Giáo án vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột môn Tự nhiên xã hội 2 tiết 1 bài 1: Cơ quan vận động

Giáo án vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột môn Tự nhiên xã hội 2 tiết 1 bài 1: Cơ quan vận động

GIÁO ÁN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 2

TIẾT CT: 1

BÀI 1: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

I. Mục tiêu:

 - Biết được xương người và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.

 - Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.

 - Năng vận động sẽ giúp cho cơ, xương phát triển tốt.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh cơ quan vận động

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột môn Tự nhiên xã hội 2 tiết 1 bài 1: Cơ quan vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT TÂN PHƯỚC 
TRƯỜNG: TH TT MỸ PHƯỚC
GIÁO ÁN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 2
TIẾT CT: 1
BÀI 1: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
	- Biết được xương người và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
	- Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
	- Năng vận động sẽ giúp cho cơ, xương phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh cơ quan vận động
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
1. Ổn định: 
2. Bài mới:
a) Khởi động: Giới thiệu bài.
- GV cho HS hát và biểu diễn động tác bài “Kìa con bướm vàng”, xong giới thiệu bài.
b) Hoạt động 1: Làm một số cử động.
Mục tiêu: giúp HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như : giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
-Theo em, bộ phận nào trên cơ thể giúp ta làm được các động tác minh họa vừa rồi ?
- Ghi nhận các ý kiến ban đầu của HS
- Hướng dẫn HS nêu câu hỏi đề xuất
- Theo các em, làm thế nào để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên ?
- GV chọn phương án: cho HS lên làm động tác như SGK
- Trong các động tác các em vừa làm bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
gKết luận: Để thực hiện những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay cử động.
c) Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
Mục tiêu: giúp HS biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể; nêu được vai trò của xương và cơ.
- Trên cơ thể chúng ta, đâu là cơ quan vận động ?
- Yêu cầu thảo luận nhóm
- Cho các nhóm trình bày 
- Hướng dẫn HS nêu các câu hỏi nghi vấn
- Theo các em, làm thế nào để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên ?
-GV chọn phương án: cho HS làm các thao tác để tìm ra cơ quan vận động. 
Gợi ý: 
 + Thực hành nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình hoặc của bạn 
→ Dưới lớp da của cơ thể có gì?
 + Thực hành cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay.
→Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
- Gọi các nhóm trình bày
gKết luận: Nhờ sự phối hợp của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
- Cho HS quan sát hình 5,6 SGK.
- Gọi HS chỉ bảng và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể trên hình.
gKết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
d) Hoạt động 3: Trò chơi : Vật tay
Mục tiêu: giúp HS hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
- GV hướng dẫn chơi.
- Cho HS chơi
- GV cùng lớp động viên.
gKết luận: Ai thắng bạn là người ấy khoẻ, là biểu hiện cơ quan vận động khoẻ.Muốn cơ quan vận động khỏe chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động.
 3. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức trò chơi hái hoa củng cố kiến thức
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp hát, múa bài “Kìa con bướm vàng”
- 3-4 HS nêu ý kiến của mình.
- HS nêu các câu hỏi nghi vấn
- HS đề xuất phương án
- Lên thực hiện một số động tác (theo SGK )
- Đầu, mình, chân, tay phải cử động.
- HS nêu lại kết luận.
- Thảo luận nhóm, ghi lại dự đoán .
- Đính kết quả thảo luận.
- Đặt câu hỏi nghi vấn cho nhóm bạn
- Đưa phương án 
- Thực hiện trong nhóm, ghi lại kết quả vào vở thí nghiệm.
- Cơ xương và bắp thịt.
- Nhờ có xương và cơ.
- Trình bày miệng
- Quan sát
- HS chỉ bảng và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
- Nêu kết luận.
- HS quan sát và HS chơi nhóm 3 người.
- 2 bạn chơi, 1 bạn làm trọng tài.
- Chơi 2 đến 3 keo vật tay.
 Người soạn
 Trần Ngọc Thanh Thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 2 BAI 1 CO QUAN VAN DONG.doc