Tiết 1 : Hoạt động tập thể
Trò chơi : Bóng đuổi nhau
I. Mục đích yêu cầu :
- Nhằm rèn luỵên cho HS sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị :
- 2- 4 quả bóng.
- Tập hợp HS thành 4 vòng tròn quay mặt vào tâm. Hai HS cách nhau 0.3- 0.5 m
III. Cách chơi :
- HS đồng thanh đọc một số vần điệu
“ Chúng ta có bóng
Nào một hai ba”
- Sau từ “ ba” các em tổ trưởng nhanh chóng chuyển bóng sang cho bạn đứng bên trái mình. Em đứng bên trái nhanh chóng đón bóng rồi lại nhanh chóng chuyền bóng sang bên trái của mình. Và cứ tiếp tục như vậy . Nừu bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi.
TUẦN 14 ( Từ ngày 22/11/2010 đến ngày 26/11/2010 ) Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010. Tiết 1 : Hoạt động tập thể Trò chơi : Bóng đuổi nhau I. Mục đích yêu cầu : - Nhằm rèn luỵên cho HS sự khéo léo, nhanh nhẹn. II. Chuẩn bị : - 2- 4 quả bóng. - Tập hợp HS thành 4 vòng tròn quay mặt vào tâm. Hai HS cách nhau 0.3- 0.5 m III. Cách chơi : - HS đồng thanh đọc một số vần điệu “ Chúng ta có bóng Nào một hai ba” - Sau từ “ ba” các em tổ trưởng nhanh chóng chuyển bóng sang cho bạn đứng bên trái mình. Em đứng bên trái nhanh chóng đón bóng rồi lại nhanh chóng chuyền bóng sang bên trái của mình. Và cứ tiếp tục như vậy ... Nừu bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. IV. Cách dạy : - Tập hợp HS theo vòng tròn. Đưa bóng cho tổ trưởng . - Sau một số lần chơi thử, GV cho HS dừng lại góp ý kiến. - Tổ chức cho HS chơi chính thức. - GV tổng kết, đánh giá trò chơi. Tiết 2+3 : Tập đọc - Kể chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ. I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nghĩa các từ ngữ ở phần chú giải. - Nắm được ND : Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.( trả lời được các câu hỏi trong sgk) B. Kể chuyện: - H kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. - Hs khá giỏi kể lại được toàn bộ của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện SGK III. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 A.Kiểm tra : - 3 H kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện theo lời 1 nhân vật " Người con của Tây Nguyên" - 1 H đọc lại toàn bộ câu chuyện. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2’) G giới thiệu chủ điểm mới : Anh em một nhà nói về tình đoàn kết gắn bó, yêu thương nhau như con một nhà 54 dân tộc anh em sống trên đất nước ta ( H quan sát tranh minh họa chủ điểm) Truyện đọc : " Người liên lạc nhỏ" mở đầu chủ điểm kể về một chuyến công tác quan trọng của anh Kim Đồng. Chúng ta cùng đọc truyện để biết anh Kim Đồng là một liên lạc tài giỏi và dũng cảm như thế nào? 2.Luyện đọc đúng (33- 35') * G đọc mẫu toàn bài * HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Câu chuyện chia thành mấy đoạn ? * Đoạn 1 - Câu 4: Chú ý đọc: gậy trúc, Nùng. G đọc - Câu 6: Đọc đúng: lững thững. G đọc + Giải nghĩa : Kim Đồng, ông ké, Nùng. -> Hướng dẫn đọc đoạn 1: Ngắt nghỉ hơi đúng, giọng kể chậm rãi. G đọc * Đoạn 2 - Câu 2: Chú ý đọc: huýt sáo. G đọc + Giải nghĩa: Tây đồn -> HD đọc đoạn 2 : Chú ý đọc đúng đặc bioệt là các tiếng có âm đầu l/n . Phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. G đọc * Đoạn 3 + Giải nghĩa: thầy mo -> HD đọc đoạn 3 : Đoc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng. G đọc * Đoạn 4 - Câu cuối :Câu cuối ngoài ngắt sau dấu câu cần lưu ý ngắt sau tiếng lên + Giải nghĩa: thong manh -> HD đọc đoạn 4: Đoạn 4 cần đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng. G đọc * HD đọc cả bài : Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng. GV đọc. - 4 đoạn - H đọc theo dãy - H đọc theo dãy - H đọc chú giải SGK - H đọc đoạn 1 - H đọc theo dãy - H đọc chú giải SGK - H đọc đoạn 2 - H đọc chú giải SGK - H đọc đoạn 3 - H đọc theo dãy - H đọc chú giải SGK - H đọc đoạn 4 * Đọc nối tiếp đoạn (2 lượt) *H đọc cả bài TIẾT 2 3. Tìm hiểu bài ( 10- 12') - Anh KĐ được giao nhiệm vụ gì? - Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng? - Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? - Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? -> G chốt: Sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho hai bác cháu đi qua... - Qua câu chuyện này các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào? 4. Luyện đọc diễn cảm ( 5-7') - Đoạn 1 đọc chậm rãi, đoạn 2 đọc giọng hồi họp, đoạn 3 giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng bình thản, đoạn 4 giọng vui, phấn khởi. Gv đọc mẫu. - Yêu cầu HS đọc đoạn, cả bài. 5. Kể chuyện ( 17'- 19') - Phần kể chuyện yêu cầu gì? - Có mấy bức tranh để kể? - Mỗi bức tranh tương ứng với đoạn nào của truyện? - G hướng dẫn kể, khuyến khích H kể bằng lời của mình, có sáng tạo. - G kể mẫu đoạn 1. 6. củng cố, dặn dò ( 4'-6') - H đọc bài thơ, hát bài hát ca ngợi anh Kim Đồng. - Nhận xét tiết học * H đọc thầm đoạn 1+ trả lời câu 1 - Bảo vệ cán bộ dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. - Vì đó là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hòa đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch... - Đi rất cẩn thận... * H đọc thầm 3 đoạn còn lại - Gặp địch Kim Đồng không hề tỏ ra bối rối. Địch hỏi Kim Đồng trả lopừi nhanh trí, trả lời xong, Kim Đồng thản nhiên gọi ông Ké đi tiếp. * H đọc thầm cả bài - Anh Kim Đồng là một chiến sĩ liên lạc rất nhanh trí, thông minh, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cách mạng. - H thi đọc diễn cảm -> Bình chọn H đọc hay nhất. - H đọc y/c phần KC - H nêu - 4 bức tranh - Hs nêu - Từng cặp H tập kể sau đó kể cá nhân từng đoạn của câu chuyện. - 1 H kể toàn bộ câu chuyện. - HS đọc, hát *Rút kinh nghiệm: Tiết 4 : Toán LUYỆN TẬP I. Mục đích yêu cầu: Giúp H: - Biết so sánh các khối lượng. - Biết làm phép tính với số đo khối lượng vận dụng được vào giải toán có lời văn. - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) 1 kg = ... g - Kể tên các loại quả cân mà em biết? 2. Thực hành bài tập + Bài 1: (7’) sách - H nêu yêu cầu bài tập. - H làm sách,đổi,nhận xét. - Vài H nêu chữa bài tập. * Chốt: đổi đơn vị đo kg và g để so sánh 2 khối lượng. + Bài 2 : (6’) vở. - H đọc thầm nội dung bài toán. - Bài toán cho biết gì ?hỏi gì? - Muốn tìm số kẹo mẹ mua bao nhiêu g ta phải biết gì? - H làm vở. * Chốt: Củng cố giải toán có 2 phép tính. + Bài 3: (7’) vở - H đọc thầm nội dung bài tập. - Hướng dẫn H tóm tắt bài. - Em có nhận xét gì về các đơn vị đo khối lượng trong bài để giải được bài toán này ta phải làm gì? - Hướng dẫn H giải: Đổi 1 kg = 1000g 1000 - 400 = 600 (g) 600 : 3 = 200 (g) * Chốt: Củng cố đổi đơn vị đo kg = ...g và giải toán bằng 2 phép tính có đơn vị là gam. + Bài 4: (10’) Thực hành. - Gọi vài HS lên tập cân 1 số vật: cặp sách , túi gạo, hộp bút * Củng cố cách sử dụng cân và xác định trọng lượng của vật đó * Dự kiến sai lầm : Đọc trên cân đồng hồ có khối lượng lẻ sẽ nhầm. 3. Củng cố - dặn dò (2-3’) - Chấm, chữa bài. - Nhận xét tiết học. *Rút kinh nghiệm: Tiết 5 : Đạo đức Bài 7: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG (Tiết 1) I- Mục tiêu: - Hs biết ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày - Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng việc làm phù hợp với khả năng. II- Tài liệu và phương tiện + Tranh minh hoạ truyện “ Chị Thuỷ của em” + Câu ca dao , tục ngữ, truyện , tấm gương về chủ đề bài học + Đồ dùng để đóng vai trong Hoạt động 3 (tiết 2) III- Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (5’) + Vì sao phải chăm việc trường, việc lớp ? + Em đã tham gia việc trường, việc lớp chưa ? 2. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Phân tích truyện “ Chị Thuỷ và em” ( 7’) + Mục tiêu: Hs biết được biểu hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng + Cách tiến hành: - Gv kể chuyện (có tranh minh hoạ) - HS theo dõi. - Hs đàm thoại theo các câu hỏi gợi ý + Kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn , hoạn nạn. Những lúc đó cần có sự cảm thông, giúp đỡ của người xung quanh * Hoạt động 2: Đặt tên tranh (8’) + Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa của các hành vi việc làm đối với hàng xóm, láng giềng + Cách tiến hành: - Gv chia nhóm , giao việc cho các nhóm thảo luận về ND một tranh và đặt tên cho tranh - Hs thảo luận nhóm - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến + Kết luận: Gv NX về ND từng bức tranh, khẳng định các việc của những bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (10’) + Mục tiêu: Hs biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng + Cách tiến hành: - Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến ND bài học Þ Gv giải nghĩa ý nghĩa của câu tục ngữ. - Đại diện các nhóm trình bày Þ các nhóm khác góp ý kiến, bổ sung + Kết luận: Gv tổng kết lại các ý kiến 3) Hướng dẫn thực hành (5’) + Thực hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng + Sưu tầm các truyện thơ, ca dao, tục ngữ vẽ tranh về chủ đề quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010. Tiết 1: Chính tả (nghe viết) NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. Mục đích yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi: Người liên lạc nhỏ. - Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn ay/ ây, âm đầu l/n (Bài 3/a). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết nội dung bài tập 2/ 114 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3a/115 III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ (2'-3') - H viết bảng con : huýt sáo, hít thở, suýt ngã. 2.Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (1'-2') : G nêu mục, đích yêu cầu của tiết học b. Hướng dẫn nghe - viết(10'- 12') * G đọc mẫu bài viết *Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó : - Tìm các tên riêng trong bài chính tả? - Cách viết các tên riêng đó như thế nào? - G ghi chữ khó lên bảng, yêu cầu H phân tích: nào, gậy trúc, lúa, lững thững - G xoá bảng, đọc lại từng từ c. Viết chính tả:(13'-15') - HD tư thế ngồi viết, cách trình bày. - Đọc cho H viết vở d. Chấm, chữa: ( 3 - 5’ ) - Đọc cho H soát lỗi - GV chấm bài. d. Hướng dẫn làm bài tập( 5 - 7') *Bài 2 /T114: G treo bảng phụ - Nêu yêu cầu *Bài 3a /T115 : 3. Củng cố dặn dò: ( 1 – 2’) - Nhận xét tiết học H đọc thầm theo - Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng - Viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng. - H đọc phân tích tiếng khó nào = n + ao + thanh huyền trúc = tr + uc + thanh sắc lúa = l + ua + thanh sắc ........................ - H viết bảng con - H thực hiện - H viết bài - Soát lỗi,ghi lỗi, chữa lỗi - H làm SGK -> Chữa bài: - cây sậy, chày giã gạo - dạy học, ngủ dậy - số bảy ... ó, yêu quê hương. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình vẽ SGK / 52, 53, 54, 55. - Sưu tầm một số tranh, ảnh về một số cơ quan của thành phố. - Bút, giấy vẽ. III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ (5’) - Nêu tên tỉnh, thành phố, nơi bạn đang sống? ( HS nêu : thành phố Hải Phòng,... ) 2. Các hoạt động dạy học: 2.3 Hoạt động 3: Vẽ tranh (25- 27’) * Mục tiêu : Biết vẽ tranh và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh nơi em đang sống. * Cách tiến hành: - Bước 1: Gv gợi cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá Khuyến khích trí tưởng tượng của Hs Þ Hs tiến hành vẽ. - Bước 2: dán tranh vẽ lên bảng, một số em mô tả lại tranh vẽ (hoặc bình luận tranh vẽ) => Gv động viên, khen ngợi những em vẽ tranh đẹp. 3. Củng cố, dặn dò : (2- 4’) - Em hãy nêu một số cơ quan hành chính, văn hoá, y tế,... của tỉnh ( thành phó, nơi em đang sống )? Tiết 5 : Hoạt động tập thể Trò chơi : Bóng đuổi nhau I. Mục đích yêu cầu : - Nhằm rèn luỵên cho HS sự khéo léo, nhanh nhẹn. II. Chuẩn bị : - 2- 4 quả bóng. - Tập hợp HS thành 4 vòng tròn quay mặt vào tâm. Hai HS cách nhau 0.3- 0.5 m III. Cách chơi : - HS đồng thanh đọc một số vần điệu “ Chúng ta có bóng Nào một hai ba” - Sau từ “ ba” các em tổ trưởng nhanh chóng chuyển bóng sang cho bạn đứng bên trái mình. Em đứng bên trái nhanh chóng đón bóng rồi lại nhanh chóng chuyền bóng sang bên trái của mình. Và cứ tiếp tục như vậy ... Nừu bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. IV. Cách dạy : - HS theo vòng tròn Hs nhắc lại cách chơi . - Tổ chức cho HS chơi. - GV tổng kết, đánh giá trò chơi. Tiết 6: Tự học LUYỆN VIẾT BÀI 14 I. Mục đích yêu cầu: - Luyện cho HS viết đúng chữ H, I, K - HS viết đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng cữ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: - Chữ mẫu, bài viết mẫu. III. Các hoạt động dạy học: - Yêu cầu HS viết bài - GV chấm, nhận xét. Tiết 8 : Toán. LUYỆN TIẾT 66 + 67 + 68 . I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh kiến thức về bảng chia 9, đơn vị đo khối lượng . - Rèn ý thức tự giác học tập. II.Các hoạt động dạy học: - H làm VBTTN: Bài 1 .10 ( phần I – tuần 14 ). - G chấm chữa. - Nhận xét đánh giá tiết học Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010. Tiết 1 : Tập làm văn NGHE KỂ : TÔI CŨNG NHƯ BÁC GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG I.Mục đích yêu cầu: 1. Nghe và kể lại được câu chuyện "Tôi cũng như bác" (BT1) 2. Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản về các bạn trong tổ của mình với người khác. (BT2) II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ truyện vui. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (3'-5'): - H đọc thư viết gửi bạn miền khác - G nhận xét, cho điểm. 2.Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: ( 1- 2’) G nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập.(28- 30’) * Bài 1/120 - Bài tập 1 yêu cầu gì? -> G ghi đề bài lên bảng. - G kể chuyện lần 1 câu chuyện: " Tôi cũng như bác" - Câu chuyện này xảy ra ở đâu, trong câu chuyện có mấy nhân vật? - Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ? - Ông nói gì với người bên cạnh và người đó nói gì ? - Câu chuyện có gì đáng buồn cười? - G kể chuyện lần 2: nét mặt vui, hóm hỉnh. - Yêu cầu HS kể lại câu chuyện theo nhóm đôi. - Yêu cầu HS kể trước lớp. * Bài tập 2/120 -> G ghi yêu cầu lên bảng - Nhiệm vụ là giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em -> G gạch chân dưới yêu cầu chính. - G treo bảng phụ viết gợi ý. G: Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình. Khi giới thiệu cần dựa vào các gợi ý và có thể bổ sung nội dung. Nói năng đúng nghi thức với người trên, lời mở đầu ( thưa gửi); lời giới thiệu các bạn ( lịch sự, lễ phép), lời chào, lời cám ơn... - Yêu cầu HS giới thiệu theo nhóm . - H đọc bài - Nghe kể lại câu chuyện... - H đọc thầm các gợi ý và quan sát tranh, 1 em đọc to gợi ý. - ở nhà ga, trong câu chuyện có 2 nhân vật : Nhà văn, người đứng cạnh. - Vì ông quên không mang kính. - Phiền ông đọc giúp tôi bản thông báo. Xin lỗi, tôi cũng như bác, có biết chữ đâu mà đọc. - Người đó tưởng nhà văn cũng như mình không biết chữ. - HS kể theo hóm đôi. - H kể lại câu chuyện ( 5 em ) - 3 H đóng vai 3 nhân vật kể lại câu chuyện ( 3 nhóm) - H đọc bài, nêu yêu cầu - 2 H đọc - 1 HS khá giới thiệu về tổ mình. - H các tổ tập giới thiệu. - Đại diện tổ lên giới thiệu -> Bình chọn bạn giới thiệu hay, tự nhiên. c. Củng cố,dặn dò: (4-5’) - Các em đã được học giới thiệu về tập thể của mình. Các em cần chú ý thực hành tốt bài học trong học tập và đời sống. - Nhận xét tiết học. *Rút kinh nghiệm: Tiết 2 : Toán CHIA SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (tiếp theo). I. Mục đích yêu cầu:Giúp H: - Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( có dư ở các lượt chia) - Củng cố về giải toán có phép chia và xếp hình tạo thành hình vuông. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) - H làm bảng con: 54 : 3 ; 84 : 6 ; 79 : 7 ; 99 : 8 - Nhận xét. 2. Dạy bài mới (10-12’) + Hướng dẫn H thực hiện phép chia 78 : 4 - G nêu phép chia : 78 : 4 - Gọi H thực hiện phép chia : nêu từng bước chia (như sgk) - Gọi 1 H nêu kết quả phép chia? - Vài H nêu lại phép chia 78 : 4 ? Em có nhận xét gì về phép chia này? * H thực hiện tương đối thành thạo phép tính số có 2 chữ số chia cho số có 1 chữ số. 3. Thực hành (15-17’) + Bài 1/71: (6-8’) sách- bảng * Củng cố thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. + Bài 2 /71: (5’) vở - Bài toán cho biết gì? hỏi gì? * Củng cố giải toán có phép chia có dư. + Bài 4/71 (5’) thực hành * Củng cố cách ghép hình vuông * DKSL: nhiều H xếp chưa đúng. + Bài 3/71 (4’) nháp ( nếu còn thời gian) * Củng cố cách vẽ góc vuông. 4. Củng cố - dặn dò (2-3’) - Chấm, chữa bài. - Nhận xét tiết học. - H làm bảng con, nhận xét. - H nêu,nhận xét. - H làn bảng con. - H nêu, nhận xét. - phép chia có dư. - H nêu yêu cầu bài tập. - H làm sách (a) bảng(b) - Vài H chữa, nêu cách thực hiện. - H đọc thầm bài toán. - H trả lời, nhận xét . - H làm vở. - H nêu yêu cầu bài tập. - H xếp hình. - H nhận xét. - H nêu yêu cầu bài tập. - H vẽ nháp, đổi, nhận xét. *Rút kinh nghiệm: Tiết 3 : Thủ công BÀI 8: CẮT DÁN CHỮ H, U ( tiết 2) I. Mục tiêu: - Hs biết kẻ, cắt, dán chữ H, U. - Kẻ, cắt, dán chữ H,U . Các nét chữ tương đói thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đói phẳng. - HS thích cắt, dán chữ. II. Chuẩn bị đồ dùng: - Mẫu chữ H,U đã cắt dán và mẫu chữ H,U cắt rời. - Quy trình cắt, dán chữ H,U. - Giấy thủ công, kéo, thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ (3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Các hoạt động. 2.1. Hoạt động 2.1: Cho Hs nêu lại qui trình vẽ, cắt chữ H, U( (5’) - Hs nêu lại qui trình vẽ, cắt chữ H, U: + Bước 1 : kẻ, cắt HCN có chiều rộng 3 ô, chiều dài 5 ô. Đánh dấu các điểm vào 2 HCN, vẽ chữ. + Bước 2 : Cắt đôi HCN theo đường dấu rồi cắt theo đường vẽ, mở ra ta được chữ H,U. + Bước 3 : Dán chữ H, U. Gv hệ thống lại các bước bằng tranh qui trình. * 2. 2. Hoạt động 2. 2 : Hs thực hành (21’) - HS thực hành. - Gv quan sát, hướng dẫn, bổ sung thêm thao tác với những Hs còn chưa làm được. * Bước 3: Trưng bày sản phẩm Gv yêu cầu Hs của các nhóm dán sản phẩm của mình nên bảng. * Bước 4: Gv NX, đánh giá sản phẩm bằng các NX (5’) - Nhận xét sự chuẩn bị của Hs , tinh thần, thái độ của Hs. Kết quả học tập của Hs . Hoàn thành A (hoàn thành tốt A+), Chưa hoàn thành B *Dặn dò ( 1’) : Giờ sau các em mang đầy đủ đồ dùng học tập của môn thủ công, hồ dán, gấy, kéo, để cắt dán chữ V. Tiết 4 : Thể dục BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi: “ Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung 1. Phần mở đầu: _ Phổ biến ND, yêu cầu giờ học. _ Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập. _ Chơi trò chơi: “ Kéo cưa lừa xẻ ” 2. Phần cơ bản: _ Ôn bài TD phát triển chung. + Tập liên hoàn cả 8 đt- mỗi đt 4 x 8 nhịp. + G hô liên tục hết động tác này đến động tác khác. + Chia tổ luyện tập G đi sửa chỗ sai cho H. + Biểu diễn thi đua bài TD giữa các tổ. _ Lớp nhận xét. _ Chơi trò chơi: “Đua ngựa”. + H khởi động các khớp. + H tập cầm ngựa, cách phi ngựa, cách quay vòng. + Thi đua giữa các tổ với nhau. + Kết thúc chơi, đội nào thắng được biểu dương. 3. Phần kết thúc: _ Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. _ Hệ thống bài. _ Nhận xét giờ học. _ Về ôn luyện bài thể dục. Định lượng 1 - 2’ 1’ 2’ 10 - 13’ 1 lần 7 - 8’ 1’ 1’ 1 - 2’ 1’ Phương pháp - Lớp trưởng cho tập hợp 3 hàng ngang. - Tổ trưởng điều khiển. -Tập hợp 3 hàng ngang. Tiết 6 : Tiếng Việt ( Bổ trợ ) LUYỆN VĂN I. Mục đích, yêu cầu: - Luyện cho HS kể lại câu chuyện : “Tôi cũng như bác”. - Luyện cho HS giới thiệu về hoạt động. II. Đồ dùng dạy học : VBT TN Tiếng Việt III.Các hoạt động dạy học: Bài 1 : Kể lại câu chuyện : “ Tôi cũng như bác” - HS kể lại câu chuyện “ Tôi cũng như bác” ( 7- 10 em ) - HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 2 (VBT TN/ 53 ) - HS kể theo tổ. - HS lên kể trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay. - GV lưu ý HS vận dụng để giới thiệu hoạt động trong thực tế. Tiết 7:Toán LUYỆN TIẾT 69 +70 . I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh kiến thức về chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số . - Rèn ý thức tự giác học tập. II.Các hoạt động dạy học: - H nêu yc và làm vở bt- G chấm chữa - Nhận xét đánh giá tiết học Tiết 7 : Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần qua. - Duy trì và phát huy tốt các mặt nền nếp. II. Lên lớp: 1. Cán sự lớp báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần - Sĩ số, nền nếp, học tập, các hoạt động khác. 2. Các tổ trưởng báo cáo kết quả học tập của từng thành viên trong tổ - Trao đổi, ý kiến phát biểu vủa các tổ viên, các thành viên trong lớp. 3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét chung. - Khen chê kịp thời từng cá nhân H. - Đề ra các mặt hoạt động của lớp trong tuần tới và đưa ra các biện pháp thực hiện. + Học tập: + Lao động + Các hoạt động khá
Tài liệu đính kèm: