Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 22 (Buổi chiều)

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 22 (Buổi chiều)

Luyện tiếng việt:

Tập đọc- kể chuyện :NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I/ Mục tiêu:

A/ Tập đọc:

 - Cho HS ôn lại bài tập đọc –kể chuyện bước đầu biết đọc phân biệt lời

người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

B/ Kể chuyện:

 - Biết cùng bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 22 (Buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều: Tuần 22
Thứ 3 ngày tháng 2 năm 2011.
Luyện tiếng việt:
Tập đọc- kể chuyện :Nhà bác học và bà cụ
I/ Mục tiêu: 
A/ Tập đọc:
 - Cho HS ôn lại bài tập đọc –kể chuyện bước đầu biết đọc phân biệt lời
người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. 
B/ Kể chuyện:
 - Biết cùng bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
A/ Tập đọc.
2/ Luyện đọc :
a- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
 - Đọc từng câu . 
 - Đọc từng đoạn trước lớp :
 + HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Theo em, khoa học mang lại ích lợi gì cho con người ?
3/ Luyện đọc lại :
 - GV đọc mẫu đoạn 3.
 - Hướng dẫn HS đọc đúng lời Ê- đi- xơn và lời bà cụ
 - Một vài HS thi đọc đoạn 3.
 - Một tốp 3 HS thi đọc toàn truyện theo vai.
Kể chuyện :
1/ GV nêu nhiệm vụ :
2/ Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai :
 - GV lưu ý HS : Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
 - HS hình thành nhóm, phân vai.
 - Từng tốp 3 HS thi dựng lại câu chuyện theo vai.
 - Cả lớp và GV bình chọn nhóm dựng chuyện tốt nhất.
IV/Củng cố, dặn dò: 2’
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
 - Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------
Luyện toán :
Ôn:Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Cũng cố về biểu tượng hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
 - Bước đầu biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Một số hình tròn,( mô hình ), com pa.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu hình tròn.
2/ Thực hành : Bài 1, 2, 3 .
 - HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích thêm.
 - HS làm bài vào vở. GV chấm bài.
* Chữa bài :
 - Bài 1 :Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
a)Viết chữ thích hợp vào chỗ chấm.
b)Đúng ghi Đ sai ghi S.
- Nêu tên các bán kính , đường kính có trong mỗi hình tròn.
- Củng cố cho HS cách xác định đường kính, bán kính.
 - Bài 2 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Vẽ hình tròn có:
 a) Tâm O, bán kính 3cm;
 b) Tân I, bán kính 2 cm.
- Củng cố cách vẽ hình tròn.
 - Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
a) Vẽ đường kính AB, đường kính MN trong hình tròn: 
- Củng cố cách vẽ đường kính.
 b) Đúng ghi Đ , sai ghi S?
- HS nêu miệng kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
VI/ Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày tháng 2 năm 2011.
Thể dục:
Ôn: Nhảy dây- Trò chơi”Lò cò tiếp sức”.
--------------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày tháng 2 năm 2011.
 Luyện tiếng việt
Luyện từ và câu:Từ ngữ về sáng tạo
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
I/ Mục tiêu: 
 - Cho HS ôn về một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc , chính tả đã học . 
- Đặt được dấu phẩy , dấu chấm, dấu chấm than vào chỗ chấm thích hợp trong câu .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- 1 tờ phiếu khổ to, 2 băng giấy.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
a- Bài tập 1 : HS đọc lại yêu cầu bài. Xếp các từ ngữ sau vào ô thích hợp.
 Kiến trúc sư, viết truyện, thiết kế nhà cửa, dược sĩ, kĩ sư hàng không, nhà môi trường, chế thuốc chữa bệnh, nhà phát minh, nhà văn, nhạc sĩ, nghiên cứu môi trường, phát minh khoa học, sáng tác nhạc, sản xuất máy bay.
 - Cho HS làm theo nhóm.
 - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
a) Từ ngữ chỉ trí thức
Kiến trúc sư, dược sĩ, kĩ sư hàng không, nhà môi trường, nhà phát minh, nhà văn, nhạc sĩ.
b) Từ ngữ chỉ hoạt động
viết truyện, thiết kế nhà cửa, chế thuốc chữa bệnh, nghiên cứu môi trường, phát minh khoa học, sáng tác nhạc, sản xuất máy bay.
b- Bài tập 2 : 
 - Một HS đọc yêu cầu bài. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau. 
a) Khi mẹ mổ cá Bi thấy trong bụng cá có một bong bóng khí. Nhờ bong bóng này cá có thể nhẹ nhàng chìm xuống hoặc nổi lên mặt nước.
b) Với vận tốc 120 km/ giờ cá cờ biển( cá bay) được coi là “ nhà vô địch bơi lội”.
c) Khi mùa xuân đến ếch mẹ đẻ trứng ở những đám cỏ trên mặt nước. Qua một thời gian trứng sẽ nở thành nòng nọc.
 - HS làm bài cá nhân.
 - GV viết vào bảng phụ 3 bài a, b,c, mời 3 HS lên bảng làm bài. Sau đó cho HS đọc lại 3 bài đó, ngắt nghỉ hơi đúng.
a) Khi mẹ mổ cá, Bi thấy trong bụng cá có một bong bóng khí. Nhờ bong bóng này, cá có thể nhẹ nhàng chìm xuống hoặc nổi lên mặt nước.
b) Với vận tốc 120 km/ giờ, cá cờ biển( cá bay) được coi là “ nhà vô địch bơi lội”.
c) Khi mùa xuân đến, ếch mẹ đẻ trứng ở những đám cỏ trên mặt nước. Qua một thời gian, trứng sẽ nở thành nòng nọc.
c- Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu bài. Điền vào dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than:
 Cháu tên là gì?
 Một tối, Anh-xtanh đi xe buýt Ông làm rơi kính Một cô bé nhặt kính cho ông. Anh-xtanh nói:
 - Cảm ơn cháu cháu tên là gì 
 Cô bé đáp:
 - Con tên là Cla-ra Anh-xtanh, bố ạ.
 - Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân.
 - GV mời 2 HS lên bảng thi điền nhanh dấuchấm, dấu hỏi hoặc dấu than, sau đó đọc kết quả.
 Cháu tên là gì?
 Một tối, Anh-xtanh đi xe buýt .Ông làm rơi kính . Một cô bé nhặt kính cho ông. Anh-xtanh nói:
 - Cảm ơn cháu! cháu tên là gì? 
 Cô bé đáp:
 - Con tên là Cla-ra Anh-xtanh, bố ạ.
 - Truyện này gây cười ở điểm nào ?
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------
 Luyện toán :
ÔN: Vẽ trang trí hình tròn
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Cho HS ôn lại Vẽ trang trí hình tròn (theo mẫu ) các hình trang trí hình tròn đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Com pa, bút chì để tô màu.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành làm bài tập :
a- Bài 1 : Vẽ hình theo mẫu, theo từng bước :
 - Bước1 : GV hướng dẫn để HS tự vẽ được hình tròn tâm O, bán kính bằng 2 cạnh ô vuông sau đó ghi các chữ A, B, C, D
 - Bước 2 :Vẽ trang trí hình tròn ( tâm A bán kính AC và tâm B bán kính BC )
 - Bước 3 :
- Vẽ trang trí hình tròn ( tâm C bán kính CA và tâm D bán kính DA)
b- Bài 2 : Cho HS tô màuẩtang trí hình đã vẽ ở ở bài tập 1.
 - GV có thể cho cả lớp xem mẫu 1 vài hình vẽ đẹp
* Chấm bài.
 - Nhận xét bài của HS.
C/Củng cố, dặn dò: 2’ 
 - Khuyến khích HS về nhà tự vẽ lấy các hình trang trí bằng hình tròn mà các em yêu thích.
 - Nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------- 
 Tự học:
 Luyện viết bài : Em vẽ Bác Hồ. 
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài : Em vẽ Bác Hồ.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Hãy tả lại bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ trong bài thơ?
- Em biết những tranh, ảnh,tượng hay bài hát nào về Bác Hồ?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn.. 
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
-GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------ 
 Thứ 6 ngày tháng 2 năm 2011.
 Luyện tiếng việt: 
Tập viết :Ôn chữ hoa P
I/ Mục tiêu: 
- Cho HS ôn lại chữ hoa P viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P, Ph ,B ;viết đúng tên riêng Phan Bội Châu và viết câu ứng dụng : Phá Tam Giang....vào Nam bằng chữ cỡ nhỏ. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu, chữ tên riêng.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn viết :
a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài
- GV viết mẫu chữ Ph , kết hợp nhắc lại cách viết .
- HS tập viết trên bảng con: Ph, T, V
b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên riêng )
 - HS đọc từ ứng dụng .
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đoc câu ứng dụng : Phá Tam Giang nói đường ra Bắc....
- HS tập viết trên bảng con : Phá, Bắc
3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu :
 + Các chữ P ; Chữ Ph, B .
 + Viết tên riêng : Phan Bội Châu.
 + Víêt câu ứng dụng .
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4/ Chấm , chữa bài.
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét bài viết của HS.
 ------------------------------------------------------------
Luyện toán
Ôn: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chỡ số.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Cho HS ôn lại nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số(có nhớ một lần).
- Giải được bài toán gắn với phép nhân.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài . 
2/ Thực hành: BT 1, 2, 3, 4 .
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập . GV gải thích thêm.
- HS làm BT vào vở, GV theo dõi chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính.
- GV ghi bảng.
 1023 3102 2018 2172
 x 3 x 2 x 4 x 3
- HS đọc phép tính và kết quả.
b- Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính.
 1212 x 4 2121 x 3
 1712 x 4 1081 x 7
- Gọi HS lên bảng đặt tính rôi tính ( mỗi em 1 cột tính).
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Một HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở.
 Giải:
 Lát 8 phòng hết số gạch là:
 1210 x 8 = 9680 (viên).
 Đáp số: 9680 viên gạch
- Củng cố giải toán( có phép nhân số có 4 chữ số).
d- Bài 4: Củng cố tính nhẩm.
- GV giải thích mẫu.
- Gọi HS đứng dậy điền kết quả ,giáo viên ghi bảng.
4/ Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể :
 A.T.g.t .Bài 5: Con đường an toàn đến trường.
I/ Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết được như thế nào là con đường an toàn.
- HS biết lựa chọn con đường an toàn để đi.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:2’
- Ghi mục bài lên bảng.
I/ Con đường an toàn.15’
- Cho HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 17.
- Bức tranh 1 vẽ gì?
- Bức tranh 2 vẽ gì?
- Bức tranh 2 có gì khác với bức tranh 1?
- Vậy em hiểu như thế nào là con đường an toàn?
- GV kết luận: Con đường an toàn .Có mặt đường phẳng(trải nhựa hoặc bê tông).đường thẳng ít khúc quanh ,mặt đường có vạch kẻ phân làn xe chạy,ngã tư có đèn tín hiệu giao thông ,có vạch dành cho người đi bộ qua đường ,vỉa hè rộng không bị lấn chiếm ,có đèn chiếu sáng.....
II/ Luyện tập: 15’
- Lựa chọn con đường an toàn.
- Cho HS quan sát sơ đồ trong SGK trang 18và chỉ rõ cách đi an toàn nhất từ điểm A đến B.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm đứng dậy trả lời GV cùng cả lớp nhận xét .
- Vậy : Khi đến trường các em nên chọn đi trên con đường nào?
- GV kết luận.
- Cho một số HS đọc phần ghi nhớ: Khi đến trường, em nên chọn con đường an toàn nh đường thẳng,rộng,có vỉa hè,có biển báo,đèn tín hiệu giao thông,có vạch đi bộ qua đường.
III/ Cũng có –dặn dò:3’
- Giáo viên nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_22_buoi_chieu.doc