Giáo án giảng dạy Tuần 17 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 17 Khối 3

CHIỀU Đạo đức :

BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (tiết 2)

I. Mục tiêu:

 - Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở dịa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

 - GDHS tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Một số bài hát về chủ đề bài học.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 53 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 17 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Từ ngày 28/12/2009 đến 01/01/2010
Thứ/ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai 28/12
1
Chào cờ
2
Toán
Tính giá trị của biểu thức (tt)
3
Tập đọc
Mồ côi xử kiện 
4
TĐ-KC
Mồ côi xử kiện 
Thứ ba
29/12
1
Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.TC: Chim về tổ
2
Toán
Luyện tập 
3
Chính tả 
Nghe viết: Vầng trăng quê em
4
Tập đọc
Anh đom đóm 
Thứ tư 
30/12
1
Toán 
Luyện tập chung 
2
LT & Câu
Ôn về từ chỉ đặc điểm -Ôn tập câu:Ai thế nào - Dấu phẩy 
3
TNXH
An toàn khi đi xe đạp 
4
Mỹ thuật
Vẽ tranh: Đề tài chú bộ đội 
5
Âm nhạc
Dành cho địa phương tự chọn 
Thứ năm 31/12
1
Đạo đức
Biết ơn thương binh liệt sĩ (T2)
2
Toán 
Hình chữ nhật 
3
Chính tả
Nghe viết: Âm thanh thành phố 
4
Tập viết
Ôn chữ hoa N
Thứ sáu 1/01/2010
1
Toán 
Hình vuông 
2
Tập làm văn
Viết về thành thị nông thôn.
3
TNXH
Ôn tập học kì I
4
Thủ công
Cắt, dán chữ Vui vẻ.
TUẦN 17
 Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
CHIỀU 	 Đạo đức : 
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở dịa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
 - GDHS tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một số bài hát về chủ đề bài học.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải biết ơn và quan tâm, giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sĩ ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng. 
- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh (ảnh): Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng
- Yêu cầu Các nhóm quan sát và thảo luận theo gợi ý :
+ Người trong tranh (ảnh) là ai ?
+ Em biết gì về gương chiến đấu, hy sinh của anh hùng liệt sĩ đó ? 
+ Hãy hát một bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng liệt sĩ đó ? 
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, tóm tắt lại gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã nêu trên. Nhắc nhở HS học tập theo những tấm gương đó.
* Hoạt động 2: Báo cáo kết quả sưu tầm. 
- Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu .
- Yêu cầu cả lớp trao đổi nhận xét và bổ sung. 
- GV kết luận. Chúng ta nên tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
* Hoạt động 3: Tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ theo chủ đề về thương binh, liệt sĩ.
- Cho HS xung phong hát, múa, đọc thơ...
- GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương.
* KL chung: Thương binh , liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực.
4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
Về nhà cần thực hiện tốt những điều đã được học. Xem trước bài sau. “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”.
- Vì thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn cấc thương binh và gia đình liệt sĩ.
- Ngồi theo nhóm, quan sát tranh và thảo luận theo các gợi ý.
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày trước lớp về kết quả điều tra, tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa của các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung nếu có. 
- Lần lượt từng em lên múa, hát những bài hát có chủ đề về những gương liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và các liệt sĩ tuổi thiếu nhi 
- Cả lớp theo dõi nhận xét tuyên dương.
- HS chú ý nghe.
- HS nhắc lại bài.
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tin:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
Mĩ thuật:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
---------------------------------------------
 Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
CHIỀU Ôn Toán:
BÀI TẬP VỀ TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I. Mục tiêu:
- Cho HS củng cố và rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dạng : Chỉ có phép cộng, trừ ; chỉ có nhân, chia ; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ; biểu thức có dấu ngoặc.
- Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu > ; < ; =.
- GDHS lòng yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT Toán lớp 3 - Tập 1.
- Vở buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Tính giá trị của biểu thức.
 80 – ( 30 + 25 ) = 80 – 15 36 : 4 x 5 = 9 x 5 
 = 65 = 45
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Luyện tập:
- Gọi HS nêu lại các quy tắc tính giá trị của biểu thức.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu HS áp dụng quy tắc để làm bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
 57 + 39 x 5 = 57 + 197 259 – (75 + 25) = 259 – 100 
 = 252 = 159
 63 – 49 : 7 = 63 – 7 (72 + 9) : 9 = 81 : 9
 = 56 = 9
 527 – 49 x 6 = 527 – 294 315 – ( 136 – 52) = 315 – 84 
 = 233 = 231
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài. 
<
=
>
 235 + 50 x 4 > 429 96 : 8 : 4 = 96 : 4 : 8
 636 : (15 – 9) = 106 25 x 3 : 5 < 49 : 7 x 3
- HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Đ
S
- Gọi HS chữa bài.
 a, 32 + 24 : 8 = 7 b, 32 + 24 : 8 = 35
S
Đ
 c, 72 : 3 x 2 = 48 d, 72 : 3 x 2 = 12
- HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. ( Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức đó)
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
a, 65 cộng với tích của 9 và 4. b, 72 trừ đi hiệu của 13 và 5.
 65 + 9 x 4 = 65 + 36 72 – (13 – 5) = 72 – 8 
 = 101 = 64
c, 18 nhân với tổng của 3 và 5. d, 56 chia cho tích của 4 và 2.
 18 x ( 3 + 5) = 18 x 8 56 : ( 4 x 2) = 56 : 8
 = 144 = 7
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 4:
 Bài toán: Có 245 kg gạo, người ta đã bán đi 91 kg. Số còn lại đóng đều vào 7 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg gạo ?
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ? ( Bài toán cho biết có 245 kg gạo, người ta đã bán đi 91 kg. Số còn lại đóng đều vào 7 túi)
- Bài toán hỏi gì ? ( Bài toán hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg gạo ?)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
Bài giải:
Số gạo còn lại sau khi bán là:
245 – 91 = 154 (kg)
Số lượng gạo trong mỗi túi là:
154 : 7 = 22 (kg)
 Đáp số: 22kg
- Chấm bài.
- GV nhận xét chung bài làm của HS.
4. Củng cố:
- Gọi HS nêu lại các quy tắc tính giá trị của biểu thức.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại cách tính giá trị của biểu thức và xem trước bài sau “ Luyện tập chung”.
 ---------------------------------------------------
Tin:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
 ---------------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
VĂN NGHỆ CA NGỢI CHÚ BỘ ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Cho HS thấy được một số bài hát ca ngợi các chú bộ đội.
- HS tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội đã đang ngày đêm canh gữi bầu trời bình yên cho Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 số bài hát ca ngợi các chú bộ đội.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Chương trình biểu diễn Văn nghệ chào mừng chú bộ đội.
- Trong tháng 12 các em có biết ngày kỉ niệm lớn nào không? Đó là ngày nào ?
 ( Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12)
- GV: Các chú bộ đội là những người đã không quản ngày đêm canh giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội, đã có rất nhiều các nhạc sĩ đã sáng tác những bài hát ca ngợi các chú bộ đội.
- Các em có biết bài hát nào ca ngợi các chú bộ đội không ?
- HS lần lượt nêu các bài hát mà mình biết.
- Gọi 1 số HS biểu diễn các bài hát ca ngợi các chú bộ đội.
- Bài hát các em vừa hát ca ngợi các chú bộ đội, chúng ta thấy các chú bộ đội được các nhạc sĩ ca ngợi qua rất nhiều bài hát. Vậy qua các em có biết bài thơ bài văn nào ca ngợi các chú bộ đội không.
- Vì sao các chú bộ đội lại được các nhạc sĩ, các nhà văn ca ngợi như vậy không ? 
- Để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội chúng ta phải làm gì ?
( Chúng ta phải quý trọng, kính yêu các chú bộ đội)
- Đúng vậy để tỏ lòng kính yêu các chú bộ đội chúng ta phải học thật giỏi, thuộc thật nhiều bài hát, bài thơ ca ngợi các chú bộ đội.
4. Củng cố:
- Cho HS hát 1 bài hát ca ngợi chú bộ đội.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà chúng ta sưu tầm những bài hát, bài thơ ca ngợi chú bộ đội.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010 
Tiết 1: Âm nhạc:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
 ------------------------------------------------------
Tiết 2: 	 Tập đọc: 
ANH ĐOM ĐÓM
I. Mục tiêu: 
 - Rèn đọc đúng các từ: lan dần, làn gió mát, rộn rịp, làn gió mát,long lanh, ...
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ khổ thơ 
 - Hiểu nội dung: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ,thuộc 2-3 khổ thơ trong bài)
 - GDHS lòng yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa bài thơ trong SGK .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hai em nhìn bảng nối tiếp kể lại 3 đoạn câu chuyện “Mồ Côi xử kiện". 
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
* Đọc mẫu bài thơ.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu đọc mỗi em 2 dòng thơ. GV sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Nhắc nhớ HS ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả trong bài thơ.
- Giúp hiểu nghĩa từ ngữ mới và địa danh trong bài ( mặt trời gác núi , cò bợ )
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Mời cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ đầu. 
+ Anh đom đóm lên đèn đi đâu ? 
+ Tìm những từ ngữ tả đức tính của anh Đom Đóm ? 
- Yêu cầu đọc thầm khổ thơ 3 và 4 của bài thơ. 
+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?
+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài ?
- Qua  ... họn 1 số bài vẽ đẹp cho cả lớp quan sát nhận xét về
 	- Hình vẽ to , rõ ràng.
 	- Bố cục đẹp.
 	- Màu sắc tươi sáng
Yêu cầu HS chọn bài mình thích nhất.
____________________________________________
 	--------------------------------------------------------
Thứ sáu 31 tháng 12 năm 2010 
Tiết 1: 	 Toán: 
HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc)của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản ( trên giầy kẻ ô vuông ).
 - GDHS yêu thích học toán. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Các mô hình có dạng hình vuông ; E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiêm tra 2HS bài Hình chữ nhật.
- GV nhận xét đánh giá .
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Giới thiệu hình vuông . 
 A B
 D C
- Dán mô hình hình vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD. 
- Mời 1HS lên bảng dùng ê ke để kiểm tra 4 góc của hình vuông và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được.
+ Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?
- Kết luận: Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
- Gọi nhiều HS nhắc lại kết luận.
b) Luyện tập:
Bài 1:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự kiểm tra các góc và tìm ra câu trả lời .
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình vẽ để kẻ một đoạn thẳng để có hình vuông.
- Gọi 2 HS lên bảng kẻ .
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. 
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài .
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
 - Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài 2 và 4 tiết trước .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Cả lớp quan sát mô hình.
- 1HS lên đo rồi nêu kết quả.
- Lớp rút ra nhận xét:
+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
+ Hình vuông ABCD có 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA. 
- HS nhắc lại kết luận.
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Lớp tự làm bài. .
- 2 HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
+ Hình vuông : EGHI.
+ Các hình ABCD và MNPQ không phải là hình vuông.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình vuông và kết luận :
- Ta có : 4 cạnh của hình vuông ABCD là 3 cm và độ dài 4 cạnh hình vuông MNPQ là 4cm. 
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát hình vẽ và thực hiện kẻ thêm một đoạn thẳng để tạo ra hình vuông.
- 2HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét bổ sung.
- Vẽ theo mẩu:
- Lớp vẽ vào vở.
- 2 HS lên bảng vẽ.
-Vài HS nhắc lại nội dung bài .
Tiết 1: 	Tập làm văn: 
VIẾT VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
I. Mục tiêu: 
- Viết được một bức thư ngắn cho bạn để kể những đều đã biết về thành thị, nông thôn 
- GDHS yêu thích học tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết trình tự mẫu lá thư .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS kể lại câu chuyện “Kéo cây lúa lên".
- Yêu cầu 1HS kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị).
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS làm BT:
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
- Yêu cầu lớp đọc thầm trình tự mẫu một lá thư trên bảng. 1HS đọc to.
- Mời 1HS giỏi nói mẫu phần đầu lá thư của mình 
- Nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Mời 5 - 6 em thi đọc lá thư của mình trước lớp. 
- Nhận xét, chấm điểm 1 số bài viết tốt. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà đọc lại tất cả các bài TĐ và HTL từ đầu năm đến giờ để chuẩn bị tuần sau ôn tập và KT.
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của GV. 
- Cả theo dõi.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Lắng nghe hướng dẫn về cách viết thư .
- 1 em giỏi nói mẫu phần lí do viết thư trước lớp. 
- Cả lớp viết bài vào VBT.
- Đọc lại lá thư của mình trước lớp từ (5- 6 em )
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
Tiết 3: 	 Thủ công: 
CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ
I. Mục tiêu: 
- Biết kẻ cắt dán chữ VUI VẺ.
 - Kẻ ,cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng cân đối.
 - GDHS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu của chữ VUI VẺ đã dán. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. 
- Giấy thủ công, bút chì , kéo thủ công, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 
- Gọi HS nêu cách cắt chữ E.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét 
- Cho quan sát mẫu chữ VUI VẺ.
+ Hãy nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ VUI VẺ ?
+ Em có nhận xét về khoảng cách giữa các chữ đó?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách kẻ, cắt chữ V, U , E , I.
- GV nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ.
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu ( ? ).
- Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, E, I giống như đã học ở bài 8, 9, 10.
- Cắt dấu hỏi ( ? ) kẻ dấu hỏi ( ? ) trong 1 ô vuông. Kẻ dấu ( ? ), sau đó cắt theo đường kẻ, lật sang mặt sau được dấu ( ? )
+ Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ.
- Dán từng chữ vào các vị trí đã ướm.
* Hoạt động 3: Thực hành.
+ Sau khi hướng dẫn xong GV cho tập kẻ, cắt và dán chữ VUI VẺ vào giấy nháp.
4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn về nhà tập cắt chuẩn bị giờ sau thực hành “ Cắt, dán chữ VUI VẺ - Tiết 2”
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- 1HS lên bảng vừa cắt vừa nêu quy trình cắt chữ E.
- Lớp theo dõi.
- Cả lớp quan sát mẫu chữ VUI VẺ .
- Trong mẫu chữ có các chữ cái: V – U - I – E - dấu hỏi.
- Khoảng cách giữa các chữ đều nhau.
- 2 em nhắc lại cách kẻ, cắt dán các chữ V, U, E, I .
- HS chú ý lắng nghe.
- Lớp quan sát tranh quy trình, lắng nghe GV hướng dẫn các bước và quy trình kẻ, cắt, dán các chữ cái và dấu hỏi.
- Tiến hành tập kẻ , cắt và dán chữ VUI VẺ theo hướng dẫn của GV vào nháp .
- Cắt, dán chữ VUI VẺ.
- HS về nhà tập cắt chữ VUI VẺ để giờ sau học tiết 2.
- Làm VS lớp học.
 Tiết 4: 	 Âm nhạc: 
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT ĐÃ HỌC
 A/ Mục tiêu: Biết hát theo giai điệu đúng lời ca .
 B/ Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
 - Tranh ảnh minh họa các bài hát.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Lớp chúng mình đoàn kết
- Cho cả lớp hát 1 - 2lần.
- Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. GV uốn nắn cho các em.
- Yêu cầu HS hát kết hợp vận động: HS nắm tay nhau, đưa lên cao, chân di chuyển nhịp nhàng sang phải, sang trái.
* Hoạt động 2: Ôn tập bài hát con chim non.
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát, GV sửa sai.
- Yêu cầu HS vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp .
- Tổ chức cho HS hát và gõ đệm theo tổ.
* Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Ngày mùa vui.
- Yêu cầu cả lớp tập hát đúng và thuộc lời ca.
- Yêu cầu HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca
- Gọi HS hát cá nhân. 
- Tổ chức cho HS chơi TC: Tìm tên bài hát.
GV hát bằng một nguyên âm (a/ u / i ...) một giai điệu của 1 trong 3 bài hát đã ôn, yêu cầu HS nêu tên bài hát.
- Nhận xét tuyên dương những em tìm tên bài hát đúng, nhanh.
* Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài hát đã học chuẩn bị tiết học sau tập biểu diễn.
- Cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết hợp vận động.
- Cả lớp hát bài Con chim non.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/4.
- 1 tổ hát , 1 tổ gõ đệm. 
- Cả lớp hát bài Ngày mùa vui.
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- HS hát cá nhân, lớp theo dõi bình chọn bạn hát hay nhất.
- HS tham gia chơi trò chơi.
----------------------------------------------------------
 Buổi chiều 
Tiết 2: 	Luyện Tập làm văn : 
VIẾT VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
 A/ Mục tiêu: - Củng cố cách viết một bài văn về thành thị, nông thôn.
- Giáo dục tình yêu quê hương. Ham thích học văn
 B/ Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1HS kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị).
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS làm BT:
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
- Nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Mời 5 - 6 em thi đọc bài làm của mình trước lớp. 
- Nhận xét, chấm điểm 1 số bài viết tốt. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà đọc lại tất cả các bài TĐ và HTL từ đầu năm đến giờ để chuẩn bị tuần sau ôn tập và KT.
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của GV. 
- Cả theo dõi.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Lắng nghe hướng dẫn 
- Cả lớp viết bài vào VBT.
- Đọc lại bài của mình trước lớp từ (5- 6 em)
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
--------------------------------------------------------
 Tiết 3:	SINH HOẠT LỚP
A.Mục tiêu: - HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng của tuần tới.
- Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè,
B.Chuẩn bị:	- Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
C. Lên lớp:
1.Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại)
2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp
3. Ý kiến của GV:
- Ưu điểm trong tuần:
+ Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi.
+ Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt.
+ Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ
- Tồn tại: 
 + Một số HS chưa chú ý nghe giảng, 
 	- Công tác tuần tới:
+ Đẩy mạnh công tác thu nộp.
+ Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
+ Trang trí lớp học.
+ Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật.
4. Tổng kết: - Hát tập thể.
---------------------------------------------------------------
 Nguyễn Thị Hồng Hải
 Tổ: 2 + 3
 Năm học: 2010 - 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 17.doc