Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Ngọc Kiên

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Ngọc Kiên

TẬP ĐỌC

Tiết 25 - Người gác rừng tí hon .

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm. rãi , nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng .

2. Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Ngọc Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 13
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
Hoạt động tập thể
Thực hiện kế hoạch tuần
I. Mục tiêu:
- Tập văn nghệ thi giữa cỏc lớp chào mừng Ngày Nhà giỏo Việt Nam 20 – 11
- Tập hỏt dõn ca Việt Nam. Giỏo dục tỡnh yờu những điệu hỏt dõn ca của Việt Nam
II. Nội dung:
- Tập một tiết mục song ca “Hoa thơm bướm lượn” – Quan họ Bắc Ninh – Trỡnh bày Linh Chi – Hồng Nhung. Mỳa phụ hoạ 8 bạn nữ (Phương Anh phụ trỏch)
- Bàn trang phục, đạo cụ biểu diễn
__________________________________
Tập đọc
Tiết 25 - Người gác rừng tí hon .
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm. rãi , nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng .
2. Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .
II. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc thuộc lòng đoạn em yêu thích trong bài Hành trình của bầy ong - Nêu nội dung bài
*HĐ2. Giới thiệu bài 
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: - H đọc bài
? Lớp đọc thầm theo, tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
 ? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn :
+ Đoạn 1:
? Giải nghĩa: đi tuần 
- G hướng dẫn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
+ Đoạn 2:
- G hướng dẫn đọc : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, nhanh hơn đoạn 1.
+ Đoạn3:
? Giải nghĩa từ ngữ : rô bốt , còng tay .
- G hướng dẫn : Đọc to, đúng TN, lưu loát.
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
Bước 3: Đọc cả bài
- G hướng dẫn: Đọc lưu loát đúng TN, đúng lời nhân vật. 
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGk( Theo lối ba vẫn đi tuần rừng , bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì ) ?
? Đọc thầm đoạn 2 và kể những việc bạn nhỏ đã làm cho thấy bạn là người thông minh , dũng cảm ?
? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm ?
? Em hãy nêu nội dung chính của truyện ?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm 
- G hướng dẫn đọc diễn cảm: 
+ Lời cậu bé tự thắc mắc : băn khoăn 
+ Câu hỏi của tên trộm : hạ giọng , thì thào , bí mật . 
+ Câu trả lời của chú công an : rắn rỏi, nghiêm trang . 
+ Lời khen của chú công an : vui vẻ 
- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi , nhanh , hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng ; nhấn giọng ở các từ ngữ : loanh quanh , thắc mắc , bàn bạc , lửa đốt , bành bạch , loay hoay , 
- G đọc mẫu cả bài
*HĐ6: Củng cố , dặn dò:
? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?
- VN: Chuẩn bị bài sau:Trồng rừng ngập mặn .
- 2 H trả lời
- H đọc bài 
- H đọc thầm, trả lời - 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu- ra bìa rừng chưa
Đoạn 2: Qua kẽ lá thu gỗ lại 
Đoạn 3: còn lại
- 3 H đọc
- H đọc thầm chú giải sgk
- H luyện đọc đ1 
- H luyện đọc đ2 
- H đọc thầm chú giải sgk
- H luyện đọc đ3 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc 
- H lắng nghe 
-  bạn phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất , lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc...
- thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng , lần theo đấu chân , lén chạy theo đường tắt ..
Chạy đi gọi điện thoại báo cho công an , phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ 
- bạn rất yêu rừng , có ý thức bảo vệ rừng 
- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .
- H đọc từng đoạn 
- 2-3 em/đoạn
- H đọc đoạn yêu thích, đọc cả bài. 2 em
- tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung , đức tính dũng cảm , sự táo bạo 
_____________________________________________
Chính tả 
Tiết 13 – Hành trình của bầy ong .
I. Mục tiêu:
1. Nhớ và viết lại đúng chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ cuối bài thơ Hành trình của bầy ong .
2. Ôn luyện cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Tìm 3 cặp từ có chứa tiếng chứa âm đầu s/x ? 
*HĐ2. Giới thiệu bài 
*HĐ3. Hướng dẫn chính tả 
- G đọc mẫu
- Tập viết chữ ghi tiếng khó: rong ruổi , nối liền , lặng thầm , đất trời .
*HĐ4. Viết chính tả 
? Nhẩm thuộc đoạn yêu cầu ?
- G ra hiệu lệnh viết bài 
*HĐ5. HD chấm , chữa 
- G đọc cho H soát bài
- G chấm bài
*HĐ6. HD làm bài tập chính tả 
Bài 2a 
? Đọc thầm, xác định yêu cầu của bài ?
-> Phân biệt tiếng chứa các vần: uôt/ uôc; ươt/ươc; ươt/ ươc; iêt/iêc.
Bài 3a. 
? Đọc thầm, xác định yêu cầu của bài ?
- G chấm, chữa: xanh – xanh - sót
*HĐ7: Củng cố , dặn dò:
- G công bố điểm, nhận xét giờ học , tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
- VN: Tự sửa lỗi sai
 Chuẩn bị bài sau: Chuỗi ngọc lam.
- H viết vào bảng con.
- H phát âm – Phân tích – Viết b/c
- H nhẩm bài
- 1- 2 hs đọc thuộc lòng
- H nhớ và viết bài vào vở
- H soát bài bằng bút chì, ghi số lỗi, đổi vở cho nhau soát bài.
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H làm VBT , trả lời 
- H đọc đề, xác định yêu cầu. 
- H làm bài vào vở, trả lời miệng kết quả.. 
_________________________________________
Toán
Tiết 61 . Luyện tập chung.
I. Mục tiêu: Giúp H :
- Củng cố về phép cộng , trừ , nhân số thập phân .
- Bước đầu biết và vận dụng quy tắc nhân 1 tổng các số thập phân với 1 số thập phân 
- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị .
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 4a
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Tính bằng cách thuận tiện : 4,5 x 2,5 x 40 x 80 
- H làm bảng con
*HĐ2.Luyện tập thực hành
Bài 1/61 : Đặt tính rồi tính 
- H làm B/C – Nêu cách làm 
Kiến thức : Củng cố về phép cộng , trừ , nhân số thập phân : đặt đúng , tính đúng.
Bài 2/61 : Tính nhẩm
- H làm nháp – KT chéo – Nêu két quả, cách làm.
Kiến thức: - Củng cố kĩ năng nhân nhẩm 1 số thập phân với 10,100 ...; 0,1 0,01,...
Bài 3/62 : 
- H làm vở – Chữa bảng phụ.
 	1 kg : 38 500 : 5 = 7700(đồng)
 	3,5 kg : 7700 x 3,5 = 26 950 (đồng)
 	ít hơn: 38 500 – 26 950 = 11 550 (đồng)
- Dạy cá nhân: Muốn biết mua ... ít hơn... phải tìm gì? Dựa cách giải dạng toán nào?
Kiến thức: giải toán có liên quan đến rút về đơn vị và trình bày bài toán có lời văn 
Bài 4/ 62 : 
a) Tính - so sánh giá trị
 - H làm nháp – So sánh già trị – Rút ra tính chất: (a + b) x c = a x c + b x c
b) Tính thuận tiện
- H làm nháp – chữa bảng phụ.
Kiến thức: Bước đầu biết và vận dụng quy tắc nhân 1 tổng các số thập phân với 1 số thập phân .
*HĐ4. Củng cố :
- Hệ thống kiến thức .
- Nhận xột giờ học
 *Dự kiến sai lầm:
- Bài 4.b hs vận dụng t/ c chậm, sai .
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Đạo đức
Kính già, yêu trẻ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
 - Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
 - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
 - Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ, không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Chuẩn bị đồ dùng để đóng vai
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
- Qua câu chuyện "Sau đêm mưa" em rút ra điều gì? 
- Phải biết quan tâm giúp đỡ người già và em nhỏ, kính già, yêu trẻ.
- Hành vi nào thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ?
- Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già, dùng hai tay đưa vật gì đó cho người già, 
- Kể chuyện cho em nhỏ nghe, nhường ghế cho em nhỏ và người già...
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Làm bài tập 1/SGK-21 (6-8')
*Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ..
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và nêu yêu cầu bài tập 1.
- Nêu yêu cầu 
- Thực hiện yêu cầu vào SGK
- HS trình bày.
- Nhận xét
- Chốt lời giải đúng: Thể hiện tình cảm..: a, b, c; chưa thể hiện ...: d
- Vì sao hành vi d là chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ?
-... vì quát nạt em nhỏ không phải là hành vi yêu thương ...
*Kết luận: Chúng ta phải thường xuyên có những hành động và việc làm như: Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già, dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già... đó chính là biểu hiện tình cảm kính già yêu trẻ.
 Hoạt động 2: Làm bài tập 3-4/SGK (5-6')
*Mục tiêu: Học sinh biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, đọc thầm yêu cầu và tìm câu trả lời em biết
- Nghe yêu cầu 
- Thực hiện yêu cầu vào sách giáo khoa
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét
*Kết luận: Ngày dành cho người cao tuổi là 1/10. Ngày dành cho trẻ em là 1/6. Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi. Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội TNTP HCM.
 Hoạt động 3: Đóng vai ( bài tập 2/ 21) (14-16')
*Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu và đọc các tình huống.
- Nêu 
- Chia lớp thành các nhóm. Phân công các nhóm xử lý và đóng vai một tình huống
- Nghe yêu cầu
- Nhóm thảo luận tìm cách giải quyết và đóng vai
- Đại diện nhóm lên thể hiện: a: nên dừng lại, dỗ và hỏi ...
B: Hướng dẫn các em cùng chơi..
C: Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già...
- Nhận xét
- Cách giải quyết của nhóm bạn đã được chưa? Em còn cách giải quyết khác không?
- Trả lời
*Kết luận: Khen nhóm đóng hay và giải quyết đúng...
 - Ghi nhớ SGK/20: 3-5 HS đọc
 Hoạt động 4: Củng cố (2-3')
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
Luyện từ và câu
Tiết 25 - Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường.
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường.
2. Hiểu những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường .
3. Viết được đoạn văn có đề tài ngắn với nội dung bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
*HĐ3. Hướng dẫn luyện tập 
 ... hân cho 1 số tự nhiên .
Bài 2: Tìm số dư (7- 8/)
a) G đưa ví dụ: 22,44 : 18 = ?
- H làm bảng con : Nêu thương – số dư
 So sánh số dư với số chia
 Nêu cách thử lại
Kiến thức: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên . Xác định số dư trong phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên . 
Bài 3 Đặt tính rồi tính (8- 9/) : 
- H làm bảng con
Kiến thức: : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên mà còn dư .
Bài 4. (6- 7/) : 
H làm vở- chữa bảng phụ
 (52,9 : 14) x 21 = 38,85(m)
Kiến thức: Giải bài toán về quan hệ có liên quan đến phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên và trình bày bài toán có lời văn .
*Dự kiến sai lầm:
H nêu số dư sai
*HĐ4. Củng cố :
Hệ thống kiến thức .
Nhận xột giờ học
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Khoa học
Tiết 26. Đá vôi .
I . Mục tiêu:
Giúp H :
- Kể tên một số vùng đá vôi , hang động của chúng .
- Nêu ích lợi của đá vôi .
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi .
II. Đồ dùng dạy học :
 - Hình minh hoạ SGK /54, 55 . 
- Một vài mẫu đá vôi , đá cuội , giấm chua hoặc a - xít ; tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động .
- Phiếu học tập .
III.Các hoạt động dạy học.
 A. KTBC: (2- 3/)
? Em hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm?
? Trong thực tế người ta dùng nhôm và hợp kim của nhôm để làm gì ?
B .Dạy họcbài mới.
* HĐ1 : Làm việc với các thông tin , tranh ảnh sưu tầm được (10- 12/)
* Mục tiêu : ý 1,2 mục I
*Cách tiến hành:
Bước 1 :Làm việc theo nhóm
G yêu cầu các nhóm viết tên hoặc dán ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy , nếu không sưu tầm đựoc thì các em kể tên một số vùng núi đá vôi mà các em biết . Thư kí ghi lại kết quả .
Bước 2 : Làm việc cả lớp
G gọi một số nhóm trình bày 
Kết luận : Một số vùng có đá vôi , ích lợi của chúng
* HĐ2: Làm việc với vật mẫu hoặc quan sát hình (15- 17/)
 * Mục tiêu : ý 3 mục I 
 * Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
? Nhóm trưởng điều khiển các thành viên của nhóm mình làm thực hành theo hướng dẫn ở mục Thực hành hoặc quan sát hình 4, 5 trang 55 SGK, ghi vào bảng sau :
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ sát một hòn đá cuội vào một hòn đá cuội 
1. Nhỏ vài giọt giấm lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
- G đi đến các nhóm giúp đỡ .
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- G gọi một số nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả .
- G uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích chưa chính xác . 
Kết luận : Tính chất của đá vôi
HĐ3. Củng cố ,dặn dò. (2- 3/)
- HS đọc mục “Bạn cần biết” SGK /55
? Muốn biết một vật có phải là đá vôi không em làm thế nào ?
- Chuẩn bị bài sau : Gốm xây dựng : Gạch , ngói.
- 2 H trả lời
- H làm việc theo yêu cầu của G 
+ Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng : Hương Tích ( Hà Tây ), Bích Động ( Ninh Bình ), 
+ ích lơị : lát đường , xây nhà , nung vôi , sản xuất xi măng, 
- đại diện nhóm trả lời , lớp nhận xét .
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu :
- đại diện nhóm trả lời , lớp nhận xét .
- 2 H đọc
______________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Thể dục
Động tác nhảy. Trò chơi "Chạy nhanh theo số"
I. Mục tiêu:
 - HS chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số ". Yêu cầu chơi chủ động và nhiệt tình.
 - Ôn 6 động tác đã học, học động tác nhảy. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường.
 - Phương tiện: Còi, vạch kẻ sân
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ.Lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu
6 - 10 /
*
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu.
- Chạy quanh sân trường 
2 - 3/
1 - 2/
* * * * * * * *
* * * * * * * *
- Xoay các khớp 
1 - 2/
* * * * * * * *
- Trò chơi: " Tìm người chỉ huy"
1 - 2/
* * * * * * * *
2. Phần cơ bản
18 - 22/
a) Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân, động tác thăng bằng.
12 - 14/
- Tập cả 6 động tác
- Chia tổ tự ôn
- Học động tác nhảy:
5 - 6 lần
- Nêu tên và làm mẫu động tác ( L1: làm toàn bộ động tác, L2: vừa phân tích vừa làm mẫu chậm)
- HS tập riêng từng đ/ tác
- HS tập, giáo viên hô
- Cán sự hô
- Ôn 7 động tác đã học
- Chia tổ thực hiện
- Các tổ trình diễn, NX
b) Học trò chơi "Chạy nhanh theo số"
10 - 12/
- Nêu tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi. 
3 - 4 lần
- Tập hợp đội hình hình quạt; Học sinh chơi
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ chơi nhiệt tình, đúng luật.
3. Phần kết thúc
4 - 6/
*
- Đứng tại chỗ thả lỏng
1 - 2/
* * * * * * * *
- Giáo viên hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá khen ngợi
1- 2/
* * * * * * * *
* * * * * * * *
HS và giao bài tập về nhà.
1- 2/
* * * * * * * *
Tập làm văn
Tiết 26 - Luyện tập tả người .
( Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về viết đoạn văn .
- Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập .
II. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Nêu cấu tạo của bài văn tả người ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
G nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
? Đọc thầm , xác định yêu cầu ?
? Đề bài yêu cầu gì ?
- G gạch chân các từ :viết đoạn văn , tả ngoại hình, người thường gặp.
? Đọc thầm phần hướng dẫn trong SGKđể timg hiểu cách viết đoạn văn theo yêu cầu của bài ?
? Làm bài vào vở ?
- G nhận xét , sửa chữa , cho điểm những em đạt yêu cầu .
*HĐ4. Củng cố , dặn dò:
- G nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Làm biên bản cuộc họp . 
- 1-2 H trả lời
- H đọc thầm
- viết đoạn văn tả ngoại hình một người mà em thường gặp .
- H đọc thầm 
- H suy nghĩ làm bài vào vở, đổi vở cho nhau để sửa bài giúp bạn .
- H đọc bài làm của mình, H khác nhận xét
_______________________________________________
Địa lí
Công nghiệp 
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
 - Chỉ được trên bản đồ sự phân bố một số ngành công nghiệp của nước ta.
 - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
 - Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng tàu...
 - Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Lược đồ Công nghiệp Việt Nam, Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:	
1. Kiểm tra bài cũ (3-5')
- Kể tên một số ngành công nghiêp của nước ta và sản phẩm của các ngành đó?
-... khai thác khoáng sản, điện ... than, dầu mỏ, quặng sắt ...
- Nêu đặc điểm của nghề thủ công của nước ta?
-... có nhiều và nổi tiếng như: Lụa Hà Đông, gốm sứ Bát Tràng ...
- Nêu các ngành công nghiệp, nghề thủ công nghiệp ở địa phương em?
- Học sinh kể
- Nhận xét, ghi điểm
2. Giới thiệu bài (1-2')
3. Bài mới (30-32')
3.1: Phân bố các ngành công nghiệp:
 Hoạt động 1: Làm việc theo cặp (10-11')
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3/SGK- 94
- Quan sát hình, thảo luận nhóm đôi
- Tìm những nơi có ngành công nghiệp khai thác Than, dầu mỏ, a - pa - tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện?
-... tìm trên lược đồ: Than: Quảng Ninh; Dầu mỏ: Biển đông ...
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam những nơi có các ngành công nghiệp?
- Quan sát bản đồ
- Tổ chức chơi trò chơi: 1 đội bên dưới nói tên địa phương khai thác gì. 1 đội có nhiệm vụ chỉ trên bản đồ Hành chính Việt Nam, đội nào không chỉ được đội đó bị trừ 1 điểm, đội nào tìm được thì cộng 1 điểm ...
-... chơi trò chơi " Tìm tên trên bản đồ"
- Nhận xét
- Công bố đội thắng cuộc
Kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp được phân bố ở nhiều nơi trên khắp đất nước ...
 Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (10-11')
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau:
- Tự làm bài
- Học sinh trình bày kết quả làm việc
- Chữa bài: 1- d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.
- Trình bày sự phân bố của các ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, nhiệt điện, thủ điện, ngành cơ khí, dệt may, thực phẩm?
A
B
Ngành công nghiệp
Phân bố
1. Nhiệt điện 
a. nơi có nhiều thác ghềnh 
2. Thuỷ điện 
b. Nơi có mỏ khoáng sản
3. Khai thác khoáng sản
c. Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
d. Gần nơi có than, dầu khí.
Kết luận: Những nơi có nhiều khoáng sản phù hợp với ngành công nghiệp đó phát triển...
3.2: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta:
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (10')
- Quan sát hình 3, cho biết nước ta có những trung tâm công nghiệp lớn nào?
-... Hải Phòng, TP HCM, Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai...
- Nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu học sinh đọc sơ đồ hình 4
- Đọc sơ đồ
- Dựa vào hình 4, em hãy nêu những điều kiện để Thành Phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
-... gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm, giao thông thuận lợi, ...
- Nhận xét.
Kết luận: Để trở thành trung tâm công nghiệp lớn cần có rất nhiều điều kiện 
 - Ghi nhớ: SGK/95: 3-5 HS đọc
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2-3')
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 65 . Chia một số thập phân cho 10,100,1000... .
I. Mục tiêu:
Giúp H :
- Biết và vận dụng được quy tắc chia 1 số thập phân cho 10 ,100, 1000 , 
II. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đặt tính rồi tính : 34,91 x 2,5
 H làm bảng con.
*HĐ2. Dạy học bài mới:
2.1Ví dụ 1
- G đưa phép tính 213,8 : 10
- H suy nghĩ tìm kết quả 
- G nhận xét kết quả đúng .
- H nhận xét về số bị chia và thương để rút ra cách chia nhẩm cho 10
2.3. H thực hiện VD2 vào bảng con
- H nhân xét về số bị chia và thương để rút ra cách chia nhẩm cho 100
? Muốn chia 1 nhẩm số thập phân cho 10, 100 , 1000 ,  em làm thế nào?
*HĐ3.Luyện tập thực hành
Bài 1 trang 66 : 
H làm b/c Pa) – Nêu cách nhẩm
H làm vở Pb) 
Kiến thức : - vận dụng được quy tắc chia 1 số thập phân cho 10 ,100, 1000 , 
Bài 2 trang 66 :
- H làm nháp , so sánh kết quả - Chữa bảng phụ
Kiến thức: củng cố quy tắc chia 1 số thập phân cho 10 ,100, 1000 , và quy tắc nhân 1 số thập phân với 0,1, 0,01 , . So sánh số thập phân 
Bài 3 trang 66 : 
H làm vở
 Còn lại : 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Kiến thức: giải và trình bày bài toán có lời văn có liên quân đến quy tắc chia 1 số thập phân cho 10 ,100, 1000 ,  
 *HĐ4. Củng cố :
Hệ thống kiến thức .
Nhận xét giờ học
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_13_nguyen_ngoc_kien.doc