Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 7 (Buổi chiều)

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 7 (Buổi chiều)

Hoạt động tập thể:

 RÈN KĨ NĂNG GỌN GÀNG SẠCH SẼ.

 I/ Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu : Đến trường quần áo ,đầu tóc phải gọn gàng sạch sẽ.

- HS thực hiện tốt gọn gàng ,sạch sẽ lúc đến trường.

- Rèn kĩ năng gọn gàng sạch sẽ cho học sinh.

II/ Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: 12. Thảo luận theo cặp.

- GV gọi một số HS lên trước lớp , học sinh quan sát đầu tóc , quần áo và thảo luận.

- Bạn nào có quần áo , đầu tóc ,giày dép gọn gàng sạch sẽ?

- Em thích ăn mặc như thế nào ? vì sao?

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- GV kết luận: ăn mặc gọn gàng có lợi cho sức khoẻ được mọi người yêu mến.

 

doc 9 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 7 (Buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều . Tuần 7
Thứ 3 ngày 5 tháng 10 năm 2010.
 Hoạt động tập thể:
 Rèn kĩ năng gọn gàng sạch sẽ. 
 I/ Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu : Đến trường quần áo ,đầu tóc phải gọn gàng sạch sẽ.
- HS thực hiện tốt gọn gàng ,sạch sẽ lúc đến trường.
- Rèn kĩ năng gọn gàng sạch sẽ cho học sinh.
II/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: 12’. Thảo luận theo cặp.
- GV gọi một số HS lên trước lớp , học sinh quan sát đầu tóc , quần áo và thảo luận.
- Bạn nào có quần áo , đầu tóc ,giày dép gọn gàng sạch sẽ?
- Em thích ăn mặc như thế nào ? vì sao?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: ăn mặc gọn gàng có lợi cho sức khoẻ được mọi người yêu mến.
 Hoạt động 2: 10’ . Thi giữ gìn quần áo gọn gàng.
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Các nhóm thi đua giữ gìn quần áo , đầu tóc gọn gàng.
- Mỗi tổ cử một bạn vào đầu giờ học hàng ngày kiểm tra lẫn nhau. Tổ này kiểm tra tổ kia và ngược lại. Ai là người gọn gàng sạch sẽ lúc đến trường.
 Hoạt động 3: 10’. Lớp hát bài “ Rửa mặt như mèo”
- Bạn Mỡo trong bài hát có sạch không?
- Rửa mặt không sạch như mèo có tác hại gì?
- Giáo viên kết luận: Hằng ngày các em phải ăn ở sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ khỏi mọi người chê cười.
III.Củng cố dặn dò: 3’
- Liên hệ thực tế với các bạn sạch sẽ gọn gàng trong lớp.
- Nhắc nhở học sinh phải gọn gàng, sạch sẽ khi đến trường. 
 --------------------------------------------------------- 
 Luyện tiếng việt: 
Tập đọc - Kể chuyện.Ôn: Trận bóng dưới lòng đường.
I/ Mục tiêu:
A/ Tập đọc:
- Cho HS ôn lại Bài Trận bóng dưới lòng đường .
- Biết đọc biết phân lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu: Không được đi bóng dưới lòng đường vì dễ gây ra tai nạn, phải tôn trọng luật giao thông.
B/ Kể chuyện: HS biết nhập vai 2 nhân vật, kể lại 1 đoạn câu chuyện,.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạt truyện trong sách giáo khoa. 
III/ Hoạt động dạy và học:
 * Tập đọc. 15’
1/ Giới thiệu bài : 
2/ Luyện đọc:
a- GV đọc toàn bài.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-Luện đọc trong nhóm.
-Đai diện nhóm đọc.
-Gọi 1 số HS đọc yếu đứng dậy đọc như em Hiếu , Quân, Nhiên,...
-GV cùng cả lớp nhận xét .
- Câu chuyện này nói với em điều gì?
3/ Luyện đọc lại:
- Một tốp 4 em (phân vai) thi đọc toàn truyện theo vai.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn, nhóm đọc tốt nhất.
 * Kể chuyện.18’
1/ GV nêu nhiệm vụ:
2/ Giúp HS hiểu yêu cầu:
- Câu chuyện vốn được kể theo lời ai?
- Có thể kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời nhân vật nào?
- Một HS khá kể mẫu đoạn 1.
- Từng cặp HS tập kể.
- 3, 4 HS thi kể.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
 IV/ Củng cố, dặn dò: 2’
 Hỏi: Em nhận xét gì về nhân vật Quang?
 - GV nhắc HS nhớ lời khuyên câu chuyện.
 - Nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------
 Luyện toán.
Ôn: Bảng nhân 7.
I/ Mục tiêu: Giúp HS.
- Tự lập đợc và thuộc bảng nhân 7.
- Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài: 2’
2/Hướng dẫn HS làm BT 1, 2, 3, 4,5 . 31’
a- Bài 1:Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính nhẩm.
GV nghi bảng.
 7 x 2 = 7 x 5 = 7 x 6 = o x 7 =
 7 x 4 = 7 x 3 = 7 x 9 = 7 x o =
 7 x 8 = 7 x 1 = 7 x 10 = 1 x 7 =
- Gọi HS nêu kết quả tính nhẩm.
b- Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập Số? .GV giải thích thêm.
- HS điền số vào ô trống.
c- Bài 3: 
- Cho HS đọc đề toán.
- GV tóm tắt lên bảng.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
 Giải:
 Lớp học đó có số học sinh là:
 5 x 7 = 35( học sinh )
 Đáp số : 35 học sinh.
d- Bài 4:
- Cho HS đọc yêu cầu bài .Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số và quan sát trên tia số.
- HS tự làm vào vở , gọi 1 HS lên điền vào.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Các số lần lượt là: 0, 7 ,14 ,21, 28 ,35 ,42 ,49 , 56 ,63 ,70. 
đ- Bài 5: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở VBT.
- HS tự xếp hình.
- HS làm bài vào vở. Chấm bài.
III/ Củng cố, dặn dò:2’ 
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 6 tháng 10 năm 2010.
 Luyện tiếng việt
Luyện từ và câu.Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. 
So sánh.
I/ Mục tiêu. 
1- Cho học sinh ôn lại 1 kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người.
2- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
a- Bài tập 1: Một HS đọc nội dung bài:Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi câu văn sau.
 a) Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con chim xù lông.
 ................................................................................................
 b) Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ.
 ........................................................................................................................
 .............................................................
 c) Bỗng một đàn bướm trắng tấp tới lẫn trong hoa mai , chúng cùng cánh hoa là là rơi xuống , rồi khi tới mặt nước suối lại vút bay lên cành tựa như những cánh hoa bị luồng gió lốc vô tình thổi bay lên.
 ........................................................................................................................
 ..................................................................................................................
- Cả lớp làm bài: Viết vào nháp những hình ảnh tìm được ( những câu văn chứa hình ảnh so sánh).
- GV mời 3 HS lần lượt lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng: 
 a) Hình ảnh quả cỏ mặt trời như một con chim xù lông.
 b) Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá , chỉ có điều mỏng hơn và có màu sắt rực rỡ.
 c) Đàn bướm lại vụt bay lên cành tựa như những cánh hoa bị luồng gió lốc vô tình thổi tung lên.
b- Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu bài Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau.
 Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt , thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất . Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài . Ong ngoạm ,dứt , lôi ra một túm lá tươi .Thế là cửa đã mỡ. 
.- HS đọc thầm bài văn, trao đổi theo cặp.
- 3-4 HS đọc kết quả, lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Gạch dưới các từ chỉ hoạt động là:
 đảo, thăm dò, dùng ,bới , làm việc ,đùn ,ngoạm , dứt , lôi, mỡ.
3/ Củng cố, dặn dò. 2’
- Gv nhận xét tiết học.
 -------------------------------------------------------------
Luyện toán.
Ôn: Gấp một số lên nhiều lần.
I/ Mục tiêu: Giúp HS.
- Cho HS ôn lại bài Gấp 1 số lên nhiều lần.
- Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên 1 số lần.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Một số sơ đồ (vẽ sẵn vào bảng con) như trong sgk.
III/ Hoạt động dạy và học: 30’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Thực hành : HS làm BT 1, 2, 3 ,4.
GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết ( theo mẫu).
- GV giải thích mẫu.
- HS nêu miệng giáo viên nghi bảng.
Ví dụ: Gấp 5 lần lên 8 lần được: 5 x 8 = 40 (l).
b- Bài 2, 3: 2 HS lên bảng chữa bài (HS vẽ sơ đồ rồi giải).
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
-Bài2: Giải:
 Tuổi của mẹ Lan năm nay là:
 7 x 5 = 35( tuổi)
 Đáp số: 35 tuổi.
-Bài 3: Giải:
 Số bông hoa Lan cắt được là:
 5 x 3 = 15 (bông)
 Đáp số : !% bông.
c- Bài 4:Cho HS đọc yêu cầu . Viết số thích hợp vào ô trống(theo mẫu).
- Cho HS chơi (Trò chơi) 2 nhóm HS lên thi điền nhanh ở bảng phụ (Củng cố nhiều hơn 1 số đơn vị và gấp 1 số lần).
 Số đã cho
 2
 7
 5
 4
 6 
 0
Nhiều hơn số đã cho 8 đơn vị
 10
 Gấp 8 lần số đã cho
 16
3/ Củng cố, dặn dò. 2’
- Hỏi: Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------------
 Tự học .
 Luyện viết bài :Bận. 
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài .Bận .
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn.. 
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
-GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 7 tháng 10 năm 2010.
 Thể dục:
 Trò chơi : Đứng ngồi theo lệnh.
 ----------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 8 tháng 10 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Tập viết.Ôn chữ hoa E, Ê.
I/ Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa E, Ê thông qua BT ứng dụng.
- Viết tên riêng (Ê-đê) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: Em thuận anh hoà..... chữ cỡ nhỏ.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn viết trên bảng con:
a- Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- HS tập viết chữ E, Ê trên bảng con.
b- Luyện viết từ ứng dụng: ( tên riêng).
- HS đọc từ: Ê- đê, GV giới thiệu: Ê đê là một dân tộc ở Tây Nguyên.
- HS tập viết trên bảng con.
c- HS viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng: Anh thuận em hoà.là nhà có phúc.
- GV giúp HS hiểu câu TN.
- HS viết từ: Anh ( bảng con).
3/ Hướng dẫn HS viết vào vở.
- GV nêu yêu cầu: +Viết chữ E: 1 dòng.
 + Viết chữ Ê: 1 dòng.
 + Viết tên riêng: 2 dòng.
 + Viết câu ứng dụng: 5 lần.
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
4/ Chấm, chữa bài.
5/ Củng cố, dặn dò :2’
- Gv nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------
Luyện toán:
 Ôn:Bảng chia 7.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Cho HS ôn lại bảng chia 7. 
-Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có 1 phép chia 7) .
- Các bài tập cần làm:Bài 1,2,3,4.
II/ Hoạt động dạy và học:
1 / Thực hành: BT 1, 2, 3, 4.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm, chấm bài.
* Chữa bài: 
a- BT1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính nhẩm. Củng cố bảng chia 7 .
- Gọi HS nêu miệng kết quả tính.
 21 : 7 = 3 28 : 7 = 4 63 : 7 = 9 70 : 7 =10
 14 : 7 = 2 35 : 7 = 5 56 : 7 = 8 60 : 6 = 10
 7 : 7 = 1 42 : 7 = 6 49 : 7 = 7 5 0 : 5 = 10
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính nhẩm.
( Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong bảng chia 7).
 7 x 2 = 14 7 x 4 = 28 7 x 6 = 42 7 x 3 = 21
 2 x 7 = 14 4 x 7 = 28 6 x 7 = 42 3 x 7 = 21
 14 : 7 = 2 28 : 7 = 4 42 : 7 = 6 21: 7 = 3
14 : 2 = 7 28 : 4 =7 42 : 6 = 7 21 : 3 =7
c- Bài 3, 4: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Củng cố về giải toán. 2 HS lên bảng đồng thời chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng:
 Bài3: Giải:
 Một can có số lít dầu là:
 35 : 7 = 5 (lít)
 Đáp số : 5 lít.
Bài 4: Giải:
 Số can có là:
 35 : 7 = 5 ( can)
 Đáp số: 5 can
III/ Củng cố, dặn dò:2
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể:
 Trò chơi : Bịt mắt bắt dê
I/ Mục tiêu:
- Cho HS chơi trò chơi Bịt mắt bắt Dê.
- Biết thực hiện chơi trò chơi ở mức tương đối chính xác.
- Biết cách chơi và chơi đúng luật.
II/ Địa điểm và phương tiện.
- Chuẩn bị: Sân bãi.
- Trò chơi thường có nhiều người.
- Chuẩn bị một dây (hoặc khăn)vải để bịt mắt, có chiều dài trên 50 cm và chiều rộng 5cm.
Luật chơi: Khi người bịt mắt đụng vào con dê nào thì coi như bắt được và người đó phải thay vào vị trí người “ bắt dê”
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
 1/ Phần mở đầu. 5’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Giậm chân tại chỗ
 2/ Phần cơ bản: 25’
- Cho HS chuyển thành đội hình vòng tròn.
- GV phổ biến cách chơi.
- GV cho HS bắt thăm bằng các phiếu giấy có 21 phiếu (21 học sinh). Trong 21 phiếu có một phiếu viết (bắt dê) còn lại để giấy trắng . Sau đó gấp 21 phiếu lại thật kín và lắc điều cho đến tung xuống đấtcho mọi người bắt . Người nào bắt được 2 chữ “ bắt dê” thì nhận mảnh vải bịt mắtvà tiến hành cuộc “bắt dê”của mình.
- Khi tiến hành đuổi bắt dê, tất cả những “ con dê”chạy toán loạn , miệng thỉnh thoảng kêu lên “be be”và cố tránh khỏi bị con mồi đụng vào người mình. Còn người bắt phải cố gắng dùng tai thay cho mắt xem con mồi chạy hướng nào để lao tới . Chỉ cần đụng vào được bất kì một “con dê” nào thì chính “con dê”đó sẽ thay vào vị trí “ bắt dê”. Còn ngược lại , nếu người bắt dê không đụng được vào “con dê”nào, quá mệt không thể chơi tiếp và người đó đầu hành thì đến lần chơi tiếp theo người đó vẫn tiếp tục đóng vai người đuổi bắt dê .
 3/ Phần kết thúc: 5’
- Cho cả lớp hát một bài.
- GV cùng HS hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_7_buoi_chieu.doc