Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 22 - Năm 2012

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 22 - Năm 2012

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I/ MỤC TIÊU:

* TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người .

 (trả lời các câu hỏi: 1,2,3,4)

* KC: Bước đầu biết cùng bạn dựng lại câu chuyện theo lối phân vai.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh minh hoạ, 1 vài đạo cụ

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 22 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Thứ 2 ngày 6 tháng 2 năm 2012
Chào cờ
sinh hoạt đầu tuần
-----------------------------------------------
Tập đọc - kể chuyện
 Nhà bác học và bà cụ
I/ Mục tiêu: 
* TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người .
 (trả lời các câu hỏi: 1,2,3,4)
* KC: Bước đầu biết cùng bạn dựng lại câu chuyện theo lối phân vai.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh minh hoạ, 1 vài đạo cụ
III/ Hoạt động dạy và học:
Tiết 1:
A/ Bài cũ: 
2 HS đọc thuộc lòng bài : Bàn tay cô giáo
Kết hợp trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi cuối bài.
 B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ, sau đó GV giới thiệu:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết về một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhât thế giới, đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Ông tên là Ê-đi-xơn, người Mĩ. Chính là nhờ có Ê-đi-xơn, chúng ta mới có điện dùng như ngày hômm nay. Qua câu chuyện này, các ễm thấy Ê-đi-xơn có óc sáng tạo kì diệu vfa quan tâm đến con người như thế nào.
2/ Luyện đọc :
a- GV đọc diễn cảm toàn bài, HS chú ý theo dõi:
Đoạn 1: (Giới thiệu Ê-đi-xơn và sáng chế của ông): Giọmg chậm rãi. Khoan thai.
Đoạn 2: (Cuộc gặp gỡ giiữa Ê-đi-xơn và bà cụ): Giọmg bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Ê-đi-xơn giọng ngạc nhiên.
Đoạn 3: Ê-đi-xơn reo vui khi sáng kiến chợt loé lên. Giọmg bà cụ phấn chấn.
Đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thán phục; giọng Ê-đi-xơn vui hóm hỉnh; giọng cụ già phấn khởi.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
 * Đọc từng câu : HS đọc từ khó : Ê- đi- xơn 
HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
 * Đọc từng đoạn trước lớp :
 + HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. GV kết hợp nhắc HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; đọc phân biệt lời Ê- đi- xơn và bà cụ.
 + Tìm hiểu nghĩa từ mới được chú giải: nhà bác học, cười móm mém
* Đọc từng đoạn trong nhóm.(nhóm 4)
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 3 HS khác đọc nối tiếp nhau đoạn 2, 3, 4.
Tiết 2:
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài :
* Yêu cầu HS đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê- đi - xơn và đoạn 1, TLCH:
 - Nói những điều em biết về Ê- đi - xơn ? (... là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ...)
GV chốt lại: Ê- đi - xơn là một nhà bác học hổi tiếng người Mỹ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả, ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác họp vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
 - Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào? (Lúc ông vừa chế tạo ra đèn điện).
* HS đọc thầm tiếp đoạn 2 và đoạn 3, TLCH:
 - Bà cụ mong muốn điều gì ? (Bà mong ông làm được chiếc xe không cần người lái, ngựa kéo).
 - Vì sao bà cụ mong muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
 - Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi- xơn ý tưởng gì ? (Chế tạo ra chiếc xe chạy bằng dòng điện)
*HS đọc thầm đoạn 4, TLCH:
 - Nhờ đâu mong muốn của bà cụ được thực hiện ? (Nhờ óc sáng tạo kỳ diệu).
*GV chốt lại: Khoa học cải tạo được TG, cải thiện được cuôc sống của con người, làm cho con người tốt hơn và sung sướng hơn..
4/ Luyện đọc lại :
 - GV đọc mẫu đoạn 3.
 - Hướng dẫn HS đọc đúng lời Ê- đi- xơn và lời bà cụ:
+ Giọng Ê- đi- xơn: reo vui khi sáng kiến loé lên
+ Giọng bà cụ: phấn chấn
+ Giọng người dẫn chuyện: khâm phục. Chú ý những từ ngữ cần nhấn giọng.
 - Một số HS thi đọc đoạn 3.
 - Một tốp 3 HS thi đọc toàn truyện theo vai (Ê- đi- xơn, bà cụ, người dẫn chuyện).
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? HS trả lời.
 GV chốt lại: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người .
5. Kể chuyện:
a/ GV nêu y/c : Vừa rồi các em đã tập đọc biết cùng bạn dựng lại câu chuyện theo lối phân vai. Bây giờ các em sẽ không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
b/ Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai :
+ Câu chuyện có những nhân vât nào? (Ê-đi -xơn và bà cụ)
+ Khi kể lại câu chuyện theo vai, mỗi nhóm cần mấy bạn, với những vai nào?
 ( Mỗi nhóm cần 3 bạn với 3 vai: người dẫn chuyện, Ê-đi -xơn và bà cụ)
 - GV lưu ý HS : Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
 - HS hình thành nhóm, phân vai.
 - Từng tốp 3 HS thi dựng lại câu chuyện theo vai. Bà cụ trùm khăn; Ê-đi-xơn đội mũ, 
 - Cả lớp và GV bình chọn nhóm dựng chuyện tốt nhất.
6. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung câu chuyện.
 - Nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm 2012).
* Chú ý: Dạng bài 1, bài 2 không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
II- Đồ dùng:
Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2012.
Tờ lịch năm 2012.
III- Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: 
+ Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm?
+ Kể tên các tháng có 31 ngày? Kể tên các tháng có 30 ngày? 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập và chữa bài.
Bài 1: Học sinh xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004, rồi trả lời câu hỏi theo SGK:
VD: Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy? ( Là ngày thứ Ba)
 Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy? ( Là ngày thứ  )
 Ngày đầu tiên của tháng 3 là ngày thứ mấy? ( Là ngày thứ  )
 Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày thứ mấy? ( Là ngày thứ  )
 .
Giáo viên hướng dẫn.
Để biết được ngày 3 tháng 2 là thứ mấy.
Ta phải xác định trên tờ lịch tháng 2... thứ Sáu).
Tương tự học sinh làm các bài còn lại.
Bài 2: Học sinh quan sát tờ lịch năm 2012 và trả lời các câu hỏi :
a) Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy?
 Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ mấy?
 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ mấy?
 Ngày cuối cùng của năm 2012 là thứ mấy?
 Sinh nhật em vào ngày nào? Tháng nào? Hôm đó là thứ mấy?
b)Thứ hai đầu tiên của năm 2012 là ngày nào? Thứ hai cuối cùng của năm 2012 là ngày nào?
 Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là nhữn ngày nào?
Bài 3: Học sinh sử dụng tính ngày trong tháng (bàn tay trái) (30 hay 31 ngày).
HS thực hành theo cặp, kể cho nhau nghe các tháng có 30 hay 31 ngày.
HS làm BT vào vở.
Cả lớp cùng chữa bài.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài. Sau đó làm bài vào vở.
Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
Trước tiên phải xác định tháng 8 có 31 ngày sau đó có thể tính dần.
3. GV thu chấm 1 số vở, nhận xét bài làm của học sinh.
IV- Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------
Chính tả:
Nghe -viết: ê-đi-xơn
Mục tiêu:
 - Nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập 2b; KG: hoàn thành thêm BT2a.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Bảng nhóm
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 
2 HS lên bảng viết : thoắt, toả, dập dềnh
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết :
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị :
 - GV đọc bài 1 lần. 1HS đọc lại bài
 + Em biết gì về Ê-đi-xơn ? (Ê-đi-xơn là người giàu sáng kiến và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho mọi người).
 + Đoạn văn có mấy câu ? (Đoạn văn có 3 câu). 
 + Những chữ nào trong bài được viết hoa? vì sao ? (Tên riêng và chữ cái đầu câu).
 + Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn ? (Dấu chấm, dấu phẩy).
 + Tìm tên riêng trong bài chính tả? Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào?
- Luyện viết từ khó.
 + HS viết bảng con: Ê-đi-xơn, lao động, trên trái đất.
b- GV đọc bài cho HS viết vào vở :
c- Chấm bài.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập : HS làm bài tập 2b
 - Mời 2 HS lên bảng làm bài - Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 - Một số HS đọc lại câu đố đã được điền đúng âm đầu, đặt đúng dấu thanh.
 * Lời giải :
 2b) chẳng, đổi, dẻo, đĩa
 Là cánh đồng.
* KG: hoàn thành BT2a.
IV- Củng cố, dặn dò: 
 - GV yêu cầu HS học thuộc câu đố trong bài chính tả.
 - GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------- 
 Chiều Thứ 3 ngày 7 tháng 2 năm 2012
Luyện toán:
(Dạy lớp 3A và 3B)
Luyện phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
I- Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 10.000.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II- đồ dùng dạy - học:
	Bảng nhóm
II- Hoạt động dạy - học:
1. Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Giáo viên ghi đề lên bảng - Học sinh làm bài và chữa bài.
Bài 1: Tính:
HS nêu yêu cầu BT
GV cho HS thực hiện lần lượt từng bài vào bảng con.
Bài 2: Tìm x:
 x - 2361 = 4794	 x + 6203 = 8752
 x + 5647 = 9592 - 2000	 x - 769 = 3224 + 3000
- HS nêu cách tính ở từng bài, sau đó tự làm vào vở.
- 1 số em lên bảng chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng. 
Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 4784 kg gạo. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 1936 kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo.
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên nêu câu hỏi - Bài tập cho biết gì ? Bài tập hỏi gì ?
- Học sinh làm vào vở.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Buổi chiều bán được số gạo là:
4784 - 1936 = 2848 (kg)
Cả hai buổi bán được số gạo là:
4784 + 2848 = 7632 (kg)
	 Đáp số: 7632 kg
Bài 4(KG): Số? 
Số bé nhất có 3 chữ số có tổng ba chữ số bằng 21 là: ...
Số lớn nhất có 3 chữ số có tổng ba chữ số bằng 21 là: ...
- GV hướng dẫn HS cách làm, sau đó HS tự làm vào vở.
Bài 5(KG): Nếu ngày 25 tháng 5 là ngày chủ nhật thì ngày 1 tháng 6 cùng năm đó là ngày thứ ... và các ngày chủ nhật trong tháng 6 là ngày : ........................................................
IV- Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------
LUYệN VIếT
Nhà bác học và bà cụ
I/ Mục tiêu: 
- HS viết bài Tập đọc Nhà bác học và bà cụ ( Đoạn 1, 2)
- Rèn chữ viết cho HS: Viết đúng, đều, đẹp theo mẫu chữ quy định.
- Rèn tính kiên trì, chiu khó trong học tập.
- Chú ý hơn đối với 1 số em: Dũng, Linh, Hiếu, Giang.
II .Hoạt động dạy và học:
1. GV nêu yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS luyện viết
- GV đọc bài cho HS viết. Lưu ý HS cách viết một số từ: Ê- đi-xơn, Mĩ thùm thụp, 
GV nhắc HS ng ... , đánh giá các hoạt của HS trong thời gian qua
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần
- GV nhận xét và chốt lại, nhận xét HS về tình hình học tập cũng như rèn luyện của học sinh. Tuyên dương những HS có nhiều ưu điểm và nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt sang tuần sau cố gắng hơn nữa.
..........................................................................................................................................
+ Nhắc nhở: ....................................................................................................................
2/ Nêu kế hoạch hoạt động, học tập và rèn luyện trong tuần tới
- GV nêu ra những hoạt động trong tuần tới và yêu cầu HS thực hiện 
- Nhắc HS trong việc học tập, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, rèn chữ viết như Dũng, Thịnh, Linh, Đạo, Hiếu, Tuấn Anh, Mạnh, 
- Nhắc nhở HS thường xuyên rèn kĩ năng giao tiếp lễ phép, cởi mở, thân thiện,  
3. Nhận xét chung tiết học:
Dặn HS thực hiện đúng kế hoạch GV đã đề ra.
- Đại diện tổ lên cam kết thực hiện
=====*=====*=====*=====*=====
Luyện từ và câu:
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong cá bài Tập đọc, chính tả đã học - (BT1).
 - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu BT 2a,b,c; KG: hoàn thành BT2.
 - Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong BT3.
II/ Đồ dùng dạy học: 
1 tờ phiếu khổ to, 2 băng giấy.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 2 HS : 
1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài 3 ( làm miệng ) bài LTVC tuần 21.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1: gọi HS nêu y/c
 - Gọi HS khác kể tên các bài tập đọc và chính tả tuần 20, 21. 
 - Chia lớp thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm tìm các nội dung khác nhau.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét chung và nêu kết luận:
Từ chỉ tri thức
Từ chỉ hoạt động của tri thức
Nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ
Nghiên cứu khoa học
Nhà phát minh, kĩ sư
Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa..
Bác sĩ, dược sĩ
Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh
Thầy giáo, cô giáo
Dạy học
Nhà văn, nhà thơ
Sáng tác
Bài tập 2: Gọi HS nêu y/c
 - GV treo bảng phụ lên bảng và y/c HS lên làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
 - GV cùng HS nhận xét.
	a. ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
	b. Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chỉ nghe giảng bài.
	c. Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
* KG : hoàn thành BT2.
 d. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc bay về ríu rít.
c- Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu bài và truyện vui : Điện
 - GV giải nghĩa thêm từ : Phát minh: Tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống.
 - Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân.
 - GV mời 2 HS lên bảng thi sửa nhanh bài viết của bạn Hoa, sau đó đọc kết quả.
 - Truyện này gây cười ở điểm nào ?( Tính hài hước của truyện là ở câu trả lời của người anh...)
IV- Củng cố, dặn dò: 	
Giáo viên nhận xét giờ học.
Luyện Tiếng Việt
LĐKC: Nhà bác học và bà cụ
I- Mục tiêu:
Luyện cho học sinh đọc và kể lại câu chuyện: Nhà bác học và bà cụ. Nắm ý nghĩa câu chuyện.
II- Hoạt động dạy học:
1. Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lầm một.
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp (Giáo viên lưu ý sửa sai cho học sinh yếu).
- Học sinh luyện đọc theo nhóm đôi.
- Giáo viên đi kiểm tra nhắc nhở.
- Gọi học sinh đọc trước lớp - Học sinh nhận xét bạn đọc.
- Giáo viên hỏi:
? Hãy nói những điều em biét về Ê - đi - xơn
? Theo em khoa học đem lại những lợi ích gì cho con người.
3. Luyện kể chuyện:
- Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi.
*HS TB, Y: 5 học sinh kể nối tiếp 5 đoạn trước lớp.
*HS KG: Kúlại câu chuyện theo cách phân vai.
- Học sinh luyện kể cả câu chuyển theo nhóm.
- Học sinh luyện kể trước lớp - Giáo viên và các bạn bổ sung, nhận xét.
- Học sinh xung phong kể - Giáo viên ghi điểm.
III- Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Thủ công.
Đan nong mốt (tiết 2).
I/ Mục tiêu: 
- HS biết cách đan nong mốt
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. 
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
*Với HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan đều nhau. Đan được tấm đan nông mốt, các nan đan khít nhau, nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp được các màu sắc hài hoà.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu tấm đan, tranh quy trình, giấy màu.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 3: HS thực hành đan nong mốt.
 Gv yêu cầu HS nhắc lại quy trình dan nong mốt, GV nhận xét và hệ thống lại các bước.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (theo cách nhắc 1 một nan đè 1 nan).
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh.
- Sau khi nắm lại quy trình, GV tổ chức cho HS thực hành. GV giúp những HS còn lúng túng hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. GV chọn 1 số tấm đan đẹp khen ngợi trước lớp.
- Gv đánh giá sản phẩm của HS .
* Nhận xét, dặn dò: Chuẩn bị cho giờ sau: Đan n
ong đôi.
Thể dục
nhảy dây - Trò chơI : "lò cò tiếp sức"
I. Mục tiêu 
 - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây. 
 - Chơi trò chơi" Lò cò tiếp sức", biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Chuẩn bị 
 Còi, dây nhảy 
III. Hoạt động dạy học
A. Phần mở đầu (5') 
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học.
 - Tập bài thể dục phát triển chung nhịp 2 x 8
 - Chạy chậm 1 hàng dọc xung quanh sân.
B. Phần cơ bản(20') 
 *Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
 - Cho HS tập cách so dây, chao dây, quay dây. 
 - Sau đó cho HS tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây, có dây .
 - GV cho HS nhảy dây theo nhóm
 - GV quan sát hướng dẫn cho những em còn yếu. Các nhóm thi nhảy dây cá nhân.
 - GV cùng các HS khác nhận xét, tuyên dương 
*Trò chơi : "Lò cò tiếp sức "
 - HS nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
 - GV theo dõi
C. Phần kết thúc(5') 
 - Ôn lại một số động tác hít thở sâu.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
 - GV giao bài tập về nhà: Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Thứ 4 ngày 9 tháng 2 năm 2011
Toán
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I- Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về hình tròn, biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- BT cần làm: 1, 2, 3.
II- Đồ dùng dạy học:
Một số mô hình đã học, hình tròn: Mặt đồng hồ, Compa.
III- Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: 
Một tháng có thể có nhiều nhất bao nhiêu ngày chủ nhật? Lấy ví dụ?
Biết chủ nhật tuần này là ngày 12, vậy chủ nhật tuần tới là ngày nào?
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thế nào là hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
2. Giới thiệu hình tròn:
Giáo viên đưa ra một số mô hình các em đã học và một mô hình tròn, yêu cầu HS gọi tên hình? ( Hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác, hình tròn).
- GV chỉ vào hình tròn và nói: Đây là hình tròn.
- Cho HS xem mô hình đồng hồ, hỏi mô hình có dạng hình gì?
- GV yêu cầu HS kể tên các vật có dạng hình tròn.
- Yêu cầu HS lấy hình tròn trong bộ đồ dùng ra.
3. Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn:
Vẽ một hình tròn ở bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
Giáo viên nhận xét trong một hình tròn.
+ Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
+ Độ dài đường kính gấp 2 lần dài bán kính.
M
 0
B
A
3. Giới thiệu compa và cách vẽ hình tròn.
Cho học sinh quan sát compa và giới thiệu cấu tạo của nó.
Compa dùng để vẽ hình tròn.
Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.
- Xác định khẩu độ com pa = 2cm trên thước.
- Đặt đầu đỉnh nhọn tâm O, đầu kia co bút chì được quay 1 vòng để vẽ thành hình tròn tâm O, bán kính 2cm.
3. Thực hành:
P
C
Bài 1: Yêu cầu học sinh quan sát hình rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính của hình tròn đó. 
 O
	a)	b)
O
	M	N A B
D
Q
a) Hình tròn tâm O có đường kính MN, PQ; Các bán kính là: OM, ON, OP ,OQ
b) Hình tròn tâm O có đường kính AB; Các bán kính là: OA, OB
+ Vì sao CD không phải là đường kính của hình tròn? (Vì CD không đi qua tâm O).
Bài 2: Học sinh vẽ hình tròn tâm O, BK = 2cm; hình tròn tâm I, BK = 3cm.
Bài 3: Yêu cầu học sinh vẽ được BK = OM
	 ĐK = CD
b. Học sinh dựa vào nhận xét của bài học để khoảng khoanh đúng kết quả.
IV- Củng cố, dặn dò:
Học sinh nêu nội dunb bài.
Nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------
Tập đọc:
Cái cầu
I/ Mục tiêu: 
 - Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ
- Hiểu nội dung : Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất , đáng yêu nhất.(Trả lời được các câu hỏi SGk)
 - Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 
2 HS , mỗi em kể lại 1 đoạn của truyện : Nhà bác học và bà cụ
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc : 
a- GV đọc bài thơ.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc :
 - Đọc từng dòng thơ : đọc nối tiếp, mỗi em 2 dòng.Đọc đúng : xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng
 - Đọc từng khổ thơ trước lớp
 - HS tìm hiểu nghĩa từ được chú giải. - Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.êm ả,ru
 - Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Gọi 1 HS đọc bài trước lớp
 + Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? Câu thơ nào cho em biết điều đó ? (Người cha trong bài thơ làm nghề xây dựng. Câu thơ cho em biết:
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu).
 + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ? 
 - Gọi HS đọc toàn bài
 + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ? 
 + Em thích hình ảnh cây cầu nào trong bài thơ ? (Em thích hình ảnh cây cầu tre như chiếc võng trên sông, êm ả ru người qua lại).
 - Gọi HS nhận xét bổ sung
4/ Học thuộc lòng bài thơ :
 - GV đọc bài thơ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ
 - 2 HS thi đọc cả bài thơ.
 - HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
 - Từng tốp HS ( 4 em ) tiếp nối nhau đọc thuộc 4 khổ thơ.
 - Một số HS thi đọc thuộc khổ thơ em thích hoặc cả bài thơ.
IV- Củng cố, dặn dò: 
Giáo viên nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_22_nam_2012.doc