Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Lê Thị Lý

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Lê Thị Lý

Toán

Tiết 102: Phép trừ các số trong phạm vi 10.000.

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10.000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng.

- Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.

b) Kỹ năng:

- Biết tính toán chính xác, thành thạo.

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc 29 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Lê Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ba , ngày 30 tháng 01 năm 2007
Toán
Tiết 102: Phép trừ các số trong phạm vi 10.000.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10.000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng.
- Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
Kỹ năng: 
- Biết tính toán chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môân toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.	
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gv gọi 2 Hs lên làm bài tập 3, 4. 
- Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
4. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ
- Mục tiêu: Giúp Hs làm với phép trừ, cách đặt tính.
a) Giới thiệu phép trừ.
- Gv viết lên bảng phép trừ: 8652 – 3917 
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện bài toán.
 8652 * 2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 7 bằng 5, viết 
 - 3917 5 nhớ 1.
 * 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 * 6 không trừ được 9, lấy 16 trừ 9 bằng 7, viết
 7 nhớ 1.
 * 3 thêm 1 bằng 4 ; 8 trừ 4 bằng 4, viết 4.
- Gv hỏi: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có đến 4 chữ số ta làm như thế nào?
- Gv rút ra quy tắc: “ Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có đến 4 chữ số , ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục ; rồi viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và trừ từ phải sang trái.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.2
- Mục tiêu: Giúp Hs biết thực hiện phép trừ số có bốn chữ số cho số có đến 4 chữ số
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu 4 Hs lên bảng làm.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 8263 6074 5492 7680
- 5319 - 2266 - 4778 - 579
* Bài 2:- Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 6491 8072 8900
 - 2574 - 168 - 898
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
-Mục tiêu: Giúp biết giải bài toán có lời văn. Xác định trung điểm của cạnh hình tam giác.
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận câu hỏi.
+ Cửa hàng có bao nhiêu kg đường?
+ Cửa hàng đã bán được bao nhiêu kg?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 Số kg đường cửa hàng còn lại là:
 4550 – 1935 = 2615 (kg đường)
 Đáp số: 2615 kg đường.
Bài 4
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. 1 Hs lên bảng làm. 
- Gv gọi Hs nhắc lại cách tìm trung điểm .
- Gv nhận xét, tuyên dương bạn vẽ đẹp.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
 Hs quan sát.
Hs cả lớp thực hiện bài toán bằng cách đặt tính dọc.
 8652 
 - 3917
Hs trả lời.
Vài Hs đứng lên đọc lại quy tắc.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm và nêu cách tính.
Hs nhắc lại quy tắc.
Hs nhận xét.
Vài Hs đọc lại kết quả đúng.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Một Hs nhắc lại.
Cả lớp làm vào VBT.
3Hs lên thi làm bài và nêu cách tính.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cửa hàng có 4550kg đường.
Cửa hàng đã bán 1935kg đường.
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường.
Hs làm bài vào VBT.
1 Hs lên bảng làm bài.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
1Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quý đất nước, con người Việt Nam.
Kỹ năng: 
Hs tôn trọng, niềm nở, lịch sự với khách nước ngoài.
Mạnh dạn tiếp xúc với khách nước ngoài, phê phán những bạn thiếu tôn trọng khách nước ngoài.
Thái độ: 
Hs có hành động giúp đỡ khách nước ngoài.
Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.
Không tò mò chạy theo khách nước ngoài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2).
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi đầu bài: 
 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu tiếp xúc với tình huống mà Gv đưa ra.
- Gv đưa ra tình huống: Ngày chủ nhật, Lan và Minh cùng ra giúp mẹ bán hàng ở gần khu di tích lịch sử. Hôm đó có đoàn kh1ch nước ngoài đến thăm. Lan và Minh bán được rất nhiều hàng cho họ nhưng đó là những hàng cũ mà giá lại cao hơn nhiều.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm cho Hs thảo luận câu hỏi:
+ Việc làm của bạn Lan và Minh đúng hay sai?
+ Đối với khách nước ngoài chúng ta phải làm gì?
+ Kể tên những việc em có thể làm nếu gặp người nước ngoài?
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Khi gặp khách nước ngoài em cần vui vẻ chào hỏi, chỉ đường, giúp đỡ họ khi họ cần không nên quá vồ vập khiến người nước ngoài không thoải mái.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết nhận xét, thảo luận các tranh trong VBT đạo đức.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các tranh 32, 33, 34, 35 VBT đạo đức thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau. 
Trong tranh có những ai?
 Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 Nếu gặp khách nước ngoài em phải làm thế nào?
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Đối với khách nước ngoài, chúng ta cần tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần.
* Hoạt động 3: Tại sao lại cần phải tôn trọng người nước ngoài?.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết vì sao phải tôn trọng người nước ngoài?
- Gv phát phiếu bài tập cho từng cặp Hs, yêu cầu các em làm bài. Các em ghi Đ hoặc S.
 Cần tôn trọng khách nước ngoài vì:
 Họ là người lạ từ xa đến.
 Họ là người giàu có.
 Đó là những người muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
 Điều đó thể hiện tình đoàn kết, lòng mến khách của chúng ta. 
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Chúng ta tôn trọng, giúo đỡ khách nước ngoài vì điều đóù thể hiện sự mến khách, tinh thần đoàn kết với những người bạn muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs lắng nghe tình huống.
Hs giải quyết tính huống.
Một vài nhóm đại diện đứng lên báo cáo.
1 – 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát tranh trong VBT.
Hs thảo luận cặp đôi.
Đại diện của nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
PP: Thảo luận, thực hành, trò chơi.
Từng cặp Hs thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.
Đại diện các nhóm lên tham gia trò chơi tiếp sức.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng khách nước ngoài (tt).
Nhận xét bài học.
Hát nhạc : Tiết 21
Học hát: Bài hát: Cùng múa hát dưới trăng.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs biết bài “Cùng múa hát dưới trăng” là bài hát nhịp 3/8, tính chất vui tươi, nhịp nhàng, nhảy múa.
Kỹ năng: 
Hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện các tiếng có luyến.
Thái độ: 
 - Giáo dục tình bạn bè thân ái.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Truyện kể.
 Băng nhạc, máy nghe. 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ:Học hát bài “ Em yêu trường em”.
 - Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Ngày mùa vui.
 - Gv nhận xét.
 2. Các hoạt động dạy - học.
* Hoạt động 1: Học hát bài “Cùng múa hát dưới trăng” .
a) Giới thiệu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát.
- Gv giới thiệu bài : Tên bài hát, tên tác giả.
- Gv giới thiệu cho hs biết về nhạc sĩ Hoàng Lân.
Dạy hát.
- Gv cho Hs nghe băng nhạc.
- Gv cho Hs đọc lời ca.
- Gv dạy hát từng câu.
- Gv cho Hs luyện tập nhiều lần để Hs hát đúng, hát điệu.
- Chú ý những tiếng hát luyến.
* Hoạt động 2: hát kết hợp với vận động phụ họa .
- Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa có những động tác phụ họa phù hợp.
- Gv yêu cầu các nhóm hát, đung đưa theo nhịp 3/8.
- Gv cho Hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
- Gv chia thành 2 nhóm. Cho Hs tập hát nối tiếp từng câu từ 1 – 2 lần..
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
Hs nghe băng nhạc.
Hs đọc lời ca.
Hs hát từng câu.
Hs luyện tập lại bài hát.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs thực hành.
Hs vừa hát vừa múa phụ họa.
Hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng” . giới thiệu khuông nhạc và khóa son.
Nhận xét bài học.
Chính tả
Nghe – viết : Ông tổ nghề thêu
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp của bài “ Ôâng tổ nghề thêu” .- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ch ; ?/~ 
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Các hoạt động: 1.  ... ứu chúng khỏi chết vì giá rét.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs: Người trí thức trong tranh 1 là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Câu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe và quan sát tranh.
Mười hạt giống quý.
Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
Oâng chia 10 hạt giống thóc thành 2 phần. Nắm hạt gieo trồng trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt thóc nảy mầm.
Hs kể lại chuyện.
 Hs trả lời.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Nói viết về người lao động trí óc.
Nhận xét tiết học.
Chính tả
Nhớ – viết : Bàn tay cô giáo
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “ Bàn tay cô giáo.”
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó: phân biệt tr/ch hay chứa tiếng bắt đầu bằng dấu hỏi/dấu ngã.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
 1) Bài cũ: “ Oâng tổ nghề thêu”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ ch/tr.
Gv và cả lớp nhận xét.
2) Giới thiệu và nêu vấn đề.	Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
3) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại bài thơ.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
 - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: 
 thoắt, mềm mại, tỏa, dập dềnh, lượn..
Hs nhờ và viết bài vào vở
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
: trí thức – chuyên – trí óc – chế tạo – chân tay – trí thức – trí tuệ .
: ở đâu – cũng – những – kĩ sư – kĩ thuật – kĩ sư – sản suất – xã hội – bác sĩ – chữa bệnh.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Có 4 chữ.
Viết hoa.
Viết cách lề vở 3 ô li.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 lên bảng làm.
Hs nhận xét
Cả lớp chữa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Toán.
Tiết 105: Tháng – năm .
/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng.
- Biết tên gọi các tháng trong một năm. Biết số ngày trong từng tháng.
b) Kỹ năng: Rèn Hs biết xem lịch.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu . Tờ lịch năm 2005.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
4. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
a) Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
- Gv treo tờ lịch năm 2005 và giới thiệu.
- Gv yêu cầu Hs quan sát tờ lịch và trả lời câu hỏi:
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
- Gv ghi lần lượt tên các tháng trên bảng.
b) Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch 2005 và hỏi:
+ Tháng Một có bao nhiêu ngày?
- Gv ghi lên bảng: tháng Một có 31 ngày.
+ Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
- Gv đặt câu hỏi cho Hs trả lời đến tháng 12.
- Gv mời một số Hs nhắc lại số ngày trong từng tháng.
- Lưy ý : 
+ Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
+ Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
+ Gv hướng dẫn Hs nắm bàn tay thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái sang phải.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
 -Mục tiêu Giúp Hs biết sốngày trong từng tháng.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm .
- Gv nhận xét, chốt lại. 
a) Tháng này là tháng 3.
 Tháng sau là tháng 4
 Trong một năm em thích nhất tháng 5.
b) Tháng 1 có 31 ngày Tháng 12 có 31 ngày
 Tháng 4 có 30 ngày Tháng 5 có 31 ngày
 Tháng 8 có 31 ngày Tháng 9 có 30 ngày.
* Hoạt động 3: Làm bài 2.
Bài 2:
- Mục tiêu: Hs biết viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ Phần a. 
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv cho Hs thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn nhóm Hs lên bảng thi làm bài làm tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại.
+ Phần b.
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs xem tờ lịch và làm bài vào VBT.
- Gv mời 5 Hs lên chữa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
+ Ngày 4 tháng 7 là ngày thứ hai
+ Ngày 27 tháng 7 là ngày thứ tư
+ Ngày đầu tiên của tháng 7 là thứ sáu
+ Tháng 7 có năm ngày chủ nhật.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 7 là ngày chủ nhật.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát và lắng nghe.
Hs: Một năm có 12 tháng.
Vài Hs đứng lên nhắc lại.
Hs: Có 31 ngày.
Hs: Có 28 ngày.
Hs đứng lên nhắc lại số ngày trong từng tháng.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT.
4 Hs lên bảng làm và nêu cách so sánh của mình.
Hs cả lớp nhận xét bài trên bảng.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Bốn nhóm lên thi tiếp sức.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Năm Hs lên bảng sửa bài.
Cả lớp sửa bài đúng vào VBT.
5.Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
Nhận xét tiết học
Tự nhiên xã hội
Thân cây (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Nêu được chức năng của thân cây.
Kỹ năng: 
Kể ra những ích lợi của một số thân cây.
Thái độ: 
- Biết chăm sóc các loài cây.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 80, 81 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Thân cây. (4’)
 - Gv 2 Hs :
 + Hãy kể tên một số loài cây có cấu tạo thân gỗ? Thân thảo?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi đầu bài: 
 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu. (28’)
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 80, 81 và trả lời câu hỏi
+ Việc làm nào chứg tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Gv nhận xét, chốt lại: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chấy dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật
. Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
- Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trang 81 SGK. Và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ .
+ kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
HT: nhóm
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Hs lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Vài Hs đứng lên trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: cá nhân, nhóm
Hs quan sát.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
5.Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Rễ cây.
Nhận xét bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_21_le_thi_ly.doc