Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

TẬP ĐỌC KC:

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 A. TẬP ĐỌC:

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp( trả lời được các CH trong SGK)

 B. KỂ CHUYỆN:

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

- HS khá, giỏi kể được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC KC:
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 A. TẬP ĐỌC:
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp( trả lời được các CH trong SGK)
 B. KỂ CHUYỆN:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc bài : Cánh đẹp non sông.
- Nhận xét bài cũ
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài : 
-	Yêu cầu HS quan sát tranh, GV giới thiệu trực tiếp đây là anh hùng Núp..., ghi đề.
2.2 Luyện đọc
a. Đọc mẫu : Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Hd đọc từng câu và luyện phát âm từ khó dễ lẫn.
-	Luyện đọc từ khó theo yêu cầu.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn học sinh chia đoạn 2 thành 2 phần:
	+ Phần 1: Núp đi dự đại hội về.... cầm quai súng chặt hơn.
	+ Phần 2: Anh nói với lũ làng... Đúng đấy !
- Yêu cầu hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 2
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1
- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?
-	Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
- 	Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng nghe những gì ?
- Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ?
- Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa và Núp?
- Khi đó dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối.
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ?
- Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
-	Giáo viên tóm ý của bài.
2.4. Luyện đọc lại :
-	Giáo viên đọc đoạn 3, hướng dẫn đọc chậm rãi, trang trọng, cảm động.
-	Luyện đọc trong nhóm 4.
-	Luyện đọc toàn bài.
 	KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu
- Gọi HS đọc phần yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh kể mẫu một đoạn.
2. Kể theo nhóm
- Chia học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm.
4. Kể trước lớp
HS khá, giỏi kể theo lời của một nhân vật
- Tuyên dương học sinh kể tốt
* Củng cố - dặn dò:
- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên ?
- Nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Cửa Tùng
- 2 học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 1 , 2 trong SGK.
- Nghe giới thiệu
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc hết bài.
- Đọc các từ khó đọc
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Dùng bút chì gạch dấu ngăn cách giữa các đoạn.
- Đọc theo đoạn, chú ý ngắt câu :
...người già,/ người trẻ/ đoàn kết đánh giặc,/ làm rẫy,/ giỏi lắm.//
Pháp đánh một trăm năm/ ... đồng chí Núp/ và làng Kông Hoa đâu.//
...một huân chương cho cả làng/ và một huân chương cho Núp.//
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Luyện đọc nhóm 4.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh đọc thầm
- ... cử đi dự Đại hội thi đua.
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm
- ... đất nước mình bây giờ mạnh lắm, .... đánh giặc, làm rẫy giỏi.
-	... mọi người mừng ... đã đặt Núp trên vai công kênh đi khắp nhà.
- “Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!”
- ...vui quá, đứng hết cả dậy và nói: “Đúng đấy ! Đúng đấy !”
- 1 HS đọc đoạn cuối, lớp đọc thầm
- ... một ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,...... một huân chương cho Núp.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh luyện đọc nhóm.
-	2 nhóm thi đọc.
-	2 học sinh lên thi đọc toàn bài.
-	Bình chọn bạn đọc tốt.
-	Học sinh đọc yêu cầu: Kể một đoạn của câu chuyện "Người con của Tây Nguyên" 
- 1 học sinh kể, cả lớp theo dõi bài SGK.
- Học sinh kể đoạn 1
- Mỗi nhóm 3 học sinh. Mỗi học sinh chọn và kể lại đoạn truyện mà mình thích. 
- 2 nhóm học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất.
- 2 HS kể
-	Học sinh trả lời.
TOÁN: (61)
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	 Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Bảng phụ bài 2/61
	- Các hình vuông bài 3/61
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra các bài tập 2/60 đã giao về nhà của tiết 60.
- 	2 em đọc bảng chia 8
- Nhận xét chữa bài cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
2.2 Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
a. Ví dụ:
* Nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB ? (Vẽ hình minh họa)
- Khi ... CD dài gấp 3 lần ... AB Þ đoạn thẳng AB bằng 1/3 đoạn thẳng CD.
b. Bài toán
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán
- Mẹ bao nhiêu tuổi ?
- Con bao nhiêu tuổi ?
- Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ?
- Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ?
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải.
- 2 bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
2.3 Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc dòng đầu tiên của bảng. ( trong VBT)
H: 24 gấp mấy lần 3
- Vậy 3 bằng một phần mấy của 24
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
-	Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2 :
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 3: ( Làm cột a, b)
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
GV hd mẫu
- Yêu cầu học sinh quan sát hình và nêu số hình vuông gấp mấy lần số hình tam giác
- Số hình tam giác bằng một phần mấy số hình vuông 
- Yêu cầu học sinh làm các phần còn lại
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò :
- Về nhà luyện thêm về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
* Nhận xét tiết học – Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- 4 học sinh làm bài trên bảng
- 2 em đọc bảng chia 8 và trả lời 1 số phép chia bất kì.
- Nghe giới thiệu
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB : 6 : 2 = 3 (lần)
- Gọi học sinh nhắc lại
-	Học sinh đọc yêu cầu.
- Mẹ 30 tuổi
- Con 6 tuổi
- Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần
- Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
Bài giải
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
30 : 6 = 5 (lần)
Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
 	 ĐS: 1/5
- Đọc: Số lớn, số bé, số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
- 24 gấp 8 lần 3
- 3 bằng 1/8 của 24
- 1 HS lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào VBT
-	Học sinh đọc đề.
- SS số bé bằng một phần mấy số lớn.
- 1 học sinh làm bảng, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 	Học sinh đọc đề.
- HS đọc bài mẫu
 4 : 2 = 2 (lần)
 Vậy số hình tam giác bằng một phần hai số hình vuông.
 Đáp số : 1/2 
Lớp làm bài vào VBT và giải thích
 Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
TOÁN: (62)
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 - Biết giải bài toán có lời văn ( hai bước tính)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ bài 1
	- Các hình tam giác bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa số để học sinh so sánh và trả lời.
- Nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập so sánh số lớn bằng một phần mấy số lớn và số lớn gấp mấy lần số bé.
* Giáo viên ghi đề.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Giáo viên cho HS nêu yêu cầu 
Hướng dẫn HS phân tích đề và thực hiện theo 2 bước
Tương tự cho HS làm các cột còn lại
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề bài
- HD cách giải: Muốn tìm số con trâu bằng 1 phần mấy số con bò ta phải biết điều gì?
- Cần tìm số bò (bò hơn trâu 28 con)
- Số con bò gấp mấy lần con trâu ?
- Số trâu bằng 1 phần mấy số bò ?
- HD học sinh trình bày bài giải.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 3: HD tương tự B2
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4. 
- HD hs thực hành ghép hình
- Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập thêm.
- Nhận xét tiết học – Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau:Bảng nhân 9
- 2 học sinh làm bài trên bảng
- Nghe giới thiệu
Gọi 1 hs đọc yc BT1 
Thực hiện 12 :3 = 4 ; 12 gấp 4 lần 3
Viết 4 vào ô trống.
TL: 3 = của 12 . viết vào ô trống
-1 hs đọc đề
- Phải biết số trâu và số bò.
- Số trâu đã biết (7 con)
- Tìm số bò
- 1 hs lên bảng làm – Lớp VBT
Bài giải:
 Số con bò có là:
 7 + 28 = 35 (con)
 Số bò gấp số trâu số lần là:
 35 : 7 = 5 ( lần)
 Vậy số trâu bằng số bò.
- 1 hs đọc đề
-1 hs lên bảng làm – Lớp VBT
Bài giải:
Số ô tô rời nến xe là:
40 : 8 = 5 (ô tô)
Số ô tô còn lại ở bến xe là:
40 - 5 = 35 (ô tô)
Đáp số: 35 ô tô
- Học sinh xếp hình trên bộ đồ dùng học tập của HS.
CHÍNH TẢ:
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Nghe viết chính xác bài CT: Đêm trăng trên Hồ Tây ; trình đúng hình thức bài xuôi.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt iu / uyu (BT2)
 - Làm đúng BT(3) a/b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả.
	- Tranh minh họa bài tập 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 	Gọi học sinh lên bảng viết các từ : chông gai, lười nhác, nhút nhát, khát nước.
- 	Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả này các em sẽ viết bài: Đêm trăng trên Hồ Tây và làm các bài tập chính tả: Phân biệt iu/uyu giải các câu đố.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- 	Giáo viên đọc bài văn một lượt
-	Đêm trăng trên Hồ Tây như thế nào ?
- Gv gt cảnh Hồ Tây, một cảnh đẹp của Hà Nội.
b. Hướng dẫn cách trình bày
- 	Bài viết có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao ?
- Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV đọc - Yêu cầu học sinh viết lại các từ vừa tìm được.
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm bài:
-GV thu 1 số vở chấm – Trả vở, nhận xét bài viết ... ạn.
* TH3: Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
* TH4: Em có thể nhờ mọi người trong nhà mang lọ hoa đến lớp giúp em.
* Hoạt động 2: Đăng ký tham gia việc trường việc lớp.
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích tham gia việc lớp, việc trường.
* Cách tiến hành: Chia 4 nhóm phát phiếu cho từng nhóm đăng ký những việc mình có thể làm được.
- GV nghe HS trình bày: Công việc mà từng bạn đăng ký tham gia và phân công việc đi vào các nhóm công việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
* Kết luận chung: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi học sinh.
C. C cố - d dò :
- Nhận xét tiết học
* Bài sau: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Nhóm kịch biểu diễn truyện: “ Chị Thuỷ của em ”
- 2 em trả lời
- HS xử lí 1 tình huống trong bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày (Có thể bằng lời, có thể qua đóng vai )
- Cả lớp nhận xét cách xử lí của từng nhóm.
- HS phát biểu suy nghĩ của mình
- HS theo dõi
- Làm việc theo nhóm và điền vào phiếu học tập tên những việc mà mình có thể tham gia.
- Đại diện nhóm trình bày phiếu.
- HS nghe và nhận nhiệm vụ.
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
TẬP LÀM VĂN:
VIẾT THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý của SGK. Biết trình bày đúng hình thức thư như bài tập đọc: Thư gởi bà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 đến 3 học sinh lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ viết một bức thư gửi cho một bạn ở miền Nam (hoặc miền Bắc, miền Trung) để làm quen với bạn và hẹn bạn cùng nhau thi đua học tốt.
2.2 Hướng dẫn viết thư:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
- Em sẽ viết thư cho ai ?
- Em viết thư để làm gì ?
- Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư.
- Giáo viên bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư sau đó hướng dẫn học sinh viết từng phần.
- Em định viết thư cho ai ? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó.
* Hướng dẫn: 
- Vì là thư làm quen nên đầu thư các em cần nêu lý do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn rằng em được biết bạn qua đài, báo, truyền hình... thấy quý mến và cảm phục bạn nên viết thư xin được làm quen.
- Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khỏe, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và ghi nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời.
- Yêu cầu học sinh tự viết thư.
- Gọi học sinh đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét bổ sung và cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
-	Nhận xét tiết học
- Dặn: Học sinh về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn chuẩn bị bài sau.
- Học sinh thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe giáo viên giới thiệu
- 2 học sinh đọc
- Em viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc)
- Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Học sinh đọc thầm bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày một bức thư.
- 3 học sinh trả lời
- Học sinh nghe giảng sau đó 1 học sinh nói phần mở đầu thư trước lớp. Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe hướng dẫn sau đó 1 học sinh nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc cá nhân
- 4 học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét
THỦ CÔNG:
CẮT, DÂN CHỮ H, U (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.( không bắt buộc HS phải cắt lượn ở ngoài và trong chữ U. HS có thể cắt theo đường thẳng).
	- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. ( Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Mẫu chữ H, U lớn. - Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
	- Giấy thủ công, thước, chì, kéo, hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
THẦY
TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
2. Bài mới:
1. GT bài: Giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng.
* Hoạt động 1: Gv h dẫn hs q sát và nhận xét.
- Giáo viên dán mẫu chữ H, U trên bảng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
- Chiều cao mấy ô ?
- Nét chữ rộng mấy ô ?
- Chữ H và chữ U có gì giống nhau ?
- Khi cô gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc, em thấy như thế nào ?
- GV dùng chữ rồi gấp đôi HS quan sát.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
* Bước 1: Kẻ chữ H, U
- Giáo viên treo tranh quy trình.
- Kẻ cắt hai hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào 2 hình chữ nhật, nối các điểm đã đánh dấu. 
- Riêng chữ U vẽ đường lượn góc. 
* Bước 2: Cắt chữ H, U
- Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa (mặt trái giấy ra ngoài)
- Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U bộ phận gạch chéo 3a, b trên tranh quy trình.
* Bước 3: Dán chữ H,U
- Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt ướm hai chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô từng chữ và dán vào vị trí đã định.
* Giáo viên chốt ý lại hoạt động 3: Có 3 bước.
* Dặn dò: Tiết 2 mang đồ dùng và giấy màu để hoàn thành sản phẩm.
- Học sinh để dụng cụ: Thước, chì, kéo, hồ, giấy thủ công trước mắt.
- 1 em đọc lại đề bài
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Chiều cao của chữ H, U đều cao 5 ô
- Nét chữ rộng 1 ô
- Chữ H và chữ U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau.
- ... thấy nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh tập kẻ, cắt, dán chữ H,U
- Học sinh nhắc lại các bước:
	+ Bước 1: Kẻ chữ H,U
	+ Bước 2: Cắt chữ H, U
	+ Bước 3: Dán chữ H,U
-	HS kẻ, cắt chữ H, U trên giấy nháp.
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN 
TUẦN 13 :
HỌP LỚP
Hát tập thể
Đánh giá kết quả các hoạt động đã thực hiện trong tuần qua :
Học tập :.....................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
Lao động vệ sinh khu vực: ........................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
Trực nhật : ................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
Thể dục giữa giờ :......................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
Tham gia phong trào của Liên đội : ..........................................................................................
 ...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
Triển khai công tác tuần đến :
Của lớp : ...................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
Của liên đội, trường : ................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
Sinh hoạt chủ điểm :
 Cho các em biết ý nghĩa ngày chủ điểm :.................................................................................
Nhắc lại nội dung chính đã triển khai :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
 6. Kết thúc buổi sinh hoạt : Hát một bài. 
 Nhóm 1: Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
 Nhóm 2: Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1 ?
 Nhóm 3 + 4 : Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu lửa hoặc đống củi khô bị bắt lửa ?
 Nhóm 5+6 : Theo bạn bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
 Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ đễ cháy gần bếp. Khi đun nấu phải tông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.
 Bình chữa lửa Cát Xăng Cháy
 Chữa cháy gọi 114 An toàn Lửa 
 Tình huống 1: Một em bé đang ngồi tay cầm bật lửa châm vào diêm chơi trò chơi đốt pháo hoa?
 Tình huống 2: Hai bạn đi mua dầu hỏa về, bạn Khánh lấy can dầu châm thêm vào bếp dầu đang cháy?
Tình huống 3:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 ky 1(9).doc