Giáo án giảng dạy Tuần 16 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 16 Khối 3

CHIỀU Đạo đức:

BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( Tiết 1)

I. Mục tiêu :

 - Biết công lao của các thương binh , liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.

 - Kính trọng, biết ơn và quan tâm , giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

 - GDHS tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa truyện "Một chuyến đi bổ ích"

 - Bảng phụ dùng cho hoạt động 2.

 

doc 55 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 16 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010 
CHIỀU 	 Đạo đức: 
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu :
 - Biết công lao của các thương binh , liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
 - Kính trọng, biết ơn và quan tâm , giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 - GDHS tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa truyện "Một chuyến đi bổ ích"
 - Bảng phụ dùng cho hoạt động 2. 
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện. 
- Kể chuyện "Một chuyến đi bổ ích"(2 lần).
- Đàm thoại:
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/ 7?
+ Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ ?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Chia nhóm.
- Treo bảng phụ có ghi các việc làm đối với các TB và gia đình liệt sĩ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét các việc làm đó.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Kết luận: Các việc a, b, c là những việc nên làm; việc d không nên làm.
- Liên hệ:
+ Em đã làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ ?
- Nhận xét biểu dương những em đã biết kính trọng các thương binh và gia đình liệt sĩ.
4. Củng cố:
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
* Hướng dẫn thực hành:
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về ngày thương binh, liệt sĩ.
- Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.
- HS chú ý nghe GV kể chuyện.
- Lớp 3A đi thăm các cô, các chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng.
- Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
- Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- Ngồi theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS tự kể những việc mình đã làm được.
- Cả lớp theo dõi, tuyên dương bạn. – 
- Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- Về nhà sưu tầm những tranh ảnh, bài thơ, bài hát về ngày thương binh, liệt sĩ.
Tin:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
---------------------------------------------
Mĩ thuật:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
 Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
CHIỀU Ôn Toán:
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I. Mục tiêu:
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán 3 - Tập 1. - Vở ghi chiều.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng tính giá trị của biểu thức sau:
 52 + 23 = 55 84 – 32 = 53 169 – 20 = 149
 86 : 2 = 43 120 x 3 = 360 21 x 4 = 84
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Luyện tập:
- GV nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức đơn giản.
Ví dụ: 205 + 60 + 3 =
- Gọi HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên.
- Nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
 205 + 60 + 3 = 265 + 3
 = 268
Bài 1: ( VBTT – 86)
- Gọi HS đọc yêu cầu. ( Viết vào chỗ chấm cho thích hợp)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
a, 103 + 20 + 5 = 123 + 5 b, 241 – 41 + 29 = 200 + 29
 = 128 = 229
Giá trị của biểu thức 103 + 20 + 5 là 128. Giá trị của biểu thức 241 – 41 + 29 là 229.
c, 516 – 10 + 30 = 506 + 30 d, 653 – 3 – 50 = 650 – 50
 = 536 = 600
Giá trị của biểu thức 516 – 10 + 30 là 536. Giá trị của biểu thức 653 – 3 - 50 là 600.
- HS nhận xét. GV nhận xét.
Bài 2: ( VBTT – 86)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.( Viết vào chỗ chấm cho thích hợp)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
 a, 10 x 2 x 3 = 20 x 3 b, 6 x 3 : 2 = 18 : 2
 = 60 = 9
 Giá trị của biểu thức 10 x 2 x 3 là 60. Giá trị của biểu thức 6 x 3 : 2 là 9. 
 c, 84 : 2: 2 = 42 : 2 d, 160 : 4 x 3 = 40 x 3
 = 21 = 120
 Giá trị của biểu thức 84 : 4 : 2 là 21. Giá trị của biểu thức 160 : 4 x 3 là 120.
- HS nhận xét. GV nhận xét.
Bài 3: ( VBTT – 86)
- Gọi HS đọc yêu cầu.( Điền dấu , =)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
>
<
=
 44 : 4 x 5 > 52 
 41 = 68 – 20 – 7
 47 < 80 + 8 – 40 
- HS nhận xét. GV nhận xét.
Bài 4: ( VBTT – 86)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
Tóm tắt: Bài giải:
Một gói mì: 80 g Ba gói mì cân nặng số gam là:
Một quả trứng : 50 g. 80 x 3 = 240 (g) 
3 gói mì và một quả trứng ... g ? Ba gói mì và một gói bánh cân nàng là:
 240 + 50 = 290 (g)
 Đáp số: 290 g.
- HS nhận xét. GV nhận xét.
Bài 5:
 Bài toán: Lớp 3A có 35 học sinh, lớp 3B có 29 học sinh. Số học sinh của lớp 3C bằng nửa tổng số học sinh của lớp 3A và lớp 3B. Hỏi lớp 3C có bao nhiêu học sinh ?
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ? (Lớp 3A có 35 học sinh, lớp 3B có 29 học sinh. Số học sinh của lớp 3C bằng nửa tổng số học sinh của lớp 3A và lớp 3B. 
- Bài toán hỏi gì ? (Hỏi lớp 3C có bao nhiêu học sinh ?)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
Bài giải:
Số học sinh lớp 3A và lớp 3B là:
35 + 29 = 64 (học sinh)
Số học sinh lớp 3c là:
64 : 2 = 32 (học sinh)
 Đáp số: 32 học sinh.
- HS nhận xét. GV nhận xét.
4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung ôn.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. “ Tính giá trị của biểu thức - Tiếp theo”.
 -----------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG ANH BỘ ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được truyền thống của anh bộ đội.
- Giáo dục HS lòng yêu quý và biết ơn chú bộ đội.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về các hoạt động tập luyện, lao động, văn nghệ, thể thao ... của các anh bộ đội.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Tìm hiểu truyền thống anh bộ đội.
- GV hỏi: Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày tháng năm nào ? ( Ngày 22 tháng 12 năm 1944)
- Các anh bộ đội có nhiệm vụ gì ? (Lúc có chiến tranh, các anh là người chiến đấu, đánh đuổi quân xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. Khi hoà bình các anh vẫn là những người ngày đêm canh gác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn sự bình yên cho mọi người)
- Ngoài nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ra các anh còn có nhiệm vụ gì ? ( Lao động sản xuất, giúp đỡ dân khi có thiên tai, lũ lụt ... )
- GV cho HS quan sát một số bức tranh về các hoạt động vủa các anh bộ đội.
+ Gọi HS nhận xét về các hoạt động đó của các anh bộ đội.
- Em đẫ được tiếp xúc với anh bộ đội bao giờ chưa, các anh là những người như thế nào ?
- Em thấy các anh bộ đội là người có tác phong như thế nào ? ( Nhanh nhẹn, dứt khoát)
- Các anh bộ đội có nếp sống như thế nào ? ( Gọn gàng, ngăn nắp, ăn ngủ, làm việc đúng giờ giấc ...)
- Tình cảm của các anh bộ đội với người dân mọi người dân như thế nào ? ( Yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ khi người dân gặp khó khăn, hoạn nạn.)
+ Em hiểu gì về truyền thống anh bộ đội ? ( Yêu nước, thương dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc ...)
4. Củng cố:
- Em học tập được gì ở tác phong và nếp sống của anh bộ đội ? ( Học tập đươc tácphong nhanh nhẹn, nếp sống gọn gàng, ngăn nắp)
- Vì sao chúng ta phải yêu quý và biết ơn anh bộ đội ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Phải thực hiện tốt việc học tập tác phong nhanh nhẹn của anh bộ đội. Yêu quý và biết ơn anh bộ đội.
 ------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010 
Tiết 1: Âm nhạc:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
 ----------------------------------------------
Tiết 2:	 Tập đọc: 
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu: 
 - Rèn đọc đúng các từ: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, ...
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát .
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo ( trả lời được các câu hỏi trong SGK thuộc 10 dòng thơ đầu )
- GDHS biết giữ gìn phong cảnh quê hương mình.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện "Đôi bạn".
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
* Đọc diễn cảm bài thơ.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả trong bài.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ mới (hương trời, chân đất )
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Mời HS đọc thành tiếng, đọc thầm khổ thơ 1
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Quê ngoại bạn ở đâu?
+ Những điều gì ở quê khiến bạn thấy lạ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2.
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về người làm ra hạt gạo?
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi ?
- Qua bài thơ này muốn nói với em điều gì ?
- Liên hệ thực tế.
 d) Học thuộc lòng bài thơ :
- GV đọc lại bài thơ .
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo phương pháp xóa dần.
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ. 
- Mời lần lượt từng em đọc thuộc lòng bài thơ.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất .
4. Củng cố:
- Nội dung bài thơ nói gì?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 3 HS lên tiếp nối kể lại 3 đoạn của câu chuyện. 
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, luyện đọc các từ: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp.
- Nối tiếp ... vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền...
- Có thể vẽ màu nền trước sau đó vẽ màu ở các hình nhân vật.
- Vẽ màu thoải mái, ít chờm ra ngoài hình vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho học sinh xem bài vẽ của anh chị khoá trước.
- Em vẽ màu vào bức tranh đấu vật ( vẽ nét) ở vở tập vẽ.
- Cố gắng vẽ màu làm nỗi nhân vật ở bức tranh.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý những học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: - Nhận xét đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét bài
---------------------- ----------------------------------
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010 
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu : 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dạng : chỉ có phép cộng, phép trừ,chỉ có phép nhân , phép chia , có các phép cộng, trừ, nhân., chia. 
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, VBT.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau:
 252 + 10 x 3 145 - 100 : 2
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu 1 HS làm mẫu một bài.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau. 
- Nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- Gọi HS đọc nêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét..
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại qui tắc tính giá trị của biểu thức.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà xem lại các bài tập đã làm, xem trước bài sau “ Tính giá trị của biểu thức - Tiếp theo”.
- 2 HS lên bảng làm bài.
 252 + 10 x 3 = 252 + 30
 = 282
 145 – 100 : 2 = 145 – 50
 = 95 
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Lấy bảng con ra làm bài.
 125 – 85 + 80 = 40 + 80
 = 120 
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
 68 + 32 – 10 = 100 – 10
 = 90 
 147 : 7 x 6 = 21 x 6 
 = 126
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm mẫu một bài rồi thực hiện vào vở. 
- 2 HS lên bảng thực hiện, lớp booe sung. 
 a/ 375 -10 x 3 = 375 – 30 
 = 345
 64 : 8 + 30 = 8 + 30 
 = 38 
 b, 306 + 93 : 3 = 306 + 31
 = 337
 5 x 11 – 20 = 55 – 20
 = 35
- Đổi vở để kiểm tra bài nhau.
- 1HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 2 HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung. 
 a/ 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2 
 = 90
 b/ 11 x 8 – 60 = 88 – 60 
 = 28 
 12 + 7 x 9 = 12 + 63
 = 75
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
50 + 20 x 4
80 : 2 x 3
11 x 3 + 6
70 + 60 : 3
81 – 20 + 7
- HS nhắc lại 3 qui tắc tính giá trị biểu thức.
- HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
 Tiết 2: 	 Tập làm văn: 
KÉO CÂY LÚA LÊN - NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN.
 A/ Mục tiêu: Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên 
- Bước đầu biết kể về thành thị , nông thôn dựa theo gợi ý
 -Giáo dục yêu thích môn học. 
 B/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa về câu chuyện trong SGK, bảng phụ chép sẵn gợi ý kể chuyện BT1). 1 bảng viết sẵn gợi ý nói về nông thôn hay thành thị (BT2).
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- 
- Kiểm tra vở của HS. 
- Nhận xét.
2.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Kể chuyện lần 1:
+ Truyện có những nhân vật nào ?
+ Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu chàng ngốc đã làm như thế nào?
+ Về nhà anh chàng khoe với vợ điều gì ? 
+ Chị vợ ra trông kết quả ra sao ? 
+ Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?
- GV kể lại câu chuyện lần 2 :
- Yêu cầu 1 HS giỏi kể lại.
- Yêu cầu từng cặp kể lại cho nhau nghe.
- Mời 4 em thi kể lại câu chuyện trước lớp. 
- Lắng nghe và nhận xét.
+ Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào?
Bài tập 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý trong SGK.
+ Em chọn viết về đề tài gì (nông thôn hay thành thị) ? 
- Theo dõi nhận xét bài HS. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- Lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc yêu cầu bài và gợi ý.
 Cả lớp đọc thầm gợi ý và quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe GV kể chuyện.
+ Trong chuyện này có chàng ngốc và vợ .
+ Chàng đã kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa ở ruộng bên.
+ Chàng khoe với vợ là mình đã kéo cây lúa lên cao hơn cây lúa của nhà bên cạnh.
+ Chị vợ ra xem thấy cả ruộng lúa nhà mình bị héo rũ. 
+ Vì cây lúa bị kéo lên đứt rễ nên bị héo. 
- Lớp theo dõi giáo viên kể lần 2 .
- 1HS giỏi kể lại câu chuyện. 
- Tập kể theo cặp.
- 4 em thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất.
+ Chàng ngốc đã kéo lúa lên làm cho lúa chết hết lại tưởng sẽ làm cho lúa tốt hơn.
- 1 HS đọc đề bài tập 2.
- 1 
- 1 em làm mẫu tập nói trước lớp.
- Cả lớp làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
- 2 em nhắc lại nội dung bài học.
Tiết 4:	 Thủ công: 
CẮT DÁN CHỮ E
I. Mục tiêu : 
 - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E. Kẻ, cắt, dán được chữ E các nét tương đối thẳng và đều nhau . Chữ dán tương đối phẳng . 
 - GDHS yêu thích nghệ thuật .
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu của chữ E đã dán và mẫu chữ E cắt từ giấy để rời
 - Tranh về quy trình kẻ, cắt, dán chữ E. giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1 : - Hướng dẫn quan sát và nhận xét. 
- Cho quan sát mẫu chữ E đã cắt rời.
- Yêu cầu nhận xét về chiều rộng, kích thước của mỗi chữ.
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1 : Kẻ chữ E
- Cắt 1HCN có chiều dài 5ô, rộng 2ô rưỡi.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào HCN, Sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ E.
- Gấp đôi HCN đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa. Sau đó, cắt theo đường kẻ nửa chữ E. Mở ra được chữ E.
Bước 3: Dán chữ E.
Cách dán như dán các chữ đã học.
+ Sau khi hướng dẫn xong cho học sinh tập kẻ , cắt và dán chữ E vào giấy nháp.
* Hoạt động 3: HS thực hành.
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Yêu cầu HS thực hành kẻ, cắt chữ E trên giấy màu.
- Theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Cho HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà tập cắt lại chữ E.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- 1 HS lên bảng vừa cắt vừa nhắc lại qui trình cắt, dán chữ V.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Cả lớp quan sát mẫu chữ E và đưa ra nhận xét:
- Các kích thước về chiều rộng, chiều cao, của từng con chữ .
- Lớp tiếp tục quan sát mẫu lắng nghe giáo viên để nắm về các bước và quy trình kẻ , cắt , dán các con chữ 
- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ E trên giấy nháp .
- Cả lớp thực hành cắt, dán chữ E trên giấy thủ công.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá sản phẩm của nhau.
---------------------------------------------------
Tiết 4: 	Âm nhạc: 
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC THÔNG QUA TRÒ CHƠI
 A/ Mục tiêu : Biết nội dung câu chuyện
Biết gọi tên các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi 
GDHS yêu thích âm nhạc 
 B/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên đọc kĩ câu chuyện Cá heo với âm nhạc.
 C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài hát Ngày mùa vui.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 Tiết học này chúng ta sẽ nghe kể chuyện và tìm hiểu tên nốt nhạc.
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc .
- Đọc cho học sinh nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc .
- Đọc lại từng đoạn ngắn và nêu câu hỏi:
+ Đàn cá heo sống ở vùng Bắc cực có nguy cơ gì?
+ Tàu phá băng đến cứu chungs ntn?
+ Sau đó họ đã làm gì để cứu chúng thoát khỏi vùng nguy hiểm?
KL: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới tất cả 1 số loài vật. 
- Cho HS hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
* Hoạt động 2 : - Giới thiệu tên 7 nốt nhạc.
Tổ chức cho HS chơi TC:	
+ Trò chơi "Bảy anh em" 
- Gọi 7 em lên bảng, mỗi em mang 1 nốt nhạc theo thứ tự: ĐÔ - RÊ - MI - PHA - SON - LA - SI. 
- Yêu cầu 7 em đứng cạnh nhau theo thứ tự trên. 
- Giáo viên gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó nói "có" và nói tiếp "Tên tôi là ... " theo tên nốt rồi giơ 1 tay lên cao. Nếu ai nói sai là thua cuộc, gọi em khác thay thế.
+ Trò chơi khuông nhạc bàn tay.
- Giới thiệu các nốt trên khuông tượng trưng qua bàn tay.
- Hướng dẫn cách chưi và cho HS chơi.
- Cho HS luyện tập ghi nhớ các nốt nhạc trên "Khuông nhạc bàn tay" 
c/ Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2HS biểu diễn trước lớp.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. 
- Lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn câu chuyện.
- Hát lại bài hát đã học 1- 2 lần .
- HS tham gia TC.
- Lớp thực hành chơi "Khuông nhạc bàn tay"
- Các em chỉ làm quen vị trí của 5 nốt nhạc đầu trên bàn tay : Đo – Rê – Mi – Pha – Son. 
- Các nhóm lần lượt thực hiện trò chơi trước lớp. 
Tiết 4: 	SINH HOẠT SAO.
A/ Mục tiêu : 
- HS ca múa hát tập thể, học thêm bài hát mới: Chúng em là mầm non tương lai.
 - Chơi TC « Mèo đuổi chuột».
 	 B/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ca múa hát tập thể :
- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp triển khai đội hình vòng tròn và múa các bài hát sao nhi đồng đã tập.
- GV theo dõi uốn nắn cho các em.
* Tập bài hát mới : Chúng em là mầm non tương lai.
- GV hát mẫu rồi tập cho HS hát từng câu theo lối móc xích.
* Tổ chức cho HS chơi TC « Mèo đuổi chuột».
- Nêu tên TC, cách chơi rồi cho HS chơi.
- Theo dõi, nhận xét.
* Dặn dò : Về nhà Ôn lại bài hát mới tập.  
- Cả lớp ca múa hát tập thể dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Hát từng câu theo GV.
- Hát cả bài.
- Tham gia chơi TC « Mèo đuổi chuột».

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 16.doc