- Nhắc lai cách so sánh?
- Nhận xét
* Bài 4: Viết số tròn trăm thích hợp vào chỗ chấm
a. 100, 200, 300, 400, 500
b. 400, 600, 800, 1000
- Nêu đặc điểm của từng dãy số?
* Bài 5: ( Dàng cho HSKG)
- Số tròn trăm nhỏ nhất là số nào?
- Số liền trước số 998 là số nào?
- Số liền sau của 449 là số nào?
- Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn các số sau: 807, 520, 490, 810, 620.
- Hát
- 1 HS đọc số
- Nêu yêu cầu
- Nối tiếp đọc các số
- 2 HS làm bảng nhóm, lớp làm nháp
+ Từ bé đến lớn: 112, 119, 124, 132, 255
+ Từ lớn đến bé: 255, 132, 124, 119, 112
- Nêu yêu cầu
- Lớp viết bảng con, 1 HS viết bảng nhóm: 109, 123, 280, 505, 455
 - Nêu yêu cầu
- Nhắc lại cách so sánh
- HS làm theo nhóm đôi, 2 nhóm làm bảng nhóm
- Chữa bài: 
653 < 673 454 < 455
 576 = 500 + 70 + 6
 100 + 54 > 142
- Đọc đề bài
- Lớp làm nháp, 2 HS thi điền
- Dãy số phần a: Hai số liên tiếp hơn kém nhau 100 đơn vị
Dãy số phần b: Hai số liên tiếp nhau hơn kém nhau 200 đơn vị
- Nêu yêu cầu
- HS trả lời miệng
- 100
- Số 997
- Số 450
- Lớp làm vở
- 1 HS chữa bài : 490, 520, 620, 807, 810
- Chấm bài , nhận xét
IV. Củng cố: 
- Nêu cách viết, đọc số có ba chữ số?
V. Dặn dò:
- Nhắc HS ôn lại các số trong phạm vi 1000. 
Tiếng việt củng cố
 Tiết 64: luyện viết chữ hoa N ( kiểu 2 )
A. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa N - kiểu 2( 2 dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ); Câu ứng dụng: Nhìn xa trông rộng( 4 dòng cỡ nhỏ); Năm châu bốn biển( 4 dòng cỡ nhỏ chữ nghiêng nét thanh nét đậm)
- HSKG: Viết đủ số dòng quy định.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ N kiểu 2 
- Bảng phụ viết sẵn dòng ứng dụng.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Cả lớp viết bảng con M (kiểu 2)
- 1 HS nhắc cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm (2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: miệng).
- GV nhận xét, chữa bài
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích , yêu cầu
2. Hướng dẫn viết chữ hoa 
a. Quan sát nhận xét chữ N hoa kiểu 2
- Nêu cấu tạo chữ N (kiểu 2)
- Cao 5 li, gồm 2 nét giống nét 1 và 3 của chữ M (kiểu 2)
- Nêu cách viết ?
+ Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2
+ Nét 2: Giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2 
- GV vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết
* HS viết bảng con
- GV sửa lỗi
- HS luyện viết bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a. Giới thiệu câu ứng dụng 
- HS đọc : Người ta là hoa đất 
- Nêu nghĩa của cụm từ ứng dụng?
- HS nêu
b. Quan sát nhận xét 
- Cụm từ ứng dụng 
- Nêu các chữ cái có độ cao 2,5 li ?
- N,g,l.h
- Nêu các chữ cái có độ cao 2 li :
- đ
- Nêu các chữ cái có độ cao 1,5 li ?
- t
- Nêu các chữ cái có độ cao 1li ?
- Các chữ còn lại
- Nêu cách viết dấu thanh 
+ Dấu thanh đặt trên các dấu ơ, a dấu sắc đặt trên â 
- Cách viết nét cuối chữ N 
+ Nét cuối của chữ N chạm nét cong chữ g.
* Viết bảng con 
- GV sửa lỗi
 + HS viết bảng con chữ: Người
4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
+ Chữ N 1 dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ
+ Chữ Người một dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ nhỏ
+ Câu từ ứng dụng : 3 dòng cỡ nhỏ 
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nhận xét chung tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà luyện viết trong bài tập trong vở tập viết 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 32: Trò chơi: chạy tiếp sức hoà bình
A. Mục tiêu: 
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : Chạy tiếp sức hào bình.
- Thông qua trò chơi, giáo dục HS tinh thần đoàn kết, hợp tác vì hòa bình
- Rèn cho hs tính bạo dạn trước đông người, tính nhanh nhẹn, khéo léo.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV chuẩn bị vach xuất phát, vạch đích, cờ hiệu lệnh để chơi trò chơi.
 - Sân bãi; mỗi tổ 1 chiếc cờ nhỏ màu xanh da trời, ở giữa có chim bồ câu trắng.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Tổ chức:
- Giới thiệu của yêu cầu của buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Giới thiệu chủ đề của buổi sinh hoạt: chơi trò chơi: chạy tiếp sức hoà bình.
II. Dạy bài mới:
*HĐ1: Trò chơi: Chạy tiếp sức hoà bình
- Gv phổ biến tên trò chơi, ý nghĩa, cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Chiều dài trên sân trường được chia thành nhiều chặng. ở đích của chặng cuối cùng có bố trí lỗ để cắm cờ. Mỗi tổ cử một đội chơi khoảng 4- 5 em. Những thành viên của đội sẽ đứng ở vị trí xuất phát của từng chặng khác nhau. Bắt đầu chơi, theo hiệu lệnh của trọng tài, người số 1 của mỗi đội sẽ cầm cờ chạy hết quãng đường thứ nhất và giao cờ cho người thứ hai của đội mình. Người thứ hai nhận cờ và phải chạy tiếp hết chặng đường thứ hai để giao cờ cho người thứ ba của đội mình. Cứ như vậy cho đến khi người cuối cùng của đội nào mang được cờ về cắm ở đích trước là đội đó thắng cuộc.
+ Luật chơi: Đội nào để rơi cờ trong khi chạy hoặc khi trao cờ cho nhau, đội đó sẽ thua cuộc.
Các tổ cử người tham gia trò chơi.
Tổ chức cho HS chơi thử.
HS chơi thật.
Công bố Đội thắng cuộc trao phần thưởng cho Đội thắng cuộc.
- GV quan sát nhắc nhở chung.
III. Củng cố:
- GV nhận xét chung tiết học.
IV. Dặn dò:
- Thực hiện tốt nội quy lớp học.
+ HS lắng nghe GV hướng dẫn trò chơi 
- Chia lớp thành 2 đội.
- Các nhóm chơi.
- HS tiếp tục vui chơi.
 Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012
 Thủ công
Tiết 32: Làm con bướm ( tiết 2 )
A. Mục tiêu: 
- Biết cách Làm con bướm. Làm được con bướm bằng giấy.Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng.
+ Với HS khéo tay: làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng.
- Có thể làm được con bướm có kích thước khác.
- Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : Con bướm mẫu. Quy trình làm con bướm, giấy thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ, sợi dây đồng nhỏ
- HS : Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ, sợi dây đồng nhỏ
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. HS thực hành làm con bướm
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm con bướm bằng giấy theo 4 bước
+ GV nhắc HS :
- Các nếp gấp phải thẳng, cách đều, miết kĩ
- GV quan sát, giúp đỡ các em còn lúng túng
2.Tổ chức trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Về nhà tập gấp lại con bướm. Giờ sau chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán để làm.
- Hát
- Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ, sợi dây đồng nhỏ
+ Bước 1 : cắt giấy
- Bước 2 : Gấp cánh bướm
- Bước 3 : Buộc thân bướm
- Bước 4 : Làm râu bướm
+ HS thực hành theo nhóm
+ HS trưng bày sản phẩm của mình
+ HS nhận xét , bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
	 Toán củng cố
 Tiết 61: luyện tập về phép cộng và phép trừ
A. Mục tiêu:
+ Giúp HS củng cố về: 
- Kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, phép trừ ( Có nhớ và không nhớ) trong phạm vi 1000.
- áp dụng tính cộng trừ vào giải toán.
- HSKG: Làm thêm bài 5
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ , bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn giải một số bài tập:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Nêu các bước thực hiện?
- Chữa bài , nhận xét
+ Lưu ý cách đặt tính và tính
* Bài 2: Tính nhẩm
- Nêu cách nhẩm?
- Nhận xét
* Bài 3: Tìm hiệu của mỗi cặp số sau:
47 và 25 53 và 46
73 và 52 32 và 17
- Muốn tìm hiệu em làm phép tính gì?
- Nhận xét
* Bài 4: ( Vở )
 Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Đàn gà: 35 con
Đàn ngan: 49 con
Cả hai đàn: ..con?
- Phân tích đề
- Chấm bài , nhận xét
* Bài 5: (HSKG)
a)Viết 10 số lẻ liên tiếp lớn hơn 14 nhỏ hơn 100:.................................................
b)Tính hiệu của số cuối và số đầu trong các số vừa viết:......................................
c)Viết hiệu vừa tìm được thành tích của một số với 3:..........................................
- GV chữa chung, chốt lời giải đúng
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Về nhà làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 1000.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- Nêu : 2 bước: Đặt tính , tính từ phải sang trái
- Lớp làm bảng con, 3 HS làm bảng nhóm:
 82 711 611 377
- Nêu yêu cầu
- Nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét, chữa bài:
30 + 25 = 55 19 + 80 = 99
40 + 26 = 66 43 + 30 = 73
200 + 700 = 900 100 + 77 = 177
- HS nêu
- Nêu yêu cầu
- HS làm nháp, 4 HS làm bảng nhóm
47 - 25 = 22 73 - 52 = 21
53 - 46 = 7 32 - 17 = 15
- HS nêu
- Nêu yêu cầu
- 2 HS đặt lại đề toán
- Phân tích đề
- Lớp làm vào vở
- 1 HS chữa bảng phụ:
 Bài giải
 Cả hai đàn có số con là:
 35 + 49 = 84 ( Con )
 Đáp số: 84 con
- HS nêu yêu cầu 
- HSKG làm bài cá nhân
- 3 HS chữa bài và giải thích cách làm
a. 10 số lẻ liên tiếp lớn hơn 14 và nhỏ hơn 100 là: 15,17,19,21,23,25,27,29, 31,33
b. Hiệu của số đầu và số cuối là: 
 33 – 15= 18
c. Viết hiệu thành tích của một số với 3:
 6 
Hoàn thiện kiến thức
Tiết 32: Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
Củng cố về: Kĩ năng thực hiện các phép tính nhân, phép chia trong phạm vi 100.
- áp dụng tính nhân, chia vào giải toán.
- HSKG: Làm thêm bài 5
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ
- Phiếu HT
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1: Tính nhẩm
5 6 = 30 36 : 4 = 9 24 : 3 = 8
4 7=28 25 : 5 = 5 3 8 = 24 
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2: Tính
3 4 + 37 = 12 + 37 ; 45 : 9 5 = 5 5
 = 49 =25
8 5 : 4 = 40 : 4 ; 3 7 + 58 = 21+ 58
 = 10 = 79
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 3:
 Học sinh lớp 5A xếp thành 10 hàng, biết rằng mỗi hàng có 5 học sinh. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh?
- HS lớp 5A xếp thành mấy hàng?
- Mỗi hàng có bao nhiêu HS?
- Làm thế nào tính được số HS cả lớp?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: Tìm x
- Nêu cách tìm số bị chia? Nêu cách tìm thừa số?
8 x = 24 x : 4 = 6
 x = 24 : 8 x = 6 4
 x = 3 x = 24
18 : x = 2 x 4 = 24
 x = 18 : 2 x = 24 : 4
 x = 9 x = 6
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 5: ( Dành cho HSKG)
Tìm hai số có tích bằng 4 và tổng bằng 5.
GV chữ chung chốt cách giải đúng.
Ta có: 5= 0 + 5 0 5 = 0
 5= 1 + 4 1 4 = 4
 5 = 2+ 3 2 3 = 6
Trong các trường hợp trên chỉ có trường hợp 2 thoả mãn yêu cầu của đề bài. Vậy hai số cần tìm là 1 và 4.
IV. Củng cố:
- Đánh giá giờ học.
V. Dặn dò:
- Ôn lại bài.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS tự làm
- Nối tiếp nêu kết quả
- Nêu yêu cầu
- 4 HS làm trên bảng
- Lớp làm nháp- Nêu KQ
- HS đọc đề
- 10 hàng
- 5 học sinh
- Thực hiện phép nhân 5 10
- HS làm vở
 Bài giải
 Số học sinh của lớp 5A là:
 5 10 = 50( học sinh)
 Đáp số: 50 học sinh
- HS nêu
- Làm phiếu HT
- Chữa bài
- HS nêu yêu cầu
- Tự làm bài cá nhân.
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ và giải thích cách làm.
Tuần 33
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
Đạo đức
Tiết 33: dành cho địa phương: Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương( tiết 2)
A. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu : Những công lao của các chiến sĩ đối với Tổ quốc qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược 
- Giáo dục ý thức tôn trọng , biết ơn liết sĩ bằng các công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình 
B. Đồ dùng dạy- học:
- Giấy, bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã giúp đỡ gia đình liệt sĩ , thương binh nào? Làm việc gì?
- Nhận xét , đánh giá
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn nội dung:
- Hãy nêu những việc làm để giúp đỡ gia
- Hát
- 2 HS nêu
đình thương binh liệt sĩ?
- Thái độ của em khi tới giúp đỡ gia đình thương binh , liệt sĩ?
- Chia nhóm 4
 Mỗi thành viên trong nhóm viết vào giấy kể những việc làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.
2 HS viết bảng nhóm
- Nhận xét, tuyên dương nhóm , cá nhân giúp đỡ được nhiều việc
IV. Củng cố:
- GV khái quát chung.
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Nhắc nhở HS tiếp tục giúp đỡ gia đình thương binh , liệt sĩ.
- HS nêu
- Lớp nhận xét
- Hoạt động theo nhóm 4
- Các nhóm trình bày trước lớp
- Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_32_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc