Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10

TIẾNG VIỆT

 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5)

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1; Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.

- HS khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4-T1(gồm cả văn bản thông thường )

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10’
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
mĩ thuật
gv bộ môn dạy
-----------------------------------------------------
Tiếng Việt
 Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1; Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. 
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4-T1(gồm cả văn bản thông thường )
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống 
III. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài (2p)
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/3 HS trong cả lớp ) 
 - (Tiến hành như tiết 1) (15p)
3. Bài tập: (18p)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài 
- HS tìm những bài tập đọc thuộc chủ đề : Trên đôi cánh ước mơ 
- HS làm việc theo nhóm4 , theo mẫu 
Tên bài 
Thể loại 
Nội dung chính 
Giọng đọc 
Trung thu độc lập 
Văn xuôi
Uớc mơ của anh chiến sĩ trong đêm trăng Trung thu độc lập đầu tiên ....
Nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào tin tưởng 
ở vương quốc tương lai 
Kịch 
Mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sồng đầy đủ, hạnh phúc....
Hồn nhiên
Nếu chúng mình có phép lạ 
Thơ 
Mơ ướ của bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới hạnh phúc.
Hồn nhiên, vui tươi.
Đôi giày ba ta màu xanh 
Văn xuôi 
Để vận động cậu bé lang thang đi học chị tổng phụ trách đội đã làm cho cậu xúc động vì thưởng cho cậu đôi giày ba ta màu xanh. 
Chậm rãi, nhẹ nhàng.
Thưa chuyện với mẹ 
Điều ước của vua Mi - đát 
Văn xuôi 
Văn xuôi
Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gia đình nên đã thuyêt phục mẹ đồng tình với em ....
Vua Mi - đát hiểu: Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Giọng Cương :lễ phép, nài nỉ. Giọng mẹ : ngạc nhiên , cảm động 
Khoan thai, đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng của vua.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài - Làm việc theo nhóm ,đại diện nhóm trình bày 
Nhân vật 
Tên bài 
Tính cách 
“Tôi ”
Lái 
Đôi giày ba ta màu xanh 
Nhân hậu muốn giúp trẻ lang thang .Quan tâm và thông cảm với ước muốn của của trẻ 
Hồn nhiên, tình cảm, thách được đi giày đẹp 
Cương 
Mẹ Cương 
Thưa chuyện với mẹ 
Hiếu thảo ,thương mẹ, muốn đi làm kiếm tiền giúp mẹ 
Dịu dàng ,thương con 
Vua Mi-đát 
Thần Đi- ô- ni –dốt 
 Điều ước của vua Mi - đát 
Tham lam nhưng biết hối hận 
Thông minh , biết dạy cho vua Mi - đát một bài học 
4. Củng cố ,dặn dò (4p)
 GV tổng kết, nhận xét tiết học 
 _____________________________ 
Toán
Nhân với số có một chữ số 
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số(tích có không quá 6 chữ số)
- BT cần làm : 1, 3(a)
II. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5p) Hs làm bài tập sau : 
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 3478 + 899 + 522 	b) 7955 + 685 + 1045 
Hs làm bài , gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (29p)
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn hs cách nhân với số có một chữ số.
a) Nhân với số có sáu chữ số với số có một chữ số (Không nhớ )
- GV viết lên bảng phép nhân :241324 x2 =?
- HS lên bảng đặt tính rồi tính , các HS khác làm vào vở 
241324
x 2
482648
- HS nêu cách làm giống như SGK. 
- Gv :Bài toán này phép nhân không có nhớ .
b) Nhân với số có sáu chữ số với số có một chữ số( Có nhớ )
- GV viết lên bảng phép nhân :136204 x4 =?
- HS lên bảng đặt tính rồi tính , các hs khác làm vào vở 
136204
x 4
544816
- HS nêu cách làm giống như SGK. 
- GV: Bài toán này là bài toán phép nhân có nhớ .
2.3 Thực hành 
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài, làm bài, chữa bài.
 341231 
 x 2 
 682462
 214325 
 x 4 
 857300
 102426 
 x 5 
 512130
 410536 
 x 3 
 1231608
Bài 2: Giành cho HS khá, giỏi. Hs nêu yêu cầu bài, làm bài, chữa bài.
 m
2
3
4
5
201634 x m
403268
604902
806536
1008170
Bài 3: Tính - HS làm sau đó chữa bài.
Kết quả: 
a) 1168489; 1461115	b) 35021; 636.
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi . Hs đọc bài toán, gv hướng dẫn, hs làm bài, chữa bài. 
Tóm tắt
1 xã có :850 quyển truyện
	 8 xã có : ...? quyển truyện	? quyển truyện
 1 xã có : 980 quyển truyện 
 9 xã có :...? quyển truyện
Bài giải
 Tám xã vùng thấp được cấp số quyển truyện là: 
 8 x 850 = 6800(quyển )
 Chín xã vùng cao được cấp số quyển truyện là:
 9 x 980 = 8820(quyển )
 Huyện đó được cấp số quyển truyện là:
6800 + 8820 = 15620 (quyển)
 Đáp số : 15620 quyển 
3. Củng cố- dặn dò: (3p)
 Gv chấm một số vở. GV nhận xét giờ học
 Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (tiết 6)
I. Mục tiêu :
- Xác định được các tiếng có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh, trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép ,từ láy, danh từ ( chỉ người,vật, khái niệm), động từ, trong đoạn văn ngắn.
- HS khá, giỏi phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ các âm tiết 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài: (2p)
2. Bài tập: (30p)
Bài 1,2 . Cả lớp làm vào vở 
Tiếng 
âm đầu 
Vần 
Thanh 
Chỉ có vần và thanh(ao) 
ao
ngang 
Có đủ âm đầu , vần ,thanh(tất cả các tiếng còn lại )
D
T
C
Ch
Ch
B
Gi
L
ươi
âm
anh
u
uôn
ây
ơ
a
Sắc
Huyền 
Sắc
Sắc
Huyền
Ngang 
Huyền
Huyền
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu.
 GV nêu câu hỏi : Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ láy? Thế nào là từ ghép ?
 HS trả lời, làm vào vở 
Từ đơn 
Từ ghép 
Từ láy 
Dưới, tầm, cánh, chú, là ,luỹ, tre, xanh, trong, bờ , ao,...
Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi , xanh trrong, cao vút 
Rì rào, rung rinh , thung thăng 
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài ,trả lời câu hỏi :Thế nào là danh từ? .Thế nào là động từ ?
Hs trả lời, làm bài: 
 Danh từ :Tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ ao, khóm ,...
 Động từ :rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay 
3. Củng cố , dặn dò: (3p)
 Gv chấm một số vở, nhận xét tiết học. 
Buổi chiều 
Khoa học
Nước có những tính chất gì ?
I. Mục tiêu 
- Nêu được ột số tính chấ của nước: Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hìm dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan khắp mọi phía, thấm qua một số vật , hào tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được VD về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống; Làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu nội dung chương 2.(3p) 
2. Bài mới .(28p) 
HĐ 1 : Phát hiện màu, mùi, vị của nước 
Bước 1: Hs đem cốc đựng nước và cốc đựng chè (hoặc sữa ) ra để quan sát và nhận xét theo yêu cầu của sách gsk 
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
Cho hs nhận xét cốc nào đựng nước, cốc nào đựng chè (hoặc sữa )
- Làm thế nào để bạn nhận ra điều đó (nhìn, ngửi, nếm )
Bước 3: làm việc cả nhóm 
Đaị diện các nhóm trình bày 
GV nhận xét ,rút ra kết luận
Nước không màu, không mùi , không vị 
HĐ 2: Phát hiện hình dạng của nước
Bước 1: Cho cả lớp đưa chai lọ ,cốc đựng nước làm theo yêu cầu của sgk 
	- Nước có hình dạng nhất định không ?
Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả gv và cả lớp nhận xét rút ra kết luận :
Nước không có hình dạng nhất định 
HĐ 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
HS tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn ở sgk theo nhóm sau đó đưa ra nhận xét 
Gv và cả lớp nhận xét và rút ra kết luận 
Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía 
HĐ 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số chất 
Bước 1: HS đưa vật liệu túi ni lông, cốc, miếng vải, và khay 
Bước 2:HS đổ nước vào bao ni lông quan sát và nhận xét ,kết luận 
 :HS đổ nước vào bao vải quan sát và nhận xét, kết luận 
Bước 3: Hs báo cáo kết quả thí nghiệm 
GV kết luận :Nước chỉ thấm qua được một số vật 
HĐ5: Nước có thể làm tan hoặc không tan một số chất 
Bước 1: HS làm thí nghiệm theo hưỡng dẫn của gv 
Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm 
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm 
GV kết luận : Nước có thể hoà tan một số chất
3. Củng cố – dặn dò (3p) 
HS nhắc lại tính chất của nước
GV nhận xét ,dặn dò 
 _______________________________
Luyện toán
Ôn tập
 I: mục tiêu 
Củng cố cho HS: 
-Tính giá trị của biểu thức
-Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó 
II. Hoạt động dạy học
 1.Củng cố kiến thức
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức
- Nêu tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng 
- Tìm số lớn số bé
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1. Tính giá trị của biểu thức
 4 050 + 675 : +113 x4
 8 375 -136 x 2 + 381 : 3
BT2. Tính nhanh
a. 2 456 +3 706 + 5 344 + 2 198
b. 416 x 59 + 11 x 416
BT3. Khoanh vào chữ cái trớc ý trả lời đúng.
 a. 2 dm 5 cm= ..cm
A. 25cm B. 205 cm C. 2005cm
b. 3 tạ 5 kg= kg
A. 35 kg B. 3005 kg C. 30005 kg
BT4. Tổng số tổng của hai mẹ con là 58 tuổi. Tuổi mẹ hơn con 36 tuổi. Tính tuổi mỗi ngời?
GV cho hs làm bài rồi nhận xét.
Bài 5: Một hình chữ nhật có chu vi là 46 cm ,chiều dài hình chữ nhật là 13 cm .Tính diện tích hình chữ nhật đó .
Hớng dẫn HS làm bài
*Sau khi hs làm gv chấm một số bài ,sau đó chữa bài ,nhận xét 
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Tiếng Việt
Ôn luyện
I. Mục tiêu
Củng cố cho HS :
- Động từ
- Từ phức
II.Hoạt động dạy học
1.Hớng dẫn HS làm một số bài tập
Bài1: Cho đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, nh dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sơng .Trời âm u mây ma, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm giong gió, biển đục ngầu giận giữ . Nh một con ngời biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng , lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a. Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên rồi sắp xếp vào hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại .
b.Tìm từ láy trong các từ in đậm có trong đoạn văn trên rồi xếp vào 3 nhóm: láy âm đầu, váy vần ,láy cả âm đầu và vần( láy tiếng)
HS thảo luận theo nhóm và trình bày trớc lớp:
( Từ ghép tổng hợp: thay đổi, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu.
Từ ghép phân loại: xanh thẳm, chắc nịch , đục ngầu,
Từ láy âm đầu:mơ màng, nặng nề,lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng, 
Láy vần: sôi nổi
Láy cả âm và vần: ầm ầm)
Bài 2
- Trong đoạn văn sau ,vì sao tác giả không thêm từ chỉ thời gian vào trước các hoạt động động từ được gạch dưới ?
“Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật nhộn nhịp .Khi tiếng còi tầm vừa cất lên ,những chiếc xe bò tót cao to chở thợ mỏ lên tầng ,vào lò ,tiếng còi ,bíp bíp inh ỏi ,những thợ điện ,thợ cơ khí ,thợ sàng sửa vội vàng tới xởng thay ca ,các chị mậu dịch viên mở các cửa quầy hàng ,các em nhỏ ,khăn quàng đỏ bay trên vai ,kéo nhau tới lớp ”
Bài làm
-Trong đoạn văn sau , tác giả không thêm từ chỉ thời gian vào trước các hoạt động động từ được gạch dưới vì : Đoạn văn kể ,tả các hoạt động diễn ra có tính chất
Thường xuyên ,trong cùng một thời gian của tất cả những buổi sáng sớm ở đây .Mọi hoạt động lặp laị gần nh nhau .Vì vậy mà không càng thêm từ chỉ thời gian vào trước các động từ chỉ hoạt động .
Bài 4 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng động từ để kể về việc học tập của em ,rồi gạch chân các động từ có sử dụng trong đoạn văn vừa viết
2.Củng cố dặn dò
- Chấm một số bài nhận xét
- Nhận xét tiết học
_________________________________
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
âm nhạc
Gv bộ môn dạy
---------------------------------------------------
Tiếng Việt
Kiểm tra ( tiết 7)
I. Mục tiêu: 
Kiểm tra ( Đọc ) theo mức độ cần đạt về kiến thức , kĩ năng giữa HKI( nêu ở tiết 1, Ôn tập)
II. Hoạt động dạy học 
1.GV viết đề lên bảng, hướng dẫn hs làm bài: (33p)
a. Hs đọc thầm bài “Quê hương ”SGK trang 100.
b. Dựa vào nội dung bài học , chọn câu trả lời đúng.
1) Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì ? (Ba Thê , Hòn Đất , Không có tên )
2) Quê hương của chị Sứ là gì ?
a) Thành phố 	b) Vùng núi 	c)Vùng biển 
3) Những từ ngữ nào trả lời đúng câu hỏi c
a) Các mái nhà chen chúc 
b) Núi Ba Thê vời vợi xanh lam 
c) Sóng biển , cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới .
4) Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao ?(Xanh lam , Vời vợi,
Hiện trắng những cánh cò) 
5) Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
a) Chỉ có vần 
b) Chỉ có vần và thanh 
c) Chỉ có âm đầu và vần
6) Bài văn trên có 8 từ láy .Theo em tập hợp nào dưới đây có đủ 8 từ láy đó? 
a) Oa oa, da dẻ, vời vợi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa .
b) Vời vợi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng loá, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam .
c) Oa oa, da dẻ, vời vợi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn 
7) Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây ?
a) Tiên tiến 
b) Trước tiên 
c) Thần tiên 
8) Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?
a) Một từ . Đó là từ nào ?
b) Hai từ . Đó là những từ nào ?
c) Ba từ . Đó là những từ nào ?
- HS làm bài . Nộp bài 
2. Đáp án : Câu 1: ý b(Hòn Đất)- Câu 2: ý c(Vùng biển ) -
 Câu 3: ý c - Câu 4: ý b 
 Câu 5: ý b - Câu 6 : ý a 
 Câu 7 : ý c - Câu 8 : ý c 
3. GV nhận xét giờ học: (2p) Dặn hs ôn tập tốt để kiểm tra.
Toán
Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu : 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- BT cần làm: 1, 2 a,b.
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: (5p) 
 Hs làm bài tập sau: Đặt tính rồi tính: 342378 x 4	410536 x 3 
 Hs làm bài, gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (29p)
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Phát triển bài.
a) So sánh giá trị hai biểu thức 
GV gọi một HS đứng tại chỗ tính và so sánh kết quả của các phép tính :
3x 4 và 4 x3 2 x6 và 6 x2 7 x 5 và 5 x7 
HS nhận xét các tích :
 3x 4 và 4 x3 2 x6 và 6 x2 7 x 5 và 5 x7 
 Sau đó nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép tính bằng nhau 
3x 4 = 4 x3 2 x6 = 6 x2 7 x 5 = 5 x7 
b) Viết kết quả vào ô trống 
GV treo bảng phụ có các giá trị của :a, b ,a x b ;b x a 
Nếu a = 4 và b = 8 thì a x b = 4 x 8 = 32 ;b x a = 8 x 4 = 32
Nếu a = 6 và b =7 thì a x b = 6 x 7 = 42 ;b x a = 7 x 6 = 42
Nếu a = 5và b = 4 thì a xb = 5 x 4 = 20 ;b xa = 4 x 5 = 20
 GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét 
a x b = b x a
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi 
c) Thực hành 
Bài 1: Gọi HS nhắc lại nhận xét 
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi .
- HS tự làm bài sau đó chữa. 
Bài 2:Các phép tính ở đầu mỗi câu a ,b ,c đều có thể tính được còn đối với các phép tính sau yêu cầu HS dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân để thực hiện tính .
Kết quả: a. 6785; 5871	b. 281841; 6530	c. 184872; 12843.
Bài 3 :Có hai cách làm 
Cách 1:HS có thể tính giá trị của biểu thức ,rồi so sánh các giá trị số để chỉ ra các biểu thức có giá trị bằng nhau 
Cách 2:Không cần tính chỉ cần so sánh giá trị các biểu thức dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân .Chẳng hạn :(3 +2 ) x 10287 =5 x 10287 =1028 x5
Bài 4: Nếu chỉ xét 
 a x ....=..... x a thì có thể viết vào chỗ trống bất kì số nào ,chẳng hạn 
 a x 5 = 5 x a , a x 2 = 2 x a ,....
Nhưng a x ... = .... x a = a thì ... chỉ có thể 1 là hợp lí : vì 1 x a = a x 1 = a 
Tương tự: a x 0 = 0 x a = 0
3.Củng cố – dặn dò: (3p)
Gv chấm một số vở, GV nhận xét dặn dò 
 Tiếng Việt
Kiểm tra (tiết 8)
I. Mục tiêu 
 - Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa HK
- Nghe viết đúng bài CT(tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút)không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi)
- Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (1’) 
GV nêu mục tiêu yêu cầu tiết học
2.Kiểm tra kĩ năng viết (32’)
a.Chính tả 
-GV đọc HS viết bài Chiều trên quê hương 
b.Tập làm văn 
Đề bài :Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em 
- HS viết bài,GV theo dõi nhắc nhở một số điểm khi trình bày bài 
- GV thu bài . Nhận xét ý thức làm bài của hs.
3.Củng cố –dặn dò (2’)
 Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------
Buổi chiều
Đạo đức (dạy lớp 4a. 4b)
Tiết kiệm thì giờ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. 
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tâp, sinh hoạt ...hằng ngày một cách hợp lí.
* HS khá, giỏi: - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
 - Sử dụng thời gian học tâp, sinh hoạt ...hằng ngày một cách hợp lí.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5p) 
 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết trước
 Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (28p)
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Phát triển bài
* HĐ1: Làm việc cá nhân (BT 1)
- HS làm bài tập cá nhân 
- HS trình bày, trao đổi trước lớp 
GV kết luận : Các việc làm tiết kiệm thì giờ là : a; c; d
 Các việc làm không tiết kiệm thì giờ là: b; d; e
* HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (BT4-SGK )
- Thảo luận theo nhóm đôi về việc đã sử dụng thì giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới. 
- GV mời một vài HS trình bày trước lớp. 
- Lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét. 
- GV nhận xét và khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở những em còn sử dụng lãng phí thì giờ .
* HĐ3: Trình bày các tranh vẽ , các tư liệu đã sưu tầm .
- HS trình bày ,giới thiệu các tranh vẽ ,các tư liệu đã sưu tầm về chủ đề tiết kiệm thì giờ 
- HS cả lớp trao đổi thaỏ luận về ý nghĩa của các tranh vẽ ,các câu ca dao ,tục ngữ ,truyện
,tấm gương,... vừa trình bày. 
- GV khen những em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay. 
Kết luận chung: 
- Thời gian là thứ quý báu nhất ,cần phải biết sử dụng tiết kiệm thì giờ. 
- Tiết kiệm thì giờ là phải biết sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí có hiệu quả .
* HĐ nối tiếp : Thực hiện tiết kiệm thì giờ trong sinh hoạt hàng ngày
Hs nối tiếp nêu em đã tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày như thế nào
Lớp và gv lắng nghe và tuyên dương các bạn đã biết tiết kiệm thời giờ một cách hợp lí và có hiệu quả.
3. Củng cố – dặn dò: (4p)
 Gv tổng kết bài. Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể:
ATGT: Bài 5: Giao thông đường thuỷ và phương tiện
giao thông đường thuỷ 
I.Mục tiêu:
HS nhận biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT.
HS nhận biết các biển báo hiệu GTĐT để đảm bảo an toàn khi đI trên đường thuỷ.
II.Đồ dùng dạy học:
Mẫu sáu biển báo hiệu GTĐT.
III.Hoạt động dạy học:
Hđ 1: Phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa.
GV hỏi: Có phải bất cứ ở đâu có mặt nước (sông suối, hồ, ao, ) đều có thể đi lại được, trở thành đường giao thông? (Chỉ những nơi mặt nước có đủ bề rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn của tàu, thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành đường GTĐT được).
GV nêu một số ví dụ.
+ Để đi lại trên đường bộ có các loại ô tô, xe máy, xe đạp, tầu hoả,  ta có thể dùng các loại phương tiện này đi trên mặt nước được không?
+ Để đi lại trên mặt nước chúng ta cần có các loại phương tiện GT riêng. Đó là những loại phương tiện nào?
HS phát biểu, GV ghi lại ý kiến HS và nêu các loại phương tiện GTĐT nội địa.
Hđ 2: Biển báo hiệu giao thông đường thuỷ nội địa.
+ Em hãy tưởng tượng có thể xẩy ra những điều không may xẩy ra tai nạn GTĐT? (Tàu thuyền đâm vào nhau, đắm tàu, .).
+ Em nào đã nhìn thấy biển báo hiệu GTĐT?.
HS nêu. GV nhận xét và treo tất cả sáu biển báo, giới thiệu.
Biển báo cấm đậu.
Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua.
Biển báo cấm rẽ phải (hoặc rẽ trái).
Biển báo được phép đỗ.
Biển báo phía trước có bến đò, bến phà.
GV nêu ý nghĩa của từng biển báo và kết luận.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_10.doc