Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3

TẬP ĐỌC

THƯ THĂM BẠN

I. MỤC TIÊU

 1. Biết đọc bức thư lưu loát, gịong đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ cướp mất Ba

 2. Hiểu được tình cảm người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 3. Nắm đuợc tác dụng của phần mở bài và kết bài của bức thư.

- Tớch hụùp GDBVMT: Traỷ lụứi ủửụùc caõu hoỷi Tỡm nhửừng caõu cho thaỏy baùn Lửụng raỏt thoõng caỷm vụựi baùn Hoàng? Tỡm nhửừng caõu cho thaỏy baùn Lửụng bieỏt caựch an uỷi Hoàng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài học

- Các bức ảnh về cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

- Viết trước đoạn hướng dẫn đọc

 

doc 27 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần3
Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2011
Khai giảng năm học mới
Thứ ba, ngày 6 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Thư thăm bạn
I. Mục tiêu
 1. Biết đọc bức thư lưu loát, gịong đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ cướp mất Ba
 2. Hiểu được tình cảm người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 3. Nắm đuợc tác dụng của phần mở bài và kết bài của bức thư.
- Tớch hụùp GDBVMT: Traỷ lụứi ủửụùc caõu hoỷi Tỡm nhửừng caõu cho thaỏy baùn Lửụng raỏt thoõng caỷm vụựi baùn Hoàng? Tỡm nhửừng caõu cho thaỏy baùn Lửụng bieỏt caựch an uỷi Hoàng.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài học
- Các bức ảnh về cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
- Viết trước đoạn hướng dẫn đọc
III. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
 - Đọc thuộc lòng bài: Truyện cổ nước mình
 - Hỏi: Hai dòng thơ cuối bài em hiểu như thế nào?
GV nhận xét, cho điểm
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:
 - Hs nối tiếp nhau đọc 3 – 4 lượt
 Đoạn 1: Từ đầu  Chia buồn với bạn.
 Đoạn 2: Phần tiếp theo đến Những người bạn mới như mình.
 Đoạn 3: Phần còn lại
 - Kết hợp nhắc nhở Hs phát âm sai. Giúp HS hiểu nhứng từ ngữ chú giải cuối bài bằng các câu hỏi vững chắc.
 - Hs luyện đọc theo cặp.
 - Một đến 2 em đọc cả bài.
 - Gv đọc diễn cảm bứ c thư.
b. Tìm hiểu bài: 
 - HS đọc đoạn 1 : ? Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? (Không . Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong) 
	 ? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? ( Để chia buồn với bạn Hồng ) .
Hs đọc đoạn còn lại : 
? Tìm những câu văn cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? (Mình rất xúc động được biết ba củ Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi ...)
	 ? Tìm những câu văn cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? (chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ .Mình tin rắng theo gương ba Hồng sẽ vươth qua nỗi đau này .Bên cạnh Hông còn có má, có cô bác và có cả những người bạn như mình 
- Tớch hụùp GDBVMT
 - HS đọc lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư : ? Nêu tác dụng những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ? ( Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối thư ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, hứa hẹn, kí tên ,ghi rõ họ tên người viết thư .) 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Nêu cách thể hiện giọng đọc của từng đoạn.
- Đọc diễn cảm đoạn 2:
- Gv đọc mẫu- HS luyện đọc theo cặp. HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp và gv nhận xét .
3. Củng cố- Dặn dò (3p)
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn dò: Về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau .
Toán
Triệu và lớp triệu( tiếp)
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu 
Củng cố thêm về hàng và lớp
Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu
HS làm bài 1, 2, 3; HS khá giỏi làm hết
II. Đồ dùng dạy học 
Tờ giấy khổ to kẻ sẵn các hàng, lớp như ở phần đầu của bài học.
III. Hoạt động dạy học : 
Kiểm tra bài cũ: (5p)
Gv? Lớp triệu gồm những hàng nào ? 
 Đọc và phân tích số sau: 950 378 248. HS trả lời ,gv nhận xét ,ghi điểm 
2 .Ôn tập
a) Hướng dẫn HS đọc và viết số
GV đính giấy kẻ lên bảng. HS viết viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng của lớp: 342157413. HS đọc
 + Cho HS tách số này thành 3 lớp: Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
 342 157 413
+ Đọc từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số và thêm tên của lớp đó.
- GV đọc chậm lại số đó. 
- HS đọc lại nhiều lần 
b) Thực hành (25p)
Bài 1: GV cho HS viết tương ứng vào vở. Sau đó đọc kết quả:
32 000 000 	32 516 000	32 516 497	834 291 712 
	308 250 705 	500 209 037 
Bài 2: Cho HS làm bài, đứng tại chỗ đọc kết quả. HS cả lớp nhận xét.
Bài 3: HS đọc đề bài- HS làm vào vở. Nhận xét bài lẫn nhau. Cả lớp thống nhất kết quả: 
a) 10 250 214	b) 253 560 880	c) 400 036 105	d) 700 000 231
Bài 4: HDHS khá, giỏi
HS đọc bảng- Sau đó lại trả lời các câu hỏi trong SGK. Cả lớp thống nhất kết quả.
a) 9 873 	b) 8 350 191	c) 89 714
3. Củng cố – dặn dò (4p)
- GV chấm một số vở .
- GV nhận xét tiết học 
 Khoa học
Vai trò của chất đạm và chất béo
I. Mục tiêu
Sau bài học HS có thể:
Kể tên 1 số thức ăn chứa nhiều chất đạm và 1 số thức ăn chứa nhiều chất béo.
Nêu vai trò của chất béo và chất đạm với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xâydựng và đổ mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin A, D, K, E.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : (5p)
GV? Kể tênmột số thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, động vật ? 
HS trả lời,gv nhận xét , ghi điểm .
2. Bài mới . (25p)
a. Giới thiệu bài .
b. Phát triển bài .
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
Bước 1: Làm việc theo cặp 
Quan sát hình ở 12, 13 SGK. Nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. Cùng nhau tìm hiểu về chất đạm và chất béo qua mục bạn cần biết.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Nói tên các thức ăn giàu chất đạm có trong hình ở trang 12.
Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn?
Tại sao hằng ngày chhúng ta ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm? 
Tương tự nói tên thức ăn giàu chất béo có trong hình trang 13?
Kết luận:
- Chất đạm tham gia đổi mới cơ thể: Làm cho cơ thể lớn lên thay thế những tế bào già bị huỷ hoại, và tiêu mòn trong hoạt động sống.
 Chất đạm có nhiều trong: Thịt, trứng, cá, sữa, sữa chua, đậu lạc.
Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vitamin: A, D, E, K. Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mở lợn, bơ, thịt, cá và một số loại hạt có nhiều dầu như vừng, lạc, đậu nành.
* Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
HS làm việc với phiếu:
Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất đạm.
TT
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đậu nành
Thịt lợn
Trứng
Thịt vịt
Cá
Đậu phụ
Tôm
Đậu Hà Lan
Cua, ốc
Thịt bò
Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất béo(tương tự)
Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ thực vật và động vật.
 3. Củng cố – dặn dò (4p)
 - GV củng cố bài 
 - GV nhận xét tiết học 
 _____________________________
Chính tả (Nghe- viết)
 Cháu nghe câu chuyện của bà
I. Mục tiêu
1. Nghe- viết lại đúng chính tả bài thơ” Cháu nghe câu chuyện của bà”
Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
2. Làm đúng bài tập 2b .
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5p)
HS viết từ ngữ có vần ăn/ ăng. GV nhận xét ,ghi điểm 
B. Dạy bài mới (23p)
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài thơ. HS theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc bài thơ 
Hỏi: Nội dung bài thơ? ( Bài thơ nói về tình thương yêu của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết đường về nhà mình).
GV nhắc HS chú ý viết đúng: mỏi, dẫn, bổng.
Nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
GV đọc từng dòng thơ để HS chép vào vở. Sau đó đọc bài cho HS soát lại.
GV chấm bài.
GV nêu nhận xét chung. Tuyên dương một số hs có bài viết đẹp.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2b: - GV nêu yêu cầu của bài tập . Đọc thầm đoạn văn 
 - HS làm vào vở BT 
	 - GV dán 3 tờ phiếu- 3 hs lên bảng thi làm bài,đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
 - Lớp- gv nhận xét bài, chốt lại lời giải đúng : Triển lãm, bảo thủ, vẽ cảnh, cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, họa sĩ, vẽ tranh, ở cạnh, chẳng bao giờ.
C. Củng cố- dặn dò.(7p)
 - GV chấm một số vở.
 - GVnhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu.
Nhận biết được giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó trong một số.
HS làm bài 1, 2, 3(a, b, c),4 (a,b); HS khá giỏi làm hết
II. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : (5p)
Gv gọi hs lên bảng viết các số sau : 
a) Bảy trăm triệu không trăm linh năm nghìn ba trăm bốn mươi 
b) Tám mươi hai triệu sáu trăm tám mươi lăm nghìn một trăm bốn hai.
Hs thực hiện ,gv nhận xét, ghi điểm .
2.Luyện tập . (25p)
a. Ôn các hàng và các lớp 
- GV cho từng HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn( đến lớp triệu)
- Yêu cầu HS tự viết rồi đọc số có 8 chữ số; số đến hàng trăm triệu.
- HS nêu ví dụ 
b. Thực hành
Bài1: HS quan sát mẫu- Tự làm bài- Sau đó chỉ 1-2 HS trình bày kết quả. Các hs khác kiểm tra ,đối chiếu bài làm của mình. 
Bài 2: GV viết số lên bảng sau đó gọi từng HS đọc lại số: 
32 640 507	8 500 658	830 402 960	85 000 120	178 320 005	
	1 000 001
Hs khác nhận xét 
Bài 3: HS làm bài vào vở, thống nhất kết quả : 
	a) 63 000 000	b) 131 405 000	c) 512 326 103 
GV hướng dẫn HS khá giỏi làm câu: d) 86 004; e) 800 004 702. và bài tập 4
Bài 4: GV viết lên bảng sau đó chỉ vào chữ số 5 HS nói thuộc hàng nào?
a) thuộc hàng nghìn	b) thuộc hàng trăm nghìn 	c) thuộc hàng trăm .
- HDHS khá giỏi làm thêm bài 3e, 4 c, d
3. Củng cố – dặn dò . (5p)
- GV chấm một số vở .
- GV Nhận xét giờ học .
Kĩ thuật
 Cắt vải theo đường gạch dấu
I. Mục tiêu
- HS biết cách vạch dấu trên vải và biết cắt vải theo đường gạch dấu. 
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường gạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Với HS khéo tay: cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít mấp mô. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Một mảnh vải có kích thước20cm x 30cm
- Kéo cắt vải 
- Phấn gạch trên vải ,thước.
III. Hoạt động dạy học 
1 Giới thiệu bài ( 3p) 
2 Phát triển bài (27p)
* Hoạt động 1:HS quan sát nhận xét mẫu 
- GVgiới thiệu mẫu, hs quan sát nhận xét hình dạng các đường vạch dấu đường cắt vải ,theo đường gạch dấu 
- HS nêu được tác dụng của việc gạch dấu trên vải 
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
Bước 1: Vạch dấu trên vải 
- HS quan sát hình 1a ,1b đẻ nêu cách vạch dấu đường thẳng ,đường cong trên vải (SGK)
- GV hướng dẫn cách làm ở bảng 
- Mời một hs thợc hiện thao tác vạch dấu đường cong trên vải 
Bước 2: Cắt vải theo đường gạch dấu 
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2a,2b sgk để nêu cách cắt vải theo đường gạch dấu -1 hs đọc phần ghi nhớ
* Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đ ...  học.
A. Bài cũ. (5p)
- GV ? : ? Cần kể kại lời nói ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
 ? Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?
- Hs trả lời. Lớp và gv nhận xét. Gv ghi điểm 
B. Dạy bài mới. (28p)
1. Giới thiệu bài :
2. Tìm hiểu ví dụ: 
- Yêu cầu HS đọc lại bài: Thư thăm bạn 
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? ( Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lũ gây đau thương không gì bù đắp được.)
? Theo em người ta viết thư để làm gì? ( Để thăm hỏi động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm .)
? Đầu thư bạn Lương viết gì? ( Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng.)
? Lương thăm hỏi gia đình Hồng và địa phương của Hồng như thế nào? (Lương thông cảm, chia sẽ với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.)
? Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì? (Thông báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ)
? Theo em, nội dung bức thư cần có những gì? 
- HS nhận xét về phần mở đầu và phần kết thúc của 1 bức thư.
3. Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm lại.
4. Luyện tập: 
a) Tìm hiểu đề: Một hs đọc đề – Cả lớp đọc thầm lại, tự xách định yêu cầu của đề .
? Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ? ( Một bạn ở trường khác )
? Đề bài xách định mục đích viết thư để làm gì ? ( Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở trường, lớp em hiện nay ) 
? Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào? (Xưng hô gần gũi ,thân mật: bạn ,cậu ,mình, tớ) 
? Cần thăm hỏi bạn những gì? (Sức khỏe,việc học hành ở trường mới,tình hình gia đình ,sở thích của bạn : đá bóng,chơi cầu ) 
? Cần kẻ cho bạn những gì về tình hình ở lớp ,trường hiện nay ? (Tình hình học tập, vui chơi ,sinh hoạt)
? Nên chúc bạn,hứa hẹn điều gì? ( Chúc bạn khỏe,học giỏi, hẹn gặp lại ) 
b. Viết thư: HS viết ra nháp những ý cần viết trong lá thư.
- Hai hs dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư .GV nhận xét 
- Hs viết vào vở – Một hs đọc lá thư . 
- GV chấm ,chữa 2,3 bài .Nhận xét
C.Củng cố- dặn dò. (3p)
- GV củng cố bài.
- GVnhận xét tiết học. 
Âm nhạc 
(Giáo viên bộ môn dạy )
Khoa học
Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết: 
- Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều vi- ta- min( cà rốt, lòng đỏ trứng ,các loại rau ...) khoáng chất (thịt cá, trứng ...) và chất xơ (các loại rau ).
- Nêu vai trò của vi-ta- min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: 
+ Vi – ta= min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị chết 
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể , tạo men thúc đẩy và tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống , nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa . 
II. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ. (5p)
- GV ?: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
- HS trả lời.Lớp và gv nhận xét, Gv ghi điểm
B. Bài mới (28p)
1. Giới thiệu bài
2. Phát triển bài 
* Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đều có giấy khổ to hoặc bảng phụ
- GV hướng dẫn HS làm bảng dưới đây:
Tên thức ăn
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
Chứa vi- ta- min
Chứa chất xơ
Chứa chất xơ
Rau cải
x
x
x
x
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận. Gv tuyên dương nhóm thắng cuộc
* Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ và nước.
Bước 1: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min
? Kể tên một số vi-ta min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó
HS : Vi-ta minA, B, C, D, E,K
GV: Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể( như chất đạm) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động( như chất bột đường). Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi- ta-min cơ thể sẽ bị bệnh.
Bước 2: Thảo luận vai trò của chất khoáng
? Kể tên mốt số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó.
? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
GV kết luận: Một số chất khoáng như sắt, can-xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác cơ thể chi cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh.
Ví dụ: Thiếu sắt gây thiếu máu 
Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước.
 ? Tại sao háng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có nhiều chất xơ.
 ? Hàng ngày chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước. Tại sao cần uống đủ nước.
- Hs nêu câu trả lời.
Gv kết luận:- Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được chất cặn bã ra ngoài.
 - Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
C. Củng cố – dặn dò : (3p)
- 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK. GV tổng kết tiết học
- GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 3- kế hoạch tuần 4
I. Mục tiêu: 
Tổng kết các hoạt động trong tuần 3. Phổ biến kế hoạch tuần 4.
II. Hoạt động dạy học
1.Ôn định lớp: 
HS hát tập thể 1 bài hát
2.Sinh hoạt lớp 
- HS tự nhận xét đánh giá hoạt động tuần 3: ưu điểm – khuyết điểm
- Gv nhận xét chung các mặt của lớp trong tuần .
- Gv tuyên dương:.. 
– phê bình một số bạn:.
3. Phổ biến kế hoạch tuần 4 
- Thưc hiện tốt mọi nề nếp
- Thi đua học tập tốt
- Tiếp tục phong trào: Đôi bạn cùng tiến
4. Dặn dò 
- GV tổng kết chung.
- GV nhận xét giờ sinh hoạt .
Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2011
KHảO SáT CHấT LƯợng đầu năm
 Luyện tiếng việt 
 Luyện tập làm văn: Viết thư
I Mục tiêu:
Giúp hs luyện tập viết nhứng bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu yêu cầu tiết học 
2 Luyện tập viết thư
- Hs nhắc lại các nội dung của một bức thư 
- GV ghi đề bài lên bảng 
- Hs đọc đề bài 
- Gv gợi ý cho hs : 
? Đề bài yêu cầu làm gì
? Đề bài yêu cầu viết thư cho ai.
? Viết thư để làm gì.
? Viết thư cho bạn cùng tuổi em cần xưng hô như thế nào .
? Nên chúc bạn và hứa hẹn điều gì....
- Hs gạch nháp những ý cần viết 
- Hs viết bài vào vở ô li . GV giúp đỡ những hs còn lúng túng
- Hs đọc bài viết .Lớp và gv nhận xét .Tuyên dương bạn viết thư hay .
3. Củng cố – dặn dò .
- GV chấm một số vở,nhận xét
- GV tổng kết tiết học.
Tự học
Luyện toán: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I Mục tiêu
Củng cố cho hs về viết số tự nhiên trong hệ thập phân .Học sinh hoàn thành bài tập ở vở bài tập bài 15 
II Hoạt động dạy học 
1 Giới thiệu yêu cầu tiết học 
2 Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1: Hs nêu yêu cầu tiết học 
- Hs làm bài ở VBT- gv hướng dẫn thêm cho hs yếu 
- Hs chữa bài ở bảng
- Lớp – gv nhận xét 
Bài 2 : Hs nêu yêu cầu bài tập 
- Gv hd mẫu- hs làm bài ơ vở 
- 1hs lên bảng chữa bài .lớp- gv nhận xét ,thống nhất kết quả :
46719 = 40000 + 6000 + 700 + 10 + 9
18304 = 10000 + 8000 + 300 + 00 + 4
 90900 = 90000 + 900 + 9
 56056 = 50000 + 6000 + 50 + 6.
Bài 3: Hs đọc yêu cầu bài tập 
- Gv hướng dẫn mẫu – hs làm bài 
- 1 hs chữa bài – lớp và gv nhận xét ,thống nhất kết quả :
Số
35
53
324
23578
30697
359708
Giá trị của chữ số 3
3
30
300
3000
30000
300000
Bài 4: Hs đọc yêu cầu bài
- Gv hướng dãn mẫu 
- Hs thảo luận theo nhóm đôi làm bài, đọc kết quả 
- Lớp và gv nhận xét ,thống nhất kết quả
b) chữ số hàng trăm là 0 .	c) chữ số hàng chục nghìn là 0.	
	d) chữ số hàng nghìn và chục nghìn là 0 . 
3 Củng cố – dặn dò 
- Gv chấm một số vở.
- Gv nhận xét tiết học 
 Hoạt động tập thể ( ATGT)
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I Mục tiêu 
1 Kiến thức
- Hs biết htêm nội dung 12 biển báo hiệu gtphổ biến 
- Hs hiêu rỹ nghĩa ,tác dụng ,tầm quan trọng của biển báo hiệu gt
2 Kĩ năng 
- Hs nhận biết nội dung của các biển bào hiệu ở khu vực gând truờng học ,gần nhà hoặc thương gặp 
3 Thái độ 
- Khi đi đuờng có ý thứcchú ý đến biển báo 
- Tuân theo luật và đi đúng đuờng quy định của biển báo hiệu gt 
II Nội dung an toàn giao thông 
1 Ôn các biển báo hiệu đã học 
- Biển báo cấm biển số 101,102,112
- Biển báo nguy hiểm biển số 204, 210,211
- Biển chỉ dẫn biển số 423,434,443
2 Học các biển báo mới 
- Biến báo cấm biển số 110a,122.
- Biển báo nguy hiểm biển số 208,209,233.
- Biển báo lệnh biển số 301(a,b,đ,e) ,303,304,305
- Các điều luật có liên quan. 
III Chuẩn bị 
1. Giáo viên : 23 biển báo, 28 tấm bìa
2 .Học sinh : vẽ 2 biển báo hiệu thường gặp 
IV Các hoạt động chính 
* Hoạt động 1 : Ôn tập và giới thiệu bài mới 
a) Mục tiêu 
- Hs hiểu nội dung các biển báo hiệu thông dụng ở gấn khu vực trường,gần nhà 
- Hs nhớ lại ý nghĩa cuả 11 biến báo dẫ học
- Hs có ý thức thực hiện theo quy định của biến báo 
b) Cách tiến hành 
- Gv gọi 2,3 hs lên bảng dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem và nói về biển báo đó. 
- Gv nhắc lại ý nghĩa các biển báo hiệu ,nơi thường gặp các biển báo này 
Ví dụ biển cấm đi ngược chiều thường đặt ở đầu đoạn đường một chiều 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển bảo mới 
a) Mục tiêu 
- Hs biết thêm nội dung của 12 biển báo hiệu mới trong các nhóm biển báo đã học 
- Củng cố nhận thức về đặc điểm hình dáng các loại biển báo hiệu 
b) Cách tiến hành 
- Gv đưa ra biển báo hiệu mới biển số 110a, 122
- ? Hs : Em hãy nhận xét hình dáng ,màu sắc, hình vẽ của biển ? 
+ Hs: hình tròn 
+ Màu nền trắng ,viền màu đỏ 
+ Hình vẽ màu đen 
- Gv: biển báo này thuộc nhóm biểm báo nào? 
- Gv giới thiệu đây là các biển báo cấm 
- Gv căn cứ hình vẽ bên trong em có thể biết nội dung cấm của biểm là gì? 
+ Hs chỉ biển số 110a cấm xe đạp 
+ Hs chỉ biến số 122 chỉ dừng lại 
- Gv đưa ra 3 biến báo 208,209,233 
? : Em biết biển báo này thuộc nhóm biến nào ? 
- Đây là nhóm biển báo nguy hiểm ,báo cho người đi đường biết các tình huống xảy ra 
- Gv yêu cầu hs cho biết nội dung của các biển báo 
+ Biến số 208 báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên 
+ Biển số 209 báo hiệu có những nguy hiểm khác 
+ Biển số 233 báo hiệu có tín hiệu đèn 
- Gv tiếp tục như vậy với các biển báo hiệu 301,303,304,305.
V Củng cố – dặn dò 
- Gv tổng kết nội dung bài học 
- Gv nhận xét tiết học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3.doc