Giáo án giảng dạy Tuần 24 Lớp 2

Giáo án giảng dạy Tuần 24 Lớp 2

Nghệ thuật

Kĩ thuật : Làm dây xúc xích trang trí/ tiết 1 .

 I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Học sinh biết cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.

2.Kĩ năng : Làm được dây xúc xích để trang trí.

3.Thái độ : Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên :

- Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công.

 -Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình vẽ minh hoạ.

 -Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.

2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 24 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật
Kĩ thuật : Làm dây xúc xích trang trí/ tiết 1 .
 I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh biết cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
2.Kĩ năng : Làm được dây xúc xích để trang trí.
3.Thái độ : Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
•- Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công.
 -Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình vẽ minh hoạ.
 -Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
1.Bài cũ : PP kiểm tra Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
Trực quan : Mẫu : Phong bì, thiệp
-Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt dán phong bì hoặc thiệp chúc mừng .
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
Mục tiêu : Biết quan sát và nêu nhận xét .
PP trực quan: Mẫu dây xúc xích.
-PP hỏi đáp : Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì -Có hình dáng màu sắc, kích thước như thế nào ?
-Để có được dây xúc xích ta phải làm thế nào ?
-Giáo viên hướng dẫn mẫu.
-PP giảng giải : Hướng dẫn học sinh các bước.
	Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.
	Bước 2 : Dán nan giấy thành dây xúc xích.
Hoạt động 2 : Thực hành.
Mục tiêu : Biết cắt các nan giấy và dán thành dây xúc xích.
PP thực hành .
-Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
-Kiểm tra chương gấp,cắt, dán.
-2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.- Nhận xét.
--Làm dây xúc xích trang trí.
-Quan sát.
-Các nan giấy màu.
-Màu sắc nhiều đan xen nhau.
-Ta phải cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau, sau đó dán lồng các nan giấy thành những vòng tròn nối tiếp nhau.
-Học sinh theo dõi.
-Thực hành cắt dán.
-Đem đủ đồ dùng.
Tiết 47 :Chính tả- (nghe viết) 
 Quả tim khỉ .
/ MỤC TIÊU :
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Quả tim Khỉ”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : s/ x, ut/ uc.
 - Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn “Quả tim Khỉ” . Viết sẵn BT 2a,2b.
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : 
-Giáo viên đọc cho học sinh viết những từ các em hay sai.Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe - viết
Mục tiêu : Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện “Quả tim Khỉ”
-Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết .
-Hướng dẫn học sinh nhận xét .
- Hướng dẫn phân tích viết từ khó .
-Giáo viên đọc cho học sinh viết vở.
-Đọc lại. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x, uc/ ut.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Hướng dẫn sửa.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV/ tr 98)
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
- Cho học sinh chọn BTa hoặc BTb chia nhóm làm vào giấy.
-Nhận xét, chỉnh sửa .
-Chốt lời giải đúng (SGV/ tr 98)
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng , đẹp và làm bài tập đúng.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Sửa lỗi.
-3 em lên bảng. Lớp viết bảng con.
Tây Nguyên , Ê-đê ,Mơ-nông ,lập lòe .
-Chính tả (nghe viết) : Quả tim Khỉ.
-2-3 em nhìn bảng đọc lại.
-HS nêu từ khó : Khỉ, Cá Sấu, hoa quả, chả ai chơi, kết bạn.
-Viết bảng con.
-Nghe đọc, viết vở.
-Chọn bài tập a hoặc bài tập b.
-Điền s/x, uc/ ut.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
-Nhận xét.
-Chia nhóm , nhóm trưởng ghi ra giấy.
-Đại diện nhóm lên dán bảng.
-Đại diện nhóm đọc kết quả. Nhận xét.
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
Toán
Tiết 118 : Một phần tư .
I/ MỤC TIÊU :Giúp học sinh 
 -Giúp học sinh hiểu được “Một phần tư”, nhận biết, biết viết và đọc 1/4
 - Làm tính chia đúng, nhanh, chính xác .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Các tấm bìa hình vuông, hình tròn.
2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ:Bảng chia 4 
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu “Một phần tư”
Mục tiêu : Bước đầu nhận biết được một phần tư.
-HS quan sát hình vuông.
-Giáo viên dùng kéo cắt hình vuông ra làm bốn phần bằng nhau và giới thiệu “Có một hình vuông, chia làm bốn phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần tư hình vuông”
-Giáo viên hướng dẫn tương tự với hình tròn .
-Có một hình tròn, chia làm bốn phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần tư hình tròn.
-Nhận xét.
-Để thể hiện một phần tư hình vuông, hình tròn, người ta dùng số “Một phần tư”, viết 1/4 
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành.
 Mục tiêu : Thực hành làm đúng bài tập.
PP luyện tập.
Bài 1: Gọi 1 em đọc đề.
-Nhận xét.
Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề.
- Vì sao em biết hình a.b.d có một phần tư số ô được tô màu ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Vì sao em biết hình a đã khoanh một phần tư số con thỏ ?
-Nhận xét.
PP hoạt động : Tổ chức trò chơi nhận biết “Một phần tư”
-Tuyên dương đội thắng cuộc.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò.
- 2 em đọc bảng chia 4 
-Một phần tư.
-Quan sát.
-Có một hình vuông chia làm bốn phần.
-Lấy một phần được một phần tư hình vuông.
-Có một hình tròn chia làm 4 phần.
-Lấy một phần được một phần tư hình tròn .
-Học sinh nhắc lại.
-HS viết bảng con ,nhiều HS đọc ¼ 
-Đã tô màu ¼ hình nào . 
-HS trao đổi theo cặp 
- Đại diện cặp phát biểu 
-Hình nào có ¼ số ô vuông được tô màu .-Các hình có một phần tư số ô vuông được tô màu là : a.b.d
-Vì hình a có tất cả 8 ô vuông đã tô màu 2 ô.
-Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con thỏø ?
-Suy nghĩ tự làm bài. Vì hình a có 8 con thỏ chia làm 4 phần bằng nhau, thì mỗi phần sẽ có 2 con thỏø. Hình a có 2 con thỏ đã được khoanh.
-Chia 2 đội tham gia trò chơi.
-HTL bảng chia 4.
Thứ . năm ngày 26 tháng .02 năm . 2009 
Tiết 24 : Luyện từ và câu :
Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về loài thú .
Dấu chấm – dấu phẩy .
I/ MỤC TIÊU :
 -Mở rộng vốn từ về loài thú (tên, một số đặc điểm của chúng) .
 -Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy .
 -Viết và đặt câu thích hợp, đúng.
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Tranh ảnh phóng to các loài thú. Kẻ bảng BT1. Viết sẵn nội dung BT3.
 2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Gọi 2 em thực hành : 1 em nêu tên con vật, em kia nêu con vật đó là thú nguy hiểm hay thú không nguy hiểm.
-Gọi tiếp 2 em thực hành hỏi đáp với cụm từ như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập (miệng).
Mục tiêu : Mở rộng vốn từ về loài thú (tên, một số đặc điểm của chúng) 
Bài 1 :Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Giáo viên tổ chức trò chơi.
 -Giáo viên gọi tên con vật : Con Nai.
-GV nhận xét, chấm điểm nhóm.
-Chốt lời giải đúng :
Bài 2 (miệng)
-Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
-PP trò chơi : Giáo viên tổ chức trò chơi như BT1.
-Giáo viên nói : Hổ.
-Gọi vài em nhắc lại.
-Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
-PP giảng giải : Giáo viên giảng thêm : Những thành ngữ trên thường dùng để nói về người, chê người dữ tợn “bà ta dữ như hổ”, chê người nhút nhát “cô bé ấy nhát như thỏ”, khen người làm việc khoẻ “cậu ấy khoẻ như voi”, khen sự nhanh nhẹn của người “nhanh như sóc”
-Em có thể tìm được những ví dụ nào khác?
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Làm bài viết.
Mục tiêu : Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.
Bài 3 : (viết) GV nêu yêu cầu.
Bảng phụ. Chép sẵn BT3.
-Gọi 3 em lên bảng làm bài.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng : (SGV/ tr 102)
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- HTL các thành ngữ.
-1 em nói tên con vật : hổ, báo
-1 em nêu : thú nguy hiểm.
-1 em hỏi : Trâu cày như thế nào ?
-1 em đáp : Trâu cày rất khoẻ.
-1 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
-Chia 5 nhóm.
-Mỗi nhóm mang tên một con vật.
-Nhóm Nai đồng thanh nói “hiền lành”
-HS nhóm Nai đáp “Nai”
-Các nhóm khác tham gia trò chơi tương tự.
-1 em nêu yêu cầu. Đọc thầm.
-Chia 4 nhóm (thỏ, voi, hổ, sóc)
-HS nhóm Hổ đồng thanh nói : Dữ như Hổ.
-HS đọc thuộc các cụm từ so sánh
-Các nhóm khác thực hiện tương tự.
-Từng cặp học sinh trao đổi
-Khoẻ như vâm, khoẻ như hùm, nhanh như điện, nhát như cáy, tối như bưng, chậm như sên, chậm như rùa, lừ đừ như ông từ vào đền.
-HS làm vở bài tập.
-3-4 em lên bảng làm bài.
-Từng em đọc kết quả.
-Nhận xét.
-Học thuộc các thành ngữ trong BT2.
Toán
Ôn : Một phần tư . 
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn tập củng cố “Một phần tư”
2.Kĩ năng : HTL bảng chia 4 và làm tính chia đúng chính xác.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. 
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Nội dung bài tập 
2.Học sinh : Vở làm bài, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập.
-PP luyện tập :Cho học sinh làm bài tập ôn.
1.Tính :
40 : 4 = 24 : 4 =
 16 : 4 = 36 : 4 =
2.Kẻ thêm các đoạn thẳng chia mỗi hình th thành 4 phần bằng nhau rồi to ... .
-GV quan sát và gợi ý hướng dẫn thêm cho học sinh vẽ .
-Theo dõi chỉnh sửa.
-Giáo viên nhắc nhở cách vẽ màu.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Vẽ về mẹ hay cô giáo.
-Vài em nhắc tựa.
-HS kể Mèo, chó, gà..
-Quan sát và TLCH / 3 em.
-Đầu mình, tay, chân.
-Thân dài, đầu có sừng.
-Con voi thân to, đầu có vòi.
-Con thỏ thân nhỏ, tai dài.
-Quan sát hình minh họa.
+Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau.
+Vẽ chi tiết cho đúng, rõ đặc điểm của con vật.
-Theo dõi.
-Quan sát.
-Cả lớp thực hành vẽ.
-Vẽ cá nhân.
-Hoàn thành bài vẽ.
-Tiếp tục làm bài ở nhà.
Tiết 48 : Chính tả (nghe viết) 
 Voi nhà ..
I/ MỤC TIÊU :
 •- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Voi nhà”
 •- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s/ x, vần : uc/ ut.
 - Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp. Phải biết chăm sóc nuôi dạy các con vật có ích
. II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Viết sẵn bài “Voi nhà”
 2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc .
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết.
Mục tiêu : Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài Voi nhà.
a/ Nội dung đoạn viết: 
-Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
-Tranh :Voi nhà.
-Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than ? 
b/ Hướng dẫn trình bày . 
-PP hỏi đáp :Những chữ nào trong bài chính tả 
được viết hoa ? Vì sao ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-PP phân tích : Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết chính tả.
-Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
-Đọc lại cả bài. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x, uc/ ut .
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-GV cho học sinh làm bài 2a, hoặc 2b.
-GV dán bảng 3 tờ giấy khổ to.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng (SGV/ tr 108)3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Sửa lỗi.
-Quả tim Khỉ.
-HS nêu các từ viết sai.
-3 em lên bảng viết : phù sa, xa xôi, nhút nhát, nhúc nhắc.
-Viết bảng con.
-Chính tả (nghe viết) : Voi nhà.
-Theo dõi. 3-4 em đọc lại.
-Quan sát.
-Câu “-Nó đập tan xe mất.
-Câu “Phải bán thôi!”
-Đầu dòng, đầu câu, tên riêng ?
-HS nêu từ khó : lúc lắc vòi,mũi xe, vũng lầy, lửng thửng.
-Nghe và viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-3nhóm em lên bảng làm bài theo lối tiếp sức.
-Từng em đọc kết quả.
 -Nhận xét.
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
Toán
Tiết 120 : Bảng Chia 5.
I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Lập bảng chia 5.
- Thực hành chia 5.
-Rèn thuộc bảng chia 5, tính chia nhanh, đúng chính xác.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Ghi bảng bài 1-2.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : 
-Gọi 2 em lên bảng làm bài .
-Tính x : x + 4 = 28 x x 4 = 36
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép chia 5.
Mục tiêu : Biết lập bảng chia 5 dựa vào bảng nhân 5.
A/ Phép nhân 5 :
-Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn.
-Nêu bài toán : Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ?
-Em hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn trong 4 tấm bìa ?
-Nêu bài toán : Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn, biết mỗi mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy tấm bìa ?
-Em hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa ?
-Giáo viên viết : 20 : 5 = 4 và yêu cầu HS đọc.
-Tiến hành tương tự với vài phép tính khác.
-Nhận xét : Từ phép nhân 5 là 5 x 4 = 20 ta có phép chia 5như thế nào ?
B/ Lập bảng chia
-Giáo viên cho HS lập bảng chia 5.
-Điểm chung của các phép tính trong bảng chia 5 là gì ?
-Em có nhận xét gì về kết quả của phép chia 5 ?
- Đây chính là dãy số đếm thêm 5 từ 5 đến 50.
-Yêu cầu HS học thuộc lòng bảng chia 5.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Luyện tập- thực hành .
Mục tiêu : Aùp dụng bảng chia 5 để giải các bài tập có liên quan. Củng cố về tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép chia.
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài 
Bài 2 :
-Gọi 1 em nêu yêu cầu .
- Có tất cả bao nhiêu bông hoa ?
-Cắm đều 15 bông hoa vào các bình nghĩa là thế nào?
-Muốn biết mỗi bình có mấy bông hoa ta làm như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : bỏ
3. Củng cố : Gọi vài em HTL bảng chia 5.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-2 em làm bài trên bảng. Lớp làm nháp.
-Bảng chia 5.
-Quan sát, phân tích.
-Bốn tấm bìa có 20 chấm tròn.
-Học sinh nêu : 4 x 5 = 20.
-HS nêu 20 : 5 = 4
-HS đọc “20 chia 5 bằng 4”
-HS thực hiện.
- Từ phép nhân 5 là 5 x 4 = 20 ta có phép chia 5 là 20 : 5 = 4
-Hình thành lập bảng chia 5.
-Nhìn bảng đồng thanh bảng chia 5.
-Có dạng một số chia cho 5.
-Kết quả là 1.2.3.4.5.6.7.8.9.10
-Số bắt đầu được lấy để chia cho 5 là 5.10.15 và kết thúc là 50.
-Tự HTL bảng chia 5.
-HS thi đọc cá nhân. Tổ.
-Đồng thanh.
-Tự làm bài, đổi vở kiểm tra nhau.Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng.
-1 em đọc đề. Đọc thầm, phân tích đề.
-Có 15bông hoa cắm đều vào 5 bình hoa .Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa ?
-Thành 5 bình đều nhau.
-Thực hiện phép chia.
-1 em khá lên bảng làm bài.
-cả lớp làm tập
-3-4 em HTL bảng chia 5.
-Học thuộc bảng chia 5.
Thứ sáu ngày 27 tháng 02..năm .2009 .
Tiết 10 : Tập làm văn 
Đáp lời phủ định.Nghe- trả lời câu hỏi .
I/ MỤC TIÊU :
 •- Biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản.
 -Nghe kể một câu chuyện vui, nhớ và trả lời đúng các câu hỏi.
 - Rèn kĩ năng nghe và trả lời đúng câu hỏi.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Máy điện thoại đồ chơi đóng vai BT1.
 2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : GV tạo ra 2 tình huống :
-Gọi 2 em thực hành nói lời khẳng định :
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Mục tiêu : Biết đáp lại lời phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-GV yêu cầu từng cặp HS thực hành đóng vai : 1 em noí lới cậu bé, 1 em nói lời 1 phụ nữ.
-GV nhắc nhở : không nhất thiết phải nói chính xác từng chữ từng lời, khi trao đổi phải thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn.
-GV cho từng nhóm HS trả lời theo cặp.
-Theo dõi giúp đỡ.
- Trong tình huống trên nếu cậu bé dập máy luôn, không đáp lới hoặc đáp lại bằng một câu gọn lỏn :Thế à? Nhầm máy à ? Sao lại nhầm máy nhỉ ? sẽ bị xem là vô lễ bất lịch sự, làm người ở đầu máy bên kia khó chịu.
- Khi đáp lại lời phủ định cần đáp lại với thái độ như thế nào ?
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Giáo viên hướng dẫn.
-Bảng phụ: Ghi nội dung bài 2.
-GV yêu cầu học sinh đóng vai theo cặp .
-Trong mọi trường hợp, cần thể hiện thái độ vui vẻ, lịch sự.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và TLCH.
Mục tiêu : Bước nghe kể chuyện và trả lời đúng câu hỏi.
Bài 3 : (miệng) Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên treo tranh:
-Bức tranh vẽ cảnh gì ?
 -GV : Vì sao ? Là một truyện cười nói về một cô bé ở thành phố lần đầu về nông thôn, thấy cái gì cũng lạ lắm. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để xem cô bé hỏi anh họ của mình ở quê điều gì .
- GV kể chuyện (giọng vui, dí dỏm).
- GV yêu cầu chia nhóm thảo luận.
-Giáo viên kiểm tra, nhắc nhở học sinh trả lời.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Làm lại vào vở BT3.
-2 em thực hành nói lời khẳng định (đóng vai mẹ và con)
-Con : Mẹ ơi, đây có phải con thiên nga không ạ?
-Mẹ : Phải đấy con ạ.
-Con đáp lại lời khẳng định : Trông nó dễ thương quá. Lông nó trắng giống con hạc mẹ nhỉ? Nó xinh quá.
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
-Quan sát tranh . Từng cặp HS thực hành.
-Cậu bé : Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ./ Cháu chào cô. Thưa cô, bạn Hoa có nhà không ạ ?
-Người phụ nữ (nhã nhặn) : Ở đây không có ai là Hoa đâu cháu ạ./ Cháu nhầm máy rồi. Ở đây không có ai là Hoa cả cháu ạ.
-Khi đáp lại lời phủ định cần đáp lại với thái độ vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự
-1 em đọc yêu cầu và các tình huống trong bài .
-Nói lời đáp của em trong từng tình huống a.b.c.
-Từng cặp HS thực hành hỏi-đáp:
a/Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
-Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây .
-Dạ thế hạ ? Cháu xin lỗi!/ Không sao ạ, .
-1 em đọc yêu cầu và các câu hỏi cần trả lời. Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi.
-Quan sát..
-1 em nêu nội dung tranh : Cảnh đồng quê, một cô bé ăn mặc kiểu thành phố đang hỏi một cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn điều gì đó. Đứng bên cậu bé là một con ngựa.
-Lắng nghe.
-Chia nhóm thảo luận, trả lời 4 câu hỏi.Đại diện nhóm mỗi nhóm 2 HS (1 em hỏi, 1 em trả lời).
-Làm BT3.

Tài liệu đính kèm:

  • docG.an tuan 24.doc