Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 9 (Buổi chiều) - Ngô Thị Hồng Thu

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 9 (Buổi chiều) - Ngô Thị Hồng Thu

I. Ôn Luyện từ và câu:

1. Ôn tập phép so sánh

2. Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì?

3. Luyện tập đặt câu theo đúng mẫu Ai là gì?

4. Ôn cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu

Ai làm gì?

5. Luyện tập củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.

6. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

7. Ôn luyện về dấu phẩy

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 9 (Buổi chiều) - Ngô Thị Hồng Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG PHỤ ĐẠO -TUẦN 9
Từ ngày 17/10/2012 19/10/2012
 ******************************
Thứ 
Môn dạy
Tên bài dạy
Thứ tư
17/10/2012
Tiếng việt 
Tiếng việt 
Toán
Ôn tập GKI (Ôn: Tập đọc)
Ôn tập GKI (Ôn: Luyện từ và câu; Tập làm văn; Chính tả
Ôn tập GKI
Thứ sáu
19/10/2012
Tiếng việt 
Toán
Trả và chữa bài tập kiểm tra GKI
Trả và chữa bài tập kiểm tra GKI
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012
Tiếng việt
Ôn tập giữa HKI
I. Mục tiêu:
- Ôn Tập đọc
- Ôn tập Luyện từ và câu
- Ôn các dạng Tập làm văn đã học
- Ôn Chính tả
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ôn Luyện từ và câu:
1. Ôn tập phép so sánh
2. Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì?
3. Luyện tập đặt câu theo đúng mẫu Ai là gì?
4. Ôn cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu 
Ai làm gì?
5. Luyện tập củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
6. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
7. Ôn luyện về dấu phẩy
C/ Ôn Tập làm văn: 
1. Viết đơn
2. Kể về gia đình.
3. Tập tổ chức cuộc họp.
4. Kể lại buổi đầu em đi học.
5. Kể về người hàng xóm
6. Kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
7. Kể lại câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
D/ Ôn chính tả:
- Ôn lại các từ có âm đầu s/x dễ lẫn lộn
- Ôn các cặp từ có thanh hỏi thanh ngã
- Ôn các từ có vần uôn/ uông; iên/iêng,
II. Dặn dò: Ôn bài và chuẩn bị thật tốt để KTGKI đạt kết quả. 
* BT2 (tiết 3 – VBT/40):
VD: Mẹ em là thợ may.
Chúng em là học sinh lớp 3/B.
Bố em là nông dân.
* BT2 (tiết 4 – VBT/42):
a) Ở câu lạc bộ, các em làm gì?
b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
Chọn từ: xinh xắn; tinh xảo; đẹp đẽ, tinh tế.
* BT3 (tiết 5 – VBT/43):
VD: Cô giáo đang giảng bài.
Đàn gà đang tìm mồi trên bãi cỏ./
* BT2 (tiết 6 – VBT/43,44)
- Đơn xin cấp thẻ đọc sách; Đơn xin vào Đội; Đơn xin phép nghỉ học.
- Chú ý cách xưng hô
- Thưa các bạn! Tổ chúng ta họp bàn về.
- Nhớ và kể từng chi tiết: thời tiết, ai dẫn đi học, kỉ niệm đáng nhớ, nêu cảm xúc buổi đầu đi học.
- Kể về người cạnh nhà, ở xóm, tên tuổi, nghề nghiệp, tính tình, tình cảm thân thiết giữa hai gia đình
- Chú ý tình cảm của người thân như cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đối với mình. 
- Cậu bé thông minh./ Ai có lỗi./Chiếc áo len./
- HS viết bảng con theo yêu cầu của GV
****************************************
Toán
Ôn tập GKI
I. Mục tiêu:
- Nắm được cộng, trừ, nhân, chia.
- Chia hết và chia có dư.
- Gấp và giảm đi một số lần.
- Ôn lại các dạng tìm x.
- Giải toán có lời văn về cộng, trừ, nhân, chia (các dạng đã học).
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Hướng dẫn HS ôn tập:
1/ Ôn 4 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia
* Lưu ý HS trong phép chia không có phép chia cho 0.
- Trong phép nhân, số nào nhân với 0 thì cũng bằng 0 và ngược lại.
- Số dư trong phép chia luôn bé hơn số chia.
- Số dư lớn nhất so với số chia thì bé hơn số chia 1 đơn vị.
2/ Gấp và giảm đi một số lần
+ Gấp một số lên nhiều lần:
+ Giảm một số đi nhiều lần:
3/ Ôn về tìm x
4/ Ôn về giải toán có một lời văn
- Chú ý lời giải dựa vào câu hỏi
- Chú ý cách trình bày
II. Dặn dò: Nhắc nhở HS ôn lại các bài tập đã làm ở SGK và VBT toán để chuẩn bị tốt cho KTGKI đến.
- Chú ý đặt tính thẳng cột
- Cộng, trừ, nhân thực hiện từ phải sang trái. Riêng phép chia thì thực hiên từ trái sang phải.
- HS ghi nhớ
+ Lấy số đó nhân với số lần.
+ Chia số đó cho số lần.
+ Thuộc qui tắc tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ, tìm số trừ, tìm thừa số, tìm số bị chia và tìm số chia.
- Đọc kĩ đề trước khi làm bài
- Nhớ ghi đúng tên đơn vị khi giải
*************************************************************
Tiếng việt
Trả và chữa bài kiểm tra GKI
I. Mục tiêu:
-Trả và chữa bài kiểm tra GKI.
II. Hoạt động dạy - học:
1/ Trả bài: HS xem lại bài và kiểm tra lại chỗ sai.
2/ Chữa bài:
- Mời 1HS giỏi đọc lại đề kiểm tra Tiếng việt.
I. Đọc hiểu: (4điểm)
- Đọc thầm truyện sau: Kiến Mẹ và các con 
Kiến là một gia đình lớn. Kiến Mẹ có chín trăm bảy mươi con. Tối nào Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa.
- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
 Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt.
 Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc nệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:
- Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.
 (Chuyện vui mùa hạ)
- Khoanh vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Kiến Mẹ có bao nhiêu con ?
 a. 970 b. 790 c. 900
Câu 2: Vì sao cả đêm Kiến Mẹ không chợp mắt ?
 a. Vì Kiến Mẹ tất bật trong phòng ngủ để chăm kiến con.
 b. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả kiến con.
 c. Vì Kiến Mẹ phải đợi mặt trời mọc.
Câu 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ đỡ vất vả?
 a. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng cuối và nói “Mẹ yêu tất cả các con”.
 b. Kiến Mẹ thơm hai kiến con nằm ở hàng đầu và hàng cuối, các con thơm truyền nhau.
 c. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau.
Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu “Kiến Mẹ tất bật trong phòng ngủ”. Trả lời cho câu hỏi nào ?
 a. Thế nào ?
 b. Làm gì ?
 c. Là gì ?
II. Chính tả: (5 điểm)
 Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
 Viết từ “Sẻ non rất yêu bằng lăng.khuôn cửa sổ”
III. Tập làm văn: (5 điểm)
Đề : Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý .
(Gợi ý: Thầy, cô giáo dạy em lớp mấy ? Kỉ niệm tốt đẹp hoặc ấn tượng của em về thầy, cô là gì ? Tình cảm của em với thầy cô như thế nào ?).
*******************************
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Toán
Trả và chữa bài kiểm tra giữa HKI
I. Mục tiêu:
- Trả và chữa bài kiểm tra GKI.
II. Hoạt động dạy – học:
1/ Trả bài: HS xem lại bài	
2/ Chữa bài: Đọc đề
Bài 1: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất : (2đ)
a) Số bảy trăm linh hai viết là :
 A. 702 B. 72 C. 720 D. 7002
b) Số bé nhất trong các số 239; 932; 392; 293
A. 293 B. 932 C. 392 D. 239
c) Tìm x: x : 5 = 4
A. X = 2 B. X = 9 C. X = 20 D. X = 25
D) Trong các phép chia sau, phép chia có kết quả sai là:
 A. 17 : 3 = 5 (dư 2) B. 8 : 2 = 4 (dư 1)
 C. 12 : 4 = 3 D. 46 : 5 = 9 (dư 1) 
Bài 2: (1đ) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a) của 18 km là :.... b) 12 x 7 =.8
Bài 3 : Đặt tính rồi tính : (2đ)
 a) 328 + 132 b) 745 – 612 c) 82 – 215 d) 649 + 322
Câu 4 : (2đ) > 5 x 7.. 5 x 6 24 : 4 
 < ? 4 x 5 . 5 x 4 365 = 300 + 60 + 5
 =
Bài 5 : (2đ) Một cửa hàng bán gạo, buổi sáng bán được 84 kg gạo, buổi chiều bán 
bằng buổi sáng. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki – lô – gam ?
Bài 6 : (1đ) Trong hình bên : 
- Có . hình chữ nhật 
- Có . Hình tam giá
(Đáp án): có 9 hình chữ nhật và 6 hình tam giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_9_buoi_chieu_ngo_thi_hong_thu.doc