Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 16

Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 16

Tập đọc + kể chuyện .

ĐÔI BẠN

I / Mục đích yêu cầu :

 A:Tập đọc :

 + Rèn kỹ năng đọc đúng : San sát ,nườm nượp , lấp lánh , lăn tăn ,vùng vẫy , lướt thướt , hốt hoảng . Đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật ( Lời kêu cứu , lời bố )

 + Rèn kĩ năng đọc- hiểu :

 + Hiểu nghĩa các từ : Sơ tán , sao sa , công viên , tuyệt vọng .

 + Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ , khó khăn

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* TUẦN 16 :
Soạn : Ngày 12 /12 / 2004 .
Dạy : Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2004 .
Tập đọc + kể chuyện .
ĐÔI BẠN
I / Mục đích yêu cầu :
 A:Tập đọc :
 + Rèn kỹ năng đọc đúng : San sát ,nườm nượp , lấp lánh , lăn tăn ,vùng vẫy , lướt thướt , hốt hoảng . Đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật ( Lời kêu cứu , lời bố ) 
 + Rèn kĩ năng đọc- hiểu :
 + Hiểu nghĩa các từ : Sơ tán , sao sa , công viên , tuyệt vọng .
 + Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ , khó khăn .
B: Kể chuyện :
 + Rèn kĩ năng nói : Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý , kể tự nhiên , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn .
 + Rèn kĩ năng nghe .
II . Chuẩn bị :
 + GV : tranh minh học bài đọc trong SGK , bảng phụ viết phần gợi ý đọc và kể từng đoạn trong SGK .
 + HS : Có SGK 
III . Các hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi củ bài nhà Rông ở T6y Nguyên . GV nhận xét ghi điểm .
 H : Vì sao nhà Rông phải chắc và cao ? ( K’ Thu ) 
 H : Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà Rông ? ( Hoàng ) 
 H : Đọc và nêu NDC của bài ? ( K’ Phước ) 
 3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu lần 1 .
+ Y/C đọc bài và chú giải. 
+ Y/C đọc thầm tìm hiểu bài .
H : Câu chuyện đôi bạn kể về những bạn nào ? ở đâu ? ( Kể về hai bạn Thành và Mến , 1 bạn ở nông thôn , 1 bạn ở thành phố 
+ HD đọc từng câu và phát âm từ đọc sai 
+ HD đọc đoạn trước lớp 
* HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó :
+ Y/C HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài , theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS .
+ Người làng quê như thế đấy , / con ạ .// Lúc đất nước có chiến tranh ,/ họ sẵn lòng sẻ nhà / sẻ cửa .// Cứu người ,/ họ không hề ngần ngại .// 
+ HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
+ Y/C HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp , mỗi HS đọc 1 đoạn .
+ Y/C HS luyện đọc theo nhóm .
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm .
+Gvnhận xét tuyên dương , 
*Hoạt đông 2 : HD tìm hiểu bài :
+YCïi HS đọc lại cả bài trước lớp .
+ Y/C HS đọc lại đoạn 1 .
H : Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ? 
H : Mến thấy thị xã có gì lạ ? 
*Ý1 :Sự bỡ ngỡ của Mến khi ra thăm thị xã 
+ Y/C đọc đoạn 2 .
H : Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên . Cũng chính ở công viên , Mến đã có một hành động đáng khen để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục . Vậy ở công viên , Mến đã có hành động gì đáng khen ? 
H : Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ? 
*Ý2 : Những hành động dũng cảm của Mến.
+ Y/C đọc đoạn 3 
+ Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố ? 
+ Y/C HS ợcï câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi H. Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình . 
 *Ý 3 .Tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với người dân quê .
*NDC : Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê , họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác , sẵn sàng hy sinh cứu người và lòng thủy chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
* HĐ3 : Luyện đọc lại bài .
+ GV đọc mẫu một đoạn rong bài , 
+ YC chọn đọc lại một đoạn trong bài.
+ Nhận xét,tuyên dương HS ,.
+ HS lắng nghe .
+ 1 em đọc , đọc chú giải .
+ Lớp đọc thầm , tìm hiểu bài .
+ HS trả lời .
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu , phát âm từ khó . 
+ Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài . 
+ Đọc từng đoạntrước lớp . Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm , phẩy và khi đọc các câu khó : 
+ Y/C HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới . HS đặt câu với từ tuyệt vọng 
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc bài , cả lớp theo dõi bạn đọc. . 
+ Mỗi nhóm 2 HS , lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm .
+ 4nhóm thi đọc tiếp nối nhau.
+ 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm theo .
+ 1 em đọc ,lờp đọc thầm theo . 
+ Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ , khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc , gia đình Thành phải rời thành phố , sơ tán về quê Mến ở nông thôn .
+ Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ , thị xã có nhiều phố , phố nào nhà ngói cũng san sát , cái cao , cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến ; những xe cộ đi lại nườm nượp ; đêm đèn điện sáng như sao sa .
+2 em nhắc lại .
+ Khi chơi ở công viên , nghe tiếng kêu cứu , Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng .
+ Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người , bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người .
+ Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê , họ sẵn sàng giúp đỡ , chia sẽ khó khăn gian khổ với người khác , khi cứu người họ không hề ngần ngại .
+ HS thảo luận và trả lời : Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến . Bố Thành về lại nơi sơ tán để đón Mến ra chơi . Khi Mến ở thị xã chơi , Thành đã đưa bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã . Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê .
+2em nhắc lại .
+3em nhắc lại .
+HS lắng nghe .
+ 4em đọc 4 đoạn trong bài , cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể chuyện
* Xác định yêu cầu : 
+ Gọi HS đọc Y/C 1 của phần kể chuyện trang 132 , SGK .
* Kể mẫu : 
+ YC HS kể đoạn 1 .
+ Nhận xét phần kể chuyện của HS .
* Kể chuyện nhóm :
+ Y/C HS kể một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe . 
* Kể trước lớp : 
+ Gọi HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện . và YC HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
+ Nhận xét và cho điểm HS .
+ 1 HS đọc Y/C , 1 HS khác đọc lại gợi ý 
+ 1 HS kể , cả lớp theo dõi và nhận xét :
+ Bạn ngày nhỏ : Ngày Thành và Mến còn nhỏ , giặc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc , gia đình Thành phải về sơ tán ở quê Mến , vậy là hai bạn kết bạn với nhau . Mĩ thua , Thành chia tay Mến trở về thị xã .
+ Đón bạn ra chơi : Hai năm sau , bố Thành đón Mến ra chơi . Thành đưa bạn đi chơi khắp nơi trong thành phố , ở đâu Mená cũng thấy lạ . Thị xã có nhiều phố quá , nhà cửa san sát nhau không như ở quê Mến , trên phố người và xe đi lại nườm nượp . Đêm đến đèn điện sáng như sao sa . 
+ Kể chuyện theo cặp 
+ 4 HS kể , cả lớp theo dõi và nhận xét .1 em kể lại toàn bộ câu chuyện . 
 4Củng cố dặn dò:
H : Em có suy nghĩ về người thành phố ( người nông thôn ) ? ( 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em) .
+ Nhận xét tiết học , Y/C HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
 Đạo đức . 
 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (tiết 2 ).
I . Mục tiêu 
 + HS xem tranh và kể về những người anh hùng . Hiểu rõ thêm về gương chiến đấu , hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên .
 + HS hiểu rõ các hoạt động đền ơn , đáp nghĩa các GĐ thương binh , liệt sĩ ở địa phương 
 + GD ý thức tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương các em .
II . Chuẩn bị : 
 + GV : Tranh ảnh minh họa + phiếu giao việc cho HS .
 + HS : Có vở bài tập đạo đức .
III . Các hoạt động dạy – học : 
 1 Ổn định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng trả bài. (Tâm ,Linh )
 H : Vì sao chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn các thương binh gia đình liệt sĩ ?Tâm. 
 H Nêu các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương em, với các thương binh, GĐliệt sĩ? 
 3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Xem tranh và kể về những người anh hùng .
* Mục tiêu : Gíúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu hiy sinh của các anh hùng , liệt sĩ thiếu nhi : 
* Cách tiến hành : 
+ Chia nhóm , quan sát tranh , ảnh của Trần Quốc Toản , Lý Tự Trọng , Võ Thị Sáu , Kim Đồng ; Y/C cho biết .
H : Người trong tranh ( ảnh ) là ai ?
H : Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng , liệt sĩ đó ? 
H : Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về người anh hùng , liệt sĩ đó .
+ Y/C các nhóm thảo luận .
+ Y/C đại diện các nhóm trình bày .
+ GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó .
* HĐ2 : Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh , gia đình liệt sĩ ở địa phương 
* Mục tiêu : Gíúp HS hiểu rõ về các hoạt động đền ơn , đáp nghĩa các gia đình thương binh , liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó . 
* Cách tiến hành : 
+ Y/C đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu .
+ GV nhận xét bổ sung và nhắc nhở HS tích cực ủng hộ , tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương .
* HĐ3 : HS múa hát , đọc thơ , kể chuyện . . . về chủ đề biết ơn thương binh , liệt sĩ .
+ HD các em hát các bài hát về chủ đề như bài : Anh hùng “ Nguyễn Bá Ngọc , Nguyễn Viết Xuân , Võ Thị Sáu ,Kim Đồng . ..
* Kết luận chung : Thương binh , liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ Quốc . Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình .
+ Chia nhóm 4 em để thảo luận và ghi ý kiến ra giấy nháp .
+Thảo luận theo nhóm 2.
+  ...  ở ngay địa phương em ? ( Hiền ) 
 3. Bài mới : gt bài . ghi đề . 1 em nhắc lại . 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Làm việc theo nhóm 
* Mục tiêu :Tìm hiểu về phong cảnh , nhà cửa , đường xá ở làng quê và đô thị .
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
+ YC quan sát tranh sgk và trả lời , ghi kết quả thảo l
+Phong cảnh nhà cửa ở làng quê :Nhiều cây cối , nhà cửa thưa thớt đường làng hẹp Còn ở thành phố thì xe cộ đi lại tấp nập ,nhà cửa san sát ,có nhiều đường phố 
+Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân là nghề trồng trọt chăn nuôi Còn ở thành phố thì người dân đi làmtrong các công sở ,nhà
+ Bước 2 : YC các nhóm trình bày . 
* GV kết luận : Ở làng quê , người dân thường sống bằng nghề trồng trọt , chăn nuôi , chài lưới và các nghề thủ công . . . xung quanh nhà thường có vườn cây , chuồng trại . . . đường làng nhỏ ít người và xe cộ qua lại . Ở đô thị , người dân thường đi làm trong các công sở , cửa hàng , nhà máy . . . Nhà ở tập trung san sát , đường phố có nhiều người và xe cộ qua lại .
* HĐ2 : Thảo lậun nhóm 
* Mục tiêu : Kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở đô thị và làng quê thường làm . 
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Chia nhóm 
+ YC HS thảo luận nhóm : Căn cứ vào kết quả ở HĐ1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân làng quê và đô thị .
+ Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
+ Nghề nghiệp ở làng quê : Trồng trọt , chăn nuôi , chài lưới . . . 
+ Nghề nghiệp ở đô thị : Buôn bán , làm trong các công sở . . . 
+ Bước 3 : YC HS liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em đang sống .
* Kết luận :
Ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt , chăn nuôi , chài lưới và các nghề thủ công . . . ở đô thị , người dân thường đi làm trong các công sở , cửa hàng , nhà máy . . . 
* HĐ3 : Vẽ tranh 
* Mục tiêu : Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của HS về đất nước . 
* Cách tiến hành : 
+ GV nêu chủ đề : Hãy vẽ về thành phố , quê em . 
+ YC các em thực hành vẽ . 
+ YC dán tranh , bình chọn trnh vẽ đẹp , đúng theo nội dung YC . 
* GV + HS nhận xét chung , tuyên dương 
+ YC HS nhắc lại phần bóng đèn toả sáng SGK . 
+ Chia nhóm 2 ,thảo luận và ghi kết quả .
+ Các nhóm trình bày kết quả thảo luận . Nhóm khác bổ sung 
+ 3 em nhắc lại . 
+ Chia nhóm 2 
+ Các nhóm hoạt động 
+ Từng nhóm trình bày kết quả , lớp bổ sung thêm ý kiến . 
+ HS tự liên hệ ở địa phương em đang sống . 
+ 3 em nhắc lại . 
+Hslắng nghe.
+ Cả lớp vẽ theo sự tưởng tượng của các em 
+ Các em dán theo tổ . 
+ 2 em nhắc lại . 
 4. Củng cố – dặn dò :
+ 1 em nhắc lại nội dung bài vừa học , 1 em đọc lại phần bóng đèn tỏa sáng . 
+ GV nhận xét chung trong giờ những ưu khuyết điểm . 
Tập làm văn
Nghe kể : KÉO CÂY LÚA LÊN . NÓI VỀ THÀNH THỊ
I . Mục đích yêu cầu :
 + Rèn kĩ năng nói : Nghe – nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Kéo cây lúa lên . Lời kể vui , khôi hài .
 + Kể được những điểm em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) theo gợi ý trong SGK . Bài với đủ ý .
 + HS áp dụng viết lại được đoạn văn nói về thành thị .
II . Chuẩn bị :
 * GV : + Tranh minh họa truyện : Kéo cây lúa lên 
 + Bảng phụ ghi phần gợi ý 
 * HS : Có sự chuẩn bị , có SGK 
III . Các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng , 1 em kể lại chuyện Giấu cày 1 em đọc lại bài viết giới thiệu về tổ em ( K’ Hợi , Hiền ) 
 3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD kể chuyện 
+ GV kể chuyện 2 lần , sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung chuyện . 
H : Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì ? 
H : Về nhà anh chàng nói gì với vợ ? 
H : Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?
H : Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào ? 
+ Gọi HS kể lại câu chuyện trứơc lớp . 
+ YC HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe . 
+ Gọi HS kể lại câu chuyện . 
+ Theo dõi và nhận xét cho điểm HS . 
* HĐ2 : Kể về thành thị hoặc nông thôn .
+ YC HS đọc đề bài , sau đó gọi HS khác đọc gợi ý .
+ YC HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị . 
+ Gọi HS ù dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp . 
+ YC HS kể theo cặp .
+ YC HS kể trứơc lớp , theo dõi nhận xét . 
Nghỉ hè , em được bố mẹ cho về quê chơi . Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh . Dòng sông Nhuệ bốn mùa xanh mát chảy ven làng em . Nhà cửa ở quê không cao và san sát như thành phố . Nhà nào cũng có vườn cây . Không khí ở quê thật trong lành và mát mẻ . Khi về thành phố , em cứ nhớ mãi những buổi chiều được cùng các bạn cưỡi trâu , thả diều trên đê . 
+ Theo dõi câu chuyện .
+ Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người .
+ Anh ta nói : “ Lúa của nhà ta xấu quá . Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi ” 
+ Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt và cây chết héo . 
+ Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn , ai ngờ cây lúa lại chết héo . 
+ 1 em kể , cả lớp theo dõi và nhận xét . 
+ Kể chuyện theo cặp 
+ 3 em kể lại câu chuyện .
+ 2 em đọc bài theo YC . 
+ Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn 
+ 1 em kể , cả lớp theo dõi và nhận xét . 
 Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn . 
+ 5 em kể trứơc lớp . 
 4. Củng cố – dặn dò: 
+ Nhận xét tiết học 
+ Dặn dò HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên , viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành một đoạn văn ngắn .
Toán
LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu :
 Gíup HS củng cố về tính giá trị của biểu thức có dạng :
 + Chỉ có các phép tính cộng trừ 
 + Chỉ có các phép tính nhân , chia 
 + Có các phép tính cộng , trừ , nhân , chia . 
II . Các hoạt động dạy - học 
 1. Ổn định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 4 em lên bảng làm bài , gv sửa , nhận xét và ghi điểm ( Hoàng , Thảo , Trang , Lý ) 
* Tính giá trị của các biểu thức sau
54 : 9 + 245 = 27 x 3 – 68 =
656 : 4 – 54 = 34 + 67 – 21 =
 3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD luyện tập về cộng trừ .
Bài 1 : 
HD : Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức , em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và phải áp dụng quy tắc nào để tính cho đúng . 
+ YC HS nhắc lại cách tính của hai biểu thức trong phần a 
+ Chấm chữa bài HS . 
Bài 2 : 
+ Tiến hành tương tự như bài tập 1 .
+ YC HS nhắc lại các tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng , trừ , nhân , chia .
Bài 3 : 
+ Cho HS tự làm bài , YC HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
+ Chữa bài 
* HĐ2 : Củng cố về tính nhẩm nhanh các giá trị của biểu thức : 
Bài 4 : 
HD : Đọc biểu thức , tính giá trị của biểu thức ra giấy nháp , tìm số chỉ giá trị của biểu thức có trong bài , sau đó nối biểu thức với số đó .
*Số 90 là giá trị của biểu thức 70+60:3:HS cũng có thể nêu biểu thức 70+60:3 có giá trị là 90 .
+ Chữa bàí nhận xét ,tuyên dương những em làm đúng ,nhanh . 
+ 4 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở . 
 a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80 
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168 
 b) 68 + 32 – 10 = 100 – 10 
 = 90
 147 : 7 x 6 = 21 x 6 
 = 126
 81:9+10 = 9+10
 =19
 306+93:3 = 306+31 
 = 337
+Hslàm bài :
 20x9:2 = 180:2 11x8-60 = 88-60 
 = 90 = 28
 64:8+30 = 8+30 12+7x9 = 12+63
 = 38 =75
+HS đọc kỹ YCcủa bài rồi làm ra giấy nháp
+ HS tự làm bài 
4. Củng cố – dặn dò :
+ YC HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức , nhận xét tuyên dương HS. 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 16
I . MỤC TIÊU 
+ Nhận xét ưu khuyết điểm của tuần 15
+ Vạch ra phương pháp tuần 17 để thực hiện cho tốt
II . NỘI DUNG SINH HOẠT 
1) Lớp trưởng duy trì tiết sinh hoạt 
2) Các tổ tự nhận xét trong tổ mình về các mặt 
3) GV chủ nhiệm nhận xét chung về các mặt 
a) Đạo đức : Đa số các em ngoan , chăm chỉ biết nghe lời cô . Tự giác trong các mặt học tâp cũng như sinh hoạt . Tuy nhiên vẫn còn một vài em hay nói chuyện riêng trong giờ học như : Hoàng , Thái , K’ Dói 
b) Học tập : Có nhièu tiến bộ so vớituần qua , ý thức học tập ở các môn học được đi lên , học và làmbài ở nhà tương đối đấy đủ , rèn chữ , giữ vở khá sạch sẽ . Tuy nhiên vẫn còn một số bạn chữ xấu , cẩu thả . bẩn .
c) Các mặt khác : Vệ sinh cá nhân, trường lớp tương đối sạch sẽ , tham gia các mặt khác tự giác, có ý thức khá tốt.
+ Biểu dương em : Hà , Huệ , Thảo , Tuấn , Hiền , Thân , Kim , Thương . Trang.
+ Phê bình Thái , Phi , Tâm , Lý , Hoàng , Xanh . Quang K Sơn .
4 ) Phương hướngtuần 15 
+ Thi đua dành hoa chuyên cần .Duy trì sĩ số 32/ 32. 
+ Tiếp tục rèn chữ , giữ vở để dự thi trong khối 
+ Học và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp .
+ Đi học chuyên cần , đúng giờ .á 
+ Gĩư vệ sinh cá nhân và an toàn giao thông đường bộ 
+ Học và nêu gương anh bộ đội cụ Hồ .
+ Tham gia học phụ đạo vào sáng thứ 7 	
+ Ôn tập các môn học cho tôt để chuẩn bị thi HKI 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 16.doc