Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 6

Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 6

Tiết 11 BÀI TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu

 A. Tập đọc

 - Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng,trôi chẩy, đọc đúng các TN :làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn,

 - Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôI” với lời người mẹ.

 - Nắm được diễn biến, ý nghĩa nội dung của câu chuyện.

B. Kể chuyện

 - Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.

 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời kể của mình.

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc 19 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Sáng 	 Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 11 	 bài tập làm văn
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng,trôi chẩy, đọc đúng các TN :làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn,
 - Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôI” với lời người mẹ.
 - Nắm được diễn biến, ý nghĩa nội dung của câu chuyện.
B. Kể chuyện
 - Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời kể của mình.
 - Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK
 - Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra 2 HS đọc lại bài Cuộc họp của chữ viết , trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới
 * HĐ1 : Giới thiệu bài.
 * HĐ2 : Luyện đọc 
 a) GV đọc bài văn
 b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ.
 - Đọc từng câu
 + HS tiếp nối nhau đọc từng câu
 - Đọc từng đoạn trước lớp
 + HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 + Ba nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT các đoạn 1 và 2
 + Hai HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3 và 4.
 * HĐ3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời :
 + Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là gì ? (Cô-li-a).
 + Cô giáo ra cho lớp đề văn nào ?(Em đã làm gì để gíup đỡ mẹ ?) 
 + Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài TLV ? (HS trao đổi nhóm)
 - Một HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi : 
 + Thấy các bạn viết nhiều Co-li-a làm gì ?
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 4, trả lời :
 +Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên ? (Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phảI giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này)
 + Vì sao sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ?(Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ, vì nhớ ra đó là những việc em đã nói trong bài tập làm văn.)
 - GV hỏi : Bài học giúp em hiểu ra điều gì ?(Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều HS nói tốt về mình phải cố làm cho bằng được.)
 * HĐ4 : luyện đọc lại
 - GV đọc mẫu đoạn 3 và 4, hướng dẫn HS đọc.
 - Bốn hoặc năm HS thi đọc lại đoạn văn.
 - Bốn HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc đúng và hay nhất.
Kể chuyện
 *HĐ1 : GV nêu nhiệm vụ :
 - Sắp xếp lại theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập làm văn.
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại lần lựơt 4 đoạn câu chuyện Bài tập làm văn. 
 *HĐ2 : Hướng dẫn kể
 a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện
 - HS quan sát lần lượt 4 bức tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 bức tranh.
 - HS phát biểu, lớp nhận xét, trật tự đúng của các tranh là : 3- 4 – 2 - 1
 b) Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời kể của em
 - Một, hai HS khá, giỏi kể mẫu đoạn 1. Nếu HS kể không đạt yêu cầu, GV mời HS khác kể lại đoạn đó.
 c) Từng cặp HS tập kể.
 d) HS tập kể trước lớp.
 - Cả lớp bình chọn người kể tốt nhất theo yêu cầu :
 + Về nội dung :
 + Về cách diễn đạt :
 + Về cách thể hiện :
IV. Củng cố- Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà.
 - GV khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
 Toán
Tiết 26 luyện tập
I. Mục tiêu
 - Giúp HS biết thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Củng cố cách giải toán có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Rèn cho HS kĩ năng làm thành thạo các bài toán.
 - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng học toán.
 - Bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ : 2 em
 2. GV tổ chúc hướng dẫn HS làm bài và chữa bài .
 Bài 1 :
 - Cho HS tự làm vào vở rồi chữa bài
 a) của 12cm là 6cm b) của 24m là 4m
 của 18 kg là 9 kg của 30 giờ là 5 giờ
 của 10l là 5l của 54 ngày là 9 ngày
 Bài 2 : Gọi HS đọc đề toán. Cho HS làm bài rồi chữa bài 
 	 Bài giải
 	Vân tặng bạn số bông hoa là :
	30 : 6 = 5 (bông hoa)
 Đáp số : 5 bông hoa.
 Bài 3 : Cho HS tự làm rồi chữa bài tương tự bài 2 . 
 Bài 4 : Cho HS nhìn hình vẽ trong SGK rồi nêu câu trả lời :
 Chẳng hạn, có thể trả lời như sau :
 - Cả 4 hình vuông đều có 10 ô vuông.
 - số ô vuông của mỗi hình gồm : 10 : 5 = 2 (ô vuông).
 - Hình 2 và hình 4 có 2 ô vuông đã tô màu.
 Vậy đã tô màu vào số ô vuông của hình 2 và hình 4. 
IV. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà. 
 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Sáng 	 Toán 
Tiết 27 chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu
 - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia hết ở tất cả các lượt chơi.
 - Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Rèn kĩ năng làm thành thạo phép tính .
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng học toán.
 - Bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiẻm tra bài cũ : 2 em.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1 : Cho HS tự làm rồi chữa bài.
 - HS lên bảng viết phép nhân và tích tìm được.
 - Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách nhân.
 Bài 2 : Cho HS tự nêu yêu cầucủa bài (đặt tính rồi tính) rồi tự làm và chữa bài tương tự bài 1.
 Bài 3 : GV hỏi HS : Mỗi ngày có bao nhiêu giờ ? (mỗi ngày có 24 giờ) để ôn lại về số giờ trong mỗi ngày. Sau đó cho HS tự đọc đề toán, tự giải rồi chữa bài. Chẳng hạn, có thể nêu bài giải như sau :
	Bài giải
	Số giờ của 6 ngày là :
	 24 x 6 = 144 (giờ)
	Đáp số : 144 giờ.	
 Bài 4 : Cho HS tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi làm bài và chữa bài.Khi chữa bài GV cho HS sử dụng mô hình mặt đồng hồ để quay kim đồng hồ theo nội dung bài tập.
 Bài 5 : GV viết sẵn bài tập lên bảng phụ rồi cho HS nối mỗi phép nhân ở dòng trên với phép nhân thích hợp ở dòng dưới. 
 - Cả lớp và GV nhận xét, công nhận kết quả đúng. 
IV. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn dò về nhà. 
 chính tả (nghe – viết)
Tiết 11	 bài tập làm văn
 I. Mục tiêu
 - Nghe – viết chính xác một đoạn trong bài Bài tập làm văn.Biết viết hoa tên riêng nước ngoài. 
 - Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/ oeo ; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc thanh vần dễ lẫn (s/ x, thanh hỏi/ thanh ngã).
 - Rèn tư thế ngồi viết ngay ngắn cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết lần nội dung BT2a.
 - Bảng lớp viết nội dung BT3.
III. Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 - GV mời 2 em lên bảng viết 3 tiếng có vần oam.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe - viết 
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
 - Một HS đọc nội dung tóm tắt chuyện Bài tập làm văn. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS quan sát đoạn văn, nhân xét chính tả. 
 - HS tập viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai.
 b) Đọc cho HS viết :
 - GV đọc HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
 c) Chấm, chữa bài
 - HS tự chữa lỗi bằng bút chì .
 - GV chấm, nhận xét.
3. Hớng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 Bài 2. 
 - GV nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài vào vở bài tập
 - GV mở bảng phụ mời 2 HS lên bảng làm bài.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - Cả lớp chữa bài trong vở bài tập.
 Bài 3 :
 - Một HS đọc lại yêu cầu của bài.
 - Cả lớp làm bài vào vở.
 - GV mời 3 em lên bảng thi làm bài trên bảng .
 - Cả lớp nhận xét, chọn lời giả đúng .
 - HS thi đọc lại khổ thơ sau khi đã điền đúng âm và dấu thanh.
 - Cả lớp viết bài vào vở bài tập. 
IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà. 
Chiều: Tin
 ..........................................................................
 Toán(ôn)
 Ôn tập về phép chia hết
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục củng cố cho HS phép chia hết .
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
 - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập.
 - Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1 : Đặt tính và viết (theo mẫu) :
 Mẫu : 48 : 2	45 : 5	88 : 4	90 : 3
	 48 2 	 	 
 4 24 	 
	08 	 
 	 8 	
 0 	
	48 : 2 = 24 
	 - HS làm bảng con.
 Bài 2 : 
 - HS làm bài vào vở sau đó đọc kết quả.
 Khoanh vào trước những câu trả lời đúng :
 Trong các phép chia số chia là 5, là :
 A. 10	 B. 15	 C. 30	 D. 45 
 Bài 3 : Viết số thích hợp vào chõ chấm :
 Trong phép chia có dư với số chia là 6, số dư có thể là  hoặc  hoặc  hoặc  hoặc 
IV. Củng cố.dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - GV giao bài tập về nhà .
 -Về nhà xem lại bài và làm bài tập 2 trong VBT. 
đạo đức
Tiết 6 	tự làm lấy việc của mình (tiếp theo)
I. Mục tiêu
 - HS hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình, ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - HS tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà,
 - HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
 - Rèn HS ngồi học đúng tư thế.
 - Giáo dục HS yêu môn học.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập Đạo đức 3.
 - Một số đồ vật cần cho trò chơi đóng vai (hoạt động 2, tiết 2)
 III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1 : Liên hệ thực tế
* Mục tiêu : HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm..
* Cách tiến hành :
 - GV yêu cầu HS tự liên hệ.
 + Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình ?
 + Các em đã thực hiện việc đó như thế nào ?
 + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ?
 - Một số HS trình bầy trước lớp .
* GV kết luận : Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến những HS khác noi theo bạn.
HĐ2 : Đóng vai
* Mục tiêu : HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.
* Cách tiến hành : 
 - GV giao cho một nửa số nhóm xử lý tình huống 1, một nửa số nhóm xử lý tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
 - Các nhóm độc lập thảo luận.
 - Theo từng tình huống, đại diện từng nhóm trình bầy ý kiến trước lớp ; những nhóm còn lại bổ sung.
 * Kết luận : SGV
HĐ3 : Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan..
* Cách tiến hành :
 - GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô trống dấu cộng(+) trước ý kiến mà em cho là đồng ý, dấu trừ (- ) trước ý kiến mà em cho là không đồng ý.
 - Từng HS độc lập làm việc. Một số em nêu kết quả của mình trước lớp.
.* GV kết luận : SGV
IV. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét gi ... ân biệt l / n trong khi nói và viết.
- Rèn kỹ năng nhận biết cho học sinh.
-Giáo dục học sinh lòng say mê học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Vở tiếng việt nâng cao 
Vở viết
III.Các hoạt động dạy học; 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Bài 1: Tìm và điền vào chỗ trống 3 từ láy âm đầu l và 3 từ láy âm sđầu n.
HS tự làm vào vở
Chữa bài
Nhận xét chốt lại kết quả đúng
 Kết luận: 3 từ láy âm đầu l là : Lung linh, lấp lánh, lạnh lùng
 3 từ láy âm đầu n là : no nê,nao núng, nung nấu...
 Bài 2: Điền l hay n vào chỗ trôbngs:
 Cửa ...ò hé mở
 Than rơi,than rơi
 Anh thợ ....ò ơi
 Bàn tay ....óng ấm
 Chuyền vào tay tôi
 Và mầu .....ửa sáng
 Trong mắt anh cười.
HS đọc đoạn thơ 
HD cho làm vở
Chữ bài.
 Đáp án: 1. lò ,2 . lò ,3. nóng , 4. lửa
Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Về học bài
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
 Sáng Tiếng anh
 Giáo viên chuyên
 ......................................................................
 Toán
phép chia hết và phép chia có dư
I. Mục tiêu
 - HS biết thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.
 - Nhận biết số dư phải bé hơn số chia.
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
 - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập.
 - Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS thực hiện các phép chia.
 B1: Đặt tính
 B2: Tính
 a) Mẫu : 48 : 2	 
	 48 2 	
 4 24 	
	08 	
 	 8 	
 0 	
	48 : 2 = 24 
 b) Mẫu : 29 : 3 	 
 29 3 	
 27 9 	
 2 	
	29 : 3 = 9 (dư 2) 
 - HS làm bảng con.
 Luyện tập: hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau
 Bài 1: HS đọc yêu cầu cho học sinh làm bảng con 
 Bài 2 : 
 - HS làm bài vào vở sau đó đọc kết quả.
 Khoanh vào trước những câu trả lời đúng :
 Trong các phép chia có dư với số chia là 5, số dư lớn nhát của phép chia đó là :
 A. 1	 B. 2	 C. 3	 D. 4 
 Bài 3 : Viết số thích hợp vào chõ chấm :
 Trong phép chia có dư với số chia là 6, số dư có thể là  hoặc  hoặc  hoặc  hoặc
IV. Củng cố.dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - GV giao bài tập về nhà : Về nhà xem lại bài và làm bài tập 2 trong VBT
Luyện từ và câu
Tiết 6: Từ ngữ về nhà trường. dấu phẩy
 I. Mục tiêu
 - Tiếp tục củng cố về mở rộng vốn từ về trường học. HS tìm được một số từ ngữ về trường học qua các bài tập.
 - Ôn tập về dấu phẩy. Biết tìm đúng dấu phẩy vào chỗ chấm thích hợp trong câu văn.
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
 - Rèn HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dãn học sinh làm bài tập
Bài 1 .Đọc :
 Tiếng trống trường gióng giả
 Năm học mới đến rồi.
 a) “Gióng giả” chỉ tiếng trống vang lên như thế nào ?
 b) Trong các từ sau đây, từ nào có thể thay thế được từ “gióng giả” trong dòng thơ ở trên : thúc dục, thúc bách, thúc đẩy , dục giã.
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS làm bài vào vở, sau đó lên bảng chữa bài. 
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
 Bài 2 : 
 a) Em chia các từ ngữ dưới đây thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm :
 Trường học, lớp học, ông bà, cha mẹ, sân trường, vườn trường, ngày lhai trường, tiếng trống trường, phụng dưỡng, thương con quý cháu, sách vở, bút mực, kính thầy yêu bạn, con cái, cháu chắt, trên kính dưới nhường, giáo vịên, học sinh, học một biết mười, đùm bọc, hiếu thảo, nghỉ học, bài tập.
 b) ở mỗi nhóm có chia thành các nhóm nhỏ không ?
 - HS làm bài vào nháp, sau đó lên bảng chữa bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giảI đúng.
 - HS làm bài vào vở. 
 Bài 3 : Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong từng câu văn dưới đây :
 a) Từ bấy trở đi sớm sớm cứ khi Gà Trống cất tiếng gáy là Mặt Trời tươi cười phát hiện ra phân phát ánh sáng cho mọi vật mọi người.
 b) Xưa kia Cò vàVạc cùng kiếm ăn chen chúc trên bãI lầy cánh đồng mùa nước những hồ nước lớn những cửa sông.
 - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.
 - GV mời một số em lên bảng nối tiếp nhau chữa bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
IV. Củng cố, dặn dò
 Nhận xét tiết học
 Về ôn bài
chính tả (nghe – viết)
Tiết 12	 Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu
 - Nghe – viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Nhớ lại buỏi đầu đi học.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu hoặc vần dẽ lẫn :
 - Giáo dục tính tự giác rèn chữ viết.
 - Rèn tư thế ngồi viết ngay ngắn cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết lần nội dung BT2a.
III. Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- GV mời 3 em lên bảng GV đọc từng tiếng cho 3 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ : lo sợ, rèn luyện, siêng săng, nở hoa. 
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe - viết 
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
 - Hai hoặc ba HS đọc đoạn văn sẽ viết chính tả. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS quan sát đoạn văn, nhân xét chính tả. 
 - HS tập viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai.
 b) Đọc cho HS viết :
 - GV đọc HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
 c) Chấm, chữa bài
 - HS tự chữa lỗi bằng bút chì .
 - GV chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 Bài 2. 
 - GV nêu yêu cầu của bài tập.
 - GV mở bảng phụ mời 2 HS lên bảng viết lời giải lên bảngthi điền vần nhanh. Cả lớp làm vào giấy nháp.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3 :
 - Một HS đọc lại yêu cầu của bài.
 - Cả lớp làm bài vào vở.
 - GV mời 3 em lên bảng thi vết nhanh từ tìm được lên bảng sau đó đọc kết quả.
 Lời giải : a) ru - dịu dàng - giải thưởng.
 b) thân thể - vâng lời - cái cân.
IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà. 
Chiều Thủ công
Tiết 6 : Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng(tiếp)
I . Mục tiêu
- HS biết gấp , cát dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng .
- Gấp , cắt dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng qui trình kĩ thuật.
HS hứng thú với giờ học gấp hình.
II. Đồ dùng học tập:
- Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đã gấp, cát dán .
- Tranh qui trình gấp
- Giấy màu, thước kẻ, kéo
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. Nhắc nhở cách chuẩn bị đồ dùng học tập.
Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. GVhướng dẫn mẫu
- GV cho HS quan sát qui trình gấp.
- GV vừa làm vừa hướng dẫn HS quan sát cô làm mẫu.
a) Gấp, ấưt ngôi sao 5 cánh
*.Bước 1: Gấp giấy hình vuông cạnh 6 ô.
*.Bước 2 :Gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh.
*.Bước 3: Vẽ đường cong
*.Bước 4: Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 5 cánh..
- Gọi hs nhắc lại các bước gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh .
- Cho 1 em lên thao tác lại- lớp quan sát.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp , cắt hoa 5 cánh bằng giấy nháp .Sau đó cắt bằng giấy màu.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu thực hành.
b) Gấp, cắt lá cờ đỏ sao vàng.
	Bước 1: Cắt, các tờ giấy hình vuông có kích thước to, nhỏ khác nhau.
	Bước 2: Cắt tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau. Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau.
	 Gấp chéo tờ giấy và cắt theo đường chéo được lá cờ đỏ sao vàng
	c) Dán ngôi sao năm cánh lên lá cờ đỏ sao vàng
	3. Hướng dẫn HS thực hành.
	- GV mời HS nêu lại các bước thực hành gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh, lá cờ đỏ sao vàng.
	- Cho HS thực hành nháp, GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS thực hành.
 4. Trưng bày sản phẩm
 - HS thực hành xong, trưng bày sản phẩm.
 - GV đánh giá sản phẩm của từng em.
 5. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị giấy, kéo, hồ dán để giờ sau .
 toán (ôn tập)
phép chia hết và phép chia có dư
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục củng cố cho HS phép chia hết và phép chia có dư.
 - Nhận biết số dư phải bé hơn số chia.
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
 - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập.
 - Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1 : Đặt tính và viết (theo mẫu) :
 a) Mẫu : 48 : 2	54 : 6	88 : 4	90 : 3
	 48 2 	 	 
 4 24 	 
	08 	 
 	 8 	
 0 
	48 : 2 = 24 
 b) Mẫu : 29 : 3 	45 : 6	48 : 5	38 : 4 
 29 3 
 27 9 	 
 2 	
	29 : 3 = 9 (dư 2) 
 - HS làm bảng con.
 Bài 2 : 
 - HS làm bài vào vở sau đó đọc kết quả.
 Khoanh vào trước những câu trả lời đúng :
 Trong các phép chia có dư với số chia là 5, số dư lớn nhát của phép chia đó là :
 A. 1	 B. 2	 C. 3	 D. 4 
 Bài 3 : Viết số thích hợp vào chõ chấm :
 Trong phép chia có dư với số chia là 6, số dư có thể là  hoặc  hoặc  hoặc  hoặc 
IV. Củng cố.dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - GV giao bài tập về nhà .
 - Về nhà xem lại bài và làm bài tập 2 trong VBT. 
Chiều 	 Thể dục
 Tiết 12 Di chuyển hướng phải trái- Trò chơi : Mèo đuổi chuột
I . Mục tiêu
- Phổ biến di chuyển hươngts phải trái . Yêu cầu học sinh hiểu và thực hiện đúng . Yêu cầu học sinh biết được điểm cơ bản của chương trình , có thái độ đúng và chương trình tập luyện tích cực .
- Chơi trò chơi : “ Mèo đuổi chuột ” . Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối 
II. Địa điểm – phương tiện 
Đia điểm : Trên sân trường ( vệ sinh sạch sẽ )
P. tiện : Chuẩn bị còi , kẻ sân cho trò chơi .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
ĐL
Phương pháp
1. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát .
- Tập bài thể dục phát triển chung của lớp 2 .
2. Phần cơ bản 
- Di chuyển hướng phải trái
- Nhắc lại nội qui tập luyện và phổ biến nội dungyêu cầu của môn học
- Chỉnh đốn trang phục , vệ sinh tập luyện .
- Chơi trò chơi : “Mèo đuổi chuột ”
- Ôn lại một số ĐTĐHĐNđã học ở lớp 2
3. Phần kết thúc 
- Đứng tại chỗ vỗ tay , hát 
- GV cùng học sinh hệ thống bài 
- Dặn dò về nhà.
2phút
32phút
5 phút
- Lớp trưởng tập trung lớp – báo cáo sĩ số .
- Đội hình 3 hàng dọc tập hợp 
- Đội hình 3 hàng ngang tập . 
- Gv tập mẫu
- GV chia tổ, tập theo khu vực đã phân công ( các tổ trưởng điều khiển cho các bạn tập .) 
- GV cho học sinh tập những nội qui đã được tập luyện ở lớp dưới , củng cố để hoàn thiện .
- GV cho các em sửa lại trang phục để gọn quần áo giầy dép vào nơi qui định . 
 - GV nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi và nội qui chơi , sau đó cho học sinh chơi thử , cho học sinh chơi chính thức ( GV giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi.
- Đội hình vòng tròn , vừa đi vừa vỗ tay và hát .
- Đội hình 3 hàng ngang 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_lop_3_tuan_6.doc