Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 27

Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 27

I. Mục tiêu:

- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc đúng : Cô-péc -ních, Ga li -lê; đọc to, rõ ràng, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. Đồ dùng:

- Tranh minh họa trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 

doc 9 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bài sau
TUẦN 27
Ngày soạn: 15 tháng 03 năm 2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 03 năm 2012
Tiết 1: 
CHÀO CỜ
Tiết 2: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Tiết 3: Toán: Tiết 131
LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết thực hiện các phép tính với phân số.
- Biết rút gọn phân số; Phân số bằng nhau ; Giải bài toán có lời văn.
I. Mục tiêu:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
- Hoàn thành BT1, 2, 3. HSKG hoàn thành BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Tính: + x = ?
Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1 (139): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 (139):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở
- Gọi trình bày miệng
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3(139): 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4(139): 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nêu cách rút gọn phân số? 
- Nhận xét giờ
- Xem lại các bài đã chữa
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện:+ x = x = 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
a. ; b. 
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
- 3 tổ chiếm số phần học sinh cả lớp là:
 3 tổ chiếm số học sinh cả lớp
- 3 tổ có số học sinh là:
 32 x = 24 ( HS )
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc bài toán
* Quãng đường dài 15 km; đã đi quãng đường.
* Phải đi : km.?
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải.
Anh Hải đã đi được đoạn đường dài là:
15 x = 10 (km)
Quãng đường anh hải còn phải đi là:
15 - 10 = 5 (km)
Đáp số: 5 km
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán
* Lần đầu lấy: 32850 l
* Lần sau lấy bằng: lần đầu
* Còn lại: 56200 l
* Lúc đầu có.lít?
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
Lần thứ hai lấy ra số lít xăng là.
32850 : 3 = 10950 (l)
Số xăng có trong kho lúc đầu là
56200 + 32850 + 10950 = 100000 (l)
Đáp số: 100000 l
- HS nhận xét, đánh giá.
Tiết 4: Tập đọc: Tiết 53
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc.
- Biết tìm nội dung bài.
- Đọc trôi chảy rành mạch, đọc toàn bài.
- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc đúng : Cô-péc -ních, Ga li -lê; đọc to, rõ ràng, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- Đọc bài: Ga- vrốt ngoài chiến lũy. Trả lời câu hỏi nội dung bài
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
2.1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.Chúa trời
+ Đoạn 2: Tiếp chục tuổi
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- GV ghi bảng: Cô-péc-ních, Ga-li-lê
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp 
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: 
2.2. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1
- Gọi HS đọc 
- Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? 
- Vì sao phát hiện của Cô-péc-ních lại bị coi là tà thuyết?
GV: Thời của Cô- péc - ních khi KHKT chưa phát triển, thì người ta luôn cho rằng tất cả đều do Chúa trời tạo ra trái đất là trung tâm của vũ trụ. Còn Cô- péc - ních đã chứng minh ngược lại,điều đó làm cho mọi người sửng sốt vì sai lời Chúa
- Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
* Đoạn 2:
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? 
- Vì sao tòa án lúc ấy lại xử phạt ông?
* GV: Gần một thế kỉ sau Ga-li-lê lại ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc -ních bằng cách cho ra đời một cuốn sách mới lập tức ông bị tòa án sử vẫn với lí do ông đã nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời. Khi đó ông đã gần 70 tuổi.
- Đoạn 2 kể lại chuyện gì?
* Đoạn 3:
- Cho HS đọc thầm đoạn còn lại
- Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga - li - lê thể hiện ở chỗ nào?
* GV: Cô-péc -ních và Ga-li-lê đã dũng cảm nói lên chân lí khoa học dù điều đó đã đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ và sẽ nguy hại đến tính mạng.
- Ý chính của đoạn 3 là gì?
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Bài văn nói lên điều gì?
2.3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc.
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn: “Chưa đầy một thế kỉvẫn quay”.
- GV đọc mẫu
- Tổ chức HS luyện đọc.
- Cho HS đọc bài theo nhóm đôi 
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Gọi HS đọc lại bài.
- Nêu nội dung bài?
- Nhận xét giờ.
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc bài
- 1 HS đọc bài.
- HS nghe GV chia đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- HS đọc đoạn 1.
- Người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ đứng yên một chỗ còn mặt trời mặt trăng và ác vì sao quay xung quanh trái đất Cô-péc -ních lại chứng minh rằng trái đất mới là 1 hành tinh quay xung quanh mặt trời. 
- Vì nó ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời.
Đ1. Cô-péc -ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm công bố phát hiện mới. 
- HS đọc đoạn 2.
- Nhằm ủng hộ cổ vũ ý kiến của Cô - péc - ních.
- Cho rằng cũng như Cô - péc - ních nói ngược những lời phán bảo của Chúa trời.
Đ2. Ga-li-lê bị xét xử
- HS đọc thầm bài
- Hai nhà khoa học đã dám nói lên khoa học chân chính, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời. Ga-li-lê đã bị đi tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lí.
Đ3. Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của Ga-li-lê .
- HS đọc toàn bài
* Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lí khoa học
- HS đọc bài nối tiếp, HS đọc thầm
- Giọng kể rõ ràng, chậm rãi.
- HS luyện đọc 
- HS luyện đọc theo nhóm 
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét, đánh giá.
Thứ ba ngày 20 tháng 03 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Thứ tư ngày 21 tháng 03 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Ngày soạn: 20 tháng 03 năm 2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 22 tháng 03 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 135 
LUYỆN TẬP
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết nhận biết & đặc điểm của hình thoi; tính diện tích hình thoi.
- Củng cố cách nhận diện hình thoi & đặc điểm của nó. Tính được diện tích hình thoi.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích hình thoi.
- Hoàn thành BT1, 2, 4. HSKG hoàn thành BT3.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- 4 miếng bìa hình tam giác vuông có kích thước như bài tập 4.
- 1 tờ giấy hình thoi. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Nêu cách tính diện tích hình thoi?
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1 (143):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
 * Bài 2 (143): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Nêu cách tính diện tích hình thoi?
* Bài 3 (143): HSKG 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho HS thi xếp hình sau đó tính diện tích hình thoi.
- Gọi HS nêu miệng bài giải.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 (144):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức HS thực hành gấp hình thoi theo yêu cầu.
- Gọi HS trình bày trước lớp
3. Kết luận:
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ
- Xem lại các bài đã chữa
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
Bài giải:
Diện tích hình thoi là:
19 x 12 : 2 = 114 cm 2 
Diện tích hình thoi là:
30 x 7 : 2 = 105 cm 2
Đáp số: a) 114 cm2; b) 105 cm2
- HS nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
Diện tích miếng bìa là
14 x 10 : 2 = 70 (cm 2)
Đáp số: 70 cm2
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS nêu
- 1 HS đọc yêu cầu.
Bài giải
Đường chéo AC dài là
2 + 2 = 4 ( cm )
Đường chéo BD dài là
3 + 3 = 6 ( cm )
Diện tích hình thoi là
4 x 6 : 2 = 12 ( cm2 )
Đáp số: 12 cm2
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự thực hành
- HS nhận xét, đánh giá.
Tiết 2: Tập làm văn: Tiết 53
MIÊU TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) 
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết cách viết một bài văn miêu tả cây cối.
- Củng cố cách viết bài văn miêu tả cây cối.
I. Mục tiêu:
- Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK; bài viết đủ ba phần (Mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý bài văn miêu tả cây cối.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- Kiểm tra chuẩn bị của HS
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
Đề bài:
1. Tả một cây có bóng mát ở trường. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
2. Tả một cây ăn quả. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng
3. Hãy tả một cây hoa mà em thích nhất. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
- Gọi HS đọc dàn ý bài văn miêu tả cây cối.
* HS làm bài: Chọn một trong ba đề.
3. Kết luận:
- Thu bài. Nhận xét giờ. 
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Luyện từ và câu: Tiết 54
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
Những kiến thức đã biết 
Kiến thức mới được hình thành
- Biết cấu tạo & tác dụng của câu khiến.
- Nắm được cách đặt câu khiến.
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách đặt câu khiến (Nội dung ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1 mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù
hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (Hãy, đi, xin) theo
cách đã học (BT3)
- HSKG nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- Câu khiến dùng để làm gì? Cuối câu khiến có dấu gì?
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Phát triển bài:
2.I. Nhận xét:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Động từ trong câu: Nhà vua  Long Vương là từ nào?
- GV tổ chức cho HS làm mẫu.
- Thêm từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải cho HS chọn một từ thích hợp vào trước ĐT để câu kể trên thành câu khiến.
- HS nêu yêu cầu 2
* GV: hãy thêm một từ thích hợp vào cuối câu để câu kể trên thành câu khiến.
- Gọi HS đọc yêu cầu 3.
- Yêu cầu HS thêm từ thích hợp vào đầu câu để câu kể trên thành câu khiến.
- 2 HS đọc lại 3 câu trên bảng.
* GV: đưa bảng phụ chỉ và kết luận: Với những yêu cầu đề nghị mạnh dùng: hãy, đừng, chớ, nên , phải ở đầu câu. Cuối câu nên dùng dấu chấm than.
- Với những yêu cầu đề nghị nhẹ nhàng cuối câu nên đặt dấu chấm.
- Cho HS quan sát bảng phụ
- Có những cách nào để đặt câu khiến?
2.II. Ghi nhớ: SGK(93)
- HS nêu ghi nhớ
- Đặt câu khiến
2.III. Luyện tập
* Bài 1 (93):
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
 - Cho HS làm VBT
- Gọi HS nối tiếp đặt câu của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 (93):
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp. 
- Hết thời gian gọi các cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 (93):
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
* Bài 4 (93): HSKG:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Quan sát bài 3 để nêu tình huống
- Gọi 3 HS nêu.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Có những cách nào để đặt câu khiến?
- Khi nói câu khiến giọng điệu phải thế nào?
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.
- Cả lớp hát.
- 2 HS thực hiện
- HS đọc yêu cầu, đoạn văn.
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Động từ: hoàn
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi.
- Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- HS đọc lại các câu trên bảng
- Có 3 cách để đặt câu khiến.
- 2 HS đọc ghi nhớ
- Đặt câu khiến.
- HS đọc yêu cầu
* Thanh đi lao động.
- Thanh phải đi lao động!
- Thanh nên đi lao động!
- Thanh đi lao động thôi.
- Xin Thanh hãy đi lao động.
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Thảo luận cặp.
- Đại diện cặp trình bày.
a. Ngân cho tớ mượn bút của cậu với!
- Ngân ơi cho tớ mượn cái bút nào!
- Tớ mượn cậu cái bút nhé!
- làm ơn cho mình mượn cái bút đi!
b. Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Hương ạ!
- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Hương ạ!
c. Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Toàn ạ!
- Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Toàn ở đâu ạ!
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài, 2 em làm bảng phụ.
- Cậu hãy giúp mình giải bài toán này nhé!
- Chúng mình cùng làm bài tập đó đi.
- Chúng mình cùng chơi nhẩy dây nào!
- Xin mẹ hãy tha lỗi cho con!
- Mong bạn bỏ qua cho mình.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm
- 3 HS nêu
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS nêu
Tiết 4: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_hoc_ki_2_tuan_27.doc