Đạo đức
Tiết 5: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( Tiết 1 )
A. Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào; Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi; Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi; Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
- HS biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp
+ GDKNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp; KN quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
+ GDTTHCM: Bộ phận: Bác Hồ là tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp: Giáo dục đức tính gọn gàng ngăn nắp.
+ GDMT: ( liên hệ) : Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.
Tuần 5 Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011 ổn định tổ chức: Hát Kiểm tra sĩ số: Đạo đức Tiết 5: Gọn gàng, ngăn nắp ( Tiết 1 ) A. Mục tiêu: - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào; Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi; Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi; Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. - HS biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp + GDKNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp; KN quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. + GDTTHCM: Bộ phận: Bác Hồ là tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp: Giáo dục đức tính gọn gàng ngăn nắp. + GDMT: ( liên hệ) : ăn mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh. B. Đồ dùng dạy- học: - GV : Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ 2 tiết 1. Dụng cụ diễn kịch HĐ1 tiết 1 - HS : VBT C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: - Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ? - GV nhận xét II. Bài mới: 1. Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu ? * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp * Cách tiến hành: - GV đọc kịch bản một lượt - Chia nhóm 4 , giao kịch bản - Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở ? - Để như vậy có tác dụng gì? - Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì ? - Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người quý mến + HS làm việc theo nhóm - Một nhóm HS trình bày hoạt cảnh - HS thảo luận sau khi xem hoạt cảnh - Vì bạn Dương không gọn gàng, ngăn nắp, để đồ dùng lộn xộn. - Mất thời gian tìm kiếm - Cần rèn thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt. + GVKL : Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt 2. Thảo luận nhận xét nội dung * Mục tiêu : Giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp * Cách tiến hành: + GV chia nhóm : quan sát và thảo luận -Nêu nội dung từng tranh? -Nêu nhận xét bình chọn của mình? + HS làm việc theo nhóm, nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa ? Vì sao? - Đại diện nhóm trình bày + GVKL : Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 1, 3 là gọn gàng, ngăn nắp. Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2 và 4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở để không đúng nơi quy định 3. Bày tỏ ý kiến * Mục tiêu : Giúp HS biết đề nghị, bày tỏ ý kiến của mình với người khác. * Cách tiến hành: - GV nêu tình huống : Bố mẹ xếp cho Nga góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga. Theo em Nga nên làm gì để giữ cho góc học tập luôn gọn gàng ngăn nắp ? + GVKL : Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định III. Củng cố: - Nêu ghi nhớ ( SGK) - GV nhận xét chung giờ học, liên hệ thực tế ở lớp IV. Dặn dò: - Thực hiện thường xuyên nếp sống gọn gàng, ngăn nắp. + HS nghe - HS thảo luận - Một số HS lên trình bày ý kiến Tiếng việt củng cố Tiết 9: luyện tập kể chuyện A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện: Bím tóc đuôi sam, chiếc bút mực; Biết kể chuyện tự nhiên phối hợp với lời kể và và điệu bộ , nét mặt; Biết thay đổi giọng kể với nội dung. - HSKG: Kể được toàn bộ chuyện B. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ SGK C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài 2. Hướng dẫn kể chuyện: * Kể chuyện: bím tóc đuôi sam - Kể từng đoạn theo tranh - Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm ( 5 nhóm) Mỗi nhóm 3 em - Thi kể chuyện trước lớp - Nhận xét - Kể truyện theo vai - Nhận xét, tuyên dương * Kể chuyện: Chiếc bút mực - HS kể từng đoạn theo tranh - Nhận xét cách kể của bạn - Kể chuyện theo vai trong nhóm - Nhận xét các nhóm * Kể toàn bộ câu chuyện: - Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt III. Củng cố: - Bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất - Nhận xét giờ. IV. Dặn dò: - Về nhà kể nhiều lần - Mỗi HS trong nhóm kể một đoạn - Các nhóm cử đại diện kể - Thi kể trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn - Kể chuyện theo vai trong nhóm - Mỗi nhóm tự phân vai và thể hiện - Quan sát tranh, kể từng đoạn trong nhóm - Kể từng đoạn trước lớp - Kể theo vai trong nhóm - HSKG kể toàn bộ chuyện - Nhận xét Tự học Tiết 5: ôn tập về phép cộng có nhớ A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về - Cách đặt tính và tính số có hai chữ số, cộng với số có hai chữ số ( Cộng có nhớ ) - Vận dụng giải toán có lời văn. - HSKG: Đặt được đề toán bài 3 B- Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm, phiếu học tập, bảng phụ C.Các hoạt động dạy - học: I. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ ôn II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài 2. Hướng dẫn ôn bài *Bài 1: ( Bảng con ) : Tính - Phát phiếu học tập, bảng nhóm - Nhận xét, chữa bài trên bảng nhóm *Bài 2: ( Bảng con ) - Đặt tính rồi tính 48+25 64+36 58+13 12+38 78+19 41+29 - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số ( Có nhớ) *Bài 3: ( Vở ) - Giải bài toán theo tóm tắt sau: Vải trắng: 58 dm Vải đỏ: 39 dm Cả hai tấm vải: dm ? - Chấm, chữa bài *Bài 4: ( Trò chơi ) - GV nêu yêu cầu: 2 đội chơi mỗi đội 4 em lần lượt từng em tính và điền số vào ô trống. - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc III. Củng cố: - Nhận xét giờ IV. Dặn dò: - Về nhà ôn bài - Nêu yêu cầu - Làm phiếu và bảng nhóm theo nhóm 2 - Trình bày bảng nhóm chữa bài: Kết quả: 63, 87, 86, 42, 55 - Nêu yêu cầu - HS làm bảng con - Nhận xét, chữa bài: 73 100 71 50 97 70 - 2 HS nêu yêu cầu - HSKG đặt đề toán - Lớp làm vào vở, 2 HS chữa bảng nhóm Bài giải: Cả hai tấm vải dài là: 58 + 39 = 97 ( dm ) Đáp số: 97 dm - 2 đội lên chơi , lớp cổ vũ cho 2 đội 40 90 97 51 +11 +7 +21 +39 19 Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011 ổn định tổ chức: Hát Kiểm tra sĩ số:.. Toán củng cố Tiết 8: luyện tập về cộng có nhớ, hình chữ nhật, hình tứ giác A. Mục tiêu: - Củng cố cho HS các yếu tố về hình học: Hình chữ nhật, hình tứ giác - Từ điểm cho trước các em có thể vẽ hình tứ giác, hình chữ nhật - Củng cố dạng toán cộng có nhớ. B. Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm, một số mảnh nhựa hình chữ nhật, hình tứ giác C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra: - Nêu đặc điểm của hình chữ nhật, hình tứ giác? - Nhận xét II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài - Nêu nội dung , yêu cầu giờ học 2. Hướng dẫn ôn tập: *Bài 1: (Miệng ) - Tìm trong lớp học có đồ vật nào có dạng hình chữ nhật? - Yêu cầu HS thực hành xếp hình chữ nhật từ các mảnh nhựa ở bộ đồ dùng *Bài 2: ( Nháp) - Dùng thước và bút nối các điểm để được: a, Hình chữ nhật . A .B .M .N . D .C . Q .P b. Hình tứ giác: .G .E . H . K *Bài 3: Ghi tên tất cả các hình chữ nhật có trong hình sau: A B M N D C - Gọi một số HS chữa bài *Bài 4: ( Bảng con) - Đặt tính rồi tính: 25+45 7+33 72+19 39+26 28+9 48+25 - Nêu cách đặt tính và tính? *Bài 5: ( Vở) Đoạn thẳng AB dài 46 dm. Đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB 17 dm. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu dm? - Gọi HS chữa bài - Chấm, nhận xét III. Củng cố: - Nhận xét giờ IV. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài - HS nêu - Nhận xét - Nối tiếp nhau nêu miệng - hộp phấn, mặt bàn - HS lấy BĐD toán ra xếp hình chữ nhật - Nêu yêu cầu - HS làm bảng nhóm - Chữa bài - Nêu tên hình: a. Hình chữ nhật: ABCD, MNPQ b. Hình tứ giác: EGHK - Nêu yêu cầu - HS làm nháp - Hình chữ nhật: ABCD, ABNM, MNCD - Nêu yêu cầu - Lớp làm bảng con - Chữa bài: 70 65 40 37 91 73 - HS nêu - Đọc đề bài - Phân tích đề, tóm tắt bài - Lớp làm vở - 1 HS chữa bài : Bài giải Đoạn thẳng CD dài là: 46 +17 = 63 ( dm) Đáp số: 63 dm Tiếng việt củng cố Tiết 10: Luyện tập về từ chỉ sự vật. ngày, tháng, năm. A. Mục tiêu: - Khắc sâu cho HS về các từ chỉ sự vật; Biết dùng từ đặt câu đơn giản; Biết đặt câu theo mẫu: Ai ( Cái gì, con gì ) là gì?; - Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT2) - HSKG: Biết đặt các mẫu câu sáng tạo. B. Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm, bút dạ C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ ôn II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài 2. Hướng dẫn ôn tập: *Bài 1: (Miệng) Đọc các từ ngữ sau: - Thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai - Trường: Trường Tiểu học Kim Đồng a. Chép lại các từ ngữ trên vào hai cột, cột A: Từ chỉ sự vật nói chung. Cột B: từ chỉ sự vật cụ thể Từ ở cột A Từ ở cột B Thành phố Bệnh viện Trường - Thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Bạch Mai - Trường Tiểu học Kim Đồng. b. Chép lại các từ ngữ được viết hoa - Nhận xét, chữa bài - Tìm thêm một số từ chỉ sự vật? *Bài 2 ( vở) - Viết 1 câu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) – là gì? để: - Giới thiệu nghề nghiệp của bố hoặc của mẹ em: - Giới thiệu bộ phim ( hoặc bức tranh) em thích - Nhận xét, sửa sai củng cố kiếu câu: Ai ( cái gì, con gì) – là gì? để: Ví dụ: - Mẹ em là giáo viên. - Bố em là công nhân. - Bộ phim em thích nhất là Tôm và Jen ly. - Bức tranh em thích là bức “ Mùa thu vàng” *Bài 3: ( Miệng ) Trả lời câu hỏi a. Một tuần có mấy ngày, là những ngày nào? b Một quý có mấy tháng, là những tháng nào? c. Một năm có bao nhiêu tháng? d. Một ngày đêm có bao nhiêu tiếng đồng hồ? - Gv chữa chung, chốt lời giải đúng *Bài 4: ( Nhóm ) Gạch chân dưới các từ chỉ người, chỉ con vật, cây cối có trong đoạn văn sau: “Thoắt một cái, Sóc Bông đã leo lên ngọn cây. Đó là một chú bé hoạt bát nhất của cánh rừng.” - Gv nhận xét, đánh giá III. Củng cố: - Nhận xét giờ IV. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Đọc yêu cầu - HS làm vở bài tập - Nối tiếp tìm thêm các từ chỉ sự vật - Đọc yêu cầu - HS vở, 3 HS làm bảng nhóm - Nhận xét, chữa bài - Nêu yêu cầu - HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét bài của bạn - Đọc đề bài - Lớp làm phiếu học tập theo nhóm 2 - 2 nhóm làm bảng nhóm - Chữa trên bảng nhóm Hoạt động ngoài giờ lên lớp An toàn giao thông Bài 1: an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường A. Mục tiêu: - HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. - HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố ( Không có hè đường, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh ) - Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. - Biết cách đi trong ngõ hẹp, qua ngã tư, đường lấn chiếm. B. Đồ dùng dạy- học: -Tranh phóng to, 5 phiếu cho HĐ2; 2 bảng chữ : An toàn , nguy hiểm C. Các hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm - GV giải thích an toàn nguy hiểm - Đưa ra tình huống không an toàn ( SGV tr 10,11 ) +Kết luận: - Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn. - Đi bộ qua đường tuân theo tín hiệu đường giao thông là an toàn - Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ đèo là nguy hiểm * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt an toàn và nguy hiểm: - Thảo luận nhóm 4 theo phiếu ( SGV tr12) để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến : 1- Nhờ người lớn đưa ra lấy hộ 2- Không đi và khuyên bạn không đi 3- Nắm vạt áo của mẹ 4- Không chơi và khuyên các bạn tìm chỗ khác chơi. 5- Tìm người lớn và đưa qua đường. + Kết luận: Khi đi bộ qua đường, trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng, đá cầu trên vỉa hè đường phố, nhắc nhở bạn không tham gia các hoạt động nguy hiểm. * Hoạt động 3: An toàn trên đường đến trường: - Cho HS nói về an toàn trên đường đi học - Em đi đến trường trên con đường nào? - Em đi như thế nào để được an toàn ? + Kết luận: Trên đường có nhiều loại xe đi lại, ta phải chú ý khi đi trên đường, đi trên vỉa hè hay lề bên phải, quan sát kĩ khi qua đường. * Củng cố ,Dặn dò: - Kể vài ví dụ về an toàn và nguy hiểm ? - Nhắc lại thế nào là an toàn và nguy hiểm. Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011 ổn định tổ chức: Hát Kiểm tra sĩ số:.. Thủ công Tiết 5: Gấp máy bay đuôi rời ( tiết 1) A. Mục tiêu: - HS biết cách gấp được máy bay đuôi rời, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng - Gấp được máy bay đuôi rời - HS khéo tay: Gấp được máy bay đuôi rời, các nếp gấp phẳng, thẳng. Sản phẩm sử dụng được. - HS yêu thích gấp hình B. Đồ dùng dạy- học: GV : Mẫu máy bay đuôi rời được gấp bằng giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ A4. - Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh hoạ cho từng bước - Giấy thủ công và giấy nháp tương đương khổ A4 - Kéo, bút màu, thước kẻ HS : Kéo, bút, thước, giấy màu C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS II. Bài mới: 1. GV HD HS quan sát và nhận xét - Nhận xét về hình dáng, đầu, cánh, thân, đuôi máy bay - GV mở dần phần đầu, cánh máy bay trở về lúc chưa gấp - Tờ giấy dùng để gấp đầu, cánh máy bay có dạng hình gì ? - Tờ giấy dùng để gấp thân và đuôi máy bay có dạng hình gì ? 2. GV HD mẫu * Bước 1 : Cắt tờ giấy HCN thành một HV và một HCN - Giấy màu, thước, kéo, bút... + HS quan sát mẫu gấp máy bay đuôi rời - HS nhận xét - Hình vuông - Hình chữ nhật - HS theo dõi - HS quan sát - Gấp chéo tờ giấy HCN như hình 1b - Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b, mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu gấp được một HV và HCN * Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay * Bước 3 : làm thân và đuôi máy bay - Dùng phần giấy HCN còn lại để làm thân, đuôi máy bay. - Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật theo chiều dài . Gấp đôi 1 lần nữa để lấy dấu gấp như H. 11a được hình thân máy bay ( Phần đầu của thân máy bay vẽ vát vào) – Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy HCN theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng 1/4 chiều dài để làm đuôi máy bay. Gạch chéo các phần thừa ( H11b) - Dùng kéo cắt bỏ phần gạch chéo được hình 12 * Bước 4: Mở phần đầu và cánh máy bay ra như H.9b cho thân máy bay vào trong( H. 13) gấp trở lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh( H.14)Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp( H.15a) bẻ đuôi máy bay ngang sang 2 bếnau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay( H.15b) và phóng chếch lên không trung. + GV gọi 1 hoặc 2 HS thao tác lại các bước gấp đầu và cánh máy bay đuôi rời - GV quan sát giúp đỡ HS yếu kém III. Củng cố: - Nhận xét giờ học. IV. Dặn dò: -Về thực hành làm đồ chơi. - 1, 2 HS thao tác lại các bước - Cả lớp gấp đầu và cánh máy bay bằng giấy nháp ________________________________________________________________ Toán củng cố Tiết 7: luyện tập bài toán về nhiều hơn A. Mục tiêu: - Củng cố cho HS kĩ năng giải bài toán về nhiều hơn. - Rèn kĩ năng trình bày bài giải dạng toán này. - HSKG: Biết tóm tắt dạng toán này ; làm thêm bài 4 B. Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm, bút dạ, bảng phụ C. Các hoạt động dạy - học: I. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ ôn II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài - Nêu yêu cầu, nội dung giờ học 2. Hướng dẫn ôn tập: *Bài 1: Nháp Em có 7 quyển vở. cị có nhiều hơn em 2 quyển vở. Hỏi chị có mấy quyển vở? - Hướng dẫn phân tích đề - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Thuộc dạng toán nào? - Chữa bài, nhận xét *Bài 2: ( Nhóm 2) Tóm tắt Gà trống: 8 con Gà mái nhiều hơn gà trống: 5 con Gà mái:. con? - Chữa bài nhận xét *Bài 3: ( Vở ) Giải bài toán theo tóm tắt sau Em cao : 78 cm Anh cao hơn em: 15 cm Anh cao: .cm? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Chấm, nhận xét, chữa bài * Bài 4: Đặt đề toán có phép tính 28 + 37 rồi giải bài toán đó - GV chọn 1 đề toán cho cả lớp cùng giải: Nhà lan nuôi được 28 con vịt. Nhà Bình nuôi được nhiều hơn nhà Lan 37 con vịt. Hỏi nhà Bình nuôi được bao nhiêu con vịt? - Chấm, nhận xét, chữa bài III. Củng cố: - Trò chơi: Thi sáng tác đề toán theo số + Cách chơi: Chọn 2 đội chơi , GV đưa ra cặp số 7 và 5. Yêu cầu HS đặt đề toán trong đó có sử dụng 2 số trên ( Bài toán chỉ giải bằng 1 phép tính ) Thời gian chơi là 5 phút. Sau 5 phút đội nào có nhiều đề đúng hơn là đội thắng cuộc. - Cho HS chơi trò chơi - GV nhận xét trò chơi - Tuyên dương đội thắng cuộc IV. Dặn dò: - Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập. - Đọc đề bài - Phân tích đề và tóm tắt ( HSKG) - Lớp làm nháp, 2 HS làm bảng nhóm - Chữa bài trên bảng nhóm: - HS nêu Tóm tắt Em có : 7 quyển Chị nhiều hơn em: 2 quyển Chị có: quyển? Bài giải Chị có số quyển vở là: 7 + 2 = 9 ( quyển) Đáp số: 9 ( quyển) - Đọc yêu cầu - Lớp làm nháp theo nhóm 2 , 2 HS bảng nhóm : Gà mái có số con là: 8 + 5 = 13 ( con ) Đáp số : 13 con - Đọc đề bài - Phân tích đề - HSKG nêu bài toán: - HS làm vở, 1 HS chữa bảng: Bài giải Anh cao là: 78 + 15 = 93 ( cm ) Đáp số: 93 cm - Đọc yêu cầu - HSKG nối tiếp nhau đặt đề toán - Tự tóm tắt và giải bài toán vào vở. Bài giải Nhà bình nuôi được số con vịt là: 28 + 37 = 65 ( con) Đáp số: 65 con - HS nghe hướng dẫn - HS chơi Hoàn thiện kiến thức Tiết 5: Luyện tập về cảm ơn, xin lỗi A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Hành vi chào hỏi, tự giới thiệu. - Nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ. - HSKG: Biết thái độ khi cảm ơn , xin lỗi B. Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm, phiếu bài tập C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra: - Nói lời chào bố mẹ để đi học - Chào cô khi đến trường - Nhận xét, đánh giá II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài - Nêu mục đích, yêu cầu bài học 2. Hướng dẫn ôn tập: *Bài 1 ( Miệng ) Trong mỗi tình huống sau, em nói lời cảm ơn hay xin lỗi thế nào? - Em chưa đeo được cặp để đi học, bạn đến giúp em đeo cặp? - Em quên mang sách bạn cho em xem chung sách trong giờ học. - Do không chú ý, nên khi chạy ở sân trường, em đụng vào một bạn. - Nhận xét, sửa lỗi + Khi nói lời cảm ơn, xin lỗi các em cần chú ý điều gì? *Bài 2: ( Phiếu nhóm đôi ) - GV đưa tranh vẽ 1 phụ nữ trao quà cho 1 em bé Hãy kể lại sự việc trong tranh bằng 3,4 câu VD: Hoa đoạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp của trường. Cô giáo thưởng cho Hoa một món quà rất đẹp. Hoa thích lắm. em đưa hai tay nhận món quà của cô và lễ phép nói: “ Ôi! Em thích quá. Em cảm ơn cô!” - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, sửa sai *Bài 3: ( Vở) - Nói lời cảm ơn hay xin lỗi trong tình huống: + Bạn cho em mượn bút + Em làm bẩn vở của bạn. + Em làm rách áo bạn. + Bạn chép bài hộ em khi em ốm. III. Củng cố: - Nhận xét giờ. IV. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên trả lời miệng - Nhận xét bạn - HS nêu yêu cầu - Lớp thảo luận nhóm đôi - Một số nhóm lên đóng vai thể hiện lại cách xử lí tình huống - Nhận xét - HSKG trả lời - HS nêu yêu cầu - HS quan sát tranh - Các nhóm làm ra phiếu theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm đọc bài trước lớp - Nêu yêu cầu - HS trả lời các tình huống vào vở
Tài liệu đính kèm: