Hoạt động tập thể;
BÀI 3: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I/ MỤC TIÊU:
Cho Hs nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông.
Học sinh giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu :
204 ,210,211,423(a,b) 434, 443, 424.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các biển báo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Hoạt động 1: 15. Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông mới.
a)Mục tiêu:
-Học sinh nhận biết được đặc điểm, hình dáng ,màu sắc và nội dung của 2 nhóm biển báo hiệu giao thông. Biển báo hiệu nguy hiểm và biển chỉ dẫn.
-Học sinh nhớ nội dung các biển báo đã học.
Buổi chiều: Tuần 5: Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010. L uyện toán: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. ( có nhớ) I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.( có nhớ). - Củng cố về giải bài toán tìm SBC chưa biết. II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 5’ - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 13 x 3 11 x 6. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Thực hành: Hs làm BT 1, 2, 3, 4 ( vở BT) GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính. - Gọi 1 số HS lên bảng, làm 1 số phép tính và nêu cách tính. 32 x 6 18 x 5 24 x 4 45 x 3 64 x 4 52 x 6 55 x 2 79 x 5 b- Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Một HS lên bảng chữa bài Giải Năm phút Hoa đi được số mét là: 54 x 2 = 108 ( mét) Đáp số : 108 mét. c- Bài 3: 2 HS nêu cách giải. GV ghi bảng. ( HS nêu cách tìm SBC chưa biết). a) x : 3 = 25 b) x : 5 = 28 x = 25 x 3 x = 28 x 5 x = 75 x = 140 d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát vào VBT. Nối mỗi đồng hồ với số chỉ thời gian thích hợp: - Cho HS trả lời bằng miệng. GV nhận xét sửa sai nếu có. 3/ Củng cố, dặn dò: 5’. - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể; Bài 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ. i/ Mục tiêu: Cho Hs nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông. Học sinh giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu : 204 ,210,211,423(a,b) 434, 443, 424. II/ Đồ dùng dạy học: - Các biển báo. III/ Các hoạt động dạy học: - Hoạt động 1: 15’. Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông mới. a)Mục tiêu: -Học sinh nhận biết được đặc điểm, hình dáng ,màu sắc và nội dung của 2 nhóm biển báo hiệu giao thông. Biển báo hiệu nguy hiểm và biển chỉ dẫn. -Học sinh nhớ nội dung các biển báo đã học. b) cách tiến hành: -Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm 2 loại biển cho Hs nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về: Hình dáng màu sắc, hình vẽ bên trong.. -Đại diện nhóm lên trình bày. Một trong 2 nhóm biển tam giác trình bày. - GV viết các ý kiến của HS lên bảng. -Hình dáng : Hình tam giác. -Màu sắc: Nền màu vàng, xung quanh viền màu đỏ. -Hình vẽ: Màu đen thể hiện nội dung. - GV giảng từ: Đường 2 chiều là đường có 2 làn xe chạy ngược chiều nhau ở 2 bên đường. - Đường bộ giao nhau với đường sắt là đoạn đường có đường sắt cắt ngang qua đường bộ. -GV tóm tắt: Biển báo nguy hiểm có hình tam giác , viền đỏ nền màu vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó. -Một em đại diện nhóm hình vuông lên trình bày. -Gv ghi bảng ; Hình dáng, hình vuông .Màu. xanh , hình vẽ bên trong màu trắng. b)Kết luận: 3’-Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật nền màu xanh lam, bên trong có kí hiệu hoặc chữ chỉ dẫn có màu trắng(hoặc màu vàng) để chỉ dẫn cho người đi đường biết những điều được làm theo hoặc cần biết. Hoạt động 2: 10’.- Nhận biết đúng biển báo. Mục tiêu: Nhận biết đúng biển báo. -Cách tiến hành; Trò chơi tiếp sức. Điền tên vào biển có sẵn. Cho HS chơi GV theo giõi- Nhận xét. IV/ Cũng cố – dặn dò:2’ - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------- Luyện tiếng việt: Tập viết: Ôn chữ hoa C I/ Mục tiêu : - Cho HS ôn chữ hoa C . HS viết đúng chữ hoa C (1 dòng ), L,N (1 dòng ); viết tên riêng Cửu Long (1 dòng ) và câu ứng dụng: Công cha... trong nguồn chảy ra’’ ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II/ Đồ dùng dạy học : - Chữ mẫu, chữ tên riêng. A/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn viết trên bảng con: a- Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài : C, L, S, N. - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết. - HS tập viết trên bảng con. b- Luyện viết từ ứng dụng. - GV giới thiệu: Cửu long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở nam bộ. - HS tập viết lên bảng con. c- Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu. - HS tập viết trên bảng con các chữ,: Công, Thái Sơn, Nghĩa. 3/ Hướng dẫn HS viết vào vở: - Viết chữ C : 1 dòng; Viết chữ L, N : 1 dòng. - Viết tên riêng: Cửu Long : 1 lần. - Viết câu ca dao: 1 lần. - HS viết bài vào vỡ,GV theo dõi, hướng dẫn thêm. 4/ Chấm , chữa bài. 5/ Cũng cố, dặn dò. 2’ - GV nhận xét giờ học ---------------------------------------------- Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010. Luyện toán. Luyện tập. I/ Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép nhân có 2 chữ số với số có 1 chữ số. ( có nhớ) - Ôn tập về thời gian.( xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày) II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ: 5’. - 2HS lên bảng thực hiện: (Đặt tính rồi tính) 25 x 6 24 x 5 - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập : HS làm BT 1, 2, 3, 4 ,5( Vở BT trang 28) - GV theo dõi, hứơng dẫn HS làm bài. Chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính. 38 26 42 77 54 x 2 x 4 x 5 x 3 x 6 - Yêu cầu HS nêu cách nhân - Nhận xét. b- Bài 2:- Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính - Gọi 4 HS lên bảng đặt tính rồi tính. 48 x 3 65 x 5 83 x 6 99 x 4 - GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai. c- Baì 3: - Một HS đọc lại đề toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Một HS lên bảng chữa bài. Giải: 2 giờ xe máy đi được sô ki- lô -mét là: 37 x 2 = 74 (ki lô mết) Đáp số:74 ki- lô- mét d- Bài 4: GV sử dụng bảng phụ gọi 3 HS lên bảng điền và vẽ thêm kim đồng hhồ chỉ thời gian tương ứng. - Nhận xét và củng cố về cách xem giờ. đ- Bài 5: - Cho HS chơi trò chơi: - Thi đua nêu nhanh 2 phếp nhân có kết quả bằng nhau. - Tổ chức cho các dãy thi với nhau. - Ví dụ: 6 x 4 = 4 x 6 = 24 3 x 5 = 5 x 3 = 15 * GV nhận xét. c/Củng cố, dặn dò. 2 - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------- Chính tả ( nghe viết) Ngời lính dũng cảm. I/ Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. -Làm đúng bài tập 2 a/b. -Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng(BT3). II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ :5’. 2 HS lên bảng viết: - Loay hoay ; - Gió xoáy. - Nhẫn nại ; - nâng niu. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới :28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hớng dẫn HS nghe viết: a- Hớng dẫn HS chuẩn bị. - Một HS đọc đoạn văn cần viết chính tả: + Đoạn văn này kể chuyện gì? + Đoạn văn trên có mấy câu? Những chữ nào trong đoạn đợc viết hoa? - HS viết nháp: Quả quyết, viên tớng, sững lại. b- GV đọc bài cho HS viết vào vở. c- Chấm, chữa bài. 3/ Hớng dẫn HS làm BT chính tả: a- BT2a/b: Hoa lựu nở đầy một vờn đỏ nắng. Lũ bớm vàng lơ đãng lớt bay qua. b)Tháp mời đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. 2-3 HS đọc kết quả bài làm. b- BT3: 1 HS đọc yêu cầu bài, HS làm bài vào vở. - GV mời 9 HS nối tiếp nhau cho đủ 9 chữ và tên chữ. - Gọi HS nhìn bảng đọc 9 chữ và tên chữ đả điền đầy đủ. en - nờ; en- nờ giê( en giê); en - nờ giê hát( en giê hát); en- nờ hát (en hát); o; ô; ơ pê; pê hát. 4/ Củng cố, dặn dò: 2’. - GV nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------------- Luyện tiếng việt. Tập đọc- Kể chuyện.Ôn . Người lính dũng cảm. I/ Mục tiêu: - Cho HS ôn lại Người lính dũng cảm . - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. - Hiểu được: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sữa chữa. Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm. - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạt, kể lại được các chuyện. II/ Hoạt động dạy và học: Tập đọc 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện đọc: a- Một HS khá ,giỏi đoc toàn baì. b- GV hướng dẫn HS luyện đọc - Đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Gọi một số HS yếu đọc trước lớp. + GV lưu ý HS đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi. .- Đọc từng đoạn trong nhóm. + 4 nhóm tiếp nối đọc 4 đoạn của truyện. + 1 số HS yếu đọc lại toàn truyện. - Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sữa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không? vì sao? 3/ Luyện đọc lại: - GV chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài gọi 2 HS khá đọc hướng dẫn HS đọc đúng, đọc hay. “ Viên tướng........ dũng cảm” 4 - 5 HS thi đọc đoạn văn. - 4 HS phân vai, đọc lại truyện theo vai. Kể chuyện. 1/ GV nêu nhiệm vụ: 2/ Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh. - HS lần lượt quan sát 4 tranh minh hoạt trong SGK. - Mời 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của truyện. - Sau mỗi lần HS kể, GV cùng HS nhận xét. 1-2 HS kẻ lại toàn bộ câu chuyện,GV nhận xét cho điểm. III/ Củng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét tiết học: ----------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2010. Luyện tiếng việt: Luyện từ và câu: Ôn So sánh. I/ Mục tiêu: - Nắm được 1 kiểu so sánh mới: So sánh hơn kém. - Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu cha có từ so sánh. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2’ 2/ Hướng dẫn làm bài tập: 28’ - BT1: 2 HS đọc nội dung BT1. Ghi các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn sau: a- Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. b- Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hoả Bão đi thong thả Như con bò gầy. c- Những chiếc lá vàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện.. HS làm bài vào vở nháp. - Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Giàn hoa mướp và đàn bướm. b)Bão và đoàn tàu hoả, bão và con bò gầy . c)Những chiếc lá bàng và những cái quạt mo. - BT2: - 1HS đọc yêu cầu bài. - HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ, GV mời 3 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân các từ đó. c- BT3: Đọc đoạn văn rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh: Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim . Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. HS tự làm bài vào vở. Kết quả là; Gạch từ : Từ xa..............đến ánh nến trong xanh. GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài. Chấm 1 số bài. * Chữa bài: - Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài . Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau Thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau: - Tiếng suối ngân nga như.......................... -Mặt trăng tròn vành vạch như..................... - Trường học là ........................... - Mặt nước hồ trong tựa như............... - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng: - Tiếng suối ngân nga như tiếng hát. - Mặt trăng tròn vành vạch như cái mâm ngọc khổng lồ. - Trường học là ngôi nhà thứ 2 của em. - Mặt nước hồ trong tựa như mặt gương soi. - GV chấm 1 số vở cho HS. III/ Củng cố, dặn dò. 5’ - HS nhắc lại những nội dung vừa học. - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------- Luyện toán. ôn:Bảng chia 6. I/ Mục tiêu: - Cho HS ôn bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6. - Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn. II/ Hoạt động dạy và học: 33’ 1/Giới thiệu bài: . 2/ Thực hành : Hs làm BT 1, 2, 3, 4 ,5(vở BT). - GV theo dõi , hướng dẫn thêm, chấm 1 số bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính nhẩm . - HS tính nhẩm nêu kết quả( cũng cố bảng nhân, chia 6). Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. b- Bài 1: 42 : 6 = 48 : 6 = 6 : 6 = 12 : 3 = 18 : 6 = 54 : 6 = 30 : 6 = 12 : 6 = 24 : 4 = 60 : 6 = 36 : 6 = 12 : 6 = c- Bài 2: 5 x 6 = 2 x 6 = 3 x 6 = 4 x 6 = 6 x 5 = 6 x 2 = 6 x 3 = 6 x 4 = 30 : 6 = 12 : 6 = 18 : 6 = 24 : 6= 30 : 5 = 12 : 2 = 18 : 3= 24 :3 = d- Bài 3: Cho HS đọc đề toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - 2 HS lên bảng chữa bài ( cũng cố về dạng toán chia theo phần bằng nhau và chia theo nhóm.) Giải: 1 túi có số ki – lô -gam muối là: 30 : 6 = 5 ( kg). đ- Bài 4:( tương tự) Đáp số : 5 kg e- Bài 5: Cho HS đọc yêu cầu bài .Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - Hướng dẫn HS khoanh vào ý (D). III/ Củng cố, dặn dò. 2 GV nhận xét tiết học: ------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010. Thể duc: Trò chơi: “ Mèo đuổi chuột” -------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 2010. Luyện tiếng việt: Luyện viết bài :Mùa thu của em. I/ mục tiêu: - Rèn kĩ năng cho HS viết bài .Mùa thu của em. - Trình bày đúng bài thơ. - Rèn kĩ năng chữ viết . II/ Các hoạt động dạy học: 33’ 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện viết: - GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết. - Bài thơ nói lên điều gì? - Cho HS tìm các chữ khó có trong bài . - Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp ) - Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. - Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? - HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét. - GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn - Cho HS đổi chéo vở để khảo bài. - HS nhận xét bài viết của bạn.. - GV chấm bài cho HS - nhận xét . 3/ Cũng cố - dặn dò:2’ -GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------ Luyện toán Ôn: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Cho HS ôn lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Vận dụng được để giải bài toán có lời văn. - Các bài tập cần làm: 1, 2,3. , 2, II/ Hoạt động dạy và học: B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập:. a- Bài 1:Cho HS đọc yêu cầu bài . Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu)?. Mẫu : của 10 bông hoa là: 20 : 2 = 5 ( bông hoa). a) của 12 m là ... b) của 18 giờ là ..... c) của 24 kg là ... d) của 30 l là ... e) của 48 cm là.. g) của 27 ngày là. - Gọi sáu HS lên làm. - GV và HS nhận xét bài và cho điểm. b- Bài 2: Cho HS đọc đề toán. - GV tóm tắt lên bảng. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Cho cả lớp giải vào vở. - Gọi một số HS lên bảng giải. Giải: Số táo cửa hàng đã bán là: 24 : 6 = 4 ( kg) Đ/S: 4 kg. - GV chấm một số bài nhận xét. c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát 3 hình A, B ,C. Khoanh vào chữ đặt dưới hình đã được chia thành các phần bằng nhau. Tô màu vào một trong các phần bằng nhau đó. - Hướng dẫn HS tô màu vào hình B, C. C/ Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------- Hoạt động tập thể: Múa hát tập thể I/ mục tiêu: - Cho HS múa hát các bài hát đã học. - Rèn cho HS có kĩ năng múa thành thạo các bài hát đó. II/ Các hoạt động dạy học: 33’ - Giáo viên cho học sinh múa các bài hát đã học. - Cho cả lớp hát . - Giáo viên sửa sai cho HS (nếu có) - Cho học sinh hát kết hợp múa . - Thi đua biểu diễn giữa các tổ. - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét lẫn nhau. - Cho tổ biễu diễn đẹp nhất lên múa trước lớp. III/ Cũng cố - dặn dò:2’ - Về nhà ôn lại các bài hát đã học. ---------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: