Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06

2. Luyện tập : (30p)

 Hướng dẫn hs làm bài tập

Bài 1: GV cho hs quan sát biểu đồ. HS điền Đ hoặc S vào sau câu trả lời đúng:

- Tuần 1 cửa hàng bán được 2 m vải hoa và 1 m vải trắng

- Tuần 2cửa hàng bán được 400 m vải

- Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất

- Số m vải hoa mà tuần hai bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m

- Số m vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m

Bài 2: HS nêu yêu cầu bài .

- HS quan sát biểu đồ và trả lời

a)Tháng 7 có 18 ngày mưa

b)Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là

 15-3=12 (ngày )

c)Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là

 (18+15+3):3=12 (ngày )

 

doc 34 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Chào cờ
SINH HOạT ĐầU TUầN
Toán
	 Luyện tập 
I. Mục tiêu 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2.HS khá, giỏi làm thêm bài 3
II. Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ: (5p)
- HS làm bài 2a của tiết học trước.
- Lớp, gv nhận xét, ghi điểm .
2. Luyện tập : (30p)
 Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1: GV cho hs quan sát biểu đồ. HS điền Đ hoặc S vào sau câu trả lời đúng: 
- Tuần 1 cửa hàng bán được 2 m vải hoa và 1 m vải trắng 
- Tuần 2cửa hàng bán được 400 m vải 
- Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất
- Số m vải hoa mà tuần hai bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m 
- Số m vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m 
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài .
- HS quan sát biểu đồ và trả lời 
a)Tháng 7 có 18 ngày mưa 
b)Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là 
 15-3=12 (ngày )
c)Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là 
 (18+15+3):3=12 (ngày ) 
Bài 3: GV hướng dẫn HS khá, giỏi làm : 
- Hs nêu yêu cầu bài 
- Hs quan sát biểu đồ .
- HS lên bảng chữa bài – hs lớp làm bài vào vở 
- Hs nhận xét bài làm của bạn .
- Lớp thống nhất ý kiến đúng
3. Củng cố – dặn dò : (5p)
 GV chấm một số vở . GV nhận xét tiết học
 _____________________	
Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
- Hiểu nội dung : Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình thương yêu, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.( trả lời được các CH trong SGK). 
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk 
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: (5p)
 - Ba hs đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo 
 - Nhận xét tính cách hai nhân vật Gà Trống và Cáo?
 - GV nhận xét , ghi điểm.
2. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài : ( 1p)
 2 .HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a) Luyện đọc( 10p) 
- Hs nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó.
 - Bài chia hai đoạn :
Đoạn 1: An - đrây - ca ...đến mang về nhà. 
Đoạn 2: Bước vào phòng đến ít năm nữa. 
- Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn ,kết hợp giải nghĩa từ khó. 
- HS đọc nhóm hai 
- Hai hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu 
b) Tìm hiểu bài:( 12p) 
*1HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm
? Khi câu chuyện xảy ra , An-đrây-ca mấy tuổi (em đang 9 tuổi, ông ốm nặng )
? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ? ( Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng )
? Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của em như thế nào ? (nhanh nhẹn đi ngay )
? An -đrây-ca làm gì khi đi mua thuốc ? (gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mãi chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hiệu để mua thuốc mang về nhà .)
*1HS đọc đoạn hai, cả lớp đọc thầm
? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về ? (ông em đã chết ) 
? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
(òa khóc cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết)
? Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là cậu bé như thế nào ?( có tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân . )
c) Đọc diễn cảm (8p)
- Hai hs đọc cả bài 
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn: “Bước vào phòng ông nằm ...ra khỏi nhà ”
- HS thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, mẹ ,ông , An - đrây - ca ) 
- Lớp, Gv nhận xét.
3. Củng cố , dặn dò (3p)
- Đặt lại tên câu chuyện theo ý nghĩa câu chuyện (Chú bé trung thực , Chú bé giàu tình cảm )
- Nói lời an ủi của em với An - đrây - ca ? (Bạn đừng ân hận nữa )
- Gv liên hệ: Các thành viên trong gia đình cần phải có trách nhiệm và yêu thương nhau.
- GV nhận xét tiết học, dặn hs xem trước bài sau.
 Khoa học
 Một số cách bảo quản thức ăn
 I. Mục tiêu:
 - Kể tên các cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,... 
 - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn tại nhà.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Hình trang 24; 25 sgk 
 - Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: (5p) 
? Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cần làm gì ? 
Hs trả lời- Lớp, gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài. ( 1p)
 2. Phát triển bài.
* Hoạt động 1 :( 8p) Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn 
- HS quan sát các hình 24; 25 sgk và trả lời các câu hỏi: Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình 
- HS làm việc cả nhóm 
- Đại diện một số nhóm trình bày 
Hình
Cách bảo quản
1
2
3
4
5
6
7
Phơi khô
Đóng hộp
Ướp lạnh
Ướp lạnh
Làm mắm (Ướp mắm )
Làm mứt (Cô đặc với đường )
Ướp muối (Cà muối )
* Hoạt động 2:( 10p) Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn. 
- Cả lớp thảo luận 
- Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ?
- HS làm bài tập: 
	Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm ?
	a) Phơi khô, nướng, sấy 
	b) Ươp muối, ngâm nước muối 
c) Ướp lạnh 
 d) Đóng hộp 
 e) Cô đặc với đường
TL:+ Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a; b; c; e 
 + Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d
* Hoạt động 3:( 8p) Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà 
- HS làm vào phiếu học tập do gv phát 
 Tên thức ăn 
 Cách bảo quản 
.............................................................
.............................................................
............................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
- Làm việc cả lớp: Hs trình bày, hs khác bổ sung.
GV: Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định.Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói . Thức ăn bị ôi thiu không nhưng làm mất chất dinh dưỡn, độc hại mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường.
3. Củng cố – dặn dò. (4p)
 GV tổng kết tiết học . GV nhận xét dặn dò 
 ______________________________
Lịch sử
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
I. Mục tiêu :
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo , ý nghĩa)
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học.
 SGK, lược đồ, khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
III. Hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ: ( 4p)
? Nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra trong thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ?
 HS nêu . Cả lớp và GV nhận xét , ghi điểm. 
2.Bài mới :
* GV giới thiệu bài: ( 1p)
* Hoạt động 1:(8p) Thảo luận nhóm.
GV giải thích giúp hs " giao chỉ": Thời Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chúng đặt là giao chỉ.
- Cho Hs thảo luận theo câu hỏi: Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến sau:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Tô Định.
+ Do Thi Sách- chồng bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại.
 Theo em, ý kiến nào đúng, vì sao?
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày.
GVKL:Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại ( trả nợ nước, thù nhà) 
( Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổi ra. Nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng).
* Hoạt động 2: ( 10p) Làm việc cá nhân.
- GV giải thích: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra khởi nghĩa.
- Yêu cầu hs dựa và lược đồ và nội dung bài học để trình bày lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Hai hs lên bảng chỉ vào lược đồ và nêu.
- Cả lớp, GV nhận xét, chốt lại: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa...Nghĩa quan làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
* Hoạt động 3:( 8p) Làm việc cả lớp.
? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Thảo luận cả lớp, một số hs nêu ý kiến, GV nhận xét.
 Đây là cuộc khởi nghỉa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đình phong kiến phương Bắc đô hộ; Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
3.Củng cố, dăn dò:(4p)
 - Hai , ba HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GV nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
 Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột 
- Xác đinh được một năm thuộc thế kỷ nào. 
- Bài tập cần làm: BT 1, BT2(a, c), BT3(a, b, c), BT4(a, b).
II. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : (5p) 
HS nêu miệng bài tập 2 của tiết học trước.
- HS trả lời, gv nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới: (30p) 
 Luyện tập 
Bài 1: HS đọc đề .
- GV hd : Muốn tìm số tự nhiên liền sau( liền trước) ta làm thế nào?: Ta cộng thêm ( bớt) một vào số đó .
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài ,chữa bài 
Kết quả: 
a) 2835918 b) 2835916 c) hàng triệu; hàng trăm nghìn ; hàng trăm 
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài 
- Một hs làm bài ở bảng, lớp làm bài vào vở
- Hs nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng 
a) 475 736 > 475836	b) 9 03 876 < 913 000 
c) 5 tấn 17 kg > 5 0 75 kg 	d) 2 tấn 7500 kg = 2750 kg 
Bài 3: Hs nhìn vào biểu đồ trả lời câu hỏi 
a) Khối lớp ba có 3 lớp , đó là :3A; 3B; 3C 
b) Lớp 3A có 18 hs giỏi toán 
 Lớp 3B có 27 hs giỏi toán 
 Lớp 3C có 21 hs gỏi toán 
c) Trong khối lớp 3 : 
 Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi nhất 
 Lớp 3A có ít hs giỏi nhất
GV hướng dẫn HS khá, giỏi trả lời câu hỏi d.
d) Trung bình mỗi lớp ba có số học sinh giỏi toán là 
 (18+27+21):3=22(em)
Bài 4:Hs nêu yêu cầu bài, làm miệng bài tập
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ XX
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI
Gv hướng dẫn HS khá, giỏi trả lời câu hỏi c và bài 5.
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100
Bài 5:GV hướng dẫn HS khá, giỏi làm:
- Hs nêu yêu cầu bài 
- Gv gợi ý , hs làm bài :
- Các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 870 là 600; 700; 800; 
 Vậy x là 600; 700; 800 
 3. Củng cố – dặn dò (3p) 
 Gv chấm một số vở . Gv nhận xét tiết học 
 Luyện từ và câu 
 Danh từ riêng và danh từ chun ... ,14.
3. Củng cố – dặn dò.
Gv chấm một số vở.
GV nhận xét tiết học.
Tự học
Làm bài tập khoa học
I.Mục tiêu:
 Hs hoàn thành bài tập khoa học ở VBT, bài 11.
II. Hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu tiết học.
2.Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài, quan sát các hình trang 24,25 SGK để làm bài.
- Hs đọc chữa bài:
Hình 2: đóng hộp	Hình 3: bỏ vào tủ lạnh	Hình 4: đóng gói	Hình 5: đóng chai
Hình 6: bỏ dĩa	Hình 7: đóng hộp.
- Lớp và gv nhận xét.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs đọc các chữ ở cột A và cột B, làm bài, đọc chữa bài. 
- Lớp và gv nhận xét. 
Bài 3: Hs nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài, đọc chữa bài: 
Làm khô: Mực, cá khô. 
Ướp muối: Cá
Uớp lạnh: Thịt, tôm, 
Cô dặc với đường: Bánh quy, sữa, kẹo.
Đóng hộp: Bia, nước giải khát, hoa quả hộp.
- Lớp và gv nhận xét.
3.Củng cố – dặn dò:
Gv chấm một số vở.
 - GV nhận xét tiết học.
 Luyện chữ
 Chị em tôi
I. Mục tiêu: Hs viết đúng và đẹp một đoạn 2 bài: Chị em tôi.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu tiết học. (3p) 
2. Hướng dẫn hs luyện viết. (30p) 
Gv viết mẫu đoạn cần viết lên bảng: Từ “ Cho đến một hôm....nên người”.
HS đọc đoạn cần viết
Nêu nội dung đoạn cần viết.
GV lưu ý cho hs những từ ngữ các em dễ viết sai: giận dữ, năn nỉ, thủng thẳng, cuồng phong,...
GV đọc – hs viết bài. GV nhắc hs ngồi viết đúng tư thế.
1 hs khá đọc, cả lớp soát bài.
3. Củng cố – dặn dò (2p)
Gv chấm một số vở, nhận xét, tuyên dương bạn hs có bài viết đúng và đẹp
Gv nhận xét tiết học. 
Mỹ thuật
Thầy Chính dạy
L Toán
Luyện tập chung về biểu đồ
I. Mục tiêu: 	
 Củng cố cho hs về:
- Triệu và lớp triệu
- Số tự nhiên và so sánh các số tự nhiên.
- Biểu đồ
- Tìm số trung bình cộng
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài (3p) 
2. Hướng dẵn hs làm bài tập (29p) 
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài
Hs làm bài, đọc chữa bài:
a) D	b) B	c) C	d) D	e) C.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
Hs quan sát biểu đồ, làm bài, đọc chữa bài:
Lớp 4A có16 hs tập bơi.
Lớp 4B có10 hs tập bơi.
Lớp 4C có nhiều hs tập bơi nhất.
Số hs của lớp 4B ít hơn lớp 4A là 6 hs.
Trung bình mỗi lớp có 15 hs tập bơi.
Lớp và gv nhận xét.
Bài 3: Hs đọc bài toán
Gv gợi ý giúp hs tìm ra lời giải và phép tính của bài toán
HS giải bài toán, chữa bài:
Bài giải
Quãng đường ô tô chạy được trong giờ thứ hai là:
40 + 20 = 60 (km)
Quãng đường ô tô chạy được trong giờ thứ ba là:
(40 + 60) : 2 = 50 (km)
Đáp số: 50 km.
Nâng cao: Trung bình cộng của tuổi ông, tuổi bố và tuổi cháu là 36 tuổi, trung bình cộng của tuổi bố và tuổi cháu là 23 tuổi, ông hơn cháu 54 tuổi. Hỏi tuổi của mỗi người là bao nhiêu?
Bài giải
Tổng số tuổi của ông, bố và cháu là:
36 x 3 = 108 ( tuổi)
Tổng số tuổi của bố và cháu là:
23 x 2 = 46 (tuổi)
Số tuổi của ông là:
108 – 46 = 64 ( tuổi)
Số tuổi của cháu là:
64 – 54 = 10 (tuổi)
Số tuổi của bố là:
46 – 10 = 36 (tuổi)
 Đáp số: Ông : 64 tuổi
 Bố : 36 tuổi
 Cháu : 10 tuổi.
3. Củng cố- dặn dò (3p) 
Gv chấm một số vở.
Gv nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc: Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca
I. Mục tiêu: Hs sinh luyện đọc đúng và diễn cảm bài: Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca. Ghi nhớ nội dung bài học. 
II. Hoạt động dạy học
1. GIới thiệu bài 
2. Hướng dẫn hs luyện đọc và ghi nhớ nội dung bài.
1 hs đọc toàn bài
Hs luyện đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
Gv nhận xét, hướng dẫn thêm cho hs giọng đọc đúng của bài, nhắc hs chú ý giọng đọc của các nhân vật trong bài.
Hs luyện đọc theo cặp.
Gv giúp đỡ những hs đọc còn yếu luyện đọc và quan sát chung.
Gọi một số hs đọc bài – Lớp và gv nhận xét.
Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp dưới sự hd của gv.
HS thi đọc diễn cảm- Lớp và gv nhận xét, tuyên dương bạn đọc diễn cảm hay nhất.
Gv gọi hs nêu nội dung bài đọc.
3. Củng cố – dặn dò.
Gv tổng kết bài.
GV nhận xét tiết học.
 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
i. mục tiêu 
- Học xong bài này hs biết 
- Vì sao hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa 
- Tường thật trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa 
- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại Phong Kiến phương Bắc đô hộ.
- Sử dụng lược đồ kể lại nét chính về cuộc khởi nghĩa.
II. Đồ dùng học tập 
- Hình trong sgk 
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
- Phiếu học tập của hs 
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : (4p) 
GV?: Năm 248 và năm 905 diễn ra sự kiện lịch sử gì? 
HS trả lời, Gv nhận xét, ghi điểm 
2. Bài mới (29p) 
2.1 Giới thiệu bài 
2.2 Phát triển bài 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
Khi tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có hai ý kiến: 
- Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược ,đặc biệt là thái thú Tô Định 
- Do Thi Sách , chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết chết 
Theo em ý kiến nào đúng , ý kiến nào sai? 
Kết luận :Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là caí cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cá nhân 
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài, trình bày lại diễn biến chính của cuộc kháng chiến 
- Hai HS trình bày lại .
- Lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV?: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
- HS thảo luận , rút ra bài học cần ghi nhớ: Sau hơn 20 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ ,lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập .Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm . 
3. Củng cố - dặn dò (3p) 
 Gv tổng kết bài . Gv nhận xét bài học 
	 Luyện tập
I. Mục tiêu: Hs hoàn thành bài tập ở VBT, bài 26.
II. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu tiết học (2p)
2. Hướng dẫn hs làm bài tập (30p)
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài 
Hs quan sát biể đồ, làm bài,đọc chữa bài: 
Tuần 1 bán được 200 m vải hoa.
Tuần 3 bán được 100 m vải hoa .
Cả 4 tuần bán được 700 m vải hoa. 
Cả 4 tuần bán được 1200 m vải 
Tuần 3 bán được nhiều hơn tuần 1 200 m vải trắng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài 
HS quan sát biểu đồ, làm bài, chữa bài:
B. 15 ngày
B. 36 ngày
C. 12 ngày.
3. Củng cố – dặn dò.(3p)
GV chấm một số vở.
GV nhận xét tiết học.
ATGT (Bài 1- T1)
I. Mục tiêu
 HS biết nội thêm dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến. Hiểu ý nghĩa, tác dụng. Có ý thức, tuân theo luật đi đúng đường.
II. Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài: (3p)
2- Dạy bài mới: (30p)
* Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
GV gọi 2 – 3 HS lên bảng vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho lớp xem, nói tên biển báo đó mà em đã nhìn thấy ở đâu? ý nghĩa của biển báo đó?.
Gv chọn 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em tìm 11 biển báo đã học, nêu tên.
 HS nêu. GV và lớp nhận xét.
* Hoat động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
 - GV lần lượt đưa ra các biển báo mới. Cho HS nhận xét về hình dáng, màu sắc ?.
 + Biển báo cấm.
 Ví dụ: Biển cấm đi xe đạp; Biển dừng lại.
 + Biển hiệu lệnh.
 Ví dụ: Biển hướng phải theo; Biển giao nhau chạy theo vòng xuyến; Biển đường dành cho xe thô sơ; Biển đường dành cho người đi bộ.
 + Biển báo nguy hiểm.
 Ví dụ: Biển giao nhau có đèn tín hiệu; Biển giao nhau với đường ưu tiên; Biển nguy hiểm khác.
 ? Biển báo này được gọi là biển báo gì?.
- Gọi HS nêu đặc điểm của từng loại biển báo.
- Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự các biển báo.
 GV nhận xét, kết luận.
3- Củng cố - dặn dò: (2p)
 GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị tiết 2.
 L T Việt 
 L DT Chung , DT riêng
2. Hướng dẫn hs làm bài tập. (29p) 
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng có trong đoạn văn sau
- Hs thảo luận nhóm đôi làm bài.
- HS đọc chữa bài:
+ Danh từ chung: núi / dòng / sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / đường / dãy /
nhà / trái / phải / giữa / trước
+ Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn / Trác / Đại Huệ / Bác Hồ 
- Lớp và gv nhận xét.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài
- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở tên 3 bạn nam và 3 bạn nữ trong lớp.
- Lớp và gv nhận xét bài làm của bạn: VD: Nguyễn Thị Dung – Nguyễn Quang Dũng...
- Hs trả lời ? : Họ và tên các bạn là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? ( Là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể).
Nâng cao: Xác định danh từ có trong hai câu thơ của Bác Hồ :
“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
 Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”
Trả lời: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày.
3. Củng cố – dặn dò. (3p) 
 Gv chấm một số vở. Gv nhận xét tiết học
Đạo đức
 Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* HS khá, giỏi: Biết:
 - Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
- THGDMT ở mức độ liên hệ.
II. Hoạt động daỵ học 
1.Bài cũ : (5p) 
Hs bày tỏ ý kiến của mình trong bài tập 2 ở tiết trước .
- Lóp, gv nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài:(1p) 
 2. Phát triển bài 
* Hoạt động 1:( 9p) Tiểu phẩm một buổi tối trong gia đình bạn Hoa 
- HS xem tiểu phẩm do các bạn đóng 
- Thảo luận: 
? Em có những nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ?
? Hoa đã có ý kiến giúp đỡ ga đình như thế nào ? ý kiến của Hoa có phù hợp không ?
? Nếu là Hoa em sẽ giải quyết như thế nào ?
- GV kết luận 
Hoạt động 2:(7p) Trò chơi: “Phóng viên “
- Cách chơi : Một số hs xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo câu hỏi 3 trong sgk 
- GV kết luận : Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của 
Hoạt động 3:(9p) HS vẽ tranh bài tập 4 sgk 
Kết luận chung : 
- Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
- ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng 
- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác .
* Hoạt động nối tiếp 
- HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ, lớp, của trường .
- Tham gia các ý kiến với cha, mẹ về những vấn đề có liên qua đến bản thân và gia đình em. 
* Gv kết luận: Các em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề mà các em quan tâm như là vấn đề bảo vệ môi trường ở lớp, ở trường, ở thôn xóm; nhằm góp phần làm cho môi trường của chúng ta xanh - sạch - đẹp .
3. Củng cố – dặn dò :(5p) 
 - Gv tổng kết bài . 
 - Gv nhận xét tiết học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_06.doc