Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2008-2009

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2008-2009

I - Mục tiêu.

A - Tập đọc.

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,.Hiểu nghĩa 1 số từ khó, từ địa phương: bok, sao Rua,.nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

 - Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Thấy được lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

B - Kể chuyện.

- Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.

- Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh.

 - Cảm nhận được tình thân yêu nước của người dân Việt Nam.

II - Đồ dùng.

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
 Thứ hai ngày 01 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2+3: tập đọc - kể chuyện
Người con của Tây Nguyên
I - Mục tiêu.	
A - Tập đọc.
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,...Hiểu nghĩa 1 số từ khó, từ địa phương: bok, sao Rua,...nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
	- Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Thấy được lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B - Kể chuyện.
- Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
- Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh.
	- Cảm nhận được tình thân yêu nước của người dân Việt Nam.
II - Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Tập đọc
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Luôn nghĩ đến Miền Nam.
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn.
 + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
 + Giải nghĩa một số từ khó: kêu, coi, Bok,...
- Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn.
c - Tìm hiểu bài.
? + Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
 + ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
 + Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
 + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
 + Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn.
- Học sinh đọc cả bài.
- ...đi dự đại hội thi đua.
-...đất nước mình bây giờ rất mạnh cả nước...
-...nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.
-...một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,...
- Mọi người.........nửa đêm.
Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện.
1- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 3.
2- Kể chuyện.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn mẫu.
? + Đoạn này kể nội dung của đoạn nào trong truyện? Được kể bằng lời của ai?
 + Ngoài anh hùng Núp, còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào?
- Khi kể cần xưng hô như thế nào?
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
- Yêu cầu học sinh thi kể trước lớp.
- Học sinh luyện đọc hay.
- Các nhóm thi đọc đoạn 3.
- Tập kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Học sinh đọc mẫu.
-...nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp.
-...người cán bộ, một người trong làng Kông Hoa.
- Tôi, mình.
- Học sinh kể theo nhóm đôi => kể trước lớp.
3 - Củng cố - Dặn dò. 
	- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 4: toán
So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I - Mục tiêu.
	- Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- So sánh linh hoạt số bé bằng một phần mấy số lớn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II - Các hoạt động dạy và học.
1 - Nêu ví dụ.
	- Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB.
? + Độ dài đoạn thẳng CD gấp? lần độ dài đoạn thẳng AB?
 + Hay độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD?
 + Muốn tìm độ dài đường thẳng AB bằng độ dài đường thẳng AB làm như thế nào?
2- Giới thiệu bài toán (SGK).
Giáo viên nêu bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào giấy nháp.
3- Luyện tập.
Bài 1.
Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh nhìn vào sách giáo khoa đặt đề toán theo hàng ngang?
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài.
Bài 2.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán => làm bài.
Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh làm bài 3 vào vở => trả lời miệng.
- Học sinh thực hiện phép chia: 6 : 2 = 3 (lần).
- 3 lần.
6 : 2 = 3 (lần).
=> AB = CD.
- Phải biết tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con.
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Số lớn là 8. Số bé là 2. Số lớn gấp mấy lần số bé? Số bé = số lớn? 
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh đọc đề toán.
- Phân tích bài toán và nêu dạng toán.
- Làm bài vào vở.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.l
- Nêu miệng kết quả bài toán
4 - Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 5: đạo đức
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2)
I- Mục tiêu.
	- Hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
	- Tích cực tham gia các công việc của lớp của trường.
	- Có thái độ tích cực khi tham gia công việc chung của lớp, trường.
II- Đồ dùng : 
	- Vở bài tập đạo đức.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Khởi động : Học sinh hát bài "Em yêu trường em"
2- Hoạt động 1:
- Học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh => nêu nội dung của bức tranh.
? + Theo em bạn Huyền có thể làm gì?
 + Nếu là Huyền em sẽ làm gì lúc đó?
3- Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, sai trong những tình huống có liên quan đến việc trường, việc lớp.
- Yêu cầu học sinh làm bài 2 - trang 20 vở bài tập đạo đức.
Kết luận: Tình huống c, d: đúng.
 a, b: sai.
4- Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu học sinh đọc từng ý kiến và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.
Kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng.
- Cả lớp vệ sinh sân trường, riêng 2 bạn rủ nhau đi chơi.
- Lao động cùng các bạn.
- Học sinh quan sát tranh => nêu ý kiến của mình.
- Học sinh thảo luận => đưa ra ý kiến.
5- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
 Thứ 3 ngày 02 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: tập đọc
Cửa Tùng
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng,...Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim,...Nắm được nội dung bài.
	- Đọc lưu loát, đọc đúng giọng văn miêu tả.
	- Thấy được vẻ đẹp diệu kì của đất nước ta.
II. Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	Học sinh đọc và tìm hiểu bài thơ Vàm Cỏ Đông.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc 1 số từ dễ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ câu dài.
 * Giải nghĩa một số từ khó: đồi mồi, bạch kim, diệu kì, dấu ấn lịch sử,...
c- Tìm hiểu bài.
? + Cửa Tùng ở đâu?
 + Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
 + Em hiểu thế nào là "Bà chúa của các bãi tắm?
 + Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
 + Người xưa thường ví Cửa Tùng với cái gì?
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 2.
? + Để đọc hay đoạn 2 cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- Học sinh đặt câu với từ : diệu kì, bạch kim.
- ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.
- Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng...
- Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
- Thay đổi 3 lần trong ngày.
-... chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển
- 
- Học sinh gạch chân dưới những từ cần nhấn giọng.
- Học sinh luyện đọc đoạn 2
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: toán
Luyện tập - 62
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
	- Rèn kỹ năng thực hành số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- 4 hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện tập.
 Bài 1.
- Yêu cầu chính của bài 1 là gì?
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo từng cột => nêu kết quả của câu hỏi.
 Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 Bài 3.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
 Bài 4:
 - Yêu cầu học sinh thực hành trên bộ đồ dùng toán.
- Viết vào ô trống.
Ví dụ: Số lớn là 18, số bé là 6. Số lớn gấp? lần số bé? số bé bằng số lớn?
- Học sinh nêu kết quả tương ứng với đề toán.
- Học sinh đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Học sinh làm bài.
- Đọc bài toán
- Nêu dạng toán => làm bài.
 48 con
 ao ? con trên bờ
 48 : 8 = 6 (con)
 48 - 6 = 42 (con)
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hành.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: chính tả
Đêm trăng trên Hồ Tây
I - Mục tiêu.
	- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài "Đêm trăng trên Hồ Tây" Luyện đọc viết đúng một số chữ có vần khó (ưu/uyu).
	- Viết đúng, đẹp bài chính tả, trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II - Đồ dùng: 
	- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	Học sinh viết một số từ: trung thành, chung sức, chông gai,...
2- Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
?+ Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào?
 + Bài viết có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh tìm từ dễ viết sai trong bài => hướng dẫn học sinh luyện viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
 * Đọc soát lỗi.
 * Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2, bài 3a.
- 2 học sinh đọc bài.
Trăng toả sáng rọi...
- 6 câu.
............
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
3 - Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét giờ học.
Tiết 4: tự nhiên xã hội
Một số hoạt động ở trường (tiết 2)
I - Mục tiêu.
	- Kể tên một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học.Biết được ý nghĩa của các hoạt động trên lớp.
	- Nêu được ích lợi của các hoạt động trên.
	- Tham gia tích cực các hoạt động ở trường, phù hợp với sức khoẻ và khả năng của mình.
II - Đồ dùng.
	Tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường.
III - Các hoạt động dạy và học.
a- Giới thiệu bài.
 ... ruộng lúa, vườn cây. Dòng sông ăm ắp nước như dòng sữa yêu thương của mẹ.
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
3 - Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: toán
Luyện tập - 64
I - Mục tiêu.
	- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 9.
	- Vận dụng bảng nhân đã học để làm bài tập.
	- Tự tin hứng thú trong học toán.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc thuộc bảng nhân 9.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài.
 Bài 1: Tính nhẩm.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
? + Nhận xét về các thừa số và tích của các phép tính?
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con.
 ?+Các biểu thức có đặc điểm gì?
 + Bài tập củng cố lại những kiến thức gì?
- Muốn tính giá trị biểu thức gồm 2 dấu tính làm như thế nào?
 Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài => làm bài vào vở.
 Bài 4: Tổ chức trò chơi "Ai nhanh hơn"
- Yêu cầu 2 đội lên bảng chơi ( nối tiếp điền kết quả ).
- Học sinh làm bài => Nêu miệng kết quả.
- Thừa số thứ nhất giống nhau, thừa số thứ 2 lớn hơn => tích > hơn.
- Khi đổi chỗ các thừa số => tích không thay đổi.
- Học sinh làm bài.
-...đều có 2 dấu tính cộng và nhân
-...tính giá trị biểu thức.
- ...thực hiện nhân trước cộng sau
- Học sinh làm bài.
 9 x 3 = 27 (xe)
 27 + 10 = 37 (xe)
- Hai đội chơi ( 5 học sinh/ đội)
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: tập viết
Ôn chữ hoa I
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa I thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ trong tên riêng Ông ích Khiêm và câu ứng dụng ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	Mẫu chữ viết hoa: Ô, I, K Tên riêng và cụm từ ứng dụng.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh viết: Hàm Nghi, Hải Vân, Hòn Hồng.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Yêu cầu học sinh quan sát => nêu các chữ hoa trong câu ứng dụng và tên riêng => nhắc lại quy trình viết từng chữ.
- Giáo viên viết mẫu và nêu lại qui trình viết từng chữ.
- Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa vào bảng con chữ hoa: O, I, K.
c- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng => giải thích từ ứng dụng: Ông ích Khiêm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về chiều cao, khoảng cách giữa các chữ => luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
d- Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giáo viên giới thiệu và giải thích câu ứng dụng: ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- Yêu cầu học sinh nhận xét số lượng chữ, chiều cao các chữ => luyện viết vào bảng con tiếng: ít.
e- Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
- Học sinh quan sát => nêu quy trình viết từng chữ: O, I, K.
- Học sinh luyện viết trong bảng con.
- Học sinh nhận xét => luyện viết từ ứng dụng.
- Học sinh nhận xét => luyện viết vào bảng con.
 Học sinh viết bài vào vở Tập viết.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 4: tự nhiên xã hội
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
I - Mục tiêu.
	- Biết sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra cho sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
	- Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường.
 - Giáo dục ý thức chơi các trò chơi an toàn, lành mạnh.
II. Đồ dùng: Tranh vẽ trong SGK
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình trang 50, 51 và hỏi đáp theo cặp.
- Yêu cầu đại diện 1 số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
Kết luận: Không nên chơi quá sức sẽ ảnh hưởng đến học tập và không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm.
2- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường.
- Yêu cầu các nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và nhận xét trong các trò chơi đó, những trò nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm?
- Yêu cầu đại diện trong nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Đến trường nên chơi những trò chơi sao cho khoẻ mạnh, an toàn.Không nên chơi các trò chơi nguy hiểm như leo trèo, đánh nhau, đuổi bắt nhau....
3. Hoạt động 3: Làm gì khi thấy bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi để tìm cách giải quyết các tình huống:
 * Nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi đánh nhau.
 * Nhìn thấy các bạn leo trèo lên tường, chơi trò chơi giả làm ninza.
 * Nhìn thấy các bạn đang chơi chuyền.
 * Nhìn thấy các bạn nam chơi đá cầu.
- Giáo viên nhận xét, cùng học sinh đưa ra đáp án đúng
- Học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi như:
+ Tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh.
+ Điều gì sẽ xẩy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Em khuyên bạn trong tranh như thế nào?
- Các nhóm cùng thảo luận và cử 1 học sinh trong nhóm ghi lại tất cả các ý kiến đó.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi => báo cáo kết quả thảo luận.
4 - Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét tiết học.
 Thứ 6 ngày 5 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: Tập làm văn
Viết thư
I - Mục tiêu.
	- Viết được một bức thư cho bạn miền Nam (miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý.
	- Biết trình bày đúng hình thức thư như bài tập đọc "Thư gửi bà". Viết thành câu, dùng từ đúng.
 - Giáo dục ý thức đoàn kết với bạn bè trên khắp mọi miền đất nước.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc lại bài tập đọc "Thư gửi bà"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài
b- Hướng dẫn viết thư.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Đọc 2 câu gợi ý.
- Nêu cách trình bày một bức thư.
? + Em định viết thư cho ai? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó?
 + Em viết thư để làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo 2 gợi ý - sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Gọi một số học sinh lên đọc thư của mình trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- Viết một bức thư cho bạn.
............
...........
..........
- Để làm quen và thi đua cùng học tốt.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh đọc bài làm, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Tiết 2: toán
Gam
I- Mục tiêu.
	- Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và kg.
	- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ. Thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng:
	- Cân đĩa, cân đồng hồ, các quả cân, 1 gói hàng.
III- Hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Đọc thuộc bảng nhân 9.
2 - Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Giới thiệu gam và mối quan hệ g - kg.
- Đã học đơn vị khối lượng nào?
- Thực hành cân gói hàng nhỏ hơn 1 kg.
? + Gói hàng như thế nào so với 1 kg.
- Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg người ta dùng đơn vị nhỏ hơn kg là gam.
- Gam viết tắt g.
- 1.000 g = 1 kg.
- Yêu cầu học sinh cân lại gói hàng.
- Giáo viên giới thiệu cân đồng hồ. Cân lại gói hàng bằng cả 2 loại cân => đều cùng kết quả là 1 kg.
c- Luyện tập.
 Bài 1 - 2: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ => nêu khối lượng tương ứng.
 Bài 3: 
- Giáo viên nêu mẫu: 22 g + 47 g = ?
? + Khi thực hành tính với các số đo khối lượng làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 Bài 4 - 5:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- kg.
- Học sinh lên thực hành
- nhẹ hơn 1 kg.
- Học sinh đọc.
- Học sinh cân => đọc cân nặng.
- Học sinh làm theo nhóm => báo cáo kết quả.
- Học sinh nhẩm => nêu cách làm tính biểu thức, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
- Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo.
- Học sinh làm bài.
- Phân tích bài toán
- Làm bài vào vở
Tiết 3: Thể dục
Tiết 4: Nhạc hát
 Con chim non
I.Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của bài dân ca Pháp
-Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều rõ lời. Biết gõ đệm theo nhịp 3/4 và hát nhấn giọng vào phách mạnh
- Giáo dục H biết yêu thương, bảo vệ các loài chim có ích
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
-Hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát, một vài động tác phụ họa
-Nhạc cụ quen dùng.
III. Hoạt động dạy và học: 
1/ ổn định lớp
2/ Kiểm tra 
 B/ Bài mới
Hoạt động 1: Ôn bài hát
Cho H nghe lại băng nhạc bài hát 
H nêu tên bài hát và tên tác giả
Ôn bài hát theo nhóm, dãy bàn, cá nhân.
Hát kết hợp đệm nhịp 3
Phách 1: Vỗ hai tay xuống bàn
Phách 2: Vỗ hai tay vào nhau
Phách 3: Vỗ hai tay vào nhau
Chia lớp làm hai nhóm, dung hai nhạc cụ gõ đệm theo bài hát
N1: Dùng trống gõ đệm theo phách mạnh
N2: Dùng thanh phách gõ đệm hai phách nhẹ.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động theo nhịp
T hướng dẫn H một số động tác phụ họa theo hướng dẫn SGV trang 31
Hoạt động 4: Luyện tập
-Hướng dẫn cho H hát ôn bài hát Con chim non
3/ Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
H hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
Thể hiện được tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 với phách 1 là phách mạnh, phách 2, 3 là phách nhẹ.
 H thực hiện theo hướng dẫn 
 Bình minh lên có con chim non
1-2 3 1 2 3 1 2
hòa tiếng hát véo von
 3 1 2 3 1
Hoạt động theo nhóm, có thể sáng tạo thêm một số động tác phụ họa -khác
-Hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm
Thể hiện được tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 với phách 1 là phách mạnh, phách 2, 3 là phách nhẹ.
Tiết 5: sinh hoạt lớp
Tuần 13
I- Kiểm điểm công tác tuần 13.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp có tiến bộ hơn tuần 12.
	- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể, 
	- Một số học sinh còn nói tục trong khi giao tiếp với bạn bè.
	* Tuyên dương các học sinh.
	+ Trương Thị Hiền
	+ Trương Thị Thảo B
	.
	* Phê bình một số học sinh: 
	+ Trương Thị Huệ Nghỉ học vô lý do 
	+ Trương Văn Hiếu: chưa có vở bài tập các môn 
II- Phương hướng phấn đấu.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	-Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan lop 3 tuan 13.doc