Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Quý Hương

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Quý Hương

I. Mục tiêu

1. Tập đọc

1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc rành mạch trôi chảy đúng các từ ngữ: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, nhận lời, nắp lọ,.Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

1.2 Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khen hai chị em Xô- phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 2. Kể chuyện

 2.1 Rèn kĩ năng nói: Kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ,

 * HS khá giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô- phi ( hoặc Mác )

+ GDKNS cho học sinh:

- Thể hiện sự cảm thông

- Tự nhận thức bản thân

- Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét

 

doc 14 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Quý Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 23
Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện : Nhà ảo thuật
I. Mục tiêu	
1. Tập đọc	
1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc rành mạch trôi chảy đúng các từ ngữ: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, nhận lời, nắp lọ,...Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
1.2 Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khen hai chị em Xô- phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 2. Kể chuyện
 2.1 Rèn kĩ năng nói: Kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ, 
 * HS khá giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô- phi ( hoặc Mác )
+ GDKNS cho học sinh:
Thể hiện sự cảm thông
Tự nhận thức bản thân
Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét
II Đồ dùng dạy học:
 Tranh trong sách giáo khoa
III Hoạt động dạy học
 Tập đọc 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Luyện đọc
 b.1 Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
 b.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh )
 - Đọc từng đoạn trước lớp
	 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
	 - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật
 - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới:Tập đặt câu nhanh với từ nhà ảo thuật, thán phục
	 - Đọc đoạn trong nhóm
	+ Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4 của bài 
 c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 * Đọc thầm đoạn 1 của bài để trả lời câu hỏi
- Vì sao hai chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?
- Học sinh trả lời, H nhận xét, T nhận xét và bổ sung
* Gọi H đọc đoạn 2 , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
- Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
 ( Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc .)
- Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp xiếc ?
	( Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn )
 H: đọc thầm đoạn 3&4 của bài
+ Vì sao chú Lí đến nhà Xô- phi và Mác?
( Chú muốn trả ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú. ) 
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người ngồi uống trà ?
( Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: Một cái bánh bỗng biến thành hai, cái dải băng đủ màu sắc từ lọ đường bắn ra, ... )
 * Luyện đọc lại
 - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2
 - Hai tốp học sinh đọc phân vai 
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
 Kể chuyện
I. Giáo viên giao nhiệm vụ: 
	Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác
II. Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo vai
	- Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
	- GV nhắc học sinh: Khi nhập vai Xô-phi hoặc ( Mác), em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó
 - Học sinh kể chuyện theo vai
 - Học sinh nhận xét
 - GV nhận xét 
 - Bốn học sinh đại diện của 4 nhóm nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất
 Củng cố, dặn dò
 - GV hỏi: Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp gì?
	- Truyện khen ngợi hai chị em Xô-phi và Mác. Ngoài ra còn ca ngợi ai nữa?
 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Đạo đức : Tôn trọng đám tang (T1)
I. Mục tiêu
	1. Học sinh biết được những việc cần làm khi gặp đám tang
	2. Bước đầu biết cảm thông với nỗi đau thương, mất mát người thân của người khác.
* GDKNS:
	- KN thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác
	- KN ứng xử phù hợp khi gặp đám tang
II. Chuẩn bị:
	- Vở bài tập đạo đức
	- Truyện kể về chủ đề bài học.
III. Hoạt động dạy học
	Tiết 1
Hoạt động 1: Kể chuyện đám tang
a. T Kể chuyện ( Đám tang ) cho học sinh nghe.
	b. Đàm thoại:
	- Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang ?
	- Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang ?
	- Hoàng đã hiểu ra điều gì khi nghe mẹ giải thích ?
	- Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ?
	+ GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không xúc phạm đến tang lễ .
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
 	- T: Cho học sinh làm bài tập đánh giá hành vi trong vở bài tập đạo đức bằng cách ghi chữ Đ vào ô trống trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang:
 	a . Chạy theo xem, chỉ trỏ .
	b. Nhường đường.
	c. Cười đùa.
	d. Ngả mũ, nón .
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả, giải thích lí do tại sao theo mình hành vi đó là đúng
- GV kết luận. ( SGK )
Hoạt động 3: Tự liên hệ
	- Yêu cầu học sinh tự liên hệ.
- Học sinh liên hệ trong nhóm nhỏ cách ứng xử của bản thân.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, T nhận xét và bổ sung.
* Củng cố dặn dò: 
	- GV hệ thống lại nội dung bài học.
	- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh thực hành
Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
Thứ ba ngày 21 tháng 02 năm 
Chính tả: (Nghe viết) Nghe nhạc
I. Mục tiêu
	- Nghe và viết đúng bài CT; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
	- Làm đúng BT(2) a/b.
II. Đồ dùng dạy học
	Sách bài tập Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn nghe viết
	a. Chuẩn bị
	*Giáo viên đọc bài thơ chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi
	* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài
	- Những chữ nào trong bài được viết hoa
	 ( Những chữ đầu dòng thơ, tên riêng .)
	- Học sinh tự tìm những chữ trong đoạn dễ viết sai, ghi nhớ
	- Cách trình bày một bài thơ.
	b. GV đọc cho học sinh viết bài
	c. Chấm và chữa bài
	3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2a
	- Học sinh đọc yêu cầu của bài, T hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập theo gợi ý sau:
	+Đọc thầm những tiếng cần điền phụ âm đầu
	+ Suy nghĩ tìm phụ âm đầu thích hợp để điền dựa vào nghĩa của từ, khi phát âm.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài
	- GV nhận xét và chốt ý đúng
	- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng :
	Lời giải
	+	náo động, hỗn láo
	béo núc ních- lúc đó
	+ 	ông bụt- bục gỗ
	 	Chim cút- hoa cúc
Bài 3: (a )
	-T giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: từ cần tìm là từ chỉ hoạt động mà tiếng đó bắt đầu bằng l hoặc n. T làm mẫu
	- HS tự tìm, nêu các từ vừa tìm được. HS nhận xét, T nhận xét và bổ sung 
	4. Củng cố, dặn dò:
	- Nêu những tồn tại chung của lớp trong viết bài .
	- Hd HS về nhà sửa lỗi sai.
Toán: Luyện tập
A- Mục tiêu
- Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số( có nhớ hai lần không liền nhau) và Biết tìm SBC.
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng
GV : Bảng 
HS : SGK.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- thực hành:
* Bài 1: 
- Bt yêu cầu gì?
- Gọi 3 HS làm trên bảng
1324 1719 2308
x x x 
 2 4 3
2648 6876 6924
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3: 
- Đọc đề.
- X là thành phần nào của phép tính?
- Muốn tìm X ta làm ntn?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 4: 
- Đọc đề?
- Giao việc:- Đếm số ô vuông?
- Đã tô màu mấy ô vuông?
- Cần tô màu mấy ô vuông nữa?
- HS điền vào vở BTT
- Nêu KQ
+ Chữa bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
- Tổng kết giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài
Tự nhiên & Xã hội : Lá cây
I. Mục tiêu
	Sau bài học, học sinh: 
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây .
- Biết được sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, độ lớn của lá cây .
 *Biết được qúa trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK, vở bài tập TN&XH.
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
 * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 	Bước 1: Làm việc theo cặp.
	- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87 SGK và kết hợp quan sát những lá cây HS mang đến lớp.
	+ Nói về hình dạng màu sắc, kích thước của lá cây mà các em quan sát được.
	+Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện của từng cặp lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp, bạn khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá cây có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi lá cây thường có cuống lá, phiến lá. Trên phiến lá có gân lá.
- Học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức
 * Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
	- Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn dính các lá cây sưu tầm được
	- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá cây của nhóm mình trước lớp và nhận xét các nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, nhanh và đẹp.
	- T nhận xét và tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp.
	Củng cố, dặn dò
	- Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây?
Thứ tư ngày 22 tháng 02 năm 2012
Toán: : Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
A- Mục tiêu
- HS biết chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số( trường hợp chia hết thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số ). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán có lời văn.
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng
GV : Bảng 
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ1: HD thực hiện phép chia 6369 : 3
- Ghi bảng: 6369 : 3 =?
- Đặt tính theo cột dọc và thực hiện tính?
- Gọi 1 HS thực hiện trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
- Nếu HS chia sai thì HD chia theo các bước như SGK.
- Tương tự HD HS thực hiện phép chia 1276 : 4. 
b) HĐ 2: Thực hành
* Bài 1: Đọc đề?
- Gọi 3 HS làm trên bảng
4862 2 3369 3 2896 4	
08 03 09 
 06 2431 06 1123 16 724
 02 09 0
 0 0 
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Muốn tìm số bánh mỗi thùng ta làm ntn?
- Gọi 1 HS giải trên bảng
Bài giải
Mỗi thùng có số bánh là:
1648 : 4 = 412( gói bánh)
 Đáp số: 412 gói bánh.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3: - Đọc đề?
- X là thành phần nào của phép tính?
- Muốn tìm X ta làm ntn?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
a) X x 2 = 1846 b) 3 x X = 1578
 X= 1846 : 2 X = 1578 : 3
 X = 923 X = 526
- Chữa bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính chia  ... T: GV giới thiệu thêm một số tờ quảng cáo đẹp, phù hợp. HS giới thiệu tờ quảng cáo mà các em sưu tầm được.
	c. Luyện đọc lại
- Một học sinh khá đọc cả bài( Tờ quảng cáo )
- T chọn một đoạn trong tờ quảng cáo hướng dẫn luyện đọc.
d. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà đọc lại bài
Luyện từ &câu : nhân hoá . ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
I. Mục tiêu
 1. Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn( BT1) 
 2. Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó( BT3a/c/d hoặc b/c/d ).
 * HS khá giỏi làm được toàn bộ BT3. 
II. Hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn
Bài 1:
 - Học sinh đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK
	 - Một học sinh đọc bài thơ Đồng hồ báo thức.
 - Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp
	 - Học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét
 - Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng
a. Những vật
được nhân hoá
b. Cách nhân hoá
Những vật ấy được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng từ ngữ
Kim giờ
Bác
thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
Anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
Bé
tinh nghịch, chạy vút lên trước...
Cả ba kim
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
 ? Bài thơ sử dụng mấy cách nhân hóa, là cách nhân hoá nào?
( Hai cách nhân hoá : Gọi như người và dùng các từ ngữ tả như tả người) 
Bài 2
 H: Nêu yêu cầu của bài ,trao đổi theo cặp ( Một em hỏi và một em trả lời )
	 - Gọi nhiều cặp học sinh lên hỏi đáp trước lớp.
 - Cả lớp và GV cùng nhận xét và chữa bài
Bài 3
	+ Cả lớp đọc yêu cầu của bài.
	+ Nhiều học sinh nối tiếp nhau đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của câu.
 - T cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó GV ghi lên bảng, học sinh đọc lại.
 3. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tổ trưởng ký duyệt: ngày tháng 02 năm 2012
Thứ năm ngày 23 tháng 02 năm 2012
Toán: : Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số( tiếp)
A- Mục tiêu
- HS biết chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số( trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán có lời văn.
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng
GV : Bảng, 8 hình tam giác vuông cân như BT 3.
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra: - Gọi 2 HS làm trên bảng
đặt tính rồi tính: 1342 : 2; 2308 : 3
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1:HD thực hiện phép chia 9365 : 3
- Gọi 1 HS đặt tính và thực hiện tính trên bảng.
- Nhận xét, nếu HS làm sai thì HD từng bước như SGK.
- Tương tự HD phép chia 2249 : 4
b) HĐ 2: Thực hành.
* Bài 1: -Bt yêu cầu gì?
- Gọi 3 HS làm trên bảng
- Chữa bài, cho điểm.
* Bài 2: - Đọc đề?
- Có bao nhiêu bánh xe?
- Một xe lắp mấy bánh?
- Muốn tìm được số xe ôtô lắp được ta làm ntn?
- Gọi 1 HS giải trên bảng
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:- Đọc đề?
- Yêu cầu HS quan sát và tự xếp hình.
- HD HS xếp đúng.
- Kết luận, đưa hình mẫu.
4/ Củng cố:
- Tổng kết giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
	Chính tả: người sáng tác quốc ca việt nam
I. Mục tiêu
	- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập 2 a/b, hoặc BT(3) a/b. 
II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn học sinh nghe viết
 T: Đọc 1 lần cho học sinh nghe
 H: Một em đọc đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam, cả lớp theo dõi trong SGK
 ? Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa
 H: Tìm và trả lời
 H: Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ
 c. Học sinh viết bài
 T: Đọc cho học sinh viết bài
 T: Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả
 d. Chấm và chữa bài
 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
 Bài 2 ( chọn ý a )
H: Đọc yêu cầu của bài
H: Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt
T: gọi H lên bảng điền nhanh âm đầu r/d/ gi vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả .
	- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng
	- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng
	- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng
	Bài 3( a):Nhắc các em chú ý
	- Từ ngữ cần tìm phải là từ chỉ hoạt động.
	- H làm bài cá nhân
	- Học sinh đọc các từ mình vừa tìm được
	T: nhận xét và sửa cho học sinh nếu cần
	H: chép vào vở
 4. Củng cố, dặn dò
 	- Nhận xét giờ học :
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau`
Tập làm văn : Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể được môt vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật đã xem ( theo gợi ý trong SGK )
2. Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn(khoảng 7 câu)
* GDKNS: 
- Thể hiện sự tự tin
- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận
- Ra quyết định
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh , ảnh của các buổi biểu diễn nghệ thuật.
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
	T: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
	b.1: bài tập 1
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài, các gợi ý
	T nhắc học sinh: Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào gợi ý.
	+ Gọi một học sinh kể mẫu, T cùng H nhận xét, bổ sung.
	+ Một vài học sinh kể, GV nhận xét lời kể của từng em để cả lớp rút kinh nghiệm.
	+ T cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.
b.2: Bài tập 2
	T: Đọc yêu cầu của bài nhắc học sinh viết vào vở rõ ràng những câu mình vừa kể
	H: Cả lớp mở vở bài tập Tiếng Việt để làm bài cá nhân
	- Một số em nối tiếp nhau đọc bài viết
	T cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm
	3. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học
	+ Ưu điểm
	+ Nhược điểm
	- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 24 tháng 02 năm 2012
Toán: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số( Tiếp).
A- Mục tiêu
- HS biết chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số( trường hợp có chữ số O ở thương) .Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng Bảng phụ- phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra: đặt tính rồi tính
9436 : 3 ; 1272 : 5
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ1: HD thực hiện phép chia 4218 : 6
- ghi bảng phép chia 4218 : 6
- Gọi 1 HS đặt tính và thực hiện tính trên bảng.
- Nhận xét, nếu HS làm sai thì HD từng bước như SGK.
- Tương tự HD phép chia 2407 : 4
b) HĐ 2: Thực hành
* Bài 1: -BT yêu cầu gì?
- Gọi 3 HS làm trên bảng
- Chữa bài, cho điểm.
* Bài 2: - Đọc đề?
- Có bao nhiêu mét đường?
- Đã sửa bao nhiêu?
- Muốn tìm quãng đường còn phải sửa tiếp ta làm ntn?
- Ta cần tìm gì trước?
- Gọi 1 HS giải trên bảng
- Lớp làm vở
Bài giải
Quãng đường đã sửa là:
1215 : 3 = 405(m)
Đội công nhân còn phải sửa quãng đường là: 1215 - 405 = 810(m)
 Đáp số: 810 mét.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:- Đọc đề?
- Muốn biết phép tính nào đúng hay sai ta cần làm gì?- Ta thực hiện phép chia sau đó đối chiếu với phép chia.
- KQ: a) Đúng; b) Sai; c) Sai
- Nhận xét, chữa bài.
4/ Củng cố:
- Tổng kết giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài
Tập viết : ôn chữ hoa q
I. Mục tiêu
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q( 1 dòng), T, S (1 dòng ); và câu ứng dụng: Quê em nhịp cầu bắc ngang (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Rèn tính cẩn thận cho HS.
II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con
 * Luyện viết chữ hoa
 H: Tìm các chữ hoa có trong bài
 T: Viết mẫu và nhắc lại cách viết
 H: Luyện viết trên bảng con chữ q, t, b
 * Luyện viết từ ứng dụng
H: Đọc từ ứng dụng
 	T: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
 H: Tập viết trên bảng con
 * Luyện viết câu ứng dụng
 H: Đọc câu ứng dụng
 T: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu thơ: Tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê
	- Học sinh tập viết trên bảng con các chữ quê, bên .
 c. Hướng dẫn học sinh viết vào vở
 T: Nêu yêu cầu
	 H: Viết vào vở
 T: Bao quát cả lớp, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết và chú ý viết sạch đẹp, đúng mẫu.
 d. Chấm và chữa bài
	 - T chấm khoảng 5 đến 6 bài và chữa cho học sinh
	 3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học
 - Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà
Tự nhiên & Xã hội : Khả năng kì diệu của lá cây
I.Mục tiêu
	Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được chức năng của lá cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá cây đối với đời sống con người. 
*Biết được qúa trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
* GDKNS: 
	- KN tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người
	- KN làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: không bẻ cành, bứt lá, làm hại cây
	- KN tư duy phê phán: phê phán, lên án, ngăn chặn, ứng phó với những hành vi làm hại cây
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp
	Bước 1: làm viẹc theo cặp
T: yêu cầu từng cặp học sinh quan sát hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. VD
	+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
	+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
	+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?
	Bước 2: Làm việc cả lớp
	- Học sinh thi đua đặt câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
	- GV cùng học sinh nhận xét và đi đến kết luận chung:
	Kết luận: Lá cây có ba chức năng là
	+ Quang hợp
	+ Hô hấp
	+ Thoát hơi nước
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm bàn
	Bước 1:Nhóm trưởng điều kiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trong SGK để nói về ích lợi của lá cây. Kể những lá cây thường được sử dụng ở địa phương .
	Bước 2:
	- GV tổ chức cho các nhóm thi đua trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào việc như: Để ăn , Làm thuốc, Gói bánh, Làm nón, Lợp nhà
 Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học
 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Tổ trưởng kiểm tra, ký duyệt: Ngày tháng 02 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_23_nguyen_thi_quy_huong.doc