Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 17

Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 17

A. Mục tiêu :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,.

 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.

 - Nắm được nghĩa của các từ mới : công đường, bồi thường

 - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.

 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện 2

 - Kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật

 - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

 - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.

 

doc 25 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Ngày 14 tháng 12 năm 2009
Môn:Aâm nhạc 
Tên bài dạy: Học hát :Bài do địa phương tự chọn :Bài cùng múa vui
(VBT:92) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : Giúp học sinh :
 Học hát bài :Cùng múa vui
 Hát đúng giai điệu và lời ca
B.Đồ dùng dạy học:
 Kèn,thanh phách
C.Các hoạt động dạy học:
 1.HĐ1:Bài cũ 
 Hs nêu tên 5 nốt nhạc đã học 
 2.HĐ2:Học hát bài :Cùng múa vui 
	GV hát mẫu 
	Hs đọc lời ca 
	Gv tập từng câu
	Luyện tập luân phiên theo nhịp,tiết tấu
	Cả lớp hát cả bài
	Vận động phụ họa 
	Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp tiết tấu 
3.HĐ3:Củng cố – dặn dò 
 Vài em hát và gõ đệm
 Về nhà ôn lại bài hát 
D. Phần bổ sung: 
..
Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tên bài dạy: Mồ côi xử kiện
(SGK:139) Thời gian dự kiến: 70’
A. Mục tiêu : 
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,...
	- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.
	- Nắm được nghĩa của các từ mới : công đường, bồi thường 
	- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.	
	- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện 2
	- Kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật 	
	- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
	- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
	- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. HĐ1: Bài cũ – Về quê ngoại
	- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Nội dung bài nói gì ?
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm
	- Giáo viên nhận xét bài cũ.
 2. HĐ2:Giới thiệu bài - luyện đọc 
	- GV đọc mẫu toàn bài
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
	 - Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
	- Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn.
	- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
	- Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
 	- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
	- GV kết hợp giải nghĩa từ khó: công đường, bồi thường 
	- Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
 3.HĐ3: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài 
	- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Câu chuyện có những nhân vật nào ? 
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ? 
 	- Giáo viên : vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục. 
	- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.
+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ?
+ Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ?
	- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ? 
+ Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?
 	- Giáo viên chốt lại : Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc làrất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm.
	- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
 + Em hãy thử đặt tên khác cho truyện.
 4. HĐ4: Luyện đọc lại	
	 - Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
	 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi). Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
	 - Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
	 - Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
 5.HĐ5 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
 	- Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện.
	- Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
	- Giáo viên cho 5 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn.
 	- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét 
	- Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
	- Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
 6. HĐ6 : Củng cố – dặn dò 
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
	- Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
D. Phần bổ sung: .
 Môn: TỐN
Tên bài dạy: Luyện tập
(VBT:88) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : Giúp Hs biết:
	- Củng cố và rèn luyện kỹ năng tính giá trị biểu thức.
B. Đồ dùng dạy học :
C. Các hoạt động dạy học:
 1. HĐ1: Bài cũ- Tính giá trị biểu thức (tt) 
	Hs làm BT: 1,3 sgk/80
	Nhận xét bài cũ
 2. HĐ2: Thực hành 
	Bài 1: 87 + 92 - 32 = 179 - 32	138 - 30 - 8 = 108 – 8
	 =147	 = 100
	Bài 2: 	927 – 10 x 2 = 927 – 20	163 + 90 : 3 = 163 +30
	= 907	 = 193
	90 + 10 x 2 = 90 + 20	106 -80 : 4 = 106 - 20
	= 110	 = 86
	Bài 3: 	89 + 10 x 2 = 89 + 20	25 x 2 + 78 = 50 +78
	= 109	 = 128
	Bài 4: 	90 : 3 : 2	106
	50 x 3 : 5	30
	8 + 2 x30 	15 
	80 – 5 x 7	68 
	100 + 36 : 6 	45 
 3. HĐ3: Nhận xét – dặn dò	
	- Về làm BT 3 sgk/81
	- Xem bài : Tính giá trị biểu thức(tt)
	- Nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung: ..
Ngày 15 tháng 12 năm 2009
Môn: TẬP ĐỌC
Tên bài dạy: ANH ĐOM ĐĨM
 (SGV:94) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : gác núi, lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, rộn rịp, ..., 
	- Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ, biết về các con vật được chú giải trong bài : đom đóm, cò bợ, vạc 
	- Hiểu nội dung chính của bài thơ : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
	- Học thuộc lòng bài thơ.	
B. Đồ dùng dạy học: 
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C. Các hoạt động dạy học:
 1. HĐ1: Bài cũ : Mồ côi xử kiện 
	- GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Mồ Côi xử kiện”.
	- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	- Nhận xét bài cũ.
 2. HĐ2: Giới thiệu bài : Luyện đọc
	- GV đọc mẫu bài thơ
	- Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng củng cố từ ngữ gợi tả cảnh, tả tính nết, hành động của Đom Đóm và các con vật trong bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 - GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ 
 - Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.	
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
	- Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ 
	- Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 
	- Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
	- Cho cả lớp đọc bài thơ
 3. HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
	- Giáo viên cho học sinh đọc thầm 2 khổ thơ đầu, hỏi: 
	+ Anh Đóm lên đèn đi đâu ? Anh Đóm lên đèn đi gác cho mọi ngừơi ngủ yên.
	- Giáo viên : trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm, ánh sáng ở bụng đom đóm phát ra để dễ tìm thức ăn. Ánh sáng đó là do lân tinh trong bụng đóm gặp không khí đã phát sáng.
	 + Tìm từ tả đức tính của anh Đóm trong hai khổ thơ. (chuyên cần.)
	- Giáo viên : đêm nào Đom Đóm cũng lên đèn đi gác suốt tới tận sáng cho mọi người ngủ yên. Đom Đóm thật chăm chỉ.
	- Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 3, 4, hỏi: 
 	 + Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ? (Anh Đóm thấy chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông)
	- Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, hỏi: 
	 + Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ ?
	- Giáo viên : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. 
 4. HĐ4: học thuộc lòng bài thơ 
	- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
	- Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
	- Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
	- Cho cả lớp nhận xét. 
	- Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
 5. HĐ5: N ... i thiếu nhi;
+ Bộ đội giúp dân;
3.HĐ3:Thực hành.
- Hs thực hành vẽ.
- Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn Hs cách vẽ.
+ Vẽ hình ảnh chính, phụ;
+ Gợi ý vẽ thêm cảnh vật cho sinh động.
4.HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét:
+ Cách thể hiện nội dung đề tài?
+ Bố cục, hình dáng?
+ Màu sắc.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
- Sau đó Gv cho Hs thi giới thiệu các bức tranh với nhau.
- Gv nhận xét.
D. Phần bổ sung: 
Ngày 18 tháng 12 năm 2009
Môn: TẬP VIẾT
Tên bài dạy: ƠN CHỮ HOA M
 (VTV:) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
	- Củng cố cách viết chữ viết hoa M
	- Viết tên riêng : Mạc Thị Bưởi bằng chữ cỡ nhỏ.	
	- Viết câu ứng dụng : Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Đồ dùng dạy học: 
	Chữ mẫu M, tên riêng : Mạc Thị Bưởi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
C. Các hoạt độngdạy học :
 1. HĐ1: Bài cũ 
	- GV nhận xét bài viết của học sinh.
	- Cho học sinh viết vào bảng con : Lê Lợi, Lựa lời
	- Nhận xét 
 2 .HĐ2: GTB - Hướng dẫn viết trên bảng con 
	- GV gắn chữ M trên bảng
	- Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ M được viết mấy nét 
+ Độ cao chữ M hoa gồm mấy li ?
	- Giáo viên gọi học sinh trình bày
	- Giáo viên chốt lại, vừa nói vừa chỉ vào chữ M hoa và nói : chữ M hoa cao 2 li rưỡi, gồm 4 nét 
	- Giáo viên viết chữ M, T, B hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
	- Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ M hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ T, B hoa cỡ nhỏ : 2 lần
	- Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
	- GV cho học sinh đọc tên riêng : Mạc Thị Bưởi
	- Giáo viên giới thiệu : Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị.
	- Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
 + Đọc lại từ ứng dụng
	- GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Mạc Thị Bưởi là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 3 chữ cái đầu M, T, B 
	- Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Mạc Thị Bưởi 2 lần
	- Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
	- GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao 
	- Giáo viên hỏi : 	
+ Câu tục ngữ ý nói gì ?
	- Giáo viên chốt : câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
	- Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Một, Ba. 
	- Giáo viên nhận xét, uốn nắn
 3. HĐ3 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
	- Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
	- Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ M : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ T, B : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Mạc Thị Bưởi: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần
	- Cho học sinh viết vào vở. 
	- GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
	- Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
	- Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
	- Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
 4 HĐ4:Nhận xét – Dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học.
	- Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
	- Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa N 
D. Phần bổ sung: .
Môn: TỐN
Tên bài dạy: HÌNH CHỮ NHẬT
 (SGK:84) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
Giúp học sinh bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh và góc ) 
Học sinh biết cách nhận dạng hình chữ nhật 
 Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
B,Đồ dùng dạy học:
Các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số mô hình không phải là hình chữ nhật, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
C.Các hoạt động dạy học:
1.HĐ1:Bài cũ: Luyện tập chung
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
 Nhận xét vở HS
2.HĐ2:GTB-Hình chữ nhật 
Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh đọc tên hình
A B
D C
Giáo viên giới thiệu : đây là hình chữ nhật ABCD
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật 
+ So sánh độ dài của cạnh AB và CD ?
+ So sánh độ dài của cạnh AD và BC ?
+ So sánh độ dài của cạnh AB và AD ?
Giáo viên chốt : 
Hai cạnh dài có độ dài bằng nhau : AB = CD
Hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau : AD = BC
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại 
Kết luận : Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, có hai cạnh ngắn bằng nhau.
Cho học sinh nhắc lại
Giáo viên đưa ra thêm một số hình cho học sinh nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật 
Giáo viên cho học sinh liên hệ với các hình ảnh xungquanh lớp học có dạng hình chữ nhật như khung cửa sổ, cửa ra vào, khung ảnh, khẩu hiệu
3.HĐ3:Thực hành
Bài 1 : Tô màu hình chữ nhật trong các hình sau :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh dùng thước ê ke kiểm tra góc vuông của các hình, qua đó nhận biết được hình nào là hình chữ nhật và tô màu vào hình đó. 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật vào chỗ chấm : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV gọi HS làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
4.HĐ4:Nhận xét – dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Hình vuông 
D. Phần bổ sung: 
..
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tên bài dạy: VIẾT VỀ THÀNH THỊ,NƠNG THƠN.
 (SGK:147) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
Viết về thành thị, nông thôn.
Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, học sinh viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ); dùng từ, đặt câu đúng	
B.Đồ dùng dạy học: 
bảng lớp viết trình tự mẫu của một lá thư ( trang 83, SGK ) : Dòng đầu thư; Lời xưng hô với người nhận thư ; Nội dung thư ; Cuối thư : Lời chào, chữ kí họ và tên. 
 C. Các hoạt động dạy học	
1. HĐ1: Bài cũ : Nghe kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn.
Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên và 1 học sinh lên nói về thành thị, nông thôn. 
Nhận xét 
2.HĐ2:GTB - Viết về thành thị, nông thôn 
Hướng dẫn viết thư : Viết về thành thị, nông thôn 
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
+ Bài tập yêu cầu em điều gì ?
Giáo viên hướng dẫn : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, các em hãy viết một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng. Mục đích chính là để kể cho bạn nghe được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức của một bức thư và cần thăm hỏi tình hình của bạn, tuy nhiên nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư
Yêu cầu cả lớp viết thư
Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc bức thư của mình trước lớp
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. 
3.HĐ3:Nhận xét – Dặn dò : 
 GV nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị : Ôn tập học kì 1. 
D. Phần bổ sung: 
..
*SINH HOẠT LỚP TUẦN 17*
I/ Kiểm điểm tình hình tuần qua: 
 1. Hạnh kiểm:
	- Các em ngoan, vâng lời thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, hoà nhã với bạn bè.
 - Biết ơn và kính trọng các chú thong binh,liệt sĩ .
 2. Học tập: 
	- Các em học và làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà, hăng say xây dựng bài mới.
	- Thực hiện tốt việc học nhóm ở nhà.Oân tập tốt theo đề cương	 Song bên cạnh vẫn còn một vài em lười học bài làm bài chưa đầy đủ, quên DCHT ở nhà. 
 	 . Tuyên dương: Em Lý,Cân,em Thuận
	 . Động viên giúp đỡ: Em Hậu,em Miễn.. 
3. Văn thể: 
	 - Xếp hàng thể dục tương đối nhanh, động tác đều và đẹp.
	 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
II/ Phương hướng tuần tới:
 1. Hạnh kiểm: Duy trì nền nếp, thường xuyên theo dõi hành vi đạo đức của Hs để kịp thời uốn nắn giúp đỡ.	
Học tập:Thi trung thực, kiểm tra lịch học nhóm ở nhà của Hs.
	- Phụ đạo Hs yếu vào cuối buổi. 
 3. Văn thể mĩ: 
	- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Mặc đồøng phục khi đến lớp, đầu tóc gọn gàng.
	- Phát động phong trào:Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh	
III/ Công tác vui chơi giải trí:
	 Tập một số động tác múa đơn giản để thực hiện việc múa sân trường
 Rèn luyện Hs tham gia hội thi Kể chuyện Bác Hồ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_3_tuan_17.doc