Giáo án giảng dạy Tuần 20 Lớp 3

Giáo án giảng dạy Tuần 20 Lớp 3

Tiết 1 : Hoạt động tập thể

TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ.

I. Mục đích yêu cầu.

- Nhằm rèn luyện khả năng định hướng, sự nhanh nhẹn, khéo léo.

II. Chuẩn bị.

- Tập hợp H thành vòng tròn, 2 H cách nhau 1m.

- Chọn 2 H đứng giữa vòng tròn, 1 em làm người đi săn, 1 em làm dê.

- Khăn bịt mắt.

III. Cách chơi.

- Khi có lệnh của quản trò em giả làm dê di chuyển trong vòng tròn thỉnh thoảng bắt chiếc tiếng dê kêu. Người đi săn phải tìm con dê lạc. Nếu trong 2 - 3' người đi săn không tìm được con dê lạc thì đổi người khác.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 20 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20( Từ ngày 10/1/2011 đến ngày 14/1/2011 )
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011.
Tiết 1 : Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ.
I. Mục đích yêu cầu.
- Nhằm rèn luyện khả năng định hướng, sự nhanh nhẹn, khéo léo.
II. Chuẩn bị.
- Tập hợp H thành vòng tròn, 2 H cách nhau 1m.
- Chọn 2 H đứng giữa vòng tròn, 1 em làm người đi săn, 1 em làm dê.
- Khăn bịt mắt.
III. Cách chơi.
- Khi có lệnh của quản trò em giả làm dê di chuyển trong vòng tròn thỉnh thoảng bắt chiếc tiếng dê kêu. Người đi săn phải tìm con dê lạc. Nếu trong 2 - 3' người đi săn không tìm được con dê lạc thì đổi người khác.
IV. Cách dạy.
- G nhận lớp, phổ biến luật chơi.
- G gọi tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Tổ chức cho H chơi thử.
- G tổ chức cho H chơi
V. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
Tiết 2 + 3 : Tập đọc - Kể chuyện
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, lên tiếng...
- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ ở phần chú giải.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, 
gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước 
đây.(trả lời được các CH trong Sgk)
B. Kể chuyện:
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, H kể lại được câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện /SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 1- 2')	 
2.Luyện đọc đúng (33- 35')
* G đọc mẫu toàn bài 
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Câu chuyện chia thành mấy đoạn ?
-> Luyện đọc từng đoạn
* Đoạn 1
- Câu 1: HD đọc: lán, lượt. G đọc
- Câu 2: Đọc đúng: trìu mến, dịu dàng. G đọc
- Câu 3: Chú ý đọc: lặng, lúc lâu, lên. G đọc
+ Giải nghĩa: trung đoàn trưởng, lán
-> Hướng dẫn đọc đoạn 1: Ngắt nghỉ hơi sau dấu câu. G đọc
* Đoạn 2 
- Câu 2: HD đọc: nghẹn lại. G đọc
- Câu 2 + 3: Đọc đúng: lượm, lửa, rung lên. G đọc
- Lời Lượm: Ngắt như sau: " Em xin...lại./ ...chiến khu/...ở chung,/...Tây,/ tụi Việt gian...//" G đọc
+ Giải nghĩa: Tây, Việt gian
-> HD đọc đoạn 2: Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi đúng. G đọc.
* Đoạn 3
- Câu 1: Là câu dài, ngắt như sau:
" Những...thống thiết,/...Tổ quốc/...tuổi/...rơi nước mắt.//". G đọc
+ Giải nghĩa: thống thiết
-> HD đọc đoạn 3 : Ngắt nghỉ hơi đúng. G đọc
* Đoạn 4
- Nếu hát được nên hát 1 đoạn của bài hát " Bài ca Vệ quốc quân". G hát.
- Câu cuối: Chú ý đọc đúng: lượn, lớp lớp, lửa, lạnh. G hướng dẫn H ngắt hơi. G đọc mẫu
-> HD đọc đoạn 4: Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng. Có thể hát đoạn bài hát. G đọc
* HD đọc cả bài: Ngắt nghỉ hơi đúng. Phân biệt giọng kể chuyện với lời nhân vật. GV đọc bài.
- 4 H đọc kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện " Hai Bà Trưng"
- 1 H đọc lại toàn bộ câu chuyện.
- 4 đoạn
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 1
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 2
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 3
- H xung phong hát lại đoạn bài hát.
- H đọc theo dãy
- H đọc đoạn 4
* Đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
*H đọc cả bài
TIẾT 2
3. Tìm hiểu bài ( 10- 12')
*Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
- Trung đoàn trưởng đến gặp chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
*Yêu cầu H đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?
->G chốt: Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
*Yêu cầu H đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
- Trung đoàn trưởng có thái độ như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn nhỏ ?
*Yêu cầu H đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi
- Tìm hình ảnh so sánh ở cuối bài ?
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
4. Luyện đọc diễn cảm ( 5-7')
- G: Đoạn 2 đọc giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ. G đọc mẫu.
5. Kể chuyện ( 17 - 19')
- Phần KC yêu cầu gì?
- G treo bảng phụ viết các gợi ý SGK
G: Câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ lại ND chính của câu chuyện. KC không phải là trả lời câu hỏi. Cần nhớ chi tiết truyện để kể hoàn chỉnh, sinh động.
- G kể mẫu đoạn 2
6. Củng cố, dặn dò ( 4'-6')
- Câu chuyện này, các em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- Nhận xét tiết học.
*H đọc thầm đoạn 1
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: các chiến sĩ nhỏ tuổi nên trở về với gia đình vì cuộc sống ở chiến khu rất gian khổ.
* H đọc thầm đoạn 2
- H phát biểu
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Lời nói thể hiện Mừng rất ngây thơ chân thật
* H đọc thầm đoạn 3
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt...
* H đọc thầm đoạn 4
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối
-...rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
- H thi đọc đoạn 2
-> Bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 H đọc lại cả câu chuyện.
* H đọc y/c phần kể chuyện
- H tập kể từng đoạn.
- 4 H nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn
-> Chọn người kể hay nhất.
- 1 H kể toàn bộ câu chuyện.
-...rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
*Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Tiết 96 : ĐIỂM Ở GIỮA TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I.Mục tiêu:Giúp H :
 - Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
II.Đồ dùng dạy hoc:
 - Bảng phụ.
III.Các hoat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
 - Giải bài toán sau:
 “Đoạn đường từ A->B 36km. Đoạn đường từ B->C dài hơn đoạn đường từ A-> B là 12 km. Hỏi đoạn đường từ A->C dài bao nhiêu km ?”
2.Dạy bài mới (13 - 15’)
 HĐ2.1.Giới thiệu điểm ở giữa
- H vẽ bảng con đoạn thẳng AB, vẽ tiếp điểm 0 ở giữa đoạn thẳng AB.
- G vẽ hình lên bảng: 
A O B
 =>Từ hình vẽ H nhận xét vị trí của các điểm A,O,B
- G rút ra kết luận A,O,B là 3 điểm thẳng và 0 là điểm ở giữa A, B.
 HĐ2.2.Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
- G hướng dẫn H vẽ đoạn thẳng AB và điểm M ở giữa sao cho AM = BM.
=>GV minh họa lên bảng:
A M B
- Từ hình vẽ trên G và H nhận xét -> Hình thành khái niệm về trung điểm của đoạn thẳng.
 + M là điểm ở giữa 2 điểm A và B 
 + AM=MB -> M là trung điểm của đoạn AB
3.Luyện tập - thực hành(15-17’)
 Bài 1/98 (5- 6’) 
+ M là điểm ở giữa hai điểm nào ? Vì sao?
+ Nêu cách nhận biết điểm ở giữa hai điểm cho trước? 
*Chốt: cách nhận biết điểm ở giữa hai điểm cho trước.
*DKSL: H lúng túng khi giải thích .
 Bài 2/98 (6 - 7’) ): 
+ Câu a là đúng hay sai ? Vì sao?
+ Giải thích vì sao b, c, d sai?
*Chốt: cách nhận biết trung điểm của đoạn thẳng.
- DKSL: H giải thích lý do chưa chính xác, còn nhầm lẫn giữa điểm ở giữa hai điểm và trung điểm của đoạn thẳng.
 Bài 3/98 (5 - 6’) 
+ 0 là trung điểm của đoạn thẳng nào ? Vì sao?
*Chốt: cách nhận biết trung điểm của đoạn thẳng trong một hình.
*DKSL: H đọc tên trung điểm còn sai.
4.Củng cố, dặn dò(2-3’)
- Vẽ đoạn thẳng CH và trung điểm I .
- H làm bảng con:
36 +12 = 48(km)
48 +36 = 84(km)
- H quan sát, nhận xét.
- H điểm 0 nằm giữa A và B.
- H vẽ theo hướng dẫn.
=> Nhiều H nhắc lại.
- H trả lời, nhận xét.
- H làm bảng con, đổi, nhận xét.
- H trả lời miệng, nhận xét.
- H trả lời, nhận xét.
- H làm vở.
- H vẽ bảng con, nhận xét.
*Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Đạo đức
Bài 9: ĐOÀN KẾT THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiếp)
I/ Mục tiêu:
 - Hs biết được: 
+ Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và được đối xử bình đẳng.
+ Thiếu nhi TG đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lần nhau không phân biệt, dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
- Hs tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh... nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ ( 3- 5’)
 - Nêu 1vài biểu hiện của tình đoàn kết hữu nghị của - Hs trả lời. 
thiếu nhi quốc tế?
 - Nêu 1số việc cần làm để tỏ tình đoàn kết giữa 
thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế?
2.Các hoạt động.
2.1Hoạt động 1:( 7-10’) Giới thiệu những sáng tác
 hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu
 nhi quốc tế.
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho H thể hiện quyền được 
bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do 
kết giao bạn bè.
* Cách tiến hành. - H trưng bày các tranh, ảnh đã 
 sưu tầm được.
 - Các nhóm trình bày giải thích 
 về tranh, ảnh ® nhóm khác
 nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: G kết luận về phần trưng bày, giải thích
 tranh ảnh.... của H.
2.2 Hoạt động 2: ( 10-12’)Viết thư bày tỏ tình đoàn 
kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế
* Mục tiêu: H biết thể hiện tình cảm hữu nghị với 
thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
* Các tiến hành: Viết thư theo nhóm 
 - Các nhóm thảo luận về nơi 
 định gửi thư đi, nội dung thư....
 - Các nhóm tiến hành viết thư 
 ( một bạn tập hợp ý kiến ® viết, 
 sau đó tập thể kí tên).
 2.3 Hoạt động 3: ( 10-12’)Bày tỏ tình đoàn kết hữu 
nghị đối với thiếu nhi quốc t ... 
I Mục tiêu:
 - Hs nêu được những điểm giống của cây cối xung quanh: cây đều có rễ, thân, lá.
 - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật trong tự nhiên.
 - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá hoa, quả của một số cây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ SGK/76,77.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.(2- 3’).
- GV giới thiêu với hs về chủ đề tự nhiên.
2.Các hoạt động:
2.1 Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.(18 - 20’)
* Mục tiêu :
- Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra dự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
 - Gv chia nhóm, hướng dẫn hs quan sát theo khu vực.
 - Gv giao nhiệm vụ cho H
* Kết luận : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có hình dạng, màu sắc khác nhau. Mỗi cây thường có thân , rễ , lá , hoa , quả và hạt.
2.2 Hoạt đông 2: Làm việc cá nhân (10 - 12')
* Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây.
* Cách tiến hành:
* Kết luận : Gv nhận xét về tranh vẽ của hs.
3.Củng cố dặn dò (2 - 3’)
- Nêu những kiến thức vừa học.
- GV nhận xét giờ học.
- Hs quan sát: Tên cây, tên bộ phận của cây, những điểm giống và khác nhau. 
- Làm việc cả lớp -> Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Bước 1: Hs vẽ một vài cây hs đã quan sát được (chú ý cần tô màu và ghi chú tên cây và bộ phận cây)
 - Bước 2: Trình bày trước lớp - Đại diện một vài hs giới thiệu tranh vẽ của mình -> cả lớp nhận xét.
Tiết 7: Tự học 
LUYỆN VIẾT BÀI 20
I.Mục đích yêu cầu:
 Củng cố cách viết chữ N (Ng) thông qua bài tập ứng dụng:
- Viết tên riêng và viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ Ng
III Các hoạt động dạy học: 
- GV yêu cầu H viết bài trong VBT.
- Vận dụng kiến thức đã học vào bài viết ở các bài viết có liên quan.
- Nhận xét tiết học 
Tiết 8 : Toán
LUYỆN TIẾT 96 + 97 + 98.
I. Muc tiêu:
 - Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 10 000( đặt tính và thực hiện tính).
 - Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
III. Các hoạt động dạy học:
- GV yêu cầu Hs làm các bài tập phần I tuần 20VBTTN Toán.
- GV chấm, chữa.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 : Tập làm văn
TUẦN 20: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I. Mục đích yêu cầu:
	- Bước đầu biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học( BT 1).
- Biết viết lại một phần báo cáo trên ( về học tập hoặc về lao động) theo mẫu BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu báo cáo ( BT 2) phô tô để trống điền ND.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: ( 3- 5')	
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( 1-2’) 
- G nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn H làm bài tập (32'-33')
* Bài tâp 1/20 ( Miệng)
- Bài tập 1 yêu cầu gì?
G gạch chân các mục chính: học tập, lao động
- Em hãy nêu các phần trong nội dung báo cáo.
G: Báo cáo hoạt động của tổ cần gồm đủ nội dung: Nhận xét các mặt hoạt động của tổ: học tập, lao động, các công tác khác. Cuối cùng là đề nghị khen thưởng các cá nhân, tập thể tốt nhất. Trước khi đi vào nội dung cụ thể cần nói lời mở đầu: " Thưa các bạn..."
- Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình.
- G nhận xét, sửa câu, từ, bổ sung nếu cần thiết.
- G cần chú ý đến ngữ điệu nói của H.
* Bài tập 2/ 20
- G treo bảng phụ ghi mẫu báo cáo.
G nhắc H: điền vào mẫu báo cáo ND thật ngắn gọn, rõ ràng.
- Phát phiếu phô tô, HD cách trình bày.
-> G nhận xét, cho điểm.
c. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo
- 2 H nối tiếp nhau kể lại câu chuyện " Chàng trai làng Phù ủng"
- 1 H đọc lại bài " Báo cáo kết quả thi đua Noi gương chú bộ đội" ( T 10)
- H đọc yêu cầu
- H nêu
- H thảo luận theo tổ ND báo cáo.
- Đại diện từng tổ báo cáo kết quả.
- Bình chọn H báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
- H đọc yêu cầu
- 1 H đọc to mẫu báo cáo.
- 1 H làm mẫu.
- H điền ND báo cáo theo mẫu.
- 2-3 H đọc lại báo cáo.
.
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
TIẾT 100: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Muc tiêu:
 - H biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm cả đặt tính và tính đúng).
 - Biết giải bài toán có lời văn (có phép cộng trong phạm vi 10 000).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1:Kiểm tra bài cũ(3-5’)
 - Đặt tính rồi tính: 456 +324 ; 465+126.
	+ Nhận xét hai phép cộng vừa làm?
	+ Muốn cộng hai số có ba chữ số ta làm ntn?
 2. Dạy bài mới(13-15’)
 HĐ2.1. Hướng dẫn H thực hiện phép cộng 5326 + 2759
 - G ghi phép cộng: 3526 +2795 =? 
 - Tương tự như cộng hai số có ba chữ số Hs tự đặt tính và tính vào bảng con.
- Nêu cách đặt tính ? - Thực hiện phép tính? 
- Vậy 3526 + 2759 = ?
 HĐ2.2 Kết luận
- Nhận xét phép cộng vừa thực hiện?
- Muốn cộng 2 số có 4 chữ số ta làm ntn?
- So sánh với cộng các số có 3 chữ số?
 => GV chốt lại kiến thức.
 3. Luyện tập-Thực hành (15-17’)
	Bài 1/102 (5’) :
+ Nhận xét các phép cộng bài 1? (cộng các số có 4 chữ số .) +Nêu cách cộng 7915 +1346?
 => Muốn cộng 2 số có 4 chữ số ta làm ntn?
 * Chốt: cách cộng đúng 2 số có 4 chữ số.
 *DKSL: Cộng sai các phép tính có nhớ.
	Bài 2/102 (5’) 
+ Nêu cách đặt tính và tính 2634 + 4848?
+ Khi thực hiện các phép cộng có nhớ ta cần chú ý điều gì?
 * Chốt: cách đặt tính và tính cộng 2 số có 4 chữ số.
 Bài 3/102 (4’) 
+ Bài toán thuộc dạng nào?
* Chốt: giải toán có lời văn về phép cộng hai số có 4 chữ số.
 Bài 4/102(3’):	
+Nêu trung điểm của đoạn thẳng AB? Em làm như thế nào?
 - Kiến thức: Củng cố cách xác định trung điểm của mỗi cạnh của HCN.
4. Củng cố - dặn dò (2-3’)
- Đặt tính và tính: 4823 + 1245 ; 4673 +2456
Nêu cách cộng ?
- H làm bảng con.
- H trả lời, nhận xét.
- H đọc và nhận xét về phép cộng.
- Nhiều hs nêu.
- 3526 + 2759 = 6285
- H nhận xét.
- Nhiều H nêu cách làm.
- H đọc yêu cầu, làm sgk, đổi, nhận xét.
- H làm bảng con.
- H nêu cách làm.
- H nêu yêu cầu bài toán.
- H làm vở, nhận xét.
- H đọc thầm yêu cầu,
- H trả lời miệng, nhận xét.
- H làm bảng con, nêu cách cộng, nhận xét.
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 : Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG II
 CẮT DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN 
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩn thực hành của H.
- Rèn đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mĩ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - G: mẫu các chữ cái của 5 bài đã học chương 2.
 - Đồ dùng thủ công ( chương 2)
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra ( 1- 2’): Kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của H.
2.Các hoạt động:
2.1 G nêu yêu cầu nội dung ôn tập ( 4- 5’)
 - G yêu cầu: Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữa đã học ở chươngII. 
 - Giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
 - G cho H quan sát lại các mẫu chữa đã cắt ở chương 2.
2.2 H thực hành làm bài 
 - H làm bài ® G quan sát, giúp đỡ H ( nếu cần)
2.4.Hs tiếp tục thực hành cắt dán
 - Hs nhắc lại nội dung ôn tập ở tiết 1.
 - Gv hệ thống lại các bước làm.
2.5Trưng bày sản phẩm.(3- 5’)
 - Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo các nhóm.
2.6 Đánh giá sản phẩm của H ( 3- 5’)
 - Đánh giá theo 2 mức độ
 + Hoàn thành ( A). Những em hoàn thành, có sản phẩm đẹp trình bày, trang trí sản phẩm sáng tạo ® đánh giá là hoàn thành tốt ( A+)
 + Chưa hoàn thành ( B)
3.Củng cố dặn dò ( 2- 3’)
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập, kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ của hs 
Tiết 4 : Thể dục
BÀI 40: TRÒ CHƠI “ LÒ CÒ TIẾP SỨC” 
I Mục tiêu:
 - Ôn động tác đi đều theo 1 - 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
 - Học trò chơi : Lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi. 
II Địa điểm và phương tiện :
 - Sân trường.
 - Còi, kẻ vạch sân trường.
 III Nội dung và phương pháp lên lớp
 Nội dung
 TG
 Phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, vai hông.
2. Phần cơ bản
- Ôn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc.
- Lần 1 : G điều khiển.
- Lần 2,3: Lớp trưởng điều khiển.
- Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức.
- G cho H khởi động kỹ khớp cổ chân, cổ tay, khớp hông và hướng dẫn cách lò cò để tránh chấn động mạnh.
- G nêu tên trò chơi và tóm tắt cách chơi.
3. Phần kết thúc
- H đứng vỗ tay hát.
- NX giờ học
 5-7’
 20-22’
2-3 lần
 5 lần
 5-6’
- Phổ biến ND, yêu cầu giờ học.
 x x x x x x x x *
 x x x x x x x x GV
 x x x x x x x x
 - Thi đua giữa các tổ xem tổ nào có nhiều người trình diẽn các động tác đúng nhất và đẹp nhất. 
- H chơi - G điều khiển và làm trọng tài.
- G và H hệ thống lại bài học.
 x x x x x x x x *
 x x x x x x x x GV
 x x x x x x x x
Tiết 5: Tiếng việt
LUYỆN VĂN TUẦN 20
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng theo mẫu đã cho.
IIChuẩn bị:
- Vở BTTN
III. Các hoạt động dạy học:
a/ Giới thiệu bài:	Luyện văn tuần 20
b/ Luyện tập.
- Yêu cầu hs viết bài trong VBT TN TV.
- G chữa 1 số bài các em viết chưa tốt.
*. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
Tiết 6 : Toán
LUYỆN TIẾT 99 + 100
I. Muc tiêu:
 - Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 10 000( đặt tính và thực hiện tính).
 - Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
III. Các hoạt động dạy học:
- GV yêu cầu Hs làm các bài tập phần II tuần 20VBTTN Toán.
- GV chấm, chữa.
- Nhận xét tiết học
Tiết 7 : Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu :
- Đánh giá thi đua tuần 2/1; Triển khai, phát động thi đua tuần 3 tháng 1
II. Chuẩn bị:
- Nội dung tuần 3 tháng 1
II. Cách tiến hành:
1. Các tổ sinh hoạt, bình xét thi đua
2. Tổ trưởng báo cáo kết quả
- Lớp nhận xét 
- GV đánh giá chung 
- Chọn HS xuất sắc tháng tuần qua
3. GV nêu các công việc trong tuần:
- Học tập
- Lao động
- Công tác khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.lop 3.doc