Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12

KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU:

- Dựa vào gợi ý(SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

- HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên,có sáng tạo.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (5p)

 1 em kể lại chuyện bàn chân kì diệu .

 ? Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí ? Gv nhận xét, ghi điểm.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
 Buổi chiều 
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý(SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
- HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên,có sáng tạo.
II. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: (5p)
 1 em kể lại chuyện bàn chân kì diệu .
 ? Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí ? Gv nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: (28p)
a.Giới thiệu bài:
b. HS kể chuyện :
*HS hiểu yêu cầu đề - GV chép đề lên bảng: 
Đề bài: Hãy kể câu chuyện mà em đã được nghe ( nghe qua ông bà ,cha mẹ hay ai đó kể lại ) ,hoặc được đọc về một người có nghị lực .
- Một em đọc lại đề ra nêu lên trọng tâm của đề.GV gạch chân những từ đó. 
- Bốn em nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
HS thi kể trước lớp. 
Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất .
3. Củng cố , dặn dò:(3p) 
 Hs nêu tên các câu chuyện hôm nay kể, gv nhận xét tiết học 
 ______________________________ 
Luyện toán
Luyện : Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu
I.Mục tiêu:
 Giúp hs cũng cố về:
 - Nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu.
- Giải toán có liên quan
II . Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
 Gv nêu nội dung, mục tiêu của tiết học .
2. Hướng dẫn HS làm bài tập .
 - Bài 1. Tính bằng 2 cách theo mẫu :
 452 x 39 = 452 x ( 30+9)
 = 452 30 + 452 9
 =13560 + 4068 = 17628 .
 896 x 23 = 896 x 23 = 
 547 x 38 = 547 x 38 =
HS tự làm vào vở .GV hướng dẫn HS yếu, tàn tật
- Bài 2 . Một nhà hát có 10 lô ghế, mỗi lô ghế có 5 hàng , mỗi hàng có 20 ghế . Hỏi nhà hát đó có bao nhiêu ghế?
Đọc kĩ đề . Giải vào vở bài tập .
1 HS lên bảng giải
Giải
 Mười lô ghế có số hàng ghế là :
 5 x 10 = 50 (hàng) .
 Nhà hát có số ghế là :
 50 x20 = 1000 ( ghế)
 Đáp số: 1000 ghế
Bài 3 .
Khi ngồi trên ô tô , bạn Mai nhìn thấy cột cây số ghi: Hà Nội 1000 km, khi đi qua cột cây số đó Mai lại nhìn thấy mặt kia của cột cây số ghi: TP HCM 724 km. Hỏi Mai đI từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc và quãng đường từ Hà Nội đến TP HCM là bao nhiêu ki- lo- mét?
 Gv cho HS đọc kĩ đề , vẽ sơ đồ hướng dẫn HS hiểu .
Cho 1 HS lên bảng làm, nhận xét bổ sung .
 Bài giải:
Mai đi từ Nam ra Bắc và quãng đường từ Hà Nội đến TP HCM dài là:
 1000 + 724 = 1724 ( km)
 Đáp số: 1724 km.
Nâng cao:
Vận dụng quy tắc “Nhân một số với một tông, một hiệu” rồi tính giá trị biểu thức :
a, 36 x 327 + 63 x 327 + 327
b, 492 + 492 x 135 – 492 x 36
 Bài làm:
a, = 327 x ( 36 + 63 + 1) b, = 492 x ( 1 + 135 – 36)
 = 327 x 100 = 492 x 100 
 = 32 700 = 49 200
3 . Củng cố dặn dò :
Gv chấm một số bài - cho HS chữa trước lớp.
 Nhận xét, yêu cầu HS ôn luyện ở nhà .
--------------------------------------------------------------------
 Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính nhanh.
- Tính chu vi của hình chữ nhật.
- BT cần làm: BT1 (dòng1); BT2: a;b (dòng1) BT4 (chỉ tính chu vi)
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: (5p) 
 - Hs nêu quy tắc nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số .
 - Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : (27p) 
a) Củng cố kiến thức đã học :
- GV gợi cho HS nhắc lại các kiến thức về tính chất giao hoán , kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng .
- HS viết dưới dạng tổng quát:
a x b = b x a (a x b ) x c = a x ( b xc )
a x ( b + c ) = a x b + a x c a x (b – c ) = a x b – a xc
( a + b ) x c = a x c + a x b ( a – b ) x c = a x b – a x c
b) Thực hành :
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài – GV hướng dẫn cách làm bài . HS làm việc cá nhân . Các phép tính bên phải giành cho HS khá, giỏi.
KQ: a) 135 x (20 + 3) = 135 x 23 = 3105	247 x (10+8) = 247 x 18 = 4446
b) 642 x (30 -6) =6420 – 2328 = 15408	287 x(40 – 8) =11480 – 2296 = 9184 
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài , làm bài ,chữa bài 
KQ: a) 134 x 4 x5 = 134 x(4x5) = 134 x20 = 2680
5 x36 x 2= 36 x (5 x2) = 36 x 10 = 360
42 x 2 x7 x2 = (42 x7) x(2x5) =279 x10 = 2940 
b) 137 x 3 + 137 x 97 = 137 x(97 + 3) = 137 x 100 = 13700
Giành cho HS khá, giỏi: 94 x 12 + 94 x88 = 94x(12+88)= 94 x 100= 9400
428 x12 - 428 x 2= 428 x(12-2)= 428 x10 =4280
Giành cho HS khá, giỏi: 357 x39 – 357 x19 = 357x(39 -19)= 357 x20 =7140
Bài 3: Giành cho HS khá, giỏi. HS nêu yêu cầu bài, làm bài, chữa bài .
Kq: 
a) 217 x11 = 217 x(10+1)= 217 x10 + 217=2170 + 217 = 2387	
217 x9 =217 x(10-1)=2170 -217 =1953
b) 413 x21 = 413 x(20+1) =413 x20 + 413 x1 = 8620 + 413 =8637
413 x19 =413 x (20-1) = 413 x20 – 413 x1 = 8620- 413 =7843
c) 1234 x31 = 1234 x(30 +1) = 1234 x30 +1234 x1 = 37020 + 1234 =38254
875 x29 = 875 x (30 -1) =875 x30 – 875 =26250 -875 =25375
Bài 4: HS đọc đề – GV hướng dẫn giải.
HS làm vào vở. HS khá, yếu không phải tính diện tích 
 Giải
Chiều rộng hình chữ nhật là
180: 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động là
(180 + 90 ) x 2 = 540(m)
Diện tích sân vận động là
180 x90 = 16200 (m2)
Đáp số : 540 m
 16200m2
3.Củng cố-dặn dò. (4p) . 
 GV chấm bài- nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : ý chí, nghị lực
I.Mục tiêu :
- Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng chí )theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ(nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
- Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên. 
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : (5p) 
Hai HS nêu đinh nghĩa tính từ, đặt câu trong đó có sử dụng tính từ.
Gv nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới :(28p)
a. Giới thiệu bài :
b. HS làm bài tập:
Bài 1 : HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân. 
a) Chí phải , Chí lí , Chí thân , Chí tình , Chí công 
b) ý chí , chí khí , chí hướng , quyết chí 
Bài 2: HS làm bài cá nhân ý b là đúng .
a) Kiên trì 
c) Kiên cố 
d) Chí tình ,chí nghĩa
Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ làm bài cá nhân
Điền vào chỗ trống theo thứ tự sau : Nghị lực , nản chí , quyết tâm , kiên nhẫn , quyết chí , nguyện vọng. 
Bài 4: H s nêu yêu cầu bài tập , làm bài . 
a.Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hạy vàng giả .Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực , biết tài năng .
b.Từ nước lã mà làm thành hồ .Từ tay không (không có gì cả ) mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi ngoan cường. 
c.Phải vất vả lao động mới có được thành công .Không thể tự dưng mà thành đạt ,được kính trọng , có người hầu hạ , cầm tàn , cầm lọng che chở .
- Câu a khuyên ta : Đừng sợ vất vả , gian nan .Gian nan ,vất vả thử thách con người , giúp con người vững vàng , cứng cỏi hơn. 
- Câu b khuyên ta: Đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng .Những người từ hai bàn tay trắng mà làm nên nghiệp càng đáng kính trọng , khâm phục. 
- Câu c khuyên ta: Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn , có ngày thành đạt.
GV chấm , chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò (2p)
GV tổng kết bài , nhận xét giờ học.
 _____________________________________ 
 Địa lí 
Đồng bằng Bắc bộ 
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
+ ĐBBB do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.
+ ĐBBB có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì,cạnh đáy là đường bờ biển.
+ ĐBBB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được ĐBBB trên bản đồ(lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ(lược đồ):sông Hồng sông Thái Bình
- HS khá, giỏi:
+ Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả ĐBBB: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước
+ Nêu tác dung của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, bảo vệ đê điều, kênh mương.
- Tích hợp DGMT ở mức độ bộ phận 
II.Đồ dùng dạy học : 
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:(5p) 
Nêu đặc điểm của Đồng Bằng trung du Bắc Bộ ?
HS trả lời. Gv nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:(28p) 
a. Đồng bằng lớn ở miền Bắc: 
HĐ 1 : Làm việc cả lớp .
- GV Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên. 
- GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết về hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ : Có hình tam giác , đỉnh Việt Trì ,cạnh đáy là đường bờ biển. 
HĐ 2: Làm việc theo nhóm 4.
? Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những con sông nào bồi đắp lên?
	? Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta ?
	 ? Địa hình đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
- 1 số HS chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên :Vị trí , giới hạn , và mô tả tổng hợp , đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ ?
b.Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ :
HĐ 3: Làm việc cả lớp .
- HS quan sát hình 1 sau đó lên bảng chỉ bản đồ một số sông ở đồng bằng Bắc Bộ .
	? Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng ?
- GV chỉ bản đồ vị trí sông Hồng và sông Thái Bình trên bản đồ. 
	? Khi mùa mưa nước ao ,hồ ,sông ,ngòi thường như thế nào ?
	? Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
	? Vào mùa mưa nước các sông ở đây như thế nào ?
HĐ 4: Thảo luận nhóm 2.
	? Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven biển để làm gì ?
? Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
? Ngoài việc đắp đê, người dân ở đây còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ?
- HS trình bày kết quả , thảo luận - Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận : người dân ở đây đã biết đắp đê ngăn lũ, bảo vệ môi trường.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Củng cố - dặn dò (3p)
 GV tổng kết bài , nhận xét tiết học 
-------------------------------------------
Thể dục
Học động tác thăng bằng. Trò chơi : “mèo đuổi chuột” 
I.Mục tiêu: 
- Thực hiện cơ bản động tác vươn thở, tay, chân, lưng - bụng, toàn thân và bước đầu biết cách thực hiện động tác thăng bằng của bài thể dục PTC.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Nội dung và phương ph ...  động tác nhảy . trò chơi: “mèo đuổi chuột”
I.Mục tiêu: 
- Thực hiện cơ bản động tác vươn thở, tay, chân, lưng - bụng, toàn thân và bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác thăng bằng, nhảy của bài thể dục PTC.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột: Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.Nội dung và phương pháp lên lớp:
1.Phần mở đầu:(7p)
- GV ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2. Phần cơ bản: (23p)
 a. Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 6 động tác đã học ( Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp)
- Học động tác nhảy . (Mỗi động tác 4 lần x 8 nhịp.)
- Tập phối hợp cả 7 động tác
 b. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”. 
- GV nêu luật chơi và cách chơi .HS chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác. GV cho HS chơi . 
- Lớp và gv tuyên dương đội thắng 
3. Phần kết thúc: (5p) 
 - Tập một số động tác thả lỏng.
 - Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
 ____________________________
 Buổi chiều 
 Khoa học
	 Nước cần cho sự sống 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống sản xuất và sinh hoạt:
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy thức ănvà tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 
+ Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước ở địa phương.
- THDGMT ở mức độ bộ phận , liên hệ 
II. Đồ dùng dạy – học : Hình SGK 
	- Máy chiếu đa năng
III. Hoạt động dạy – học: 
1. Bài cũ : (5p)
Hs vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước và giải thích sơ đồ 
GV nhận xét, ghi điểm, 
2. Bài mới : (28p) 
* HĐ1: Tìm hiểu vai tò của nước đối với đời sống của con người ,động vật ,thực vật.
- GV chia lớp thành ba nhóm , mỗi nhóm giao cho một nhiệm vụ .
Nhóm 1:Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể con người ? 
Nhóm 2:Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể động vật ? 
Nhóm 3:Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể thực vật ? 
Các nhóm làm việc - Đại diện các nhóm trình bày . Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- GV kết luận ( SGK ) 
* HĐ2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp ,công nghiệp ,vui chơi giải trí .
- Động não : Con người còn sử dụng nước vào những việc gì klác ?
HS trả lời ,GV ghi tóm tắt tất các những ý kiến của hs 
- HS đưa ra những dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp ,công nghiệp ,vui chơi giải trí. 
- GV kết luận:(SGK ). Nước rất cần cho cuộc sống con người, hiện nay nguồn nước của chúng ta đang bị ô nhiễm, chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn, góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 
3. Củng cố ,dặn dò .(3p)
 Gv tổng kết bài, nhận xét tiết học
. -------------------------------------------------
Luyện toán
Luyện nhân với số có hai chữ số
I.Mục tiêu :
Giúp hs cũng cố về: Nhân với số có hai chữ số
 Giải toán có liên quan
II. Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài (2p)
Hướng dẫn hs làm bài tập (29p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 98 x 32 245 x 37 245 x 46
 Hs nêu yêu cầu bài,3 hs lên bảng làm bài , 
 kết quả :
3136	9065	11270
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 25 x X với x =x 15 , 17 , 38
Mộu : Với x = 15 thì 25 x = 25 15 = 375
Hs nêu yêu cầu bài .
2 hs lên bảng làm bài , chữa bài . 
KQ: 425; 950 
Bài 3: Rạp chiếu bómh bán 96 vé, mõi vé giá 15 000 đồng. Hỏi rạp thu về bao nhiêu tiền?
- HS nêu yêu cầu bài .
- GV hướng dẫn hs yếu , chữa bài . KQ: 
Bài giải
Rạp thu về số tiền là:
96 x15 000=1 430 000(đồng )
Đáp số : 1 430 000 đồng
Nâng cao: Trung bình cộng của 3 số là 105 . Hãy tìm 3 số đó biết rằng số thứ hai gấp đôI số thứ nhất , số thứ ba gấp ba số thứ hai.
 Bài làm:
 Tổng của 3 số là: 105 x 3 = 315
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Số thứ nhất:	
Số thứ hai: 	 315
Số thứ ba: 
 Số thứ nhất là: 315 : ( 1 + 2 + 6) = 35
 Số thứ hai là: 35 x 2 = 70
 Số thứ ba là: 7o x 3 = 210
 Đáp số: Số thứ nhất: 35
 Số thứ hai: 70 
 Số thứ ba: 210 
 3. Củng cố dặn dò :(4p) 
 Gv chấm một số vở, nhận xét tiết học .
---------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt .
Ôn luyện từ và câu
I . Mục tiêu :
 Củng cố cho HS:
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ đề : ý chí , nghị lực 
- Tích cực hoá vốn từ ngữ đã học để sử dụng vào giao tiếp .
II . Hoạtđộng dạy học
1. Giới thiệu bài:
2 . Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1: 
- Tìm các từ chứa tiếng chí( chí có nghĩa là rất, hết sức): chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công
- Tìm các từ chứa tiếng chí( chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp): ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí) 
Bài2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống( ý chí, chí thân, chí hướng)
- Nam là người bạn .của tôi.
- Hai người thanh niên yêu nước ấycùng theo đuổi một .
-..của Bác Hồ cũng là..của toàn thể nhân dân VN.
( chí thân, chí hướng, ý chí, ý chí)
Bài 3: Nâng cao:
 Từ nào (trong mỗi dãy từ dưới đây ) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại ?
nhân loại , nhân đức, nhân dân
nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu 
Bài làm:
a) Từ nhân đức có tiếng nhân không cùng nghĩa với ba từ còn lại ( nhân trong nhân đức có nghĩa là lòng thương người; nhân trong các từ còn lại có nghĩa là người)
b) Từ nhân vật không cùng nghĩa với ba từ còn lại 
3 . Củng cố dặn dò : 
 Gv chấm một số bài, cho hs chữa lên bảng .
 Nhận xét, chốt lại ý đúng .
 Dặn HS ôn luyện ở nhà , nắm nghĩa của các tục ngữ trên.
__________________________________________
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2010
âm nhạc
Gv bộ môn dạy
-------------------------------------------
Luỵện từ và câu
 Tính từ (tiếp theo )
I. Mục tiêu :
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất( nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được( BT2, BT3, mục III). 
II. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : (5p)
HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết luyện từ và câu trước. 
2.Bài mới : (28p)
a. Giới thiệu bài: 
b. Phần nhận xét :
Bài 1: a)Tờ giấy này trắng mức độ trung bình , tính từ trắng .
 b) Tờ giấynày trăng trắng độ thấp , từ láy trăng trắng. 
 c) Tờ giấy này trắng tinh mức độ cao , từ ghép trắng tinh. 
- Mức độ của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh )hoặc từ láy (trăng trắng ) từ tính từ trắng đã cho. 
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. 
	- ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách :
	+ thêm từ rất vào trước tính từ trắng – rất trắng. 
	+Tạo ra phép so sánh với các từ hơn , nhất :Trắng hơn ,trắng nhất. 
c. Phần ghi nhớ : HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK.
d. Phần thực hành 
Bài 1: Những từ ngữ : đậm , ngọt , rất , lắm, ngà, ngọc , ngọc ngà , hơn , hơn, hơn.
Bài 2: Đỏ : - đo đỏ , đỏ rực , đỏ hồng , đỏ chát , đỏ chói. 
	 - rất đỏ, đỏ lắm , đỏ quá ,quá đỏ, đỏ vô cùng. 
	 - đỏ hơn , đỏ nhất , đỏ như son , đỏ hơn son . 
Cao : - cao cao, cao vút , cao chót vót , cao vòi vọi ,
	- Rất cao , cao quá , cao laqứm ,quá cao,
	- Cao hơn , cao nhất , cao như núi , cao hơn núi .
Vui : - Vui vui , vui vẻ , vui sướng , sướng vui , vui mừng , mừng vui .
 - Rất vui, vui lắm , vui quá. 
 - Vui hơn , vui nhất , vui như tết.
Bài 3: Đặt câu : Quả ớt đỏ chót .
	Mặt trời đỏ chói .
	Bầu trời cao vời vợi. 
3.Củng cố ,dặn dò :(4p) 
 GV tổng kết bài , chấm một số vở nhận xét tiết học .
Toán 
Luyện tập 
I.Mục tiêu: 
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- BT cần làm : BT1, BT2(cột 1,2), BT3
II. Hoạt động dạy – học: 
1. Bài cũ: (5p )
 HS làm bài tập sau : Đặt tính rồi tính : 
 65 x29 	37 x63	20 x76
 Hs làm bài , gv nhận xét ,ghi điểm.
2. Hướng dẫn hs làm bài tập: (28p) 
Bài 1: Đặt tính rồi tính – Gọi HS lên bảng cả lớp làm vào vở. 
KQ:
1462 16692 ; 47311 
Bài 2: GV hướng dẫn HS làm vào vở.
m
3
30
23
230
m x 78 
3 x 78 = 234 
30 x 78 =2340
 23 x 78 = 1794 
 230 x78 =17940
Bài 3: Gọi 1 HS lên bảng làm. lớp làm vào vở. 
 Bài giải 
Trong một giờ tim người đó đập được số lần là
15 x 60 = 4500 (lần )
Trong 24 giờ tim người đó đập được số lần là
4500 x 24 =108000(lần )
Đáp số : 108000 lần
Bài 4, 5 : Giành cho HS khá, giỏi. 
 Hs đọc bài toán . GV hướng dẫn HS làm vào vở.
Đáp số : Bài 4: 166 600 đồng; 
 Bài 5: 570 học sinh 
3. Dặn dò:(4p) 
 Gv chấm một số vở, nhận xét tiết học .
 ________________________________
 Tập làm văn
 Kể chuyện (kiểm tra viết )
I. Mục tiêu: 
- HS viết một bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện( mở bài, diễn biễn, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ;độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
	 II. Hoạt động dạy học : 
1.Giới thiệu bài.(2p)
2.Tìm hiểu nội dung bài và viết bài (30 P)
 HS đọc đề GV ghi lên bảng: 
 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. 
 2. Kể lại câu chuyện : Nổi dằn vặt của An - đrây – ca bằng lời của cậu bé An - đrây – ca.
 3. Kể lại câu chuyện : Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một người chủ tàu Pháp hoặc người Việt .
- HS chọn một trong ba đề trên bảng để làm .
- HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ những em còn non. 
3. Củng cố – dặn dò. (2p)
 GV thu một số bài chấm , nhận xét 
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 12 – kế hoạch tuần 13
I. Mục tiêu
Giúp HS nhận xét được tình hình tuần qua (những ưu điểm và khuyết điểm) và lên
kế hoạch tuần 13.
II. Hoạt động dạy học:
1. Nhận xét tuần 12. (20p)
Cho lớp trưởng báo cáo những ưu điểm và nhược điểm trong tuần qua về các mặt cụ thể như sau:
	+ Về học tập.
	+ Nề nếp ra vào lớp
	+ Về vệ sinh.
	+ Về thể dục.
	+ Về đồng phục.
	+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
GV tổng kết , sơ kết đợt 1: 
Tuyên dương:.
 và nhắc nhở:...
2. Kế hoạch tuần 13. (15p)
- Duy trì các nề nếp đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại.
- Thực hiện trực nhật vệ sinh sạch sẽ, đồng phục đầy đủ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng.
- Tiếp tục thi đua học tốt 
- Phân công bạn khá kèm cặp bạn yếu học tập.
- Tiếp tục và tăng cường công tác VSCĐ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_12.doc