Giáo án Ghép Lớp 1 + 3 Tuần 10 - GV: Hoàng Thị Bạch

Giáo án Ghép Lớp 1 + 3 Tuần 10 - GV: Hoàng Thị Bạch

TIẾT 1 : CHÀO CỜ

TIẾT 2 : TOÁN

Tiết 46 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I I. I- Mục tiêu:

- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước .

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút , chiều dài mép bàn , chiều cao bàn học .

 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác ).

* Đọc các yêu cầu BT.

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ghép Lớp 1 + 3 Tuần 10 - GV: Hoàng Thị Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng thị bạch -ghép 1+3 năm học 2009 - 2010
Tuần 10 
 Ngày soạn : 17 / 10 / 2009
 Ngày giảng : thứ 2 - 19 / 10 / 2009
 Lớp 1 Lớp 3
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2 + 3 : tiếng việt
Bài 39 : au - âu 
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc được vần au , âu, cây cau , cái cầu ; từ và câu ứng dụng .
- Viết được : au , âu, cây cau , cái cầu. 
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Bà cháu.
* Đọc câu ứng dụng.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1.
- Tranh minh hoạ SGK .
III - Các hoạt động dạy - học:
 Tiết 1
A - ổn định tổ chức .
B - Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc:
- Đọc câu ứng dụng trong SGK
- Nêu nhận xét sau KT 
C - Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2 - Dạy học vần : au
a. Nhận diện vần :
- Gv : Ghi bảng : au.
- Đọc trơn vần.
- Cấu tạo vần .
- So sánh vần au với ao ?
- Phân tích vần au ?
b. Đánh vần :
- Đánh vần au .
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá:
- Hs đọc trơn
- Phân tích tiếng cau .
- Đọc đánh vần tiếng cau
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Từ khoá:
- Gv giới thiệu tranh 
- Ghi bảng : cây cau .
- Phân tích từ.
- Cho Hs đọc: au , cau , cây cau .
c. Viết:
- Gv: Viết mẫu, nêu quy trình viết
- Gv nhận xét, chỉnh sửa
âu : ( Quy trình tương tự )
a. Nhận diện vần:
- So sánh vần âu với au
Giống: Đều kết thúc bằng u .
ạ: âu bắt đầu bằng â .
b. Đánh vần:
c. Viết: Lưu ý Hs nét nối giữa các con chữ
d. Đọc từ ứng dụng :
- Ghi bảng từ ứng dụng
- Gv đọc mẫu & giải nghĩa 1 số từ .
Rau cải: Là loại rau thường có lá ta mềm để nấu canh
Lau sậy: Là loại cây thân xốp; hoa trắng tựa thành bông.
Sậy: Cây có thân và lá dài mọc ven bờ nước.
Sáo sậu: là loại sáo đầu trắng, cổ đen, lưng mầu nâu.
-Hs đọc
- Gv : Theo dõi , chỉnh sửa .
- Cho Hs đọc lại toàn bài .
* Nx chung tiết học .
Tiết 2
3. Luyện tập :
a. Luyện đọc :
+ Đọc lại bài tiết 1 .
- Gv nx, chỉnh sửa .
+ Đọc câu ứng dụng .
- Cho Hs quan sát tranh.
- Trong tranh vẽ gì ?
- Y/c Hs tìm và phân tích tiếng có chứa vần trong câu ứng dụng .
- Khi gặp dấu phẩy em phải chú ý điều gì ?
-Hs đọc
- Gv đọc mẫu
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
b. Luyện viết:
- Khi viết vần , từ trong bài , em cần chú ý điều gì ?
- Gv theo dõi, uốn nắn Hs yếu .
- Chấm 1 số bài & Nx 
c. Luyện nói theo chủ đề 
- Y/c Hs nêu chủ đề luyện nói .
- HD & giao việc .
+ Gợi ý:
- Trong tranh vẽ gì ?
- Người bà đang làm gì ?
- Hai cháu đang làm gì ?
- Trong nhà em ai là người nhiều tuổi nhất ?
- Bà thường dạy các cháu điều gì ?
- Em có quý Bà không ?
- Em đã giúp Bà những việc gì ? 
4. Củng cố - dặn dò :
- Cho Hs đọc lại bài .
- Nx chung giờ học .
- Xem trước bài 40 .
-----------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức
Tiết 9: 
Lễ phép với anh chị - nhường nhịn em nhỏ (T2 )
A- Mục tiêu:
- Biết : Đối với anh , chị cần lễ phép , đối với các em nhỏ cần nhường nhịn .
- Yêu quý anh chị trong gia đình .
- Biết cư xử lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày . 
ờ Biết vì sao cần lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ . 
- Biết phân biệt các hành vi , việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ.
B- Tài liệu - Phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức 1
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Kiểm tra bài cũ:
II- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài ( trực tiếp )
2- Hoạt động 1:
HS trình bày và thực hiện hành vi ở nhà?
- GV gọi một HS có số anh, chị, em trình bày trước lớp việc mình đã vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
-Em đã vâng lời nhường nhịn ai chưa?
- Khi đó việc gì xảy ra?
- Em đã làm gì?
- Tại sao em làm như vậy?Tên là gì? Mấy tuổi? Học lớp mấy? Em nhỏ như thế nào?
- Cha mẹ đã khen anh em, chị em như thế nào?
+ GV nhận xét và khen ngợi những HS biết vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Kết quả như thế nào?
- GV nêu nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi trong tranh.
- HS các cặp HS làm bài tập 3 (với tranh 3,4,5).
- Trong từng tranh có những ai?
- Họ đang làm gì?
- Việc nào đúng thì nối trang đó với chữ "Nên", việc làm nào sai thì nối tranh đó với "Không nên".
- Yêu cầu HS trình bày kết quả theo tranh.
- GV kết luận theo từng tranh.
Tranh 1:
Hai chị em bảo nhau cùng làm việc nhà, đó là việc làm tốt cần nối tranh 3 với chữ "Nên"
Tranh 4:
Hai chị em đang dành nhau quyển sách, như vậy chị chưa biết nhịn em, nối với "Không nên".
Tranh 5:
Mẹ đang dọn dẹp, nấu trong bếp em đòi mẹ, anh đến dỗ dành và chơi với em, anh đã biết dỗ em nối với "Nên".
4. Hoạt động 3:
- Trò chơi sắm vai theo BT2.
- GV HD các nhóm HS phân tích tình huống ở các tranh theo BT2 để sắm vai.
- Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
-Người chị, người anh cần phải làm những gì với quả táo, chiếc ô tô đồ chơi.
- Hãy phân vai cho nhau để thể hiện điều đó qua trò chơi.
- GV nhận xét chung và kết luận.
Tranh 1: Hai chị em chơi với nhau, được mẹ cho quả, chị cảm ơn mẹ sau đó cho em quả to và quả bé cho mình.
Tranh 2: Anh em chới trò chơi, khi anh đang chơi chiếc ô tô đồ chơi thì em mượn, anh phải nhường cho em.
5. Củng cố dặn dò.
- HD HS đọc phần ghi nhớ.
- NX chung giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 : Chào cờ
Tiết 2 : Toán 
Tiết 46 Thực hành đo độ dài
I I. I- Mục tiêu:
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước .
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút , chiều dài mép bàn , chiều cao bàn học .
 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác ).
* Đọc các yêu cầu BT.
II - Đồ dùng dạy - học :
thước thẳng HS và thước mét
III - Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: chữa bài 1b, 2, 3 SGK tr 46
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Bài 1: Hãy vẽ Đoạn thẳng có độ dài nêu ở bảng 
+ 1HS nêu yêu cầu
+HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
+ Cả lớp tự thực hành vẽ Đoạn thẳng rồi đổi chéo vở chữa bài.
Bài 2: Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm
+HS tự làm và chữa miệng.
Bài 3: Ước lượng chiều dài Đồ vật, đo độ dài của chúng rồi điền vào bảng 
-Hướng dẫn HS dùng mắt để ước lượng Độ dài.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm thực hành
Lưu ý HS khi áp sát thước không được lệch.
-HS ghi kết quả ước lợng vào bảng.
Mỗi HS lấy 1 thước thẳng HS để thực hành đo bút chì, mỗi bàn dùng thước mét hoặc thước dây
thực hành đo chiều dài mép bàn học, chiều cao chân bàn học (HS lần lượt tự tay mình đo và đọc kết quả đo, sau đó thống nhất kết quả đo ở nhóm rồi về chỗ ghi kết quả vào VBT). 
-Tuyên dương những HS ước lượng tốt.
3.Củng cố -Dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà luyện thực hành đo chiều dài một số đồ dùng trong nhà và chuẩn bị cho giờ học sau.
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------
Tiết 3 : đạo đức 
Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn
I. Mục tiêu: 
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui , buồn .
- Nêu được một vài việc cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn . 
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày .
ờ Hiểu được ý nghĩa của việc chia sể vui buồn cùng bạn .
* Đọc các yêu cầu và nội dung BT.
II. Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập Đạo đức 3.
-Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai - BT4
- Thảo luận cả lớp.
- GV kết luận: các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
 Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ
- GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên-BT3.
- Các HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.
Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
-----------------------------------------------
Tiết 4 + 5 : tập đọc - kể chuyện
Giọng quê hương (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
A. tập đọc
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm , thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện .
- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương , với người thân qua giọng nói quê hương thân quen . ( trả lời được các câu hỏi SGK ). 
B. Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ .
ờ - Trả lời được câu hỏi 5. 
 - Kể được cả câu chuyện .
* Đọc nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
III. Các hoạt động dạy - học:
A .ổn định tổ chức . 
B . Kiểm tra bài cũ .
C . Bài mới . 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài:
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp: Theo dõi HS đọc, nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp .
+ Giúp HS nắm nghĩa các từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 3 giọng nhẹ nhàng, cảm xúc.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HD HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi:
 SGK tr.77
* Nội dung bài :
4. Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- Chia lớp thành các nhóm 2, tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: 
2.Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ.
- Gợi ý như SGK.
b. Kể lại các sự việc ứng với từng tranh.
- HDHS kể lần lượt theo từng tranh .
c. Từng cặp HS tập kể.
- Theo dõi, hướng dẫn HS kể.
d. HD HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Ngày soạn : 18 / 10 / 2009
 Ngày giảng: thứ 3 - 20 / 10 / 2009
Tiết 1 + 2 tiếng việt 
 Bài 40 : iu - êu
I - Mục đích yêu cầu
- Đọc được : iu , êu, lưỡi rìu , cái phễu; từ và câu ứng dụng .
- Viết được : iu , êu, lưỡi rìu , cái phễu.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Ai chịu khó .
* Đọc từ và câu ứng dụng.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ SGK .
III - Các hoạt động dạy - học :
A - ổn định tổ chức 
B - Kiểm tra bài cũ:
- Vi ... ết dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn ( BT3 ).
* Đọc các yêu cầu của bài.
B - Đồ dùng dạy - học.
-Bảng lớp viết sẵn đoạn văn trong BT3 .
C - Các hoạt động dạy - học 
A . ổn định tổ chức . 
B . Kiểm tra bài cũ .
C . Bài mới . 
1. Nêu MĐYC của tiết học : 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV giới thiệu tranh (ảnh) cây cọ để giúp HS hiểu hình ảnh thơ trong BT.
b. Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS dựa vào SGK trao đổi thep cặp.
- GV chốt lại lời giải đúng.
c. Bài tập 3:
- GV mời 1 HS lên bảng.
3. Củng cố dặn dò:
- GV biểu dương những HS học tốt
 -----------------------------------------
Tiết 3 :TỰ NHIấN XÃ HỘI
Bài 20 : họ nội - họ ngoại 
I - Mục tiêu
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội , ngoại và biết cách xưng hô . 
ờ Biết giới thiệu về họ hàng nội , ngoại của mình .
* Đọc các nội dung bài .
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới;
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
+ Hoạt động 1:Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV chia nhóm 
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi 
VD Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai.
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV gọi 1 số nhóm lên trình bày ?
- GV hỏi 
- Những người thuộc họ nội gồm ai?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm ai?
- GV gọi HS nêu kết luận 
- GV nhắc lại KL trong SGK 
2. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại 
* Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV giúp HS hiểu: Mỗi người ngoài bố mẹ, anh chị em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
3. Hoạt động 3: Đóng vai 
* Mục tiêu biết cách ứng sử thân thiện với họ hàng của mình 
Tiến hành 
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn 
+ GV chia nhóm và nêu yêu cầu 
Bước 2: Thực hiện 
+ Em có nhận xét về cách ứng xử trong TH vừa rồi?
+ Tại sao chúng ta yêu qúi những người họ hàng của mình 
+ GV nêu kết luận (SGK)
IV Củng cố - dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài 
- Đánh giá tiết học
------------------------------------------
 Ngày soạn : 21 / 10 / 2009
 Ngày giảng : thứ 6 - 23 / 10 / 2009
Tiết 1 + 2 : tiếng việt
Bài 41 : iêu - yêu
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc được vần iêu , yêu , diều sáo , yêu quý ; từ và câu ứng dụng .
- Viết được: iêu , yêu , diều sáo , yêu quý . 
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Bé tự giới thiệu .
* Đọc câu ứng dụng.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1.
- Tranh minh hoạ SGK .
III - Các hoạt động dạy - học:
 Tiết 1
A - ổn định tổ chức .
B - Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc:
- Đọc câu ứng dụng trong SGK
- Nêu nhận xét sau KT 
C - Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2 - Dạy học vần : iêu
a. Nhận diện vần :
- Gv : Ghi bảng : iêu.
- Đọc trơn vần.
- Cấu tạo vần .
- So sánh vần iêu với êu ?
- Phân tích vần iêu?
b. Đánh vần :
- Đánh vần iêu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá:
- Hs đọc trơn
- Phân tích tiếng diều.
- Đọc đánh vần tiếng diều
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Từ khoá:
- Gv giới thiệu tranh 
- Ghi bảng : diều sáo .
- Phân tích từ.
- Cho Hs đọc: iêu , diều , diều sáo
c. Viết:
- Gv: Viết mẫu, nêu quy trình viết
- Gv nhận xét, chỉnh sửa
Yêu : ( Quy trình tương tự )
a. Nhận diện vần:
- So sánh vần yêu với iêu
Giống: Đều kết thúc bằng u .
ạ: yêu bắt đầu bằng y .
b. Đánh vần:
c. Viết: Lưu ý Hs nét nối giữa các con chữ
d. Đọc từ ứng dụng :
- Ghi bảng từ ứng dụng
- Gv đọc mẫu & giải nghĩa 1 số từ .
-Hs đọc
- Gv : Theo dõi , chỉnh sửa .
- Cho Hs đọc lại toàn bài .
* Nx chung tiết học .
Tiết 2
3. Luyện tập :
a. Luyện đọc :
+ Đọc lại bài tiết 1 .
- Gv nx, chỉnh sửa .
+ Đọc câu ứng dụng .
- Cho Hs quan sát tranh.
- Trong tranh vẽ gì ?
- Y/c Hs tìm và phân tích tiếng có chứa vần trong câu ứng dụng .
- Khi gặp dấu phẩy em phải chú ý điều gì ?
-Hs đọc
- Gv đọc mẫu
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
b. Luyện viết:
- Khi viết vần , từ trong bài , em cần chú ý điều gì ?
- Gv theo dõi, uốn nắn Hs yếu .
- Chấm 1 số bài & Nx 
c. Luyện nói theo chủ đề 
- Y/c Hs nêu chủ đề luyện nói .
- HD & giao việc .
+ Gợi ý:
- Trong tranh vẽ gì ?
- Các em có biết các bạn trong tranh đang làm gì ?
- Ai tự giới thiệu về mình nhỉ ?
- Em hãy tự giới thiệu về mình cho cả lớp cùng nghe ?
- Hãy TL những câu hỏi sau của cô nhé ?
- Em tên là gì ?
- Năm nay em bao nhiêu tuổi ? 
- ..?
4. Củng cố - dặn dò :
- Cho Hs đọc lại bài .
- Nx chung giờ học .
- Xem trước bài 42
-------------------------------------------------
Tiết 3 : Toán 
 Phép trừ trong phạm vi 5
I - Mục tiêu
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 5 ; biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ .
* Đọc các phép tính 
II - Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, một số chấm tròn, lá . 
HS : que tính .
III - Các hoạt động dạy - học:
A . KTBC
- Cho học sinh lên bảng : 4 - 2 - 1 =
 3 - 1 +2 =
- cho dưới lớp làm vào bảng con.
B . Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5
+ Bước 1: Giới thiệu lần lượt các phép trừ: 5 - 1 = 4; 5 - 2 = 3; 5 - 3 = 2; 5 - 4 = 1
(Tương tự như giá trị phép trừ trong phạm vi 3 & 4)
VD: Giới thiệu phẻp trừ : 5 - 1 như sau
- Cho học sinh quan sát hình vẽ
- cho học sinh nêu phép tính tương ứng
- GV ghi bảng: 5 - 1 = 4
- Yêu cầu học sinh đọc 
- Cuối cùng học sinh giữ lại:
 5 - 1 = 4 5 - 3 = 2
 5 - 2 = 3 5 - 4 = 1
+ Bước 2: Tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng trừ bằng cách chocác em đọc một vài lượt rồi xoá dần các số, đến xoá từng dòng
+ Bước 3: HD cho học sinh biết mối quan hệ giữa phép cộng và trừ.(So sánh thứ tự như phép cộng trong pham vi 4 )
3. Luyện tập 
Bài 1: - Bài yêu cầu gì?
Giáo viên hướng dẫn giao việc
Giáo viên nhận xét sửa sai
 Bài 2: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài 
- HD và giao việc 
 Ghi bảng
 1 + 4= 5 5 - 1= 4
 4 +1 = 5 5 - 1 = 4
- Trong các phép tính trên có những số nào?
- Chúng có đứng ở vị trí giống nhau không?
- GV chỉ vào phép tính rồi nói: Một cộng 4 bằng năm, ngược lại năm trư một bằng 4. Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài3: Bảng con:
- Cho 3 học sinh lên bảng, dưới lớp làm vào bảng con theo tổ .
- GV nhận xét, chỉnh sửa
 Bài 4: 
- cho HS quan sát từng phần, nêu đề toán và viết phép tính thích hợp .
- GV nhận xét, ghi điểm .
4. Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh thi đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 5 
- Đại diện tổ nào đọc thuộc, to sẽ thắng
- NX chung giờ học
TiếT 1 :TOáN 
Tiết 50 bài toán giải bằng hai phép tính
I - Mục tiêu:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính .
ờ BT 2 .
* Đọc các yêu cầu BT
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1.Bài cũ: Chữa bài 1, 2 SGK tr 45 và bảng đơn vị đo độ dài.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính
Bài toán 1:
+Giới thiệu bài toán
Vẽ sơ đồ tóm tắt như SGK tr 50 lên bảng
+Yêu cầu HS trình bày bài giải như trong SGK tr 50.
Nêu lại bài toán 1 nhưng chỉ có một câu hỏi b)
Bài toán 2:
 +Giới thiệu bài toán
Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tóm tắt như SGK tr 50 lên bảng
-Hướng dẫn HS trình bày bài giải như trong SGK tr 50
+Giới thiệu bài toán này được gọi là bài toán giải bằng hai phép tính và ghi bảng tên bài học.
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
ờ Bài 2: Giải toán 
HS đọc đề bài, phân tích nhận dạng bài toán, quan sát sơ đồ tóm tắt rồi trình bày bài giải (tương tự như bài toán 2)
Bài 1: Giải toán 
1HS lên bảng làm bài.
HS đọc đề bài, phân tích nhận dạng bài toán, quan sát sơ đồ tóm tắt rồi trình bày bài giải
Bài 3: Lập bài toán theo tóm tắt rồi giải
Chốt đề bài đúng
Chữa bài và cho điểm HS.
3.Củng cố -Dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về giải toán bằng hai phép tính 
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------
TIết 2 : chính tả ( Nghe viết )
 Quê hương
 Phân biệt et/oet, l/n, dấu hỏi/dấu ngã
A - Mục đích yêu cầu:
- Nghe - Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . 
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần et/ oet (BT 2). 
- Làm đúng BT3.
* Đọc các yêu cầu BT
B - Đồ dùng dạy - học.
- Bảng lớp viết từ ngữ của BT2.
C - Các hoạt động dạy - học 
I.ổn định tổ chức . 
II.kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC
2. Hướng dẫn viết chính tả:
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc rõ ràng 3 khổ thơ 1 lần.
- Giúp HS nắm nội dung và cách trình bày:
 +Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương
 +Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?.
2.2. Đọc cho HS viết:
- GV đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
2.3. Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại cả bài.
- Chấm một số vở, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
3.1. Bài tập 1:
- Nêu yêu cầu của bài
 - HD HS nhận xét, đánh giá kết quả.
- Chốt lại lời giải đúng.
3.2. Bài tập 2: (BT lựa chọn chỉ làm 2a hoặc 2b).
- Chốt lại lời giải đúng.
- Kết hợp củng cố cách viết phân biệt l/n hoặc thanh hỏi, ngã, nặng
4. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS học thuộc lòng các câu đố 
----------------------------------------------
TIếT 3 . TậP Làm văn 
Bài: Tập viết thư và phong bì thư
I. Mục đích – yêu cầu:
- Biết viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu ) để thăm hỏi , báo tin cho người thân dựa theo mẫu ( SGK ) ; bết cách ghi phong bì .
II. Đồ dùng dạy – học:
-Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở BT1 (SGK).
-Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
-Giấy rời và phong bì thư (HS tự chuẩn bị) để thực hành ở lớp.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. kiểm tra bài cũ.
- 1 HS đọc bài Thư gửi bà, nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV gọi 1 HS làm mẫu nói về bức thư mình sẽ viết.
- 4, 5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai?
- 1 HS khá giỏi kể mẫu một vài câu.
- HS thực hành viết bức thư trên giấy rời.
- GV mời một số em đọc thư trước lớp. GV nhận xét chấm điểm những lá thư hay, rút kinh nghiệm chung.
b. Bài tập 2:
- HS đọc BT2, quan sát phong bì viết mẫu trong SGK.
- HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- 4, 5 HS đọc kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- 2, 3 HS nhắc lại cách viết 1 bức thư.
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ghep tuan 10.doc