Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 11

Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 11

TUẦN 11

 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010

Buổi sáng: (Dạy bài thứ 5 - Tuần 10)

 Tiết 1: Thể dục

ÔN BỐN ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.

 Chơi trò chơi "Chạy tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

 1. Phần mở đầu

 GVnhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.

 Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát.

 Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. Đứng thành vòng tròn quay mặt vào nhau khởi động các khớp.

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng: (Dạy bài thứ 5 - Tuần 10)
 Tiết 1: Thể dục
Ôn bốn động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
I. Mục đích, yêu cầu
 Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 Chơi trò chơi "Chạy tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp
 1. Phần mở đầu
 GVnhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
 Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát.
 Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. Đứng thành vòng tròn quay mặt vào nhau khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản.
 - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lờn của bài thể dục phát triển chung.
 Chia tổ ôn luyện, do tổ trưởng điều khiển. GV đi đến từng tổ sửa một số động tác sai của HS. lần cuối cùng GV hô cho HS tập đồng loạt.
 - Tập 4 động tác đã học
 Cả lớp tập theo đội hình hai hàng ngang, GV vừa làm mầu vừa hô nhịp. Hô liên tục hết động tác này đến động tác kia. Trước khi chuyển động tác GV cần nêu tên động tác.
 Trong quả trình tập luyện, GV cần chú ý phát hiện một số lỗi sai HS thường mắc và cách sữa.
 - Chơi trò chơi "Chạy tiếp sức"
 GV cùng HS nhắc lại cách chơi, rồi tổ chức cho các em chơi. GV luôn nhắc nhỡ các em đoàn kết, giữ gìn kỹ luật, đảm bảo an toàn trong khi chơi.
3. Phần kết thúc
 Đi thường theo nhịp và hát.
 GV cùng HS hệ thống lại bài.
Tiết 2: Chính tả
Quê hương
I. Mục đích, yêu cầu
 Rèn kỹ năng viết chính tả: 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu củ bài thơ Quê hương biết viết hoa đúng chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ.
 - Luyện đọc, viết các chữ có vần khó ( et/ oet) ; tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nặng - nắng, lá - là, cổ - cỗ, co - cò - cỏ
II. Các hoạt động dạy học
 A. Bài cũ: 
GV đọc, hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: quả xoài, nước xoáy, đứng lên 
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn viết chính tả
 GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương
 Hai HS đọc lại.
 Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương?
 Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? 
 HS tập viết những tiếng khó hoặc dễ lẫn: Trèo hái, nghiêng che, mỗi ngày
 - GV đọc HS viết.
 - Chấm, chữa bài.
 3. Hướng đẫn làm bài tập chính tả.
 HS làm bài tập vào vở bài tập 
 GV theo dõi, chấm chữa bài
 Bài 1: Mời 2 HS làm trên bảng lớp, HS nhận xét, đánh giá (Lời giải: toét, khét, xoẹt)
 Bài 2 : Hai HS lên bảng viết:
	Câu a, nặng - nắng, lá - là,
	Câu b, cổ - cỗ, co - cò - cỏ
III. Củng cố, dặn dò
 Lưu ý cách sữa lổi trong bài.
 Nhận xét chung giờ học.
Tiết 4: Toán:
 Chữa bài kiểm tra 
Buổi chiều: (Dạy bài thứ 6 - Tuần 10)
 Tiết 1: Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I. Mục đích, yêu cầu
 1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình thức - nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn (khoảng 8 đền 10 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
 2. Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
II. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
 Một HS đọc bài Thư gửi bà, Nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư:
 Dòng đầu thư ghi những gì ?
 Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với những ai ?
 Nội dung thư viết gì ? Cuối thư ghi những gì ?
B.Bài mới.
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập 1, một HS đọc phần gợi ý trên bảng phụ.
 Mời bốn hoặc năm HS nói mình sẽ viết thư cho ai?
 Gọi một HS làm mẫu, nói về bức thư mình sẽ viết.
 Em sẽ viết thư gửi ai? Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào? Em viết lời xưng hô như thế nào để thể hiện sự kính trọng? ở phần cuối bức thư, em chúc điều gì, hứa hẹn điều gì? Kết thúc thư em vết những gì?
 HS thực hành viết thư vào vở bài tập.
 HS viết xong, mời một số HS đọc trước lớp, GV chấm điểm một số bức thư hay, rút kinh nghiệm chung.
 Bài tập 2: HS đọc bài tập 2, quan sát bì thư trong SGK, trao đổi cách trình bày mặt trước bì thư.
 HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư. GV quan sát và giúp đỡ thêm.
Bốn năm HS đọc kết quả, GV và cả lớp nhận xét
III. Củng cố, dặn dò:
 Hai HS nhắc lại cách viết nội dung một bức thư, cách viết trên phong bì thư.
 Yêu cầu về nhà hoàn thiện bức thư.
Tiết 2: 
 Toán
Giải bài toán bằng hai phép tính
 I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
 -Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
 II. Các hoạt động dạy học
 1. Hướng dẫn HS giải bài toán bằng hai phép tính.
 Bài toán 1: Một HS đọc bài toán, GV tóm tắt bài toán lên bảng bằng sơ đồ đoạn thẳng (như SGK)
 a, Hàng dưới có mấy cái kèn?
 GV hướng dẫn HS: Đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học? ( BT về nhiều hơn) Tìm số nào? ( số lớn) 
 HS trình bày bài giải vào vở nháp, Một HS nêu - GV ghi bảng:
Số kèn hàng dưới là:
2 + 3 = 5 ( cái kèn)
 b, Cả hai hàng có mấy cái kèn?
 Đây là loại toán nào ta đã học? ( tìm tổng hai số)
 HS làm vào vở nháp, một HS nêu: 
Số kèn cả hai hàng là:
3 + 5 = 8 ( cái kèn).
 Bài toán 2: HS đọc bài toán trong SGK, GV tóm tắt bài toán lên bảng như SGK.
 Hỏi HS: Muốn tìm số cá hai bể ta làm gì?
 Số cá ở bể thứ hai đã biết cha? Vậy ta phải tìm số cá ở bể nào trước?
 HS làm vào nháp, Một HS trình bày trước lớp, GV ghi bảng, cả lớp nhận xét.
 2. Thực hành.
 HS làm bài tập 1, 2, 3 trong vở bài tập. GV theo dõi chấm chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò:
 Bài học hôm nay ta đã học những nội dung gì? 
 Một HS nhắc lại cách trình bày bài giải bằng hai phép tính.
 GV nhận xét chung giờ học.
Tiết3: Đạo đức
Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu: 
 1. HS hiểu: 
 - Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn.
 - ý nghĩa của việc chia sẽ vui buồn cùng bạn.
 - Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn.
 2. HS biết cảm thông, chia sẻ, vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn. Biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn.
 3. Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Phân biết hành vi đúng, hành vi sai.
 GV yêu cầu HS làm bài tập 4: Em hãy viết vào ô trống chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn bè.
 HS thảo luận cả lớp, nêu kết quả trước lớp. GV kết luận : Các việc a, b, d, đ là việc làm đúng; các việc e, h là việc làm sai.
 Hoạt động 2: liên hệ và tự liên hệ.
 HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung của bài tập 5:
 Mời một số HS liên hệ trước lớp.
 GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
 Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên.
 Các HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi trong bài tập 6.
 GV kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẽ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều được đối xử bình đẳng.
III. Tổng kết, dặn dò:
 GV nhận xét chung giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_khoi_3_tuan_11.doc