Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Đặng Văn Thanh

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Đặng Văn Thanh

Tiết 51 Tôm, cua

I/ Mục tiêu:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua đựơc quan sát.

- Nêu và nói lợi ích của tôm và cua đối với đời sống con người.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 98 –99 .

 * HS: SGK, vở.

III/ Các hoạt động:

1.Khởi động: Hát.

2.Bài cũ: Côn trùng.

 - Gv 2 Hs :

 + Kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại?

+ Nêu một số cách diệt trừ những côn trùng có hại?

 - Gv nhận xét.

 

doc 6 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Đặng Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội
	Tiết 51 	Tôm, cua
I/ Mục tiêu:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua đựơc quan sát.
Nêu và nói lợi ích của tôm và cua đối với đời sống con người.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 98 –99 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát.
2.Bài cũ: Côn trùng. 
 - Gv 2 Hs :
 + Kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại?
+ Nêu một số cách diệt trừ những côn trùng có hại?
 - Gv nhận xét.
3. Bài mới :
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm.
- Mục tiêu: Chỉ và nói đựơc tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua.
. PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua.
. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
4/ Củng cố : 
5/ Dặn dò : 
 Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 98 – 99 và trả lời câu hỏi
+ Bạn có nhận xét gì về kích thứơc của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Gv hỏi: Cây xu hào có gì đặc biệt?
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
 Cách tiến hành
Bước 1: Gv cho Hs thảo luận cả lớp.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Cho các em thảo luận
- Câu hỏi:
+ Tôm, cua sống ở đâu?
+ Nêu ích lợi của tôm, cua?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết?
Bước 2
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trính bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Tôm, cua là những thức ăm có nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
 Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
GV yêu cầu .
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Cá.
- Nhận xét bài học.
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs thảo luận.
Đại diện bốn nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
Hs cả lớp nhận xét.
2 HS đọc mục cần biết trong SGK.
 Thủ công
 Tiết 25: Làm lọ hoa gắn tường (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
 - Làm được lọ hoa gắn tường . Các nếp gấp tương đối đều ,thẳng , phẳng , lọ hoa tương đối cân đối .
 - HS khéo tay : có thể trang trí lọ hoa đẹp .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu lọ hoa gắn tường. Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: 
Bài mới :
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét .
-Mục tiêu: Giúp biết quan sát và nhận xét mẫu lọ hoa gắn tường.
 - PP: Luyện tập, thực hành
- Gv giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
- Gv gợi ý để Hs thấy được:
+ Tờ giấy gấp lọ hình chữ nhật.
+ Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp đều giống như gấp quạt ở lớp Một.
+ Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
- Nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu.
- Mục tiêu: Hs biết các bước làm mẫu lọ hoa gắn tường.
. PP: Quan sát, thực hành.
 Bước 1: Gấp phần giấy làm để lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16 ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm lọ hoa (H.1).
13.
 - Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy (H.2, H.3, H.4).
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt nan ngang khác màu với nan dọc (H.3)
. Bước 2: Tách phần gấp để lo hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nấp gấp màu làm thân lọ hoa (H.5). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa. 
- Cầm chụp các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành chữ V. (H.6).
Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
- Bôi hồ đều vào nấp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 vá dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
- Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nấp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
4/ Củng cố : 
GV yêu cầu .
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách làm mẫu lọ hoa gắn tường.
- Gv nhận xét.
5/ Dặn dò :
Về tập làm lại bài.
 Chuẩn bị bài sau: Thực hành làm lọ hoa gắn tường.
Nhận xét bài học.
Hs quan sát.
Hs nhận xét.
Hs quan sát Gv làm mẫu các bước.
Hs quan sát Gv làm.
Vài Hs đứng lên nhắc lại các mẫu lọ hoa gắn tường.
.
- 1 Hs nhắc lại cách làm mẫu lọ hoa gắn tường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_26_dang_van_thanh.doc