Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6

ĐỊA LÍ

TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU :

- Nêu đựoc một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của Tây Nguyên.

- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản(lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum; plây Ku; ĐăK LăK; Lâm Đồng ; Di Linh.

- HS khá, giỏi nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.

- GDMT ở mức độ bộ phận .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Bản đồ, lược đồ

 

doc 39 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục tiêu 
- Dựa vào gợi ý (SGK) , biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe ,đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
II. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ (5p) 
- Một hs kể chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực 
- Gv nhận xét, ghi điểm 
2. Bài mới : 
 1. Giới thệu bài : (1p)
 2. Hướng dẫn hs kể chuyện ( 30p)
a. HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
- GV viết đề lên bảng : Đề ra :Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc. 
- 1 hs đọc đề bài, gv gạch dưới những từ ngữ quan trọng 
- Bốn hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 
- HS đọc thầm gợi ý của bài kể 
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của chuyện
- Kể theo cặp 
- Thi kể chuyện trước lớp 
- Nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện mình kể 
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất 
3. Củng cố - dặn dò (4p) 
- GV nhận xét chung về tiết học 
- Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện em vừa kể cho người thân nghe.
- HS xem trước các tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng và gợi ý dưới tranh. 
 _________________________
Địa lí
Tây nguyên
I. Mục tiêu :
- Nêu đựoc một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của Tây Nguyên.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản(lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum; plây Ku; ĐăK LăK; Lâm Đồng ; Di Linh.
- HS khá, giỏi nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.
- GDMT ở mức độ bộ phận .
II. Đồ dùng dạy học :
 Bản đồ, lược đồ 
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: (5p) 
Gv?: Chè ở trung du Bắc Bộ được trồng để làm gì?
 Hs trả lời, lớp và gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài.( 1p)
 2. Phát triển bài 
 1. Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
* Hoạt động1: ( 10p) Làm việc cả lớp 
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau 
- HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong sgk và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam 
- Gọi một số hs lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam .
* Hoạt động 2: ( 8p) Làm việc theo nhóm 
- GVgiới thiệu 4 cao nguyên.
- Y/ C hs thảo luận nhóm : Tìm hiểu đặc điểm của các cao nguyên này. 
Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc 
Nhóm 2 :Cao nguyên Kom Tum 
Nhóm 3:Cao nguyên Di Linh 
Nhóm 4 :Cao nguyên Lâm Viên 
2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô 
* Hoạt động 3:( 7p) Làm việc cá nhân 
- Dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2, trả lời các ? : 
+ Ơ Buôn Ma Thuột mùa mưa có những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ?
- Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên 
- Một số hs trả lời câu hỏi trước lớp 
- Hs trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên.
- Gv liên hệ GDMT: Địa hình và khí hậu của Tây Nguyên có thể dẫn đến lũ lụt hàng năm. Do đó cần phải tăng cường trồng cây gây rừng để ngăn lũ lụt.
3. Củng cố, dặn dò (4p) 
 GV tổng kết bài. GV nhận xét tiết học
 ____________________________ 
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột 
- Xác đinh được một năm thuộc thế kỷ nào. 
- Bài tập cần làm: BT 1, BT3(a, b, c), BT4(a, b).
II. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : (5p) 
HS nêu miệng bài tập 2 của tiết học trước.
- HS trả lời, gv nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới: (30p) 
 Luyện tập 
Bài 1: HS đọc đề .
- GV hd : Muốn tìm số tự nhiên liền sau( liền trước) ta làm thế nào?: Ta cộng thêm ( bớt) một vào số đó .
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài ,chữa bài 
Kết quả: 
a) 2835918 b) 2835916 c) hàng triệu; hàng trăm nghìn ; hàng trăm 
Bài 2: HD HS khá, giỏi
- Một hs làm bài ở bảng, lớp làm bài vào vở
- Hs nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng 
a) 475 736 > 475836	b) 9 03 876 < 913 000 
c) 5 tấn 17 kg > 5 0 75 kg 	d) 2 tấn 7500 kg = 2750 kg 
Bài 3: Hs nhìn vào biểu đồ trả lời câu hỏi 
a) Khối lớp ba có 3 lớp , đó là :3A; 3B; 3C 
b) Lớp 3A có 18 hs giỏi toán 
 Lớp 3B có 27 hs giỏi toán 
 Lớp 3C có 21 hs gỏi toán 
c) Trong khối lớp 3 : 
 Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi nhất 
 Lớp 3A có ít hs giỏi nhất
GV hướng dẫn HS khá, giỏi trả lời câu hỏi d.
d) Trung bình mỗi lớp ba có số học sinh giỏi toán là 
 (18+27+21):3=22(em)
Bài 4:Hs nêu yêu cầu bài, làm miệng bài tập
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ XX
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI
Gv hướng dẫn HS khá, giỏi trả lời câu hỏi c và bài 5.
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100
Bài 5:GV hướng dẫn HS khá, giỏi làm:
- Hs nêu yêu cầu bài 
- Gv gợi ý , hs làm bài :
- Các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 870 là 600; 700; 800; 
 Vậy x là 600; 700; 800 
 3. Củng cố – dặn dò (3p) 
 Gv chấm một số vở . Gv nhận xét tiết học 
 Buổi chiều 
Luyện từ và câu
 Danh từ riêng và danh từ chung 
I. Mục tiêu :
- Hiếu được khái niệm DT chung và DT riêng ( ND Ghi nhớ).
- Nhận biết khái niệm DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng( BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu biết vận dụng quy tắc đó vào thực tế ( BT2).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản dồ tự nhiên Việt Nam có sông Cửu Long 
- Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1 (phần nhận xét )
- Một số phiếu viết nội dung bài tập 1 (phần luyện tập )
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : (5p) 
- Một hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LT VC –T5
- Gv nhận xét – ghi điểm 
2. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài ( 1p) 
 2. Phần nhận xét (10p)
Bài1: Một hs đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm bài 
Trả lời:
a) Sông 
b) Cửu Long (cho hs xem trên bản đồ vị trí của sông Cửu Long ) 
c) Vua 
d) Lê Lợi 
Bài 2: So sánh a với b 
Sông :tên chung chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn 
Cửu Long : Tên riêng của một dòng sông 
Vua : Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước Phong kiến 
Lê Lợi : Tên riêng của một vị vua 
* GV : Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung 
Những tên riêng của người sự vật nhất định như sông Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng 
Bài 3: a)sông không viết hoa, Cửu Long viết hoa 
b) vua không viết hoa, Lê Lợi viết hoa 
 3. Phần ghi nhớ (5p)
- Ba hs đọc phần ghi nhớ trong bài
- Cả lớp đọc thầm, học thuộc lòng ghi nhớ 
 4. Phần luyện tập (15p)
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài 
HS thảo luận nhóm đôi làm bài 
 Nêu miệng chữa bài 
DT chung: núi / dòng sông / dãy / mặt/ sông / ánh / nắng / đường /dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước 
DT riêng : Chung /Lam /Thiên Nhẫn / Trác/Đại Huệ /Bác Hồ.
GV liên hệ: Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp xung quang nhà Bác Hồ. Đây cũng là một cảnh đẹp của đất nước, schúng ta cần biết bảo vệ.
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài tập 
- Hs suy nghĩ làm bài cá nhân 
- Hs tự viết tên ba bạn nam, nữ trong lớp 
- Hs trả lời: Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng, vì đó là tên riêng của mỗi bạn . 
3. Củng cố - dặn dò (4p) 
 HS đọc lại phần ghi nhớ . 
 GV tổng kết bài . Gv nhận xét tiết học 
 _______________________ 
Luyện toán
Luyện tập chung
i. mục tiêu
- HS ôn tập lại các kiến thức đã học về dãy số tự nhiên, đơn vị đo khối lượng, biểu đồ
- HS cần làm bài 1 (a, b), 2, 3(a,b), 4; HS khá, giỏi làm hết,
ii. tiến hành dạy học
- Gv ra 4 bài tập Toán ( Tiết 1)trong sách TH Toán & TV lớp 4 (trang 40,41)
- HS làm bài.
- GV theo dõi hướng dẫn cho các HS yếu: Điền, Vũ, Quân,
- Chấm, chữa bài
Bài 1. HS đổi chéo kiểm tra vở nhau.
- GV nhận xét chữa bài
a)Khối 1 góp được 60 quyển sách, khối 4 góp được 65 quyển sách.
b) Khối 2 góp được nhiều hơn khối 3 là 30 quyển sách.
Bài 2. – Gọi HS lên bảng làm, lớp nhận xét chữa bài
a)6709599
- 8247900
b) 500000
- 9000000
Bài 3. GV đọc HS phát biểu ý kiến
C
D
D
Bài 4. HS tự làm vào vỏe, GV nhận xét chữa bài
Thế kỉ 18
Thế kỉ 20
 - Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
Luyện từ và câu: MRVT: Trung thực – Tự trọng
I. Mục tiêu:
HS ghi nhớ các từ ngữ về trung thực, tự trọng và áp dụng vào làm bài tập
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài tập 1: Hs nêu yêu cầu bài, hs làm bài vào vở ô li,chữa bài: 
+Từ cùng nghĩa với Trung thực: Thẳng thắn, ngay thẳng
+Từ trái nghĩa với Trung thực: dối trá, gian dối, gian lận
Bài tập 2: Hs nêu yêu cầu 
- HS lần lượt đặt câu , nối tiếp nhau đọc câu đã đặt
	 	 Ví dụ: - Bạn Lan rất thật thà.
	 - Chúng ta không nên gian lận trong thi cử.
Bài tập 3: Hs nêu yêu câu bài, hs suy nghĩ làm bài 
HS lựa chọn ý đúng nhất: ý C: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
Bài tập 4: Hs nêu yêu cầu bài ,làm bài, chữa bài:
+ Các thành nghữ a, c, d nói về tính trung thực
	+ Các thành ngữ b, e: nói về lòng tự trọng
GV gọi HS giải thích các thành ngữ: 
	+ Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng
 + Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói khó khăn cũng phải giữ lấy nếp
 + Thuốc đắng dã tật: Thuốc đắng mới chữa được bệnh cho người
	+ Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng không sợ bị 
 + Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ cũng phải sống trong sạch
Nâng cao: Tìm từ dùng sai trong câu sau rồi sửa lại cho đúng:
Bé Hà rất chân thật, nghĩ sao nói vậy.
Người nào thẳng thắn sẽ không được người khác tôn trọng 
(Đáp án: thật thà; dối trá)
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm một số vở.
- Gv nhận xét giờ học
 Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Buổi chiều
 Khoa học
 Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu :
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
* GV chú trọng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
II. Đồ dùng dạy học :
 Hình trang 26, 27 sgk 
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: (5p) 
Nêu các cách bảo quản thức ăn mà gia đình bạn sử dụng?
- Hs trả lời, gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới. 
 1. Giới thiệu bài.( 1p)
 2. Phát triển bài.
HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ( 8p) 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Quan sát các hình 1, 2 trang 26 sgk ,nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dư ... n và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* HS khá, giỏi: Biết:
 - Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
- THGDMT ở mức độ liên hệ.
II. Hoạt động daỵ học 
1.Bài cũ : (5p) 
Hs bày tỏ ý kiến của mình trong bài tập 2 ở tiết trước .
- Lóp, gv nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài:(1p) 
 2. Phát triển bài 
* Hoạt động 1:( 9p) Tiểu phẩm một buổi tối trong gia đình bạn Hoa 
- HS xem tiểu phẩm do các bạn đóng 
- Thảo luận: 
? Em có những nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ?
? Hoa đã có ý kiến giúp đỡ ga đình như thế nào ? ý kiến của Hoa có phù hợp không ?
? Nếu là Hoa em sẽ giải quyết như thế nào ?
- GV kết luận 
Hoạt động 2:(7p) Trò chơi: “Phóng viên “
- Cách chơi : Một số hs xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo câu hỏi 3 trong sgk 
- GV kết luận : Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của 
Hoạt động 3:(9p) HS vẽ tranh bài tập 4 sgk 
Kết luận chung : 
- Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
- ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng 
- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác .
* Hoạt động nối tiếp 
- HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ, lớp, của trường .
- Tham gia các ý kiến với cha, mẹ về những vấn đề có liên qua đến bản thân và gia đình em. 
* Gv kết luận: Các em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề mà các em quan tâm như là vấn đề bảo vệ môi trường ở lớp, ở trường, ở thôn xóm; nhằm góp phần làm cho môi trường của chúng ta xanh - sạch - đẹp .
3. Củng cố – dặn dò :(5p) 
 - Gv tổng kết bài . 
 - Gv nhận xét tiết học . 
Thể dục 
 Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải ,vòng trái . Trò chơi: “Kết bạn”
I. Mục tiêu : 
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- Biết cách đi đều vòng phải ,vòng trái đúng hướng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện :
 Trên sân trường ,còi 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Phần mở đầu: (8p)
- GV phổ biến nội dung bài học 
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại ”
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
2. Phần cơ bản: (20p)
a) Ôn đội hình đội ngũ 
- Ôn tập hợp hàng ngang ,dóng hàng ,điểm số ,đi đều vòng phải ,vòng trái 
+ Tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển .
+ GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai cho các tổ 
+ Tập hợp lớp: Từng tổ thi đua trình diễn 
+ Gv quan sát nhận xét, biểu dương thi đua 
+ Lớp tập do lớp trưởng điều khiển .
b) Trò chơi vận động : “Kết bạn ”.
- Gv tập hợp lớp theo đội hình chơi, nêu cách chơi, luật chơi.
- Một tổ hs lên chơi thử . Sau đó cả lớp chơi . 
- GV theo dõi hướng dẫn thêm và tổng kết trò chơi. 
3. Phần kết thúc: (7p)
 - Cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay 
 - GV cùng cả lớp hệ thống lại bài học .
 ________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, đo thời gian .
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. 
- Tìm được số TBC .
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
II. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: (5p) 
 Hs làm bài tập 2 của tiết trước 
 Lớp, gv nhận xét, ghi điểm 
2. Luyện tập (30p) 
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài 
Kết quả đúng: a) D b) B c) C d) C e) C
Bài 2: HS đọc y/ c . Một , hai hs nêu cách làm, GV nhận xét.
- HS làm bài rồi chữa bài 
a) Hiền đã đọc 33 quỷên sách
b) Hoà đã đọc 40 quyển sách 
c) Hoà đã đọc nhiều hơn Thực 15 quyển sách 
d) Trung dọcít hơn Thực 3 quyển sách 
e) Hoà đã đọc nhiều sách nhất 
g) Trung đã dọc ít sách nhất 
h) TB mỗi bạn đã đọc được: 
(33+40+22+25) : 4 = 30 (quyển )
Bài 3: Gv hướng dẫn HS khá, giỏi làm .
 Hs đọc bài toán, làm bài, chữa bài : 
 Số mét vải bán được trong ngày thứ hai là: 
	 120 : 2 = 60 (m) 
Số mét vải bán được trong ngày thứ ba là: 
	120 x 2 = 240 ( m) 
TB mỗi ngaỳ cửa h	àng đó bán được số m vải là: 
(120+60+240) : 3 = 140 (m) 
Đáp số : 140 m vải 
- GV chấm một số bài
3.Củng cố, dặn dò (3p) 
 Thể dục
Đi đều vòng phải, vòng trái- đứng lại 
Trò chơi : “Ném bóng trúng đích”
I. Mục tiêu :
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- Biết cách đi đều vòng phải ,vòng trái, đứng lại đúng hướng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa diểm, phương tiện
Trên sân trường vệ sinh nơi tập, chuẩn bị còi, 4-6 quả bóng và vật làm đích. 
III. Hoạt động dạy học 
1. Phần mở đầu (8p) 
- GV phổ biến nội diung giờ học 
- Khởi động:Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai 
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 
- Trò chơi : Thi đua xếp hàng
2. Phần cơ bản (20p) 
* Đội hình đội ngũ 
- Ôn đi dều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
- Tập cả lớp, tập từng tổ, thi đua giữa các tổ 
* Trò chơi vận động 
- T rò chơi : Ném bóng trúng đích 
- Gv nêu cách chơi và luật chơi, hướng dẫn cách chơi, cho vài hs chơi thử. 
- Cả lớp cùng chơi, gv theo dõi, giúp đỡ
3. Phần kết thúc (7p) 
- Cho hs tập một số động tác thả lỏng 
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo nhịp 
- Trò chơi : Diệt các con vật có hại 
- GV cùng hs hệ thống lại bài. 
 Mĩ thuật 
 Thầy Chính dạy 
Buổi chiều 
Luyện Toán
Ôn phép cộng
I. Mục tiêu :
 HS ôn lại cách thực hiện phép cộng và ứng dụng làm các bài tập. 
II. Hoạt động dạy và học :
1 : GV nêu y/ c tiết học:(1p)
2. Ôn tập: ( 30p)
HS nêu cách thực hiện phép cộng.
GV cho HS làm các BT sau.
Bài1,Đặt tính rồi tính :
 2875 + 3219 46375 + 25408 769564 + 40526
- HS tự làm rồi chữa bài- ( khuyến khích HS trung bình lên chữa bài.)
- GV yêu cầu HS nêu cách tính.
- Kết quả: 6084 71783 810070 
Bài 2, Tìm x : 
 X – 425 = 625 X- 103 = 99
- Yêu cầu HS nêu thành phần chưa biết của phép tính. 
- GV : Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ? ( hiệu cộng số trừ )
- HS làm bài rồi chữa bài.
X – 425 = 625 X- 103 = 99
 X= 625 + 425 X= 99 + 103
 X= 1050 X= 202
Bài 3, Xã Yên Bình có 16545 người, xã Yên Hoà có 20628 người. Hỏi cả hai xã có bao nhiêu người?
- HS đọc đề toán , nêu tóm tắt và giải bài toán.
- 1 HS lên chữa bài.
Cả 2 xã có số người Là :
16 545 + 20 628 = 37 173 ( người)
Đ/S : 37 173 người
* HS khá, giỏi làm thêm BT sau :
1,Số dân của Hà Nội là 3 007 000 người, Số dân của thánh phố Hồ Chí Minh là 2 547 800 người. Hỏi số dân của cả hai thành phố đó là bao nhiêu người ?
HS làm bài rồi chữa bài
( Đ/S : 5 554 800 Người)
GV chấm bài và nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố- dặn dò : ( 4p) 
 GV nhận xét tiết học.
Luyện chữ
Bài viết: Ba điều ước
I. Mục tiêu: 
Giúp HS viết đúng , đẹp câu chuyện Ba điều ước.
Biết cách trình bày bài viết và viết đúng các từ khó trong bài : Rít, sung sướng,tấp nập,rình rập, bồng bềnh,.
Rèn thêm chữ viết cho HS..
II. Hoạt động dạy và học:
1 Hoạt động 1 : (10) Hướng dẫn HS viết bài
GV đọc cho HS nghe câu chuyện Ba điều ước.
Tìm chữ khó viết trong bài và chú ý cách trình bày .
GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
2 Hoạt động 2: ( 20”) HS viết bài:
GV đọc từng câu cho HS viết.
Lưu ý : tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút, đảm bảo thời gian.
Viết xong GV đọc cho HS khảo lại bài.
GV chấm bài một số em và nhận xét chữ viết của HS .
Gv tuyên dương những HS viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ.( Đưa cho cả lớp cùng xem)
Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp về nhà luyện viết thêm.
III. Củng cố –dặn dò : ( 5’)
 GV nhận xét tiết học. 
 _____________________________ - GV nhận xét tiết học Hoạt động tập thể ( ATGT)
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I Mục tiêu 
1 Kiến thức
- Hs biết htêm nội dung 12 biển báo hiệu gtphổ biến 
- Hs hiêu rỹ nghĩa ,tác dụng ,tầm quan trọng của biển báo hiệu gt
2 Kĩ năng 
- Hs nhận biết nội dung của các biển bào hiệu ở khu vực gând truờng học ,gần nhà hoặc thương gặp 
3 Thái độ 
- Khi đi đuờng có ý thứcchú ý đến biển báo 
- Tuân theo luật và đi đúng đuờng quy định của biển báo hiệu gt 
II Nội dung an toàn giao thông 
1 Ôn các biển báo hiệu đã học 
- Biển báo cấm biển số 101,102,112
- Biển báo nguy hiểm biển số 204, 210,211
- Biển chỉ dẫn biển số 423,434,443
2 Học các biển báo mới 
- Biến báo cấm biển số 110a,122.
- Biển báo nguy hiểm biển số 208,209,233.
- Biển báo lệnh biển số 301(a,b,đ,e) ,303,304,305
- Các điều luật có liên quan. 
III Chuẩn bị 
1. Giáo viên : 23 biển báo, 28 tấm bìa
2 .Học sinh : vẽ 2 biển báo hiệu thường gặp 
IV Các hoạt động chính 
* Hoạt động 1 : Ôn tập và giới thiệu bài mới 
a) Mục tiêu 
- Hs hiểu nội dung các biển báo hiệu thông dụng ở gấn khu vực trường,gần nhà 
- Hs nhớ lại ý nghĩa cuả 11 biến báo dẫ học
- Hs có ý thức thực hiện theo quy định của biến báo 
b) Cách tiến hành 
- Gv gọi 2,3 hs lên bảng dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem và nói về biển báo đó. 
- Gv nhắc lại ý nghĩa các biển báo hiệu ,nơi thường gặp các biển báo này 
Ví dụ biển cấm đi ngược chiều thường đặt ở đầu đoạn đường một chiều 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển bảo mới 
a) Mục tiêu 
- Hs biết thêm nội dung của 12 biển báo hiệu mới trong các nhóm biển báo đã học 
- Củng cố nhận thức về đặc điểm hình dáng các loại biển báo hiệu 
b) Cách tiến hành 
- Gv đưa ra biển báo hiệu mới biển số 110a, 122
- ? Hs : Em hãy nhận xét hình dáng ,màu sắc, hình vẽ của biển ? 
+ Hs: hình tròn 
+ Màu nền trắng ,viền màu đỏ 
+ Hình vẽ màu đen 
- Gv: biển báo này thuộc nhóm biểm báo nào? 
- Gv giới thiệu đây là các biển báo cấm 
- Gv căn cứ hình vẽ bên trong em có thể biết nội dung cấm của biểm là gì? 
+ Hs chỉ biển số 110a cấm xe đạp 
+ Hs chỉ biến số 122 chỉ dừng lại 
- Gv đưa ra 3 biến báo 208,209,233 
? : Em biết biển báo này thuộc nhóm biến nào ? 
- Đây là nhóm biển báo nguy hiểm ,báo cho người đi đường biết các tình huống xảy ra 
- Gv yêu cầu hs cho biết nội dung của các biển báo 
+ Biến số 208 báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên 
+ Biển số 209 báo hiệu có những nguy hiểm khác 
+ Biển số 233 báo hiệu có tín hiệu đèn 
- Gv tiếp tục như vậy với các biển báo hiệu 301,303,304,305.
V Củng cố – dặn dò 
- Gv tổng kết nội dung bài học 
- Gv nhận xét tiết học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6.doc