Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17

Ôn luyện các nội dung đã học của tuần 16

 I. Mục tiêu :Ôn tập, củng cố các động tác thể dục đã học trong tuần :

 Ôn bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản

Củng cố trò chơi: Lò cò tiếp sức và Nhảy lướt sóng

II.Hoạt động dạy học

 *HĐ1: Phần mởđầu:

 Tập hợp lớp, GV nêu yêu, nhiệm vụ học tập

 HS khởi động chân tay

*HĐ2: Phần cơ bản:

 Ôn bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.

HS cả lớp luyện tập lần 1 dưới sự điều khiển của lớp trưởng.

GV nhận xét, bổ sung những sai sót cho HS.

 Luyện tập theo nhóm.

GV theo dõi và sữa chữa cho HS những động tác chưa thành thạo.

Thi đua biểu diễn giữa các tổ

 Biễu diễn cả lớp.

Trò chơi vận động: Lò cò tiếp sức và Nhảy lướt sóng

GV hướng dẫn HS chơi, phổ biến luật chơi, cử trọng tài.

HS chơi các trò chơi đã học.

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện thể dục
	Ôn luyện các nội dung đã học của tuần 16
 	 I. Mục tiêu :Ôn tập, củng cố các động tác thể dục đã học trong tuần :
	Ôn bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ 	bản
Củng cố trò chơi: Lò cò tiếp sức và Nhảy lướt sóng
II.Hoạt động dạy học
	*HĐ1:	Phần mởđầu:
	Tập hợp lớp, GV nêu yêu, nhiệm vụ học tập
	HS khởi động chân tay
*HĐ2:	Phần cơ bản:
 	Ôn bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
HS cả lớp luyện tập lần 1 dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
GV nhận xét, bổ sung những sai sót cho HS.
	Luyện tập theo nhóm.
GV theo dõi và sữa chữa cho HS những động tác chưa thành thạo.
Thi đua biểu diễn giữa các tổ
 Biễu diễn cả lớp.
Trò chơi vận động: Lò cò tiếp sức và Nhảy lướt sóng
GV hướng dẫn HS chơi, phổ biến luật chơi, cử trọng tài.
HS chơi các trò chơi đã học.
*HĐ3:	Phần kết thúc:
	HS làm động tác thả lỏng.
	Cùng hát bài: Lớp chúng mình
	GV nhận xét và đánh giá tiết học./.
 	 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
	( Cô Thạch triển khai toàn trường 
 	Tuần 17	 	
Thứ hai ngày1 tháng1 năm 2007
( Nghỉ Tết Dương lịch, bài dạy sáng thứ ba )
 	Tập đọc
Rất nhiều Mặt Trăng
 I. Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài, lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn , đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với nhân vật . 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài 
 - Hiểu nội dung bài: 
 II. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ
 - 4 học sinh đọc bài : “ Trong quán ăn “ Ba cá bống ”
 	? Em thấy hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ 	nghĩnh và lý thú
 2. Bài mới:
 	- Giới thiệu bài
 	 - Hướng dẫn luyện đọc và giới thiệu bài
 * HĐ1: Luyện đọc
	- 3 HS nối nhau luyện đọc lần 1
 	- 3 HS luyện đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
	- HS luyện đọc lần 3
	- HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc cả bài 
 - GV đọc mẫu
 *HĐ2: 	Tìm hiểu bài 
 HS đọc đoạn 1 :
 ? Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì
? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì
? ý kiến của các vị đại thần và các nhà khoa học
 HS đọc đoạn 2 : 
 ? Cách suy nghĩ của chú 
 ? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công 	chúa về Mặt Trăng
 HS đọc đoạn 3 : 
	? Chú hề đã làm gì trước yêu cầu của công chúa
 ? Thái độ của công chúa trước món quà đó
 * HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm : 
	- 3 HS đọc phân vai
 	GV hướng dẫn và nhận xét đọc
	HS luyện đọc đoạn 3 của bài
	Thi đọc diễn cảm
 3. Củng cố, dặn dò :
 Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? Nêu nội dung của bài ./.
	 Chính tả ( Nghe-viết )
 Mùa đông trên rẻo cao
I. Mục tiêu: - Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả : Mùa đông trên rẻo cao
 	- Luyện viết đúng các chữ cái có âm đầu hoặc vần dễ lầm
 II.Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ 
2 HS lên bảng viết :
 cái kim , đu quay , ném còn
 2. Bài mới
 - GV đọc bài : Mùa đông trên rẻo cao
 - HS đọc thầm . GV lưu ý cách viết
	 - Đọc bài cho HS chép . Khảo bài - Thu vở chấm
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập
	Bài tập 1b , bài 2
HS làm bài - GV theo dõi và hướng dẫn thêm
Chấm và chữa bài
 4. Củng cố, dặn dò :
 	GV nhận xét tiết học - HS về nhà đọc lại bài chính tả
Âm nhạc
( GV chuyên dạy )
Toán
 Tiết 81 : Luyện tập 
I.Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng :
	- Thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số 
	- Giải toán có lời văn 
II. Hoạt động dạy và học:
 1. Giới thiệu nội dung luyện tập
 2. Luyện tập vào vở : GV hướng dẫn HS làm bài
 Bài 1 :	- HS thực hiện phép chia vào vở
- 3 HS lên bảng thực hiện
 Bài 2 : Tìm x 
 Gợi ý : ? Cách tìm thừa số chưa biết trong một tích
 ? Cách tìm số chia khi biết số bị chia và thương
 2 HS lên thực hiện
 Bài 3 : - HS đọc kĩ đề bài
 - Nêu tóm tắt và giải
 	 Giải : 
	Số vải mà phân xưởng A ( hay PX B ) đã dệt được :
 	 84 x 144 = 12096 ( áo )
	Trung bình một người ở phân xưởng B dệt được :
 	 12096 : 112 = 108 ( áo )
 	 Đáp số : 108 áo
 Bài 4 : Một HS lên thực hiện phép chia
 GV và HS nhận xét kết quả
	Đáp án D là đúng
 Chấm một số bài - Nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 2 tháng 1 năm 2007 ( Bài dạy vào buổi chiều ) 
 Thể dục
 Bài 33: Thể dục RLTTCB - Trò chơi : Nhảy lướt sóng
 I. Mục tiêu: Tiếp tục ôn tập đi kiễng gót 2 tay chống hông. 
	 Trò chơi nhảy lướt sóng 
 II.Hoạt động dạy và học :
	1. Phần mở bài :
	GV nêu yêu cầu tiết học
	? Nêu các nội dung tiết học
	- HS khởi động chân tay
	- Tập bài thể dục phát triển chung
	2. Phần cơ bản : 
a) Bài tập RLTTCB
	? Nêu cách thực hiện đã học ở lớp 3 
	Gọi HS lên làm mẫu - Cả lớp quan sát - GV nhận xét và bổ sung thêm
HS tiến hành ôn tập theo tổ 
b) Trò chơi vận động : Trò chơi : Nhảy lướt sóng
 	? Nêu cách chơi
	- GV cho 1 tổ lên làm thử - GV nhận xét và bổ sung 
	- HS tiến hành chơi theo tổ
 3. Phần kết thúc : 
	Cả lớp chạy chậm và hít thở sâu . Hát bài : Kết đoàn 
	GV và HS cùng hệ thống lại bài./.
 Toán :
 Tiết 82: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng :
	+ Thực hiện các phép tính nhân chia 
	+ Giải toán có lời văn
	+ Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	- Giới thiệu nội dung tiết học
	- GV hướng dẫn HS tiến hành làm bài VBT trang 93
	Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống :
	GV gợi ý : 
? Cách tìm thừa số chưa biết trong một tích
? Cách tìm số chia khi biết số bị chia và thương số
? Cách tìm số bị chia khi biết số chia và thương số
	Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức :
	HS tiến hành làm bài và sau đó nêu cách thực hiện.
	Bài 3 : 	Gọi HS lên chữa bài:
	Số kg bún khô là :
	47 x 25 = 1175 ( kg )
	Đổi 1175 kg = 1175000 g
	Số gói bún đã gói được :
	1175000 : 125 = 9400 ( gói )
	Đáp số : 9400 gói
	GV nhận xét và tổng kết bài ./.
Luyện từ và câu
	 Câu kể : Ai làm gì ?
I. Mục tiêu: -HS nắm được cấu tạo cơ bản của kiểu câu kể : Ai làm gì ?
	- Nhận ra hai bộ phận CN, VN của câu kể Ai làm gì? Từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì ? vào bài viết. 
II. Hoạt động dạy và học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
	? Câu hỏi được dùng vào mục đích gì
	? Cho ví dụ minh hoạ
	GV nhận xét và bổ sung thêm
 2. Bài mới :
 	 - Giới thiệu bài 
 	 HĐ1: 	- Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận xét
 	 Bài tập 1: 	- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 
GV hướng dẫn HS
? Đoạn văn có mấy câu
HS nối tiếp đọc từng câu. GV nhận xét và bổ sung thêm
 	 	 Bài tập 2: 	 HS đọc yêu cầu bài 
 GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm đôi
? Tìm trong mỗi câu trên các từ ngữ :
	a. Chỉ hoạt động
	b. Chỉ người hoặc vật hoạt động
HS nêu, Gv nhận xét và bổ sung thêm.
Bài tập 3: 	HS luyện nói theo nhóm 4: 
	? Đặt câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động
	? Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
	Đại diện một số nhóm nêu, Gv nhận xét và bổ sung thêm.
HĐ2: Rút ra phần ghi nhớ ( sgk )
	HS tìm ví dụ minh hoạ, GV chép một số ví dụ lên bảng.
HĐ3 :	Luyện tập
	Một HS đọc yêu cầu bài tập 1
	? Tìm những câu kể có trong đoạn văn
	HS nêu , GV chép lên bảng
Câu 1 : Cha/ làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Câu 2 : Mẹ/ đựng hạt giống..................để gieo cấy mùa sau.
Câu 3 :Chị/ tôi đan nón .......................... làn cọ xuất khẩu.
	Một HS đọc yêu cầu bài tập 2
- GV hướng dẫn HS tìm CN, VN 
- GV gạch chéo giữa hai bộ phận CN và VN.
	GV nêu yêu cầu bài tập 3 :
	 Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em.
	 HS tiến hành viết đoạn văn ngắn, sau đó gạch chân dưới các câu kể.
	 Một số em đọc bài, GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
 3. Củng cố , dặn dò :
	? Câu kể Ai làm gì ? thường gồm mấy bộ phận
 	GV nhận xét tiết học ./.
Tiếng Anh
( GV chuyên dạy )
Lịch sử
Ôn tập ( Tiết 1 )
	I.Mục tiêu:	- Củng cố cho HS 1 số kiến thức cơ bản của Thời Văn 	Lang, Âu Lạc ( Buổi đầu dựng nước và giữ nước).
	- Nắm được một số đặc điểm lịch sử tiêu biểu của buổi 	đầu độc lập ( Thời Đinh Tiên Hoàng )
	- HS nắm đợc các đặc điểm chính 1 cách có hệ thống.
	II. Hoạt động dạy - học .
	Gv nêu y/c nội dung tiết ôn tập.
	HD ôn tập.
	HĐ1: HS nêu các bài lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 8 ( Gv ghi bảng ).
	HĐ2: 	Gv nêu hệ thống câu hỏi .
	 HS thảo luận suy nghĩ và trả lời.
	Gv nhận xét – bổ sung – Ghi các ý chính lên bảng.
	? Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? ở đâu ?
	? Nối tiếp Văn Lang đến đời nào 
	? Thành tựu lớn nhất của Âu Lạc là gì ?
	? Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc, 	cuộc sống của nhân dân ta như thế nào
	 ? Nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta để chống 	lại bọn chúng?
	? Nêu ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chiến thắng Bạch Đằng
	? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập.
	? Nêu hoàn cảnh ra đời của thời Tiền lê ?
	Củng cố – Hệ thống lại nội dung bài ôn luyện.
	Nhận xét – dặn dò.
Thứ 4 ngày 3 tháng 1 năm 2007
Toán
Tiết 83: 	Dấu hiệu chia hết cho 2
I.Mục tiêu :	 Giúp HS :
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
	- Nhận biết số chẵn và số lẻ.
	- Vận dụng để giải các bài tập liên quan đếnchia hết cho 2 	và không chia hết cho 2. 
II. Hoạt động dạy - học 
	Gv nêu y/c nội dung tiết học.
HĐ1: 	GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2
	? Tự nghĩ ra một số chia hết cho 2
	HS nối tiếp nêu, Gv chép một vài số lên bảng
	? Các số chia hết cho 2 có dấu hiệu gì
	? Tìm các số không chia hết cho 2
	HS nối tiếp nêu, Gv chép một vài số lên bảng
HĐ2:	Giới thiệu cho HS số chẵn, số lẻ.
	? Các số như thế nào là số chẵn	
 	? Các số như thế nào là số lẻ
	HS tự tìm ví dụ
GV kết luận : Các số chẵn thì chia hết cho 2, các số lẻ thì không 	chia hết cho 2.
HĐ3	Luyện tập
	HS tiến hành làm bài, GV quan sát và hướng dãn thêm.
	- Chấm một số bài.	
	- Chữa bài :
Bài 1 : HS nêu miệng kết quả, GV nhận xét.
Bài 2 : HS nêu các số tự tìm được : 
	VD :a. 12, 16 , 18 , 46,..... 
	b. 21. 25, 45, 57,.....
Bài 3 : ? Hai số chẵn liên tiếp thì hơn kém nhau mấy đơn 	vị
	? Hai số lẻ liên tiếp thì hơn kém nhau mấy đơn vị
Bài 4 :	a. Các số đó là : 658, 568, 586 , 856.
	b. Các số đó là : 685, 865.	 GV củng cố – nhận xét – dặn dò./.
Đạo đức
Yêu lao động ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu: HS biết được giá trị của lao động.
	-Tích cực tham gia các công việc lao động ở trờng, lớp và ở nhà ( phù hợp với lứa tuổi ).
	- Biết phê phán những biểu hiện chây lời lao động.
II. Hoạt động dạy - học 
	Gv nêu y/c nội dung tiết luyện tập thực hành.
HĐ1 :	HS đọc y/c BT4 (SGK).
Tập đóng vai : Các nhóm trao đổi chuẩn bị đóng vai.
	Các nhóm lên thực hiện.
* ... n thức Tuần 17
 	 I.Mục tiêu:	 
	Luyện tập củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết 	cho 5
	Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
	Luyện tập thực hành các phép tính cộng, trừ, nhân chia các số đã 	học
	Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
	II. Hoạt động dạy học : 
 	 1 : Củng cố về lý thuyết :
 	? Nêu các nội dung đã học trong tuần
	? Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
 	? Nêu cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. 
 	? Nêu các dạng toán tìm thành phần chưa biết đã học 
 	 2: Rèn kĩ năng thực hiện phép tính (cho một số HS yếu )
	Gọi 4 em yếu lên thực hiện
40809 + 52534 158136 x 33
	278156 - 31657	 475980 : 25	 	 GV nhận xét và đánh giá .
 	3 : Luyện tập thêm:
	GV chép bài lên bảng, HS chép bài vào vở và làm bài.
 Bài 1 :Thực hiện phép tính ( có đặt tính ):
	32764 + 45218	254 x 248
	56273 - 48219	10800 : 48
	Bài 2 : Tìm x :
	x + 3567 = 43091	8278 : x = 8278
	x - 456 = 89235	124 x X = 4464	Bài 3 : Trong các số sau : 84 , 75 , 610 , 7000 , 305
	a. Số nào vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5?
	b. Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5?
	c. Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2
 	- HS làm bài - GV theo dõi
	- Chấm và chữa bài ./.
 Hướng dẫn thực hành
Làm thí nghiệm : Không khí gồm những thành phần nào ?
	I. Mục tiêu: 	
	Thông qua tiết thực hành nhằm củng cố cho HS các nội dung đã 	học về không khí.
	HS nắm được các tính chất của không khí.
	Các thành phần của không khí.
	 II. Chuẩn bị : Các dụng cụ thí nghiệm như ở tiết trước.
	III. Hoạt động dạy học: 
 Giới thiệu bài , GVnêu yêu cầu tiết thực hành.
 *HĐ1: 	 Chia HS làm 3 tổ, giao nhiệm vụ cho các tổ.
	Tổ 1:	 Trình bày lại thí nghiệm 1
	Đốt cháy một cây nến, gắn vào một đĩa thuỷ tinh rồi rót nước 	vào đĩa. Lấy một lọ thuỷ tinh úp lên cây nến đang cháy.
	? Mô tả hiện xảy ra khi úp lọ thuỷ tinh
	? Không khí gồm những thành phần nào
	Tổ 2 : 	Mô tả lại thí nghiệm 2:
	Đặt lọ nước vôi trong lên bàn , sau vài ngày lọ nước vôi còn 	trong nữa không?
	? Tại sao lại như vậy
	Tổ 3:	Mô tả lại thí nghiệm 3:
	Bơm bóng hoặc bơm bánh xeđạp
	? Tại sao bóng ( bánh xe đạp lại căng lên )
 	 *HĐ2: 	Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, GV theo dõi và 	hướng dẫn thêm
 	* HĐ3 : HS trình bày thí nghiệm, các nhóm khác nghe và đặt câu hỏi 	chất vấn.
	III . Củng cố 
	? Nêu các thành phần của không khí 
	? Vì sao khi đi ra đường ta cần đeo khẩu trang
	Tổng kết tiết học./.
 Thứ 6 ngày 5 tháng1 năm 2007
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
	I.Mục tiêu: HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn 
	- Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu 	tả của từng đoạn. 	
	- Biết dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
	- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
	II. Hoạt động dạy - học 
	1. Kiểm tra bài cũ :
	HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
	2. HD HS luyện tập.
	* HS đọc nội dung BT1.
	- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn “ tả cái cặp ”.
	- HS suy nghĩ làm bài ( Vở BT).
	* HS nêu kết quả - Gv nhận xét bổ sung, kết luận ( SGV).
	* BT2,3 HS đọc y/c của bài.
	- HD HS viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc 	cặp của em ( hoặc 	của bạn em )
	 ( HS viết theo gợi ý a,b,c SGK).
	- ( Lưu ý HS : Không viết lại bài ở SGK) phần tìm đọc đặc 	điểm riêng biệt chiếc cặp của mình.
	* HD HS viết đoạn văn miêu tả bên trong của cặp
	 ( Lưu ý : Cặp của em ).
	* HS viết bài vào vở BT.
	* Gọi HS nêu kết quả.
	- Gv chọn : 1,2 bài hay nhận xét bổ sung và cho điểm.
	3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
Kỷ thuật
Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa ( tiết 2 )
I . Mục tiêu :
 - HS biết được mục đích của việc thử độnảy mầm của hạt giống.
 - Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
 - Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp , đúng qui trình
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu: Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm
Vật liệu và dụng cụ:
+ Hạt giống ( rau, hoa, đỗ,...)
+ Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm.
+ Đĩa đựng hạt 
III. Các hoạt động dạy và học:
	-Giới thiệu bài
 HĐ1: Củng cố các kiến thức đã học.
	? Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống
	? Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống
	? Nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống
	? Khi thử độ nảy mầm của hạt giống cần lưu ý những điểm 	gì
HĐ2: 	
	- Kiểm tra quá trình thực hành của HS sau tiết 1 
	 - HS trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả l thực hành của mình.
	 Nêu nhận xét rút ra qua thực hành theo mẫu.
	 GV đưa ra các tiêu chuẩn để HS tự đánh giá:
 + Vật liệu, dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kỷ thuật.
 + Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước trong qui trình kỷ thuật.
 + Thử độ nảy mầm của hạt có kết quả.
 + Ghi chép các nội dung quan sát, theo dõi hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét.
	- Dựa vào các tiêu chí trên HS tự đánh giá sản phẩm thực hành.
	 - GV nhận xét và đánh giá kết quả thực hành của HS
 - GV tổng kết toàn bài, dặn dò tiết sau
Toán
 Tiết 85:	Luyện tập
	I.Mục tiêu : Củng cố cho HS các kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
	II. Hoạt động dạy - học 
	1.Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2
 	Dấu hiệu chia hết cho 5 ( Nêu VD).
	2. HD luyện tập:
	a. HS đọc y/c nội dung bài tập ( Vở BT).
	- Gv HD HS cách làm.
	ở bài 3 :lưu ý HS nêu lý do chọn các số trong từng phần.
	Gv chốt lại : Số vừa chia hết cho bài 2 vừa chia hết cho 5 có chữ 	số tận cùng là 0..
	b. HS làm bài – Gv theo dõi.
	c. Chấm – chữa bài.
	Bài 3 : a. Số đó có dạng abc trong đó c là số chẵn .
	 b . Số đó có dạng abc trong đó c là 0 hoặc 5.
	Bài 5 : Các số đó là 0, 10 , 20 , 30 , 40 , 50 , 60 , 70 , 80 , 	90, 100
	3. Củng cố – nhận xét – dặn dò./.
Khoa học
Ôn tập học kỳ 1 ( tiết 2 )
	I.Mục tiêu : Củng cố cho HS các kiến thức về tầm quan trọng của nước 	và không khí trong đời sống.
	- Biết về tranh tuyên truyền cổ động : Bảo vệ môi trường 	nước và không khí.
	II. Hoạt động dạy - học 
	1. Gv nêu y/c nội dung tiết ôn tập.
	2. HD ôn tập :
 	HĐ1:	 Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. 
	Trao đổi suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
	? Nêu tầm quan trọng của nước và không khí trong đời sống của 	người, vật, cây cối.
	- HS trả lời câu hỏi:
	- Gv nhận xét - Bổ sung thêm.
	HĐ2: 	HD HS vẽ tranh tuyên truyền cổ động theo nhóm :
	 Về bảo vệ môi trường "Nước và không khí "
	- Cho HS quan sát một số bức tranh về chủ đề 
	" Bảo vệ môi trường nước và không khí ".
	* HD HS vẽ vào giấy A3.
	* HD cấu trúc các chi tiết - Hình/ ảnh - tô màu ....)
	Các nhóm trưng bày sản phẩm, GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
	Bình chọn nhóm vẽ tranh đẹp nhất.
	3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 17
 Nội dung :	 Nhận xét các hoạt động trong tuần 16
a .Thể dục , vệ sinh trực nhật: Tương đối nghiêm túc sạch sẽ ,đúng thời gian qui định.
b. Nề nếp ra vào lớp :Tương đối tốt, không có hiện tượng HS đi học muộn giờ
 c. Nề nếp học bài làm bài: ý thức tự học của một số em tuần trước GV nhắc nhở đã chuyển biến rõ rệt
 	 c. Chất lượng chữ viết có nhiều tiến bộ 
 Tuyên dương : Thuỳ Linh , Thuý Hằng , Hương Giang
 Nhắc nhở : Công Niên , Vượng , Lê Quốc
 II.	 Triển khai kế hoạch tuần 18
 	 Duy trì nề nếp học bài, làm bài,ý thức tự giác trong học tập.
	Ôn tập chuẩn bị kiểm tra định kì lần 2
 	 Tiếp tục rèn chữ viết, đặc biệt là một số em như: Trông , Nam , Đức , Vượng
	Chuẩn bị SGK và vở bài tập kì 2 
	Xây dựng phong trào đôi bạn giúp nhau cùng tiến.
	Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS.
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
 	 Luyện đọc hai bài tập đọc trong tuần 17
 I. Mục tiêu : 
 Củng cố về kĩ năng đọc , rèn đọc đúng , đọc diễn cảm 2 bài tập đọc đã học ở tuần 17 cho HS : 	
 	- Rất nhiều mặt trăng ( tiết 1 )
- Rất nhiều mặt trăng ( tiết 2 )
	 Hiểu được ý nghĩa, nội dung của bài tập đọc .
 II. Hoạt động dạy và học :
 1. Giới thiệu nội dung tiết luyện tập 
 	? Nêu hai bài tập đọc đã học ở tuần 17
 	 	HS nêu - GV chép bảng
 	 2. Luyện đọc
 a) Bài: Rất nhiều mặt trăng ( tiết 1 )
	 + Gọi một HS khá đọc toàn bài 
 	? Nêu nhận xét về giọng đọc của bạn
 	 ? Nêu cách đọc bài này : 
	HS nêu giọng đọc của từng đoạn
 	 	 HS nêu - GV bổ sung thêm
Lưu ý : Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật : chú hề, nàng công chúa nhỏ.
HS luyện đọc nhóm 4
Các nhóm thi thể hiện
GV nhận xét và đánh giá 
 ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện
b) Bài : - Rất nhiều mặt trăng ( tiết 2 )
	- HS đọc tiếp nối từng đoạn
	? Nhận xét bạn đọc
 	 ? Nêu cách đọc bài này
	HS nêu, GV bổ sung thêm.
Lưu ý : Toàn bài đọc với giọng linh hoạt ( căng thẳng ở đoạn đầu; nhẹ nhàng ở đoạn sau). Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật : chú hề, nàng công chúa nhỏ.
	HS luyện theo đọc nhóm 
	Các nhóm thi thể hiện
 GV nhận xét và đánh giá
 GV nêu thêm các câu hỏi củng cố kỹ năng đọc hiểu của HS 
 	? Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì
	? Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì
 3.Thi đọc diễn cảm theo lối phân vai ( đoạn 1 của bài )
	Người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ
 	- GV nhận xét giọng đọc , cách đọc của HS.
	- Bình chọn em có giọng đọc hay nhất , diễn cảm nhất. 
 	 	- Nhận xét tiết học./.
 Luyện thể dục
	Ôn luyện các nội dung đã học của tuần 17
 I. Mục tiêu :	Ôn tập, củng cố các nội dung đã học trong tuần17 .
	Ôn bài rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
	Đi nhanh chuyển sang chạy
	Củng cố trò chơi:Nhảy lướt sóng
II. Nội dung và phương pháp lên lớp 
	1. Phần mở đầu :
	HS ra sân tập hợp. GV nêu y/c nội dung tiết học.
	Khởi động tay chân : Tập bài thể dục phát triển chung.
	2. Phần cơ bản :
	a.Ôn tập về đội hình đội ngũ.
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng .
	- Lớp trưởng chỉ huy, cả lớp tập , Gv quan sát bổ sung.
	b. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
	- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy.
	- HS luyện tập theo tổ- Mỗi em cách nhau 2 – 3 mét.
	c. Các tổ trình diễn phần luyện tập của mình.
	d. Ôn trò chơi “ Nhảy lướt sóng ”
	HS tiến hành chơi theo từng tổ, GV hướng dẫn thêm.
	3. Phần kết thúc:	GV nhận xét tiết học, HS thả lỏng người.
	Cùng hát bài : Kết đoàn
	 Hoạt động ngoài giờ
 	 (Cô Thạch triển khai chung toàn trường)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17.doc