Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 (Bản đẹp)

Tập đọc – kể chuyện: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I,Mục tiêu:

TĐ: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 -Hiểu ND, ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

(HSKG: đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện).

KNS: Thể hiện sự cảm thông; đảm nhận trách nhiệm; xác định giá trị.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26: Thứ hai ngày 5 tháng 03 năm 2012
Tập đọc – kể chuyện: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I,Mục tiêu:
TĐ: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 -Hiểu ND, ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
(HSKG: đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện).
KNS: Thể hiện sự cảm thông; đảm nhận trách nhiệm; xác định giá trị.
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh truyện SGK
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.KTBC: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
- Câu 1,2,3 SGK.
2. Bài mới :
*HĐ1 : Luyện đọc 
- Đọc mẫu 
+ GV đọc toàn bài một lượt 
- HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó:
- HD đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ.
Nhắc HS chú ý ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu.
+ Gọi 1 em đọc đoạn 2. 
+ Gọi 1 em khá đọc đoạn 3, yêu cầu HS tìm hiểu từ hoá lên trời, hiển linh.
+ YC 1 em khá đọc đoạn 4. . 
- Luyện đọc theo nhóm .
- YC HS đọc đồng thanh đoạn 1 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 em đọc lại đoạn 1
Câu 1:
- Gọi 1 em đọc đoạn 2, 
Câu 2:
Câu 3:
1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm lại, trả lời:
Câu 4: 
- 1 HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo trả lời:
Câu 5: 
 TIẾT 2
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài 
+. Hướng dẫn HS đọc đoạn 1 và 2
 Nhà nghèo,/mẹ mất sớm,/ hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung.// Khi cha mất,/ chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha,/ còn mình đành ở không.// 
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ:
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs quan sát lần lượt từng tranh trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.
- Yêu cầu Hs tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (mỗi em kể 1 tranh).
- Cả lớp và Gv nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò :
+ GV biểu dương những HS kể chuyện hấp dẫn. 
+ Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS đọc và TLCH.
+ HS theo dõi và đọc thầm theo.
+ Đọc bài tiếp nối từng câu.
+ 4 em đọc bài, mỗi em đọc 1 đoạn .
+ 1 em đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK . 
- giải nghĩa từ mới: bàng hoàng, du ngoạn
+ HS đọc trong nhóm.
+ Một vài nhóm đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét .
+ HS cả lớp đọc đồng thanh.
+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một cái khố mặc chung. Khi cha mất ...... mình đành ở không.
- 1 HS đọc,
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn.... Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và két duyên cùng chàng.
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm.... giúp dân đánh giặc.
- 1 HS đọc
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi .... công lao của ông.
Cá nhân luyện đọc lại
- 2 – 3 HS đọc lại đoạn văn.
- 2 HS thi đọc trước lớp
- Đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại các tên đúng. 
- 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện .
+ Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất 
TOÁN LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
-Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
-Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
-Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ. làm BT: 1,2a,b,3,4/132.
II. Đồ dùng dạy – học:
- kéo, thước kẻ, đôi dép, bút mực, hộp sáp màu
II Các hoạt động dạy:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.KTBC: Bài 3/131
2.Bài mới : 
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất ?
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
Bài 2( a/b): 
- Gọi HS đọc đề bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 3: Xem tranh trả lời câu hỏi
- Hướng dẫn HS quan sát tranh rồi lần lượt làm các phần a,b, sau đó nêu miệng câu trả lời.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 4 Giải toán
- Yêu cầu HS tự đọc đề bài toán và tự tóm tắt giải. Sau đó chữa bài và cho điểm HS. 
3- Củng cố –Dặn dò :
+ Về tập nhận biết các tờ tiền và cách sử dụng.	
+Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Tự làm bài và nêu miệng kết quả tìm được.
- Rút ra kết luận : Ví c: có nhiều tiền nhất 10 000 đồng.
a) Lấy tờ 2000, 1000, 500, 100 
b) Lấy tờ 5000, 2000, 500
- HS khá làm luôn câu c)
c) Lấy tờ 1000, 2000, 100.
a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ tiền để mua được cái kéo.
b) Nam có 7000 đồng, Nam có vừa đủ tiền để mua hộp sáp màu và một cây thước.
- Tìm số tiền mẹ mua hết
- Tìm số tiền cô bán hàng trả lại 
 Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
TOÁN: 	 LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I.Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết xử lý số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản). Làm BT: 1,3/134.
II. Chuẩn bị : 
+ Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
II. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Bài 4/ 133
 2 . Bài mới : .
HĐ1:Làm quen với dãy số liệu
a)Quan sát để hình thành dãy số liệu
Cho HS quan sát SGK và hỏi
- Bức tranh này nói về điều gì?
Gọi 1 HS đọc tên số đo của tùng bạn và yêu cầu 1 HS khác ghi lại những số liệu bạn vừa đọc: 
- GV giới thiệu: các số đo chiều cao trên gọi là 1 dãy số liệu
b)Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy
GV hỏi :số 122 là số thứ mấy trong dãy?
Lần lượt hỏi tất cả các số còn lại.
-GV hỏi :Như vậy dãy số liệu trên có mấy số? 
Sau đó gọi một vài HS nhìn vào danh sách và dãy số liệu trên để đọc chiều cao từng bạn từng bạn
Hoạt động 2 :Thực hành
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của bài 
GV HD HS nhận xét và sửa chữa
Bài 3: Cho hai dãy thi tiếp sức.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò 
+ Dặn dò HS về nhà thực hành lập dãy số liệu của tổ em 
+Về nhà làm các bài tập 2,4 /135 .
-HS q/s tranh trong SGK và TLCH:
- Chiều cao của các bạn.
-1 HS đọc tên số đo của từng bạn, 1em khác ghi lại những số liệu bạn vừa đọc
- HS trả lời số 122 là số thứ nhất trong dãy
-Số 130 là số thứ 2 trong dãy
-Số127 là số thứ 3trong dãy
-Số 118 là số thứ tư trong dãy.
- Có 4 số
-1 HS lên bảng ghi tên các bạn theo thứ tự chiều cao từng bạn .
-1số HS đứng tại chỗ đọc chiều cao từng bạn .
-HS làm bài theo nhóm đôi sau đó đại diện nhóm trình bày.
- 4 HS đọc nối tiếp số đo 4 bạn
-Hãy viết dãy số kg gạo của 5 bao gạọ trên.
a) Từ lớn đến bé: 35kg, 40kg, 45 kg, 50kg, 60kg.
b) 60kg, 50kg, 45kg, 40kg, 35kg.
Chính tả ( nghe- viết ): SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I.Mục tiêu :
 -Nghe- viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 -Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn .
II. Chuẩn bị 
+Bảng lớp viết nội dung bài tập 2a/b.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.KTBC: 
2. Bài mới : gt bài , ghi đề 
HĐ1 : HD viết chính tả 
Tìm hiểu nội dung bài viết 
+ GV đọc đoạn văn 1 lần 
H: Đoạn văn nói về điều gì? 
HD viết từ khó 
+ YC HS tìm các từ khó 
+ YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được 
+ Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS .
*GV đọc bài cho HS viết
*GV đọc lại, HS soát lại bài viết
*Chấm từ 7 đến 10 bài 
HĐ2 : HD làm bài tập chính tả 
Bài 2 (a/b):
-Gọi 1 em đọc YC 
- gọi 4 HS trình bày trên bảng lớp và đọc kết quả
*GV HD HS nhận xét và sửa chữa
*Cho 1 số HS đọc lại lời giải đúng
4.Củng cố – dặn dò 
+ YC những em viết sai về nhà viết lại cho đúng 
- 2 HS mỗi em viết 2 từ có vần ưt/ ưc
+ 1 em đọc lại 
- Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử.
- Chử Đồng Tử, hiển linh, sông Hồng, nô nức
- Một số HS phát âm lại các từ trên
- HS viết bài và sau đó tự sửa lỗi
+ 1 em đọc YC trong SGK 
+ Đọc thầm 
-HS làm việc theo cặp
-4 HS trình bày trên bảng lớp
-Cả lớp nhận xét và tự sửa chữa
-2 HS đọc lại lời giải đúng
Tự nhiên – xã hôi TÔM, CUA
I.Mục tiêu : 
- Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc
vật thật.( Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.)
II.Đồ dùng dạy học:
 - Vật thật: Tôm, cua; Các hình trong SGK trang 98,99.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: Côn trùng
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới: a/ GTB: Tôm, cua. 
b/ Tìm hiểu bài:
HĐ1: Q/S và thảo luận.
-Yêu cầu quan sát các con tôm, cua đem đến lớp (hoặc màn hình).
-Chia nhóm, giao câu hỏi:
+Có nhận xét gì về kích thước của chúng?
+Bên ngoài của tôm, cua có gì bảo vệ ?
- Chân của chúng ntn và có gì đặc biệt ?
- GV nhận xét.
- GV: Cơ thể bên trong của tôm, cua không có xương sống.
- Tôm, cua có đặc điểm gì chung ? Chúng khác nhau ở điểm nào ?
- GV nhận xét, KL
- Gv cho HS xem một số h/a tôm, cua.
HĐ2: Ích lợi của tôm, cua. (cả lớp)
+Tôm, cua sống ở đâu ?
- Gv g/th một số món ăn được chế biến từ tôm, cua và chế biến xuất khẩu.
- Y/C HS Q/S và nêu ích lợi của chúng.
- GV nhận xét, KL:
+G/T về H Đ nuôi, đánh bắt tôm, cua.
GV: Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
H: Vậy để bảo vệ nguồn tài nguyên này chúng ta làm gì ?
-GV nhận xét, KL, GDHS.
- Gv nêu câu hỏi để rút ra bài học.
3.Củng cố,dặn dò:
HS1: Nêu một số đặc điểm chung của Côn trùng.
HS2: Kể tên một số côn trùng có ích, một số côn trùng có hại đối với con người. 
- MT: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của tôm và cua.
-Các nhóm quan sát và thảo luận rồi điền vào bảng.
Các bộ phận
Cấu tạo bên ngoài
Đặc điểm của chân
-Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
- HS đọc KL trên.
-MT: Nêu được ích lợi của tôm, cua.
-HS liên hệ thực tế trả lời.
+Tôm, cua sống ở sông, hồ, biển,...
- Hs Q/S và liên hệ thực tế để TL.
+Tôm cua làm thức ăn cho con người, cho động vật và làm hàng xuất khẩu.
+Tôm, cua là nh ... àm bài.
b/ Bài tập 2/70
- Tìm tên một số lễ hội
- Tên một số hội
- Tên một số H Đ trong lễ hội và hội
c/Bài tập 3(a/b/c)/70:
- Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiêt học
- Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau ôn tập.
- 2 HS lên bảng làm bài
-Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm bài cá nhân
-3 HS lên bảng thi làm bài
-Lớp nhận xét
*Đáp án:
Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
- HS đọc yêu cầu bài
- Trao đổi nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài cá nhân
- HS khá, giỏi làm toàn bộ BT3.
- 4 HS lên bảng thi làm bài 3.
- Lớp nhận xét 
CHÍNH TẢ: ( NV) RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn .
II. Chuẩn bị:
+ Bảng lớp kẻ sẵn bảng nội dung BT 2a, 2b .
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Gọi 2 em lên bảng viết, lớp viết bảng con: dán giấy, gia đình, rán cá, lênh khênh, lên cao.
2 Bài mới : *Giới thiệu bài
* HĐ1 : HD viết chính tả 
a. Trao đổi về nội dung bài viết 
- Đọc đoạn văn một lần 
H : Mâm cỗ Trung thu của Tâm có những gì ? 
b. HD cách trình bày 
c. HD viết từ khó 
+ YC HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả .
+ YC HS đọc và viết các từ vừa tìm đuợc 
d. Viết chính tả 
e. Soát lỗi
g. Chấm bài 
* HĐ2 : HD làm BT chính tả 
Bài 2 a/b:
a. Gọi HS đọc YC 
+ Dán 3 tờ phiếu lên bảng , chia lớp thành 3 nhóm – HS thi tiếp sức trong nhóm .
+ Gọi 1 em đọc các từ mà nhóm mình tìm được 
+ Chốt lại các từ đúng 
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học ,c hữ viết của HS 
+ Dặn HS ghi nhớ học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
+ Theo dõi GV đọc, sau đó 1 HS đọc lại 
+ Mâm cỗ Trung thu của Tâm có bưởi, ổi, chuối và mía . 
- sắm , quả bưởi , xung quanh .
- Luyện viết trên bảng con
-HS viết bài vào vở
-HS soát lỗi chấm bàng bút chì
+ 1 em đọc YC trong SGK 
+ Tìm từ 
+ 1 em đọc các từ tìm được 
+ Viết bài vào vở 
 r
Rổ, rá, rựa, rương, rồng, rùa, rắn, . . .
 d
Dao, dây, dê, dế 
 gi
Giường, giá sách, giáo mác, giáp, giày da, giấy, gián, giun, . .
*Lời giải 2 b) xem SGV
 TỰ NHIÊN – XÃ HÔI
 CÁ
I.Mục tiêu : 
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
-Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc
vật thật. ( Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy, có vây.)
II.Đồ dùng dạy học:	
-Các hình trong SGK trang 100,101.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:
-Chỉ và nói tên các bộ phận của tôm,cua.
2.Bài mới:Gt-GĐ.
Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận.
-Yêu cầu quan sát các con cá ở hình 100,101 và sưu tầm được.
-Chia nhóm ,giao câu hỏi:
+Chỉ và nói tên các con cá có trong hình.Nhận xét độ lớn của chúng.
+Bên ngoài cơ thể thường có gì bảo vệ?bên trong cơ thể có xương sống không?
+Các sống ở đâu?chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
..........
-GV nhận xét,kết luận.
Hoạt động 2:Thảo luận cả lớp.
-GV gợi ý thảo luận:
+Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết.
+Nêu ích lợi của cá.
..........
-GV nhận xét.
3.Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét lớp học.
-Chuẩn bị bài sau Chim.
-2HS thực hiện.
-Các nhóm quan sát và thảo luận.
-Đại diện các nhóm trả lời.
+Cá vàng,cá chép,cá rô phi,...Độ lớn của chúng khác nhau.
+Chúng có lớp vảy bào vệ,bên trong cơ thể có xương sống.
+Chúng sống ở ao,hồ,sông và biển.Chúng thở bằng mang.
-HS thảo luận và trả lời.
+Sống nước ngọt:cá rô phi,cá lóc,...
+Sống nước mặn:cá nục,cá ngừ,...
+sử dụng làm thức ăn.
.........
-HS nhận xét và bổ sung
 Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
TẬP LÀM VĂN KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1).
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) )BT2).
II. Chuẩn bị 
+ Tranh lễ hội trang 64 – TV3 – T2 phóng to 
+ Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của BT 1 
III. Các hoạt động dạy - học 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ : 2 HS đọc bài kể về quang cảnh lễ hội
2. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
* HĐ1 : Hướng dẫn làm BT
Bài 1/72: 
+ GV gọi 1 HS đọc YC BT 1 
+ GV YC HS đọc phần gợi ý của BT 
+ GV lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý. 
H : Hội được tổ chức khi nào , ở đâu ? 
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ? 
+ Diễn biến của ngày hội , những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? GV gợi ý từng ý nhỏ : 
H : Mở đầu hội có hoạt động gì ? 
H : Những trò vui gì có trong ngày hội ? 
H : Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ? 
+ YC 2 em ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe . 
+ Gọi 5 đến 7 em nói trước lớp , nhận xét và chỉnh sửa lỗi cho HS 
Bài 2 /72:
+ GV gọi HS đọc YC của bài 
+ YC HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu , dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng . 
3. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học 
+ Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
+ 1 em đọc , lớp theo dõi SGK 
+ 2 em đọc . 
+ 5 đến 7 em nêu tên ngày hội mình sẽ kểVD : hội chùa hương, hội đền Hùng, hội khoẻ Phù Đổng, hội vật, hội chọi trâu, hội đua thuyền, hội rước đèn Trung thu, . . .
+ Giới thiệu về ngày hội đã chọn kể theo từng phần của gợi ý : 
+ HS cần nêu địa điểm và thời gian của lễ hội .
+ Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về. Ngày hội, người xe đông nghịt.Mọi người ai cũng háo hứng đón xem các cuộc đua tài . . . 
+ Hội bắt đầu bằng những hồi trống gióng giã của những tay trống lực lưỡng . Trong hội có rất nhiều trò vui . . .
+ Em cảm thấy rất vui. Em thấy thích ngày hội này... 
+ 1 em đọc trước lớp, lớp theo dõi SGK 
+ Viết bài vào vở theo YC 
+ Một số HS cầm vở đọc bài viết 
- Xác định yêu cầu
- Tự làm bài vào vở
- Đọc bài trước lớp 5 em
- Nhận xét bài bạn
TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
I.MỤC TIÊU:
Tập trung vào việc đánh giá :
- Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số; xác định số bé nhất hoặc lớn nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số.
- Đặt tính và thực hiện các phép tính: cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp; nhân (chia )số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Biết số góc vuông trong một hình.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
II.ĐỀ KIỂM TRA TRONG 40 PHÚT:
Phần 1: Mỗi bài toán dưới đây có các câu trả lời A, B,C, D. Hãy khoanh vào chữ trước câu trả đúng.
1.Số liền sau của 7529 là:
 A. 7528 B.7519	C.7530 D.7539
2.Trong các số 8572, 7852, 7285, 8752, số lớn nhất là :
 A.8572 B.7852 C.7285 D.8752
3.Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 3 là ngày thứ năm, ngày 5 tháng tư là:
 A.Thứ tư B.Thứ năm C.Thứ sáu D. Thứ bảy
4.Số góc vuông trong hình bên là :
 A.2 
 B.3 
 C.4 
 D.5
5. 2m 5cm = ...cm . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là :
 A.7 B.25 C.250 D.205
Phần 2: Làm các bài tập sau :
1.Đặt tính rồi tính :
 5739 +2446 7482 - 946 1928 x 3 8970 : 6
2.Giải bài toán :
 Có 3 ô tô, mỗi ô tô chở 2205 kg rau. Người ta đã chuyển xuống được 4000 kg rau từ các ô tô đó . Hỏi còn bao nhiêu ki-lô-gam rau chưa chuyển xuống ?
II.HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ:
Phần 1: (3điểm). Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 3/5 điểm. Các câu trả lời đúng :
 Bài 1: C ; bài 2: D ; bài 3: D ; bài 4: B ; bài 5: D
Phần 2: (7 điểm).
Bài 1 : (4điểm). Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
Bài 2 : (3 điểm). 
-Nêu đúng câu lời giải và phép tính tìm số ki-lô-gam rau cả 3 ô tô chở , được 1 ½ điểm .
-Nêu đúng câu lời giải và phép tính tìm số ki-lô-gam còn lại (chưa chuyển xuống) được 1 điểm .
-Nêu đáp số đúng được ½ điểm .
HĐTT : SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thấy được các ưu khuyết điểm, các mặt học tập tuần qua.
 - Có hướng khắc phục khuyết điểm và phát huy các ưu điểm có được trong tuần.
 - Đoàn kết, giúp bạn cùng tiến bộ.
 - Lên kế hoạch hoạt động tuần.
II/ Cách tiến hành:
 -LT điều khiển
 -Hát tập thể
 -Nêu lí do
 -Đánh giá các mặt học tập tuần qua:
 *Đánh giá xếp loại từng tổ.
 *Các lớp phó phụ trách từng mặt học tập đánh giá nhận xét
*Lớp phó học tập:
 -Đánh giá nhận xét: Việc soạn bài ở nhà, việc học trong lớp có phát biểu xây dựng bài không
* Lớp phó NN-KL: 
 - Đánh giá về nề nếp học tập, xếp hàng ra vào lớp, giờ giấc đi học,nề nếp thể dục, vệ sinh cá nhân, lớp
* Lớp phó VTM: 
 - Đánh giá việc thực hiện tiếng hát đầu giờ, giữa giờ, ra về
* LT đánh giá , nhận xét
*Ý kiến GVPT:
 - Đầy đủ dụng cụ học tập. Sách vở thực hiện đúng Y/C song vẫn còn một số em chưa có nhãn vở, chữ viết cẩu thả, xoá bỏ nhiều, viết bài quá chậm. Trong lớp còn nói chuyện riêng, ít chú ý nghe giảng, tự quản chưa tốt: Công, Tâm, Phước, Ân, Trí, Kiên, Ý, Trứ,...
* GV nhận xét , cho tập thể xếp loại thi đua giữa các tổ.
* Củng cố, dặn dò:
 - Xây dựng cho được nề nếp tự quản, nề nếp học tập, vệ sinh.
 - Ôn tập thi GKII.
- Tổng kết tiết sinh hoạt.
 *************************************************
Tuần 26: THỦ CÔNG
 LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 2) 
 I/ Mục tiêu:
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
	- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
 Với HS khéo tay: 
Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối 
có thể trang trí lọ hoa đẹp.)
II/Chuẩn bị
Mẫu lọ hoa gắn tường..
Giấy thủ công , kéo , hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Bài mới:GT-GĐ.
Hoạt động1: Nêu lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
HĐ2: Thực hành theo nhóm.
-Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
-GV quan sát ,uốn nắn, giúp đỡ.
3.Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét lớp học.
-Chuẩn bị bài sau thực hành và trang trí lọ hoa gắn tường.
-HS trình dụng cụ.
-2HS trả lời.
+B1:Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+B2:Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi nếp gấp làm thân lọ hoa.
+B3:Làm thành lọ hoa gắn tường.
-Từng nhóm thực hành gấp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_26_ban_dep.doc