Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 9 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 9 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Tiết 17:TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP VỀ MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ. KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI

A. Mục tiêu:

 +Ôn rèn kĩ năng nghe và nói:

- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.

+Rèn kĩ năng viết: Viết 1 đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 câu ) về trường em và bản thân em.

- HS KG: Biết viết một đoạn văn đủ ý có sự sáng tạo.

B. Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 9 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ.
c, Chỉ dành thời gian cho học
d, Tự giác học không cần nhắc
e, Tự sửa chữa trong bài làm của mình
- Chữa bài.
*Kết luận :+ Các ý đúng là: a, b, d, đ.
- Chăm chỉ học tập có lợi gì?
 3. Liên hệ thực tế:
*Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập
* Tiến hành:
- Em đã chăm học chưa? Các việc làm cụ thể?
- Kết quả ra sao?
- GV cùng lớp nhận xét
IV. Củng cố:
- Thế nào là chăm chỉ học tập?- Chăm chỉ học tập có lợi gì?
V. Dặn dò:
- Thực hành theo bài học.
+ Chăm chỉ học tập có ích lợi là:
- Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn.
- Được thầy cô, bạn bè yêu mến.
- Thực hiện tốt quyền được học tập.
- Bố mẹ hài lòng.
- HS liên hệ
- Nhận xét
- HS nhắc lại bài học
	Tiếng việt củng cố
 Tiết 17:Tập làm văn: Luyện tập về mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi
A. Mục tiêu:
 +Ôn rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
+Rèn kĩ năng viết: Viết 1 đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 câu ) về trường em và bản thân em.
- HS KG: Biết viết một đoạn văn đủ ý có sự sáng tạo.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý
C.Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra đoạn văn viết về thầy cô
- Nhận xét cho điểm
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- Hát
- 2 HS đọc bài văn
- Nhận xét
2. Ôn tập
*Bài 1: Miệng 
- Chia nhóm 2: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn , với người thân, người lạ
-Yêu cầu HS thảo luận , đóng vai theo các tình huống
*Tình huống 1: Bác em ở huyện khác tời nhà em chơi mà chỉ có mình em ở nhà. Em sẽ
* Tình huống 2: ở nhà em múc nước làm rơi gầu xuống giếng, anh trai em đang chơi ở nhà bên cạnh . Em sẽ
* Tình huống 3: Cuộc họp sao đang sôi nổi nhưng bạn A lấy giấy ra làm bài tập. Nếu em là sao trưởng em sẽ .
* Tình huống 4: Em rất thích chiếc áo rét của bạn Hà nhưng không biết mình mặc có vừa không . Em sẽ
-Yêu cầu các nhóm thể hiện vai mà mình đã thực hiện trong tình huống.
- Nhận xét , bổ sung
*Bài 2: Viết
Viết 1 đoạn văn ngắn về em và trường em
- GV nêu câu hỏi ở bảng phụ
- Năm nay em học lớp 2 trường nào?
- ở trường em học những môn gì?
- Giờ ra chơi em cùng các bạn làm gì?
-Tình cảm của em đối với ngôi trường?
- Gọi 1 số HS đọc bài viết
- GV sửa câu sai cho HS
- Chấm bài , nhận xét
IV.Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
-Về nhà ôn bài.
- Nêu yêu cầu
- HĐ nhóm 2 mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống
- Các nhóm thể hiện vai của nhóm mình
- Lớp nhận xét
- Nêu yêu cầu
- HS đọc các câu hỏi
- Lớp làm bài vào vở
- HS nối tiếp đọc bài của mình
- Lớp nhận xét
 Tự học 
 Tiết 9: Hoàn thiện các bài tập trong tuần
A. Mục tiêu:
- HS hoàn thiện các bài tập toán trong tuần : Thực hiện làm đúng đủ bài tập, trình bày sạch sẽ.
- Củng cố lại các kiến thức đã học về môn toán trong tuần
B. Đồ dùng dạy- học:
-Vở bài tập toán
C.Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ.
III. Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
2- HS hoàn thiện các bài tập toán
-Yêu cầu HS nêu tên các bài tập toán trong tuần 8 và 9?
-Yêu cầu HS tự hoàn thiện 5 bài trên
- Các nhóm đôi bạn đổi vở : Tự kiểm tra trước khi kiểm tra nhóm đôi
- Các nhóm đôi bạn báo cáo kết quả kiểm tra cụ thể: Đã đủ bài chưa ? Thực hiện đúng hay sai?
-Yêu cầu HS nêu tên bài tập khó mà chưa hoàn thiện được nếu có
- GV giúp đỡ HS học yếu làm bài
- GV kiểm tra việc thực hiện hoàn thiện các bài tập của HS
IV. Củng cố:
-Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
-Nhắc HS làm nháp lại các bài khó.
- Hát
- 36 + 15; Phép cộng có tổng bằng 100; Lít; Tìm số hạng trong 1 tổng; luyện tập.
- HS làm bài tập
-Tự kiểm tra
- Báo cáo kết quả
- HS nêu 
 Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
 Toán củng cố
 Tiết 14: Luyện tập: Lít , Cộng có nhớ
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cộng các số kèm theo đơn vị đo lít ( Cộng có nhớ )
- Biết giải toán có lời văn có liên quan đến đơn vị đo lít.
HSKG: Làm thêm bài 5
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con
C.Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu giờ học
2. Luyện tập:
*Bài 1: Nháp
Tính: 38l+39l=77l 38l +17l=55l
 63l+17l= 80l 29l+36l=65l
 86l+14l=100l 43l+48l=91l
- Nhận xét , sửa cho HS
*Bài 2: (Bảng con) Đặt tính rồi tính
43+28 67+25 18+22 48+36
-Nhận xét
*Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Buổi sáng: 67 lít dầu
Buổi chiều: 33 lít dầu
Cả hai buổi: .Lít dầu?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét
*Bài 4: Vở
 Lớp 4 A trồng được 48 cây. Lớp 4B trồng được nhiều hơn lớp 4A là 16 cây.Hỏi lớp 4B trồng được bao nhiêu cây?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chấm 1 số bài
* Bài 5: Sách nâng cao( T 19) ( dành cho HSKG)
- GV đưa bảng phụ
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Dạng toán gì?
IV.Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
-Về nhà làm vở bài tập.
- Hát
- 2 HS đọc yêu cầu
- Lớp làm nháp, 2 HS làm bảng lớp
- Lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- Lớp làm bảng con:
 71 92 40 84
- Nêu yêu cầu
- Đặt đề toán 
- Phân tích đề
- Lớp làm vào nháp, 1 HS làm bảng lớp
 Bài giải: 
Cả hai buổi cửa hàng bán được số dầu là: 67+33=100 ( l)
 Đáp số: 100 l
- 2HS đọc đề
- Tóm tắt bài toán
- Phân tích đề
- Lớp làm vở
- 1 HS chữa bảng lớp:
 Bài giải
 Lớp 4 B trồng được số cây là:
 48+16=64 ( Cây )
 Đáp số: 64 cây
- HS đọc đề bài
- Phân tích đề bài
- Tự làm bài vào vở
- 1 HS chữa bài bảng lớp
 Bài giải
 Thùng thứ hai có số dầu là:
 38 -17 = 21( Lít)
 Đáp số: 21 lít dầu
 _____________________________________
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 18: Chính tả: ( Nghe- viết ): Bàn tay dịu dàng
A. Mục tiêu: 
- Chép chính xác đoạn viết , trình bày đúng đoạn văn xuôi. Viết hoa đầu câu sau dấu chấm.
- Làm được các bài tập
B. Đồ dùng dạy- học:
Chép sẵn trên bảng lớp đoạn 1 bài : Bàn tay dịu dàng
C. Các hoạt động dạy -học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc viết lại bài ở nhà của HS.
Nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu , ghi tên bài
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc đoạn viết đã chép sẵn ở bảng
- Đoạn văn được trích trong bài ?
-Trong bài những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
-Yêu cầu HS phát hiện từ khó viết
- Nhận xét - sửa sai
- GV đọc từng câu, từng cụm từ
- Đọc soát lỗi
- Chấm bài , nhận xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét về giờ học: ý thức HS, chữ viết của HS.
-Tuyên dương HS chữ viết có nhiều cố gắng.
V. Dặn dò:
- Nhắc nhở HS chưa viết đều nét cần sửa chữa và viết lại bài.
- Hát
- HS theo dõi
- Bài: Bàn tay dịu dàng
- Đầu đoạn văn, sau dấu chấm, tên riêng của người
- HS nêu
- HS viết bảng con từ khó
- HS viết vở từng câu
- HS soát bài
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 An toàn giao thông
 Tiết 9: Bài 2: tìm hiểu đường phố
A. Mục tiêu:
-HS kể tên và mô tả một số đường phố mà em biết ( Rộng, hẹp, biển báo, vỉa hè)
- HS biết sự khác nhau của đường phố ( hoặc nơi HS sống ) , nhận biết được đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phó.
- HS thực hiện đúng quy định đi trên đường phố.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : 4 tranh nhỏ: + Đường 1 chiều có vỉa hè
 +Đường 2 chiều có vỉa hè rộng
+ Đường 2 chiều không có dải phân cách
 + Đường ngõ không có vỉa hè
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: - Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
- Em đi như thế nào để được an toàn? ( 1 em )
III. Bài mới:
* Hoạt động 1: Kiểm tra và giới thiệu bài mới:
- Khi đi bộ trên phố, em thường đi ở đâu để được an toàn?
 Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em ( Hoặc trường em )
- Chia nhóm 4
- Yêu cầu thảo luận câu hỏi trong phiếu SGK trang 16
* Kết luận: Các em cần nhớ tên đường phố nơi em ở và những đặc điểm đường em đi học. Đi phải quan sát khi đi qua đường.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn.
- Chia thành 4 nhóm : Mỗi nhóm 1 bức tranh thảo luận những hành vi, đường phố nào là an toàn và chưa an toàn.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm gắn tranh, nêu ý kiến.
*KL: Đường phố là nơi đi lại của mọi người , có đường phố an toàn và chưa an toàn
 ( Dễ xảy ra tai nạn giao thông )
- Các em nên đi cùng người lớn, đi trên con đường an toàn nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè
* Hoạt động 4: Trò chơi : Nhớ tên phố
- Mục tiêu: Kể tên và mô tả 1 số đường phố mà các em thường đi qua.
-Tiến hành ( SGV Trang 18 )
* KL :Cần nhớ tên phố, phân biệt được đường (phố) an toàn hay không an toàn.
- Khi đi trong ngõ hẹp cần tránh xe đạp, xe máy.
- Khi đi trên phố cần có người lớn đi cùng.
IV.Củng cố:
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Thực hành tốt theo bài.
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011 
Thủ công
Tiết 9: Gấp thuyền phẳng đáy có mui ( tiết 1 )
A. Mục tiêu:
- HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui
- HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui
- HS hứng thú gấp thuyền
+ Tích hợp giáo dục an toàn giao thông.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Mẫu thuyền phẳng đáy có mui. Mẫu thuyền phẳng đáy không mui của bài 4
 Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, hình vẽ minh hoạ từng bước
 Giấy thủ công, giấy nháp
HS : Giấy thủ công, giấy nháp
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. HD HS quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui
+ Thuyền có hình gì ?
+ Mũi thuyền như thế nào ?
+ Đáy thuyền như thế nào ?
+ Nhận xét về 2 bên mạn thuyền ?
+ Trong thực tế thuyền được làm bằng gì ?
- GV mở dần thuyền phẳng đáy có mui đến khi trở về HCN ban đầu
- Gấp lại theo nếp gấp
2.GV HD mẫu
* B 1 : gấp tạo mui thuyền
- Đặt ngang tờ giấy HCN trên bàn
- Gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2, 3 ô, miết cho phẳng. Các bước tiếp theo như gấp thuyền phẳng đáy không mui
* B 2 : Gấp các nếp gấp cách đều
- Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp hình 2 được hình 3
-Gấp dôi mặt trước của hình 3 đựơc hình 4
- Lật H4 ra mặt sau, gấp đôi như mặy trước được H5
* B3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền
- Gấp theo đường dấu gấp cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H6. 
- Gấp theo đường đấu gấp H6 được H7
- Lật H7 ra mặt sau gấp 2 lần giống như H5, H6 được H 8
- Gấp theo dấu gấp H8 được H9
- Lật H9 ra mặt sau.... được H10
* B4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
- Lách 2 ngón tay vào trong 2 mép giấy
- Các ngón còn lại cầm 2 bên phía ngoài
- Lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền
- Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở 2 đầu thuyền được thuyền phẳng đáy có mui
3. Thực hành
- Theo dõi và nhắc nhở HS gấp theo quy trình gấp
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học
V. Dặn dò:
- Về nhà tập gấp lại thuyền phẳng đáy có mui.
- Hát
- Giấy thủ công, giấy mầu
+ HS quan sát
- HS trả lời
- Nhận xét về sự giống và khác nhau giữa thuyền phẳng đáy không mui và thuyền phẳng đáy có mui
- Hs quan sát tranh quy trình và nêu các bước gấp
* B 1 : Gấp tạo mui thuyền
* B 2 : Gấp các nếp gấp cách đều
* B3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền
* B4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
- Quan sát GV làm mẫu để biết được sơ bộ cách gấp
- HS lên bảng thao tác tiếp
- 1, 2 HS lên thao tác lại các bứơc gấp thuyền phẳng đáy có mui
- HS quan sát và nhận xét
- HS tập gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy nháp
Toán củng cố
 Tiết 15: luyện tập : tìm một số hạng trong một tổng
A. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố:
- Cách tìm một số hạng trong một tổng
-Vận dụng giải toán có văn.
HSKG: Làm thêm bài 5
B. Đồ dùng dạy- học:
-Phiếu bài tập
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra:
- Tìm x: x + 3 = 19; 6+ x = 10
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
*Bài 1: Tìm x:
x+63=89 x+24=56
 x=89-63 x=56-24
 x=26 x=32
75+x=98 52+x=84
 x=98-75 x=84-52
 x=23 x=32
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? 
*Bài 2: ( Phiếu , nhóm đôi)
- Viết số thích hợp vào ô trống:
SH
27
29
83
41
43
51
SH
36
20
0
31
43
45
Tổng
63
49
83
72
86
96
- Nhận xét bổ sung
*Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Con lợn nặng: 75 kg
Con chó nhẹ hơn con lợn: 60 kg
Con chó nặng:  kg
- Nhận xét chữa bài
*Bài 4:( Vở )
Ông 76 tuổi. Bố 35 tuổi . Hỏi ông hơn bố bao nhiêu tuổi ?
-Yêu cầu HS tự làm bài
- Chấm nhận xét
* Bài 5: Sách nâng cao T 30
Tìm y
a. y + 7 = 19 - 1
b.14 + y = 12 + 6
GV chữa chung 
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS ôn cách tìm số hạng trong một tổng
- Hát
- 2 HS làm bảng
- HS nêu yêu cầu
- Lớp làm nháp
- 4 HS làm bảng và nêu cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- Đọc yêu cầu
- HS làm trên phiếu theo cặp
- Đại diện nhóm đôi nêu kết quả, cách làm
- Đặt đề toán
- Phân tích đề
- Lớp làm nháp; 1 HS chữa bài trên bảng:
 Bài giải
 Con chó nặng là:
 75 - 60 =15 ( kg )
 Đáp số: 15 kg
- HS đọc đề toán
- Phân tích đề
- HS làm vở; 1 HS chữa bảng
 Bài giải
 Ông hơn bố số tuổi là:
 76-35=41 ( tuổi )
 Đáp số: 41 tuổi
- Đọc yêu cầu của bài 
- Tự làm bài
- 2 HS chữa bài bảng lớp
 ________________________________________
	Hoàn thiện kiến thức
 Tiết 9: Tập viết:Luyện viết các chữ hoa đã học
A. Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ hoa A, ă, Â, B, C, D, Đ, Ê, Ê .
- HSKG: Viết đủ số dòng, đúng mẫu chữ , sạch đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Mẫu chữ A, ă, Â, B, C, D, Đ, Ê, Ê đặt trong khung chữ ( như SGK )
 Bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ: Cây xanh thì lá cũng xanh
 Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
C .Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở luyện viết 
- Hát
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn ôn luyện các chữ hoa :
* Hướng dẫn HS quan sát các chữ hoa A, ă, Â, B, C, D, Đ, Ê, Ê .
- Gv giới thiệu mẫu chữ hoa A, ă, Â, B, C, D, Đ, Ê, Ê .
- HS quan sát.
- Các chữ này có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li
- Được cấu tạo bởi mấy nét ?
- HS lần lượt nêu lại cấu tạo từng chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nói cách viết từng chữ( GV vừa nói vừa tô lại trên chữ mẫu)
- HS quan sát, nghe
* Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết lại các chữ hoa A, ă, Â, B, C, D, Đ, Ê, Ê .
3. Hướng dẫn viết 6 câu ca dao ứng dụng:
*Giới thiệu bài ca dao ứng dụng
- GV đọc bài ca dao
- HS nge
- Em hiểu bài ca dao muốn nói gì ?
- Cha mẹ ăn ở hiền lành, con cái sẽ được hưởng phúc .Khuyên con người nên sống vì nhau.
- Những chữ nào có độ cao 2, 5 li ?
- c, h ,l, g
- Chữ nào có độ cao 2 li ?
- đ
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ ?
- HS nêu
* Hướng dẫn HS viết chữ Cây, Cha bảng con
- GV sửa
- HS viết 2 lượt vào bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn HS viết.
- HS viết dòng chữ C
4. Hướng dẫn viết vở:
- HS viết vở
- Viết theo yêu cầu của giáo viên
- Mỗi chữ hoa viết 2 dòng
- Câu tục ngũ viết 2 lần
- GV theo dõi HS viết bài
- Giúp HS yếu viết
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nhận xét chung tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà luyện viết lại các chữ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_9_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc