Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Quý Hương

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Quý Hương

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Giúp Hs hiểu:

- Bạn là người thân thiết cùng chơi, cùng học, cùng lao động với các em nên các bạn cần chúc mừng khi có chuyện vui, an ủi, động viên giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.

- Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết.

b) Kỹ năng:

- Thực hiện hành vi cử chỉ chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể.

c ) Thái độ :Biết quý trọng người biết quan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh, phê phán những người không biết quan tâm đến những người xung quanh

 

doc 39 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Quý Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 10
Thø hai ngµy 8 th¸ng 11 n¨m 2010 
§¹o ®øc: Chia sÎ vui buån cïng b¹n ( TiÕt 2 )
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 Bạn là người thân thiết cùng chơi, cùng học, cùng lao động với các em nên các bạn cần chúc mừng khi có chuyện vui, an ủi, động viên giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
 Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết.
Kỹ năng: 
Thực hiện hành vi cử chỉ chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể.
c ) Thái độ :Biết quý trọng người biết quan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh, phê phán những người không biết quan tâm đến những người xung quanh
 II/ C¸c kÜ n ¨ng sèng c¬ b¶n 
 * KÜ n¨ng l¾ng nghe ý kiÕn cña b¹n, kÜ n¨ng thÓ hiÖn sù c¶m th«ng, chia sÎ khi b¹n vui, buån
II ,Chuẩn bị : Thẻ học tập ,PHT
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Chia sẻ vui buồn cùng bạn
 - Gọi 2 Hs trả lời các câu hỏi.
+ Thế nào là chia sẻ vui buồn cùng bạn?
+ Chia sẻ vui buồn cùng bạn sẽ giúp chúng ta đạt quả như thế nào?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- Mục tiêu: Giúp Hs tự phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của mình qua các tình huống.
- Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu Hs thảo luận.
- Đưa ra đáp án Đ hoặc S cho mỗi tình huống.
Bà nội bạn An mất. Nhớ bà thỉnh thoảng An lại rơm rớm nước mắt. Thấy vậy Tùng trêu chọc bạn An.
Bạn Thuận bị liệt nên ngày nào Lan cũng cũng giúp Thuận đẩy xe ra dựng ở góc lớp cửa ra.
Các bạn chúc mừng Thơ được đi họp mặt cháu ngoan Bác Hồ toàn thành phố.
Mai giúp Thu chép bài để bạn có thời gian chăm mẹ ốm.
- Gv nhận xét các ý kiến của các nhóm, bổ sung. Và đưa ra ý kiến đúng.
* Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
- Mục tiêu: Giúp Hs tự liên hệ bản thân mình qua bài học.
- Gv yêu cầu Hs nhớ và ghi ra giấy về việc chia sẻ vui buồn cùng bạn của bản thân đã từng trải qua. 
- Gv nhận xét:
+ Tuyên dương những Hs biết chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+ Khuyến khích để Hs trong lớp đều biết làm việc này với bạn bè.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Sắp xếp thành một đoạn văn”.
- Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học qua tró chơi.
- Gv phổ biến luật chơi :.
Gv phát cho mỗi nhóm 4 miếng bìa, trên đó ghi các nội dung chính, nhiệm vụ của các nhóm là sau 3 phút, các nhóm biết liên kết các chi tiết đó thành một đoạn văn ngắn nói về nội dung đó.
Lan bị ngã -> Hoa chép bài hộ -> gãy tay -> Hoa tự nguyện.
Bút hỏng -> Nam loay hoay sửa -> Cho mượn bút mới -> Thắng.
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
Hát
- 2 hs trả bài
Các nhóm tiến hành thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình.
Nhóm khác bổ sung.
Hs lắng nghe.
.
Mỗi Hs ghi lại những việc mình đã làm để giúp đỡ bạn.
Sau đó vài Hs đứng lên đọc cho cả lớp nghe những việc mình đã làm.
.
Hs lắng nghe.
Các nhóm chơi trò chơi.
Hs nhận xét
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc lớp việc trường (Tiết 1).
 - Nhận xét bài học.
_________________________________________________
To¸n: Thùc hµnh ®o ®é dµi
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Giúp học sinh : 
 - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo
 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.
Kĩ năng: Học sinh biết cách đo đúng, ước lượng nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Thước mét.
HS : Mỗi học sinh chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng – ti - mét
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc Bảng đơn vị đo độ dài
Giáo viên cho học sinh thực hiện :
Dãy 1 : 5cm2mm =  mm 
Dãy 2 : 6km4hm =  hm 
Dãy 3 : 3dam2m =  dm
Nhận xét bảng con
Nhận xét vở HS
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài : Thực hành đo độ dài ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) 
Mục tiêu : Giúp học sinh biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo
Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài cho trước là 7 cm
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Thực hành đo độ dài đoạn thẳng rồi cho biết kết quả đo
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 3 : Ước lượng chiều dài của các đồ vật, đo độ dài của chúng rồi điền vào bảng sau : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
GV cho học sinh ước lượng độ dài cây bút chì của mình rồi điền kết quả vào bảng.
Giáo viên cho cả lớp thực hành ước lượng
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Củng cố :
Giáo viên cho học sinh thực hành đo chiều dài quyển vờ bài tập toán. Sau đó cho học sinh đọc kết quả vừa đo được.
Giáo viên cho lớp nhận xét và tuyên dương những bạn có kết quả đo chính xác.
Hát
Cá nhân 
Học sinh thực hiện các phép tính trong bảng con 
Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài nêu ở bảng .
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh ước lượng độ dài cây bút chì rồi điền kết quả vào bảng
Cả lớp thực hành 
Học sinh nêu kết quả và ghi vào vở.
Lớp nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài Thực hành đo độ dài ( tiếp theo ) . 
_______________________________________________________________ 
TËp ®äc - kÓ chuyÖn: Giäng quª h­¬ng
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rủ nhau, hỏi đường, vui vẻ, ngạc nhiên, gương mặt, cặp mắt, xin lỗi, quả thật, nghẹn ngào, mím chặt,...
 - Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhận vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
 - Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
 - Nắm được nghĩa của các từ mới : đôn hậu, thành thực, Trung Kì, bùi ngùi, 
 - Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
 - Dựa vào tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung
Rèn kĩ năng nghe : 
 - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn
II/ Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn 2,3
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) 
Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 1 của học sinh về kĩ năng đọc thầm và đọc thành tiếng.
Giáo viên tuyên dương những học sinh thi làm bài tốt..
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Quê hương 
Giáo viên treo tranh và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên gt bài : “Giọng quê hương”.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15’ )
Mục tiêu : Giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó : đôn hậu, thành thực, bùi ngùi
Giáo viên giải nghĩa thêm :
Qua đời : đồng nghĩa với chết, mất nhưng thể hiện thái độ tôn trọng.
Mắt rớm lệ : rơm rớm nước mắt, hình ảnh biểu thị sự xúc động sâu sắc.
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ )
Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi 
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
+ Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi 
+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? 
+ Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì ?
+ Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào ?
Giáo viên : Vì sao anh thanh niên lại muốn làm quen với Thuyên và Đồng ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn còn lại của bài.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi 
+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? 
+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi : 
+ Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương ? ( HS KG )
Giáo viên chốt ý : Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
Hát
Học sinh quan sát
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm.
Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba người thanh niên.
Không khí trong quán ăn vui vẻ lạ thường
Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.
Thuyên bối rối vì không nhớ được người thanh niên này là ai
Anh thanh niên nói bây giờ anh mới được biết Thuyên và Đồng, anh muốn làm quen với 2 người. 
Học sinh đọc thầm.
Anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung.
Những chi tiết nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê  ... u tìm hiểu qua bài : “Họ nội, họ ngoại ” 
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK ( 18’ )
Mục tiêu :Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 trang 40 ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ Hương cho các bạn xem ảnh của những ai ?
+ Quang cho các bạn xem ảnh của những ai ?
+ Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh ?
+ Ông bà nội của Quang đã sinh ra ai trong ảnh ?
Yêu cầu các nhóm trình bày
Giáo viên hỏi tiếp học sinh :
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
GV kết luận:
Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội .
Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại (15’ )
Mục tiêu : Học sinh biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm nói về họ nội và họ ngoại của mình bằng cách dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn. 
Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả họp nhóm.
Giáo viên giúp học sinh hiểu : Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.
Hoạt động 3 : Đóng vai (15’ )
Mục tiêu : Học sinh biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai một trong các tình huống sau : 
+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình.
Kết luận : Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. 
Hát
Học sinh kể
Học sinh kể
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi. HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Những người thuộc họ nội gồm : ông bà nội, bố, cô, chú, 
Những người thuộc họ ngoại gồm : ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu, 
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn trong lớp.
Cả nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.
Từng nhóm treo tranh của mình lên bảng. Một vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận và đóng vai tình huống
Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 17 : Thực hành : Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. 
__________________________________________________
Thñ c«ng: ¤n tËp ch­¬ng I: 
Phèi hîp gÊp, c¾t, d¸n h×nh ( TT )
I/ Mục tiêu : 
Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu các bài 1, 2, 3, 4, 5 
	HS : Bút chì, kéo thủ công
III/ : Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét bài gấp, cắt, dán bông hoa của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán bông hoa đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Ôn tập chương 1 : phối hợp gấp, cắt, dán hình ( 1’ )
Giáo viên nêu êu cầu : “ Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I”
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
Giáo viên cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I
Giáo viên cho học sinh quan sát lại các mẫu : Quyển vở được bọc cẩn thận, hình gấp tàu thuỷ hai ống khói, hình gấp con ếch, hình lá cờ đỏ sao vàng, hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán một trong những bài đã học.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh lắng nghe
	- HS lắng nghe
- 2 hs nhắc
- hs quan sát
- Học sinh thực hành
Nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : cắt, dán chữ cái đơn giản
Nhận xét tiết học
_________________________________________________
To¸n: Bµi to¸n gi¶i b»ng hai phÐp tÝnh
I/ Mục tiêu : 
1Kiến thức: Giúp học sinh : 
- Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
2Kĩ năng: Học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. 
3Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Các tranh vẽ tương tự như trong sách ,bảng phụ ghi nội các bài toán
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài kiểm tra và sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Bài toán giải bằng hai phép tính ( 1’ )
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính ( 15’ ) 
Mục tiêu : Giúp học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính. 
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải
Bài toán 1 :
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Hàng trên có mấy cái kèn ?
Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ
+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn ?
Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ tóm tắt 
+ Muốn biết hàng dưới có mấy cái kèn ta làm như thế nào ?
+ Muốn biết cả hai hàng có mấy cái kèn ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài trình bày bài giải.
Bài toán 2 : (VÒ nhµ)
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bể cá thứ nhất có mấy con cá ?
Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ
+ Số cá bể 2 như thế nào so với số cá bể 1 ?
Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ tóm tắt 
 + Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu móc thể hiện tổng số cá của cả hai bể để hoàn thiện sơ đồ.
+ Để tính được tổng số cá của cả hai bể ta phải biết được những gì ?
+ Số cá của bể 1 biết chưa ?
+ Số cá của bể 2 biết chưa ?
Giáo viên : vậy để tính được tổng số cá của cả hai bể trước tiên ta tìm số cá của bể 2
+ Hãy tính số cá bể 2
+ Hãy tính số cá cả 2 bể 
Yêu cầu HS làm bài trình bày bài giải.
Gọi học sinh đọc lại bài giải
Giáo viên giới thiệu : đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
Hoạt động 2 : Thực hành ( 18’ ) 
Mục tiêu : Giúp học sinh thực hiện giải các bài tập về bài toán giải bằng hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
Anh có bao nhiêu tấm ảnh?
+ Số ảnh của em như thế nào so với số ảnh của anh ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được số ảnh của cả 2 anh em ta làm làm thế nào?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho bết gi ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính đượcsố dầu cả 2 thùng ta làm thế nào?
Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bài 
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài cho bết gi ?
+ Bài hỏi gì ?
Yêu cầu HS nêu bài toán và làm bài.
Gọi học sinh lên làm bài.
Giáo viên nhận xét.
+ Để có kết quả ở ô cuối cùng ta đã thực hiện mấy phép tính ?
Hát
HS đọc 
Hàng trên có 3 cái kèn 
Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn 
HS làm bài
HS đọc 
Bể cá thứ nhất có 4 con cá 
Số cá bể 2 nhiều hơn số cá bể 1 là 3 con cá. 
Bài toán hỏi tổng số cá của hai bể
Để tính được tổng số cá của cả hai bể ta phải biết được số cá của mỗi bể
Số cá của bể 1 biết rồi là 4 con cá
Số cá của bể 2 chưa biết
Số cá bể 2 là: 4 + 3 = 7 (con cá)
Tổng số cá của cả hai bể là :
4 + 7 = 11 ( con cá )
HS làm bài
Cá nhân
Học sinh đọc
15 tấm ảnh
.ít hơn anh 7 tấm ảnh.
Hỏi cả 2 anh em có bao nhiêu tấm ảnh ?
HS nêu
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Một thùng có 18l dầu, thùng thứ 2 đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 l dầu
Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu l dầu?
hs nêu 
Học sinh đọc
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
- HS nêu
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Bài toán giải bằng hai phép tính ( tiếp theo ).
GV nhận xét tiết học.
_______________________________________________________
Sinh ho¹t: Häp líp TuÇn 10
 I - Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được những ưu điểm và hạn chế của bản thân, của lớp trong tuần và phương hướng hoạt động trong tuần tới.
Thực hiện tốt các hoạt động tuần tới.
 II . Nhận xét các hoạt động trong tuần:
Các tổ trưởng báo cáo kết quả các hoạt động của tổ trong tuần.
Lớp trưởng và ban cán sự lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên nhận xét chỉ rõ ưu điểm và hạn chế.
	Ưu điểm 
	Hạn chế
 - Học sinh nêu phương hướng khắc phục hạn chế trong mỗi hoạt động.
 - Giáo viên khen những học sinh chăm,ngoan.........................................................................................................................................................................................
Giáo viên nhắc nhở những học sinh chưa chăm,ngoan.........................................................................................................................................................................................................
Lớp trưởng xếp loại thứ tự từng tổ theo hoạt động trong tuần.
Tổ  .. , Tổ .. , Tổ .. , Tổ..
Lớp tổ chức văn nghệ.
Các hoạt động tuần tới:
Giáo viên triển khai các hoạt động tuần tới: Thực hiện tốt các nội quy của lớp, của trường; Duy trì nề nếp; Giúp bạn tiến bộ; Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm; Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; Vừa học vừa ôn tập củng cố kiến thức
Lớp trưởng và ban cán sự lớp phân công công việc cho các tổ, các thành viên cho tuần tới.
Dặn dò: Thực hiện tốt các hoạt động tuần tới
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_10_nguyen_thi_quy_huong.doc