Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa

Luyện đọc: Chiếc máy bơm.

 I . Mục tiêu:

 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc đúng các từ ngữ : Ac-si-mét; các từ ngữ : múc nước, ruộng nương, chảy ngược lên, trục xoắn,

- Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Ác-si-mét

 2 . Rèn kĩ năng đọc -hiểu :

- Hiểu các từ ngữ trong bài (tính tới tính lui, đinh vít).

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ac- si-mét – nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của người nông dân. Bằng óc sáng tạo và lao động cần cù, ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch báo giảng buổi chiều tuần 22 
Thứ
Tiết
Môn học
Bài dạy
Thứ ba
31/1/2012
1
2
3
4
Tập viết
Luyện đọc
Toán
Tự chọn
Ôn chữ hoa P ( tiếp theo).
Chiếc máøy bơm.
Ôn tập
Ôn tập toán chữa bài tập tết.
Thứ năm
2/2/2012
1
2
3
4
TN- XH
Toán 
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Rễ cây ( tiếp theo).
Ôn tập.
Ôâân luyện từ câu.
 Chữa bài tập tết
 Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012.
Tập viết:
Ôn chữ hoa P, (Ph) (tiếp )
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh mẫu chữ hoa P (1dòng), Ph,B (1dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu(1dòng) và viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang....vào Nam1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II ,Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ viết hoa P. Tên riêng Phan Bội Châu và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li. 
Vở tập viết, bảng con, phấn ...
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét – Ghi điểm 
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
Nêu MĐ YC của tiết học - Ghi tựa
2.Hướng dẫn viết trên bảng con 
a. luyện viết chữ hoa 
 ? Tìm các chữ hoa có trong DT riêng ?
Yêu cầu HS viết chữ Ph.
b. HS viết từ ứng dụng : 
GV giới thiệu :Phan Bội Châu (1867- 1940): là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỷ XX của Việt Nam. ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
 * Lưu ý cách viết tên riêng .
c. HS viết câu ứng dụng 
GV giúp các em hiểu các địa danh trong câu ca dao: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, dàikhoảng 60 km, rộng từ 1-6 km. đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giửa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẳng, cao 1444m dài 20 km cách Huế 71,6km
 HS đọc câu ứng dung 
GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Câu tục ngữ khuyên ta phải đoàn kết gắn bó với nhau, thương yêu nhau 
 Hướng dẫn viết vào vở Tập viết :
GV nêu yêu cầu :
+ Viết chữ P, Ph, B :1 dòng cở nhỏ.
+ Viết tên Phan Bội Châu 2 dòng cở nhỏ.
+ Viết câu ca dao :2 lần.
GV nhắc nhở HS viết đúng chữ mẫu, tư thế ngồi ngay ngắn, giữ đúng khoảng cách từ mặt bàn.
Chấm chữa :
- Chấm nhanh 5-7 bài .
- Nhận xét rút kinh nghiệm .
C. . Củng cố dặn dò:
- Thưởng trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Nhận xét, khen đội thắng cuộc 
- Nhắc HS luyện viết ở nhà, học thuộc câu ứng dụng. Chuẩn bị bài tiếp theo.
- 3 HS lên bảng viết.từ và câu ứng dụng 
Cả lớp viết bảng con :Lãn Ông, Ổi. 
- 3 HS nhắc lại .
- HS tìm được các chữ :P (Ph) B , C, (Ch,) T , G (Gi), D, H, V, N.
- HS nhắc lại cách viết .
HS viết bảng con 
Ph, T, V. C
HS viết bảng con 
HS viết bảng con các chữ Phá; Bắc
- HS viết bài vào vở 
- 2 đội lên thi đua viết câu ứùng dụng.
- Nhận xét chọn đội thắng cuộc
 Luyện đọc: Chiếc máy bơm.
 I . Mục tiêu:
 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc đúng các từ ngữ : Aùc-si-mét; các từ ngữ : múc nước, ruộng nương, chảy ngược lên, trục xoắn,  
Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Ác-si-mét
 2 . Rèn kĩ năng đọc -hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài (tính tới tính lui, đinh vít). 
Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Aùc- si-mét – nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của người nông dân. Bằng óc sáng tạo và lao động cần cù, ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người. 
II .Chuẩn bị:
Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc SGK (phóng to)
III . Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A . Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ 
 - GV nhận xét – Ghi điểm 
C .Bài mới :
 1. Gv giới thiệu bài - Ghi tựa
2 .Luyện đọc :
a). GV đọc bài : giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng. Sau đó nói về Ác-si-mét, một nhà bác học nổi tiếng của người Hi Lạp cổ đại, sống cách đây 2000 năm.
* HS luyện đọc 
 - Đọc từng câu 
GV viết bảng : Ác-si-mét 
b) . Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghìa từ :
GV chốt kết luận bài văn có thể chia thành 3 đoạn. 
+ GV nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng Ác-si-mét.
+ Giúp các em hiểu một số từ ngữ chưa hiểu 
+ Đặt câu với từ tính tới tính lui ?
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc cho đúng .
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Nông dân tưới nước cho ruộng vất vả như thế nào ? 
+ Ác-si-mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó ? 
+ Hãy tả chiếc máy bơm của Ác-si-mét ? 
+ Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của Ác-si-mét còn được sử dung như thế nào ? 
+ Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên của loài người ra đời ? 
+ Em thấy có điểm giống nhau giữa hai nhà khoa học Ác-si-mét và Ê-đi-xơn ? 
 4.Luyện đọc lại :
- GV đọc diễn cảm đoạn văn. Hướng dẫn HS đọc 
- GV và lớp nhận xét .
 D.Củng cố - Dặn dò : 
GV hỏi lại bài 
GV nhận xét tiết học .
Về đọc trước bài “Nhà ảo thuật” 
 3 HS đọc bài Cái cầu và trả lời các câu hỏi. 
- 3 HS nhắc lại 
Lớp lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- 2 HS đọc Ác-si-mét 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài 
- 3 HS đọc chú giải cuối bài 
 Mẹ em tính tới tính lui mãi mới quyết định mua thêm một con búp bê. 
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm .
- 2 HS thi đọc cả bài 
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 
-1 HS đọc. Cả lớp thầm đoạn 1 
 Họphải múc nước sông vào ống, rồi vác lên 
 anh nghĩ phải .
- 1HS đọc. Cả lớp đọc thầm đoạn 2
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc bài Đó là một đường ống có hai cửa 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc đoạn cuối bài trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
nhờ óc sáng tạo và tình thương yêu của Ác-si-mét với những người nông dân. Ông muốn làm gì đó giúp họ lao động đỡ vất vả. 
Hs thảo luận và trả lời.
4 HS đọc thi đoạn văn 
2 HS đọc cả bài 
- Lớp theo dõi nhận xét – bình chọn cá nhân đọc hay nhất. 
 Toán: 
 Ôn tập
 I. Mục tiêu: - Giúp Hs củng cố vềcác tháng trong năm, số ngày trong tháng.
Biết xem lịch và tính ngày trong tháng.
Hoạt động dạy học:
 1. Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học
 2 .Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Dưới đây là tờ lịch tháng 7, tháng 8, tháng 9 năm 2005.
Tháng bảy - 2005.
Thứ hai
4
11
18
25
Thứ ba
5
12
19
26
Thứ tư
6
13
20
27
Thứ năm
7
14
21
28
Thứ sáu
1
8
15
22
29
Thứ bảy
2
9
16
23
30
Chủ nhật
3
10
17
24
31
Tháng tám – 2005
Thứ hai
1
8
15
22
29
Thứ ba
2
9
16
23
30
Thứ tư
3
10
17
24
31
Thứ năm
4
11
18
25
Thứ sáu
5
12
19
26
Thứ bảy
6
13
20
27
Chủ nhật
7
14
21
28
Tháng chín – 2005
Thứ hai
5
12
19
26
Thứ ba
6
13
20
27
Thứ tư
7
14
21
28
Thứ năm
1
8
15
22
29
Thứ sáu
2
9
16
23
30
Thứ bảy
3
10
17
24
Chủ nhật
4
11
18
25
Xem các tờ lịch trên rồi cho biết: 
 • Ngày 27 tháng 7 là thứ mấy? Tháng 7 có mấy ngày chủ nhật?
 • Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy? Là những ngày nào?
 • Ngày 2 tháng 9 là thứ mấy? Thứ năm cuối cùng của tháng 8
 • Ngày 30 tháng 9 là thứ mấy? Là ngày nào?
 • Ngày 1 tháng 10 là thứ mấy? Chủ nhật đầu tiên của tháng 10 
 • Ngày 30 tháng 6 là thứ mấy? Là ngày nào?
Bài tập 2:
Chủ nhật đầu tiên của một tháng nào đó là ngày 4. Hỏi tháng đó có mấy chủ nhật ? là những ngày nào?
Bài tập 3:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Ngày 28 tháng 5 là thứ sáu thì ngày 1 tháng 6 cùng năm đó là thứ mấy?
A . Chủ nhật B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư.
 Bài tập 4:
Vẽ hình tròn tâm O, bán kính 3cm . Vẽ đường kính AB của hình tròn đó.
Vẽ bán kính OM để được góc vuông có đỉnh O, cạnh OM, OA.Trong hình vẽ đó có mấy góc vuông?
 Gv cho Hs làm bài 
Chấm và chữa bài.
Hs chữa bài vào vở.
3. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
 Tự chọn: Ôn tập toán chữa bài tập tết 
 Bài 4:
Một trại chăn nuôi ngày thứ nhất bán được 2370 quả trứng, bán nhiều hơn ngày thứ hai 770 quả trứng. Hỏi cả hai ngày trại chăn nuôi đó bán được tất cả bao nhiêu quả trứng?
Bài 5:Một đội công nhân làm đường, ngày đầu họ làm được 645 m đường.Ngày thứ hai họ làm được số mét đường nhiều hơn số mét đường ngày thứ nhất đã làm. Hỏi cả hai ngày họ đã làm được bao nhiêu mét đường?
Bài 6:Có 7 chiếc xe chở hàng, mỗi xe chở được 924 thùng hàng. Người ta đã xếp số hàng đó vào 3 kho. Hỏi mỗi kho có bao nhiêu thùng hàng?
Bài 8: Một nhà máy có 3 phân xưởng may, mỗi phân xưởng có 2 tổ. Trong một tuần, mỗi tổ đã may được 1235 chiếc áo. Hỏi một tuần nhà máy đó đã may được bao nhiêu chiếc áo?
 Bài 9:Tâm mua 3 quyển vở, mỗi quyển vở giá 2800 đồng. Tâm đã đưa cho cô bán hàng 10000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải đưa lại cho Tâm bao nhiêu tiền?
Bài 10:Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 1028 m, chiều rộng bằng chiều dài.Tínhchu vi của khu đất đó?
Bài 11:Cho đoạn thẳng AB dài 95 mm, trên AB lấy điểm C sao cho CB dài 35 mm.
Trên AC lấy trung điểm M.Tính độ dài đoạn thẳng MC dài bao nhiêu xăng-ti –mét?
Gv cho Hs lần lượt lên bảng chữa bài. 
Gv nhận xét chốt kết quả đúng.
 Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2012.
Tự nhiên xã hội:
Rễ cây (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
 Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống cin người..
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 84, 85 SGK.
 Sưu tầm các loại rễ cây.
III/ Các hoạt động:
ABài cũ:Rễ cây (tiết 1). 
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng :
+ Mô tả đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm?
+ Mô tả đặc điểm của rễ phụ, rễ củ?
Gv nhận xét.
 B. Bài mới
	1.	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 2. Phát triển các hoạt động. ( ** )
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Nêu chức năng của rễ cây.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn theo gợi ý sau:
+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82 ?
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được ?
+ Theo bạn, rễ có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại
=> Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
- Mục tiêu: Kể ra được ích lợi của một số rễ cây.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Những rễ đó được sử dụng để làm gì?
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gv yêu cầu các cặp lên trình bày
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường.
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Hs thảo luận các câu hỏi..
- Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
- Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
- Hs quan sát.
- Hs làm việc theo cặp.
- Các cặp lên trình bày.
- Hs nhận xét.
C .Tổng kết– dặn dò. 
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Lá cây.
Nhận xét bài học.
Toán: Ôn tập.
Mục tiêu: Tiếp tục giúp học sinh ôn tập củng cố về tháng, năm.
Ôn tập về hình tròn vẽø được hình tròn có bán kính hoặc đường kính cho trước.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A: Bài cũ: Hs chữa bài ở VBT.
B. Bài mới:
1.Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phần 1: Gv hướng dẫn Hs làm bài tập ở vở luyện tập toán.
Gv cho Hs đọc lần lượt từng bài và làm bài.
Gv chấm bài và nhận xét.
Gv cho Hs chữa bài.
Gv chốt kết quả đúng.
Phần 2: Làm bài tập vào vở ghi:
Bài tập 1: Ngày 26 tháng 6 là chủ nhật thì ngày 30 tháng 5 cùng năm đó là thứ mấy?
Ngày 5 tháng 7 cùng năm đólà thứ mấy?
Gv cho Hs dựa vào số ngày của từng tháng để tìm đúng kết quả.
Bài tập 2: Biết rằng một tháng nào đó có 30 ngày và có 5 ngày chủ nhật. Hỏi chủ nhật đầu tiên của tháng đó có thể là ngày nào?
Bài tập 3: Vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm . Vẽ đường kính AB và đường kính CD vuông góc với nhau. Hãy viết tên các góc vuông đó. 
Gv nhận xet chốt kết quả đúng.
C. Củng cố dặn dò.Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
2 Hs chữa bài.
Hs lắng nghe.
Hs đọc bài lần lượt và làm bài.
Hs chữa bài 
Hs nhận xét đúng sai 
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc yêu cầu bài tập.
Làm bài vào vở.
2 Hs lên bảng chữa bài.
Hs làm bài 
Hs khác nhận xét bổ sung.
Chữa bài vào vở.
Hs vẽ hình ghi tên các góc vuông.
 Tiếng việt: Ôn tập.
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn về nhân hóa, tiếp tục ôn dấu phẩy.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A: Bài cũ: Hs chữa bài tiết trước.
B. Bài mới:
1. Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ tiết học.
2. Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Phần 1: Gv cho Hs làm bài tập ở vở luyện tiếng Việt.
Gv chấm bài và nhận xét.
Cho Hs chữa bài.
Gv chốt kết quả đúng.
Phần 2: Làm bài vào vở ghi:
Bài 1:
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trời nhô lên phía đằng đông, tỏa những tia nắng vàng ấm áp xuống làng quê. Chị Cỏ vươn vai choàng tỉnh giấc. Chị khẽ mỉm cười với giọt sương trong như ngọc bích đọng trên vạt áo xanh biếc của chị.
Sự vật nào được nhân hóa?..........
b)Sư vật đó được nhân hóa bằng cách nào?........................................
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : Ở đâu?
a)Bên bờ sông, nơi ba người hóa thân thành tảng đá và hai loại cây lạ, dân làng dựng miếu thờ, gọi là miếu: “ anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa”.
b)Ở Tây Nguyên, mỗi buôn làng đêàu dựng một nhà làng to, đẹp, chắc chắn gọi là nhà rông.
c)Ngôi trường mới của chúng tôi được xây trên khu đất rộng.
Gv chấm bài và nhận xét
C. Củng cố dặn dò: Hs về xem lại bài
Hs đọc bài làm tiết trước.
Hs lắng nghe.
Hs đọc yêu cầu từng bài và làm vào vở.
Hs chữa bài.
Hs khác nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc đoạn văn và tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn văn.
Hs điền vào chỗ trống.
Sự vật được nhân hóa là cỏ.
Nhân hóa bằng cách: Gọi cỏ bằng chị.
Tả cỏ bằng các từ tả người: vươn vai, choàng tỉnh giấc, khẽ mỉm cười.
Hs làm bài vào vở .
Hs làm bài vào vở.
Chữa bài 
Đổi chéo vở kiểm tra.
Tiếng Việt: Chữa bài tập tết
Bài 1: Chép đoạn văn sau và gạch dưới các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn văn:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn là màu vàng. Những màu vàng rất khác nhau. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó con gà con chó cũng vàng mượt.
 Bài 2: Dựa vào đoạn văn trên em hãy viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) tả lại làng quê em vào mùa xuân.
Bài 3: Điền tiếp bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Vào chỗ chấm thích hợp trong các câu sau:
Mùa xuân,cây cối đâm chồi nảy lộc.
Em được nghỉ tết vào ngày 20 tháng 1 năm 2012.
Đêm rằm,mặt trăng tròn vành vạnh.
Mùa đông, cây bàng trút hết lá chỉ còn lại những cành khẳng khiu.
 Bài 4: Chép đoạn thơ sau và gạch dưới câu có hình ảnh so sánh:
Trăng ơi từ đâu đến c) Khi vào mùa nắng
 Hay biển xanh diệu kì Tán bằng xòe ra 
Trăng tròn như mắt cá Như cái ô to
Chẳng bao giờ chớp mi. Đang làm bóng mát.
b)Trăng ơi từ đâu đêùn Bóng bàng tròn lắm
Hay từ một sân chơi Tròn như cái nong
Trăng tròn như quả bóng Em ngồi vào trong
Bạn nào đá lên trời. Mát ơi là mát.
Hs tự nêu 
Gv nhận xét
Bài 5: Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả lại khu vườn nhà em trong đó có dùng một số hình ảnh nhân hóa.
Bài 6: Viết một vài câu có mô hình : Ai – Thế nào? để tả từng sự vật sau:
Một bông hoa hồng vào buổi sáng.
Cô (hay thầy giáo) dạy lớp em.
Mẹ của em.
Một ngày hội ở trường em.
 Gv cho Hs đọc bài và nhận xét
Bài 7: Đọc đoạn văn sau và ghi lại các từ chỉ màu sắc đặc điểm vào chỗ trống cho phù hợp:
Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên minh cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nắngngột ngạt của trưa hè.Trước mặt Minh, đầm sen rộng menh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt.
Từ chỉ màu sắc:..
Từ chỉ đặc điểm:..
Hs đọc bài làm, Gv nhận xét
Chốt kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_22_buoi_chieu_hoang_thi_soa.doc