Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 35

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 35

Tiết 113+114 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (tiết 1+2)

I. Mục tiêu

 A. Tập đọc

 1. Kiểm tra lấy điểm đọc :

 - Đọc dúng, rõ ràng, mạch lạc đoạn văn bài văn đã học.

 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung của bài đọc.

 2. Biết viết một bản thông báo ngắn (theo kiểu quảng cáo) về một buổi lien hoan văn nghệ của lien đội : gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đén xem.

 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011
Sáng 	 Tập đọc + Kể chuyện
Tiết 113+114 ôn tập và kiểm tra cuối học kì iI (tiết 1+2) 
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 1. Kiểm tra lấy điểm đọc : 
 - Đọc dúng, rõ ràng, mạch lạc đoạn văn bài văn đã học.
 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung của bài đọc.
 2. Biết viết một bản thông báo ngắn (theo kiểu quảng cáo) về một buổi lien hoan văn nghệ của lien đội : gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đén xem.
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu viết tên các bài tập đọc từng bài tập đọc trong sách TV3- T2.
 - Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1 : Giới thiệu bài.
 - Giới thiệu nội dung ôn tập trong tuần.
* HĐ2 : Kiểm tra tập đọc (khoảng 1/4 số HS trong lớp) 
 - Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 phút). 
 - HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
 - GV chấm điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
* HĐ3 : Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập 2
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
 - Một HS đọc to yêu cầu của bài.
 - HS đọc quảng cáo Chương trình xiếc đặc sắc.
 + HS suy nghĩ trả lời câu hỏi : Cần chú ý những điểm gì khi viết thông tin ?
 + Mỗi HS đóng vai một người tổ chức để thông báo.
 + Về nội dung :
 + Về hình thức :
 b) HS viết thông báo
 - HS viết thông báo trên giấy khổ A4. Trang trí thông báo với các kiểu chữ, bút màu, hình ảnh, 
 - HS nối tiếp nhau dán thông báo lên bảng lớp và đọc nội dung thông báo.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bản thông báo viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất. GV chấm điểm. 
IV. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn dò về nhà. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
 Tiết 2
I. Mục tiêu 
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (Yêu cầu như tiết 1) 
 - Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm :Bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo,
 Nghệ thuật.
 - Rèn tư thế ngồi học ngau ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu ghi tên từng bài tâp đọc trong sách Tiếng Việt 3, tập 2. 
 - Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
 2. Kiểm tra tập đọc (1/4 số HS ) Thực hiện như ở tiết 1.
 3. Bài tập 2
 - GV đọc yêu cầu của bài ; làm theo nhóm. GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm. 
 - Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét nhóm có vốn từ phong phú nhất.
 - Cả lớp làm BT vào VBT.
 Lời giải :
Bảo vệ 
Tổ quốc
- Từ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, non sông, nước nhà, đất Mẹ.
- Từ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc : canh gác, kiểm soát bầu trời, tuần tra trên biển, tuần tra biên giới, chiến đấu, chống xâm lược, 
Sáng tạo
- Từ ngữ chỉ trí thức : kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư,
- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức : nghiên cứu khoa học, thực nghiệm khoa học, giảng dạy, khám bệnh, lập đồ án,
Nghệ thuật 
- Từ ngữ chỉ những hoạt động nghệ thuật : nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, nhà quay phim, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, diễn viên, nhà tạo mốt, nhà thư pháp,
- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật : ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, nặn tượng, vẽ tranh, quay phim, chụp ảnh, làm thơ, viết văn, múa, thiết kế thời trang,
- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật : âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc, điêu khắc, điện ảnh, kịch,.. 
IV. Củng cố- Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà.
 Toán
Tiết 171 ôn tập về giải toán (tiếp theo) 
I. Mục tiêu
 * Giúp HS :
 - Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Biết tính giá trị của biểu thức.
 - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng học toán. 
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ : 2 em
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1 : HS tự tóm tắt bài toán rồi giải bài và chữa bài.
	Bài giải
	Độ dài của đoạn dây thứ nhất : 
	 9135 : 7 = 1305 (cm)
	Độ dài của đoạn dây thứ hai :
	 9135 – 1305 = 7830 (cm)
	Đáp số : Đoạn thứ nhất : 1305cm.
	 Đoạn thứ hai : 7830cm.
 Bài 2 : HS tự tóm tắt bài toán rồi giải bài và chữa bài.
	Bài giải
	Mỗi xe chở được số ki-lô-gam muối là :
	15700 : 5 = 3140 (kg)
	Đợt đầu đã chuyển được số ki-lô-gam muối là :
	3140 x 2 = 6280 (kg)
	Đáp số : 6280 kg muối. 
 Bài 3 : HS làm bài vào vở, GV chấm – chữa bài.
	Bài giải
	Số cốc đựng trong mỗi hộp là :
	42 : 7 = 6 (cốc)
	Số hộp để đựng hết 4572 cốc là :
	4572 : 6 = 762 (hộp)
	Đáp số : 762 hộp. 
 Bài 4 : HS tự tính giá trị mỗi biểu thức ở giấy nháp rồi khoanh vào chữ thích hợp.
	a) 4 + 16 x 5 = 4 + 80	b) 24 : 4 x 2 = 6 x 2
	 = 84	= 12
	Vậy phải khoanh vào C.	Vậy phải khoanh vào B. 
IV. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà.
 Tự họcTiếng việt 
 Ôn bài luyện từ và câu tuần 34 
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn từ ngữ về thiên nhiên .
- Ôn luyện dấu chấm, dấu phẩy .
- Rèn HS ngồi học đúng cách .
II. Đồ dùng
- GV : Bảng phụ .
- HS : Vở TNTV .
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV nêu câu hỏi : 
+ Thiên nhiên là gì ? ( HS trả lời , nhận xét ) .
- GV nhận xét , ghi điểm .
B. Bài mới
1. Ôn từ ngữ về thiên nhiên
+ Thiên nhiên mang lại cho con người những gì ?
- HS làm bài vào vở. Đọc bài làm của mình
- GV nhận xét bài làm của HS . Kết luận :
* Thiên nhiên mang lại cho con người : 
- Trên mặt đất : cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, biển cả, .....
- Trong lòng đất : mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, kim cương, ...
+ Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu, thêm đẹp ?
* Con người là chi thiên nhiên thêm giàu đẹp bằng cách : Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, trường học , bệnh viện .....
2. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
+ Điền dấu chấm, dấu phẩy vào mỗi ô trống
+ HS làm bài vào vở .
- GV + HS nhận xét bài làm của HS . Đáp án :
- Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp 1 con hổ xông đến. Không kịp tránh anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ .
IV. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc laị nội dung bài .
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn bài .
 Toán (on)
 ôn tập về giải toán 
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính. 
 - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
 - Rèn tư thế ngồi viết đúng qui định cho học sinh .
II- Đồ dùng dạy học 
 - VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
*. Hướng dẫn học sinh làm bài và chữa bài.
 Bài 1. - Học sinh làm bài vào vở sau đó lên bảng chữa bài.
	Bài giải
	Số dân của huyện tăng sau hai năm là : 
	761 + 726 = 1487 (người)
	Số dân năm nay của huyện đó là :
	53275 + 1487 + 55762 (người)
	Đáp số : 55726 người. 
 Bài 2: - HS làm bài vào vở sau đó lên bảng chữa bài.
 - Dưới lớp đổi chéo bài để kiểm tra.
	Bài giải
	Số gạo cửa hàng đã bán là :
	2345 : 5 = 469 (kg)
	Số gạo còn lại của cửa hàng là :
	2345 – 469 =2876 (kg)
	Đáp số : 2876 kg gạo. 
 Bài 3 : - HS tóm tắt bài toán.
 - Học sinh làm vào vở – GV chấm, chữa bài.
	Bài giải
	Số gói mì đựng trong mỗi thùng là :
	 1080 : 8 = 135 (gói)
	Số gói mì đã bán là :
	 135 x 3 = 405 (gói)
	Đáp số : 405 gói mì. 
IV.Củng cố – dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn dò về nhà. 
 Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
Sáng 	 Toán 
Tiết 172 luyện tập chung	
I. Mục tiêu
* Giúp HS củng cố, ôn tập về : 
 - Đọc, viết các số có đến 5 chữ số.
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ; tính giá trị của biểu thức.
 - Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. 
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ : 2 em.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1 : - GV đọc, HS viết từng số vào vở rồi đổi vở để chữa bài. Kết quả là :
 a) 76425 ;	 b) 51807 ;	 c) 90900 ;	 d) 22002
 Bài 2 : HS tự đặt tính rồi tính và chữa bài.
 Bài 3 : Cho HS xen đồng hồ rồi trả lời câu hỏi. Các câu trả lời là :
 a) Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18 phút.
 b) Đồng hồ B chỉ 2 giờ kém 10 phút hoặc 1 giờ 50 phút.
 c) Đồng hồ B chỉ 6 giờ 34 phút hoặc 7 giờ kém 26 phút. 
 Bài 4 : HS làm bài vào vở, sau đó lên bảng chữa bài và nêu đặc điểm của các biểu thức trong từng cột và kết quả tính giá trị của biểu thức đó.
 Chẳng hạn :
 a) (9 + 6) x 4 = 15 x 4	9 + 6 x 4 = 9 + 24
	 = 60	 = 33
 Bài 5 : Cho HS tự tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở, GV chấm – chữa bài.
	Bài giải
	Giá tiền mỗi đôi dép là :
	 92500 : 5 = 18500 (đồng)
	Mua 3 đôi dép phải trả số tiền là :
	 18500 x 3 = 55500 (đồng)
	Đáp số : 55500 đồng. 
IV. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà. 
 chính tả 
Tiết 69 ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (tiết 3)
I. Mục tiêu
 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1)
 2. Rèn kĩ năng viết chính tả : nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát (Nghệ nhân Bát Tràng). 
 - Rèn cho HS ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu ghi tên từng bài tâp đọc trong sách Tiếng Việt 3, tập 2. 
 - Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
 2. Kiểm tra tập đọc (1/4 số HS ) Thực hiện như ở tiết 1.
 3. Bài tập 2 : (Nghe – viết : Nghệ nhân Bát Tràng).
 a) GV hướng dẫn HS chuẩn bị
 - GV đọc một lần bài chính tả.
 - Hai, ba HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - Hai HS đọc phần chú giải nghĩa của từ : Bát Tràng, cao lanh.
 - GV giúp HS nắm nội dung bài. GV hỏi : Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra ? (những sắc hoa, cánh cò bay dập dờn, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc qua sông,)
 - HS nói về cách trình bày bài thơ lục bát ; đọc thầm bài thơ, ghi nhớ những chữ cần viết hoa, viết ra giấy nháp những chữ mình dễ mắc lỗi. 
 b) GV đọc cho HS viết
 c) Chấm – chữa bài.
IV. Củng cố- Dặn dò
 - GV khuyến khích HS về nhà HTL bài chính tả ; dặn những HS chưa có điểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
 Đạo đức
Tiết 35 thực hành kĩ năng cuối học kì ii và cuối năm
I. Mục tiêu
 * Sau khi học hết học ... . Bạn Nga phải trả 20 000đồng . Bạn Mỹ phải trả 20 000đồng) 
3. Củng cố . Dặn dò :HS nhắc lại nội dung bài . GV nhận xét giờ . HD về nhà .
 Tự nhiên – xã hội 
Tiết 69 : ễN TẬP và kiểm tra HỌC Kè II - TỰ NHIấN.
I. Mục tiêu:
- Khắc sõu những kiến thức đó học về chủ đế Tự nhiờn : 
+ Kể tờn một số cõy, con vật ở địa phương.
+ Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hỡnh nào : đồng bằng, miền nỳi, hay nụng thụn, thành thị.
+ Kể về Mặt Trời, Trỏi Đất, ngày, thỏng, mựa
- Rèn HS ngồi học đúng cách .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Phiếu thảo luận nhóm. Nội dung trò chơi: “Ô chữ kỳ diệu”. Phiếu bài tập.
- HS : SGK, vở BTTNXH .
III. Hoạt động dạy học:
*HĐ1: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Nêu những đặc điểm về sự khác nhau giữa Đồi và Núi ?
- Nhận xét, bổ sung.
*HĐ2 : Bài mới 
a- Giới thiệu bài:
b- Nội dung bài.
1. Ôn tập về “Động vật”:
- Giáo viên chuẩn bị giấy khổ to . Hướng dẫn các nhóm hoàn thành bản thống kê.
- Các nhóm lên bảng treo và trình bày. Nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
Tên nhóm ĐV
Tên con vật
Đặc điểm
1. Công trùng.
Muỗi.
- Không có xương sống.
- Có cánh, có 6 chân phân thành các đốt.
2. Tôm, cua.
Tôm.
- Không có xương sống.
- Cơ thể bao phủ bằng lớp vỏ cứng, có nhiều chân.
3. Cá.
Cá vàng.
- Có xương sống, sống dới nước, thở bằng mang.
- Có vảy và vây.
4. Chim.
Chim sẻ.
- Có xương sống, có lông vũ.
- Có mỏ, hai cánh và hai chân.
5. Thú.
Mèo.
- Có lông mao bao phủ.
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
2. Ôn tập về “Thực vật”:
- Thi kể tên các cây giữa các nhóm. 
- GV ghi bảng tên các cây của các nhóm.
- Nhận xét, kết luận, tuyên dương nhóm thắng.
*HĐ3: Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài 
 Tóm tắt, tổng kết tiết học. Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Chiều : Toán ( ÔN )
Ôn tập cuối năm 
I- Mục tiêu:
- Củng cố , ôn tập về xác định số liền trước của một số. Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị biểu thức.Giải bài toán bằng 2 phép tính. Đọc và nhận định số liệu bảng thống kê.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán. Rèn HS ngồi học đúng cách .
II- Đồ dùng:
- GV : Bảng phụ- Phiếu HT
- HS : Vở , nháp , VBT .
III- Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức:
2. Luyện tập:
*Bài 1: Nêu số liền trước của một số , số liền sau của một số
- Lớp làm VBT . Chữa bài, nhận xét.
 + Số liền trước của 5480 là : 5479
 + Số liền sau của 10000 là : 10001
*Bài 2: Lớp làm vở BT . Chữa bài, nhận xét.
 a) 90385 ; 63007 . 
 b) 21080 
 *Bài 3: Số ngày từng tháng trong năm?
- Các tháng có 30 ngày : 4 , 6 , 9 , 11
- Các tháng có 31 ngày : 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 8 ; 10 ; 12
*Bài 4: BT yêu cầu gì?
 - BT cho biết gì? BT hỏi gì?
 - Gọi 1 HS làm trên bảng. Chữa bài, nhận xét : Bài giải
*Cách 1: Chiều dài HCN là:
 9 x 2 = 18( cm)
 Diện tích HCN là:
 18 x 9 = 162 ( cm2)
*Cách 2: Diện tích mỗi hình vuông là:
 9 x 9 = 81( cm2)
Diện tích HCN là:
 81 x 9 = 162 ( cm2)
 Đáp số: 162 cm2
3 . Củng cố . Dặn dò : 
 Đánh giá giờ học. Dặn dò : Ôn lại bài.
 Tiếng việt 
Tiết 35 : Ôn tập học kì cuối học kì II ( tiết 5).
I. Mục tiêu: 
- Mức độ, yêu cầu về kí năng đọc nh ở tiết 1.
- Nghe kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng. 
- Rèn HS ngồi học đúng cách .
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học và 14 phiếu ghi tên các bài thơ và mức độ yêu cầu HTL. Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
- HS : SGK, vở BTTV .
III. Các hoạt động dạy- học:
A. KTBC : 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục tiêu bài .
2. Kiểm tra đọc : 
 - GV gọi 5- 6 HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc.
 - Cho HS về chỗ chuẩn bị rồi gọi HS lên bảng đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc.
 - GV cho điểm theo hướng dẫn.
3. Làm bài tập :
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV kể chuyện( lần 1). HD HS tìm hiểu nội dung câu chuyện :
 + Chú lính được cấp ngựa để làm gì? (để đi làm một công việc khẩm cấp ) .
 + Chú sử dụng con ngựa nh thế nào? ( Chú dắt ngựa chạy ra đờng nhng không cỡi mà cứ cắm cổ chạy theo ) .
 + Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cỡi ngựa? ( Vì chú nghĩ rằng ngựa có bốn cẳng, nếu chú cùng nhạy bộ với ngựa thì sẽ thêm đợc hai cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ sẽ nhanh hơn ) .
 - GV kể chuyện lần 2.
 - Yêu cầu HS tập kể theo nhóm 2 .
 - GV tổ chức cho các nhóm thi kể trước lớp.
 - HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện .
 + Truyện này gây cười ở điểm nào? ( Truyện buồm cười vì chú lính ngốc cứ tưởng nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng ngựa và người cùng chạy, ...
 - GV cùng HS bình chọn bạn kể hay, khôi hài.
3. Củng cố- dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài .
 - Nhận xét chung tiết học. 
 - GV yêu cầu HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 
 Tiết 35 : chia tay nghỉ hè 
I . Mục tiêu : 
- HS biết chia tay bạn bè , thầy cô trước khi về nghỉ hè .
- Giao nhiệm vụ cho HS trong dịp hè .
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý thầy cô ,bạn bè , trường lớp .
II. Tài liệu và phương tiện :
- GV : Sổ lưu niệm .
- HS : Sổ lưu niệm , các tiết mục văn nghệ .
III.Các bước tiến hành .
*Bước 1 : Chuẩn bị 
- GV phổ biến trước 1 tuần .
- HS chuẩn bị sổ lu niệm , các tiết mục văn nghệ .
*Bước 2 : Chia tay 
- GV mở đầu : Nêu mục đích , lí do hoạt động .
- HS phát biểu ý kiến về cảm xúc của mình trước khi về nghỉ hè .
- Cả lớp liên hoan văn nghệ .
- HS viết lưu niệm cho cô giáo vaef các bạn .
- HS cả lớp cùng hát tập thể bài “ Lớp chúng ta đoàn kết ” .
IV. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét giờ .
- Dặn dò HS về hè ôn luyện bài ; thực hiện , tham gia tốt các phong trào ở địa phương .
 Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2012
Toán: 
 Tiết 174 : Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
 - Biết tìm số liền sau của một số; biết so sánh các số ; biết sắp xếp một nhóm 4 số; biết cộng, trừ, nhân, chia với các số có năm chữ số.
 - Biết các tháng nào có 31 ngày.
 - Biết giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính. Làm BT 1,2,3,4 (a), 5 tính một cách.
 - Rèn HS ngồi học đúng cách .
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ, bảng nhóm .
- HS : SGK , vở , nháp .
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ :
 - GV gọi HS chữa bài tập về nhà . GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
*Bài 1: HS nêu bài tập 
- HS lên bảng làm + HS lớp làm nháp . Nhận xét :
a) Số liền trước của số 92 458 là số 92457 .
 Số liền sau của số 69 509 là số 69 510 .
b) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 69 134 ; 69 314 ; 78 507 ; 83 507 .
*Bài 2 : 2 HS lên bảng làm . Lớp làm bảng con . GV chữa bài, chốt kết quả đúng. 
 a) 90385 b) 21080
* Bài 3 : HS dựa vào cách tính ngày trong năm , trả lời câu hỏi. GV nhận xét
 - Các tháng có 31 ngày trong một năm là: Tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Mười, tháng Mười Hai.
*Bài 4 : HS nêu cách tìm thừa số . GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng
 a) X x 2 = 9328 
 X = 9328 : 2 
 X = 4664 
*Bài 5 : GV gọi 1 HS đọc đề bài. Nêu các cách tính diện tích hình chữ nhật ?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Diện tích hình vuông là : 9 x 9 = 81 (cm2)
 Diện tích hình chữ nhật là : 81 x 2 = 162 (cm2)
 Đáp số : 162 cm2
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài . Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. 
 TIẾNG VIỆT 
ễN TẬP CUỐI Kè II (TIẾT 6)
I. Mục tiờu : 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Học thuộc lũng 
- Nghe – viết đỳng, trỡnh bày sạch sẽ, đỳng quy định bài Sao Mai .
- GDHS chăm học.
- Rèn HS ngồi học đúng cách .
II .Đồ dựng dạy học :
- GV : Phiếu viết tờn TĐ , HTL . Một số tờ phiếu phụ tụ ụ chữ .
- HS : SGK , vở BTTV .
III. Cỏc hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài .
2. Kiểm tra tập đọc : 
-Yờu cầu lần lượt từng em chưa đọc lờn bốc thăm để chọn bài đọc .
- Hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phỳt để chuẩn bị kiểm tra .
- Yờu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập .
- Nờu cõu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc .
- Lớp lắng nghe và theo dừi bạn đọc .
- GV theo dừi và ghi điểm theo thang điểm qui định của Vụ giỏo dục Tiểu học .
3. Làm bài tập.
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc 1 lần bài chính tả. 
 - GV HD HS tìm hiểu nội dung bài viết :
 + Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào? 
( Khi bé ngủ dậy thì thấy sao mai đã mọc, gà gáy canh tư , mẹ say lúa, sao nhòm qua cửa sổ, mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết mà sao vẫn làm bài mải miết ) .
 - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ và luyện viết những từ dễ mắc lỗi. 
 + Bài thơ có mấy khổ ta nên trình bày bài thơ như thế nào cho đẹp?
b) GV đọc bài cho HS viết bài .
 - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi , ghi lỗi . 
c) Chấm, chữa bài cho HS.
 - GV chấm 1 số bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 
4. Củng cố dặn dũ : 
 - HS nhắc lại nội dung bài .
 -Giỏo viờn nhận xột đỏnh giỏ tiết học .
 - Dặn dũ học sinh về nhà học bài
 TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA HỌC KỲ II ( KIỂM TRA ĐỌC ).
( Kiểm tra theo đề của phũng )
 ....................................................................................................
 Tự nhiên và xã hội
Tiết 70 :ôn tập và kiểm tra học kì ii : tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu:
 Gúp HS :
 - Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên.
 - Yêu phong cảnh thiên nhiên quê hương mình.
 - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. 
 - Nhắc HS ngồi học ngay ngắn.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật của quê hương. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* HĐ1: Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến thức đã học về thưc vật.
* Cách tiến hành :
 Bước 1 :
 - GV chia lớp thành một số nhóm.
 - GV chia bảng thành các cột tương ứng với số nhóm.
 Bước 2 :
 - GV nói : Cây có thân mọc đứng, thân leo, rẽ cọc, rễ chùm,
 - HS trong bảng sẽ ghi cây có thân mọc đứng, rẽ cọc,
 Bước 3 : 
 - GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi.
 - Nhóm nào viết nhanh và đúng là nhóm đó thắng.
 . GV viét sẵn những nội dung cần củng cố cho HS vào các phiếu khác nhau.
 . Từng nhóm cử đại diện lên rút thăm.
 . HS trong nhóm thực hiện nội dung ghi trong phiếu.
 . HS các nhóm khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời hoặc phần biểu diẽn nhanh, đúng và đủ. 
IV. Củng cố – dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn dò về nhà.
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_35.doc