Giáo án giảng dạy Tuần 29 Lớp 3

Giáo án giảng dạy Tuần 29 Lớp 3

Tiết 2 + 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

BUỔI HỌC THỂ DỤC

I. Mục đích yêu cầu

A. Tập đọc

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Chú ý các từ ngữ : Đê- rôt- xi, Cô- rét - ti, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li, khuyến khích,

 khuỷu tay.

- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.

- Hiểu nội dung của câu chuyện : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh khi bị tật

nguyền.(trả lời được các CH trong SGK)

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 29 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29(Từ ngày 21/3 /2011 đến ngày 25 /3 /2011)
Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011.
Tiết 1: Ho¹t ®éng ngoµi giê
Chµo cê ®éi
Tiết 2 + 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. Mục đích yêu cầu
A. Tập đọc
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Chú ý các từ ngữ : Đê- rôt- xi, Cô- rét - ti, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li, khuyến khích,
 khuỷu tay.
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
- Hiểu nội dung của câu chuyện : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh khi bị tật
nguyền.(trả lời được các CH trong SGK)
B. Kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói: Bước đầu biết kể từng đoạn câu chuyện theo lời một nhân vật (H khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện).
2. Rèn kỹ năng nghe 
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ truyện SGK.
III.Các hoạt động dạy học:	
A.Kiểm tra bài cũ: 
- G nhận xét cho điểm
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1-2')	 
- G sử dụng tranh minh hoạ SGK để giới thiệu.
2.Luyện đọc đúng (33- 35')
* G đọc mẫu toàn bài 
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Câu chuyện được chia thành mấy đoạn ?
-> Luyện đọc từng đoạn
* Đoạn 1
- Câu 3: HD đọc: leo lên, xà ngang. G đọc
- Câu 4: Đọc đúng: Đê- rốt- xi, Cô- rét- ti.G đọc
- Câu 5: Chú ý đọc: Xtác- đi. G đọc
- Câu 6: Đọc đúng: Ga- rô- nê. G đọc
+ Giải nghĩa: gà tây, bò mộng
-> Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc đúng các từ ngữ.
G đọc
* Đoạn 2 
- Câu 1: HD đọc: Nen- li. G đọc
- Câu 7: Đọc đúng: luôn miệng, cố lên.G đọc
- Câu 9: Chú ý đọc: nữa, reo lên. G đọc
- Câu cuối: Chú ý đọc đúng: lát sau, nắm chặt. G đọc
+ Giải nghĩa: chật vật
-> HD đọc đoạn 2 : Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng. G đọc
* Đoạn 3
- Câu 2: Đọc đúng: khuỷu tay. G đọc
- Câu cuối: nét mặt, rạng rỡ. G đọc
-> HD đọc đoạn 3 : Đọc rõ ràng, rành mạch. G đọc
* Y/c H đọc nối tiếp đoạn
* HD đọc cả bài : Toàn bài đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng, rành mạch, đúng tốc độ. GV đọc mẫu.
- 4 H kể lại 4 đoạn của câu chuyện " Cuộc chạy đua trong rừng" 
- 1 H đọc lại toàn bộ câu chuyện. 
- H đọc thầm theo.
- 3 đoạn
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 1
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc chú giải SGK
- H đọc đoạn 2
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- H đọc đoạn 3
* Đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
*H đọc cả bài
TIẾT 2
3. Tìm hiểu bài ( 10- 12')
* Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1
- Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì?
- Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào?
* Yêu cầu H đọc thầm đoạn 2
- Vì sao Nen- li được miễn tập thể dục ?
- Vì sao Nen- li cố xin thầy cho được tập như mọi người?
* Yêu cầu H đọc thầm đoạn 3
- Tìm những chi tiết nói lên lòng quyết tâm của Nen-li?
- Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho truyện?
4. Luyện đọc diễn cảm ( 5-7')
- G: HD đọc phân vai. G đọc mẫu.
5. Kể chuyện ( 17'- 19')
- Có thể kể lại câu chuyện theo lời của những nhân vật nào trong truyện?
- Lưu ý khi nhập vai nhân vật kể xưng "tôi"
- G kể mẫu đoạn 1
6. Củng cố, dặn dò ( 4'-6') 
- Qua câu chuyện em thấy Nen- li là người ntn?
- Nhận xét tiết học.
* H đọc thầm đoạn 1
- Mỗi HS phải leo đến trên cùng một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên xà ngang.
- Đê- rốt- xi và Cô-rét- ti...con bò mộng non.
* H đọc thầm đoạn 2
- Vì bị tật từ nhỏ, Nen-li bị gù.
- Vì Nen-li muốn vượt qua chính mình, muốn làm được những việc như các bạn đã làm.
* H đọc thầm đoạn 3
- Nen-li bắt đầu leo một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán, cậu cố sức leo.....
- H đặt tên ( Nen- li dũng cảm/ Cậu bé can đảm)
- H đọc phân vai ( 5 em)
-> Bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1H đọc lại cả câu chuyện.
* H đọc y/c phần kể chuyện
- Nen- li, thầy giáo, Đê- rốt- ti, Cô- rét- ti, Xtác- đi, Ga- rô- nê.
- H tập kể.
- Thi kể trước lớp.
-> Bình chọn bạn kể hay nhất.
- 1 H kể toàn bộ câu chuyện.
- Nen- li là người dũng cảm, ....
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 4 : TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm được các quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo 2 cạnh của nó
 - Vận dụng để tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo cm2.
II.Đồ dùng day hoc: 
 - Bộ đồ dùng học toán.
III.Các hoạt động dạy học:
1.: Kiểm tra bài cũ: không
2. Dạy bài mới (10-12’)
2.1. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật
 -Dựa vào hình vẽ ở SGK, G hướng dẫn H:
+Bước1: Tính số ô vuông trong hình 4 x 3 = 12 (ôvuông)
+Bước 2: 1 ô vuông có diện tích là 1cm2
+Bước 3: Tính diện tích hình chữ nhật	 4 x 3 = 13 ( cm2)
Từ đó nêu ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật SGK.
2.2. H tính diện tích của hình chữ nhật ( đã kẻ sẵn các ô vuông ( cm2)) là: 16 cm2; 8 cm2. 
3. Luyện tập - thực hành(15-17’)
Bài 1: (8’) 
*Chốt: phân biệt quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và quy tắc tính diện tích.
Bài 2: (7’) : 
* Chốt: quy tắc tính diện tích hình chữ nhật
Bài 3: (7’) 
* Chốt: quy tắc tính chu vi hình chữ nhật ( luôn nhớ cùng đơn vị đo ở chiều dài và chiều rộng )
*DKSL: H quên đáp số.
4. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- H nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật?
- H quan sát - nhận xét.
- H nêu quy tắc.
- H tính diện tích, nhận xét.
- H làm sgk - đổi, nhận xét.
- H chữa trên bảng phụ
- H đọc đề, phân tích đề 
- H đọc , nhận xét.
- H làm vở.
- H làm bảng con, nhận xét.
- H trả lời miệng: Lời giải cho từng phép tính.
- H nhắc lại quy tắc.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011.
Tiết 2	: CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. Mục đích yêu cầu
 Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Viết đúng các tên riêng nước ngoài trong truyện Buổi học thể dục(BT2).
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai: s/x; in/inh(BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3a/ T91
III. Các hoạt động dạy học:
1Kiểm tra bài cũ (2'-3')
- G đọc: bóng ném, leo núi, cầu lông
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1'-2'): 
G nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn nghe - viết(10'- 12')
* G đọc mẫu bài viết: đoạn 3 
* Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó :
- Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? 
- G ghi chữ khó lên bảng, yêu cầu H phân tích: 
Nen- li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống..
- G xoá bảng, đọc lại từng từ.
c. Viết chính tả:(13'-15')
- HD tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- Đọc cho H viết vở 
- Đọc cho H soát lỗi 
d. Hướng dẫn làm bài tập - Chấm bài( 5 - 7')
*Bài 2a/ 91: G treo bảng phụ - Nêu yêu cầu - G chấm bài viết ( 10 bài)
*Bài 2b/ 91
3. Củng cố dặn dò:(2-4’)
- Tìm các từ có tiếng bắt đầu bằng x/s ?
- Nhận xét tiết học .
- H viết bảng con
- H đọc thầm theo 
- Chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu
 Tên người: Nen - li
- H đọc phân tích tiếng khó
- H viết bảng con
- H thực hiện
- H viết bài
- Soát lỗi, ghi lỗi, chữa lỗi
- H làm vở bài tập
-> Chữa bài: Đê- rốt- xi, Cô- rét-ti, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li.
- H làm SGK
-> Chữa bài: nhảy xa, nhảy sào, sới vật.
- HS thi tìm theo tổ.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 3 : TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu:
 - Biết tính diện tích hình chữ nhật.
II.Đồ dùng day hoc: Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1: Kiểm tra: (3-5’) 
 Hình nào có diện tích lớn hơn.
 - G kẻ 1 hình chữ nhật đứng (3 ô x 5 ô) và 1 hình chữ nhật nằng ngang(3 ô x 5 ô)
 2: Luyện tập- thực hành(30-32’)
 Bài 1: (8’) 
*Chốt: Cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
 Bài 2 : (14’) 
* Chốt: cách tính diện tích một hình phức tạp: bằng tổng diện tích của các hình ghép lại.
 Bài 3(8’) 
* Chốt: giải bài toán có nội dung hình học.
* DKSL: H nhầm dạng toán.
 3: Củng cố-dặn dò: (5’)
 - Tính diện tích phần bảng tập viết của cô giáo. Biết 1 ô là 1 cm2.
Giải thích cách làm:
* Chốt lại:	8 x 10 = 80 ( cm2) Tương ứng 8 ô ở 1 dòng;
 có 10 dòng 10 x 8 = 80 ( cm2) Tướng ứng: mỗi cột có 10 ô mà có 8 cột.
- H trả lời miệng
- H đọc thầm, nêu yêu cầu.
- H làm bảng con.
- H tự đọc đề, suy nghĩ 
- H làm vở nháp.
- Chữa bài
- H làm vở.
- H làm bảng con.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: TỰ HỌC
LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TUẦN 28
I.Mục đích yêu cầu 
- Tiếp tục học về nhân hoá.
- Ôn tập cách dặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì?
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II. Chuẩn bị: 
- Vở BTTN
III.Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Tự học LTVC
2. Luyện tập:
	- HS mở vở BTTN làm các bài tập trong vở bài tập.
	- GV quan sát HS làm bài.
- GV chữa bài:
- Nhận xét giờ học	
Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2011.
Tiết 1	: TẬP ĐỌC
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : giữ gìn, nước nhà, luyện tập, ngày nào..
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
- Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ (trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiể ... ành cho thấy điều gì ở trẻ em?
G : Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn, chăm học.
- Em hãy nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ trong câu?
- Chữ nào phải viết hoa ?
- G hướng dẫn viết chữ : Trẻ, Biết ( bằng con chữ) và HD tổng thể: Khi viết câu này các em cần lưu ý độ cao của từng con chữ, vị trí của dấu thanh viết trên âm chính. Nối liền mạch các con chữ trong một chữ và khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách của một thân chữ o.
c. Hướng dẫn viết vở(15'-17')
- Cho H quan sát vở mẫu, nêu yêu cầu:
+ Viết chữ Tr : 1 dòng
+ Viết chữ S, B: 1 dòng
+ Viết tên riêng: Trường Sơn: 2 dòng
+ Viết câu thơ: 2 lần
- Trước khi viết phải chú ý điều gì?
- G kiểm tra tư thế ngồi.
G: Khi viết phải chú ý tư thế ngồi, quan sát chữ mẫu viết cho đúng mẫu. Chú ý dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên khi viết chữ.
 d. Chấm bài (3'-5'). Nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Củng cố, dăn dò (1'-2'):
- Chú ý HS vận dụng chữ đã học vào các bài viết có liên quan.
- Nhận xét tiết học.
- H viết bảng con
- H đọc
- Chữ Tr cao 2,5 dòng li. Cấu tạo gồm 2 con chữ...
- H theo dõi
- H viết bảng con :1 dòng: Tr 1 dòng: S, B
- H đọc từ ứng dụng. 
- H nhận xét...
- H viết bảng con : 1 dòng
- H đọc
- Trẻ em là lứa tuổi măng non như búp ở trên cành...
- H nhận xét
- Trẻ, Biết
- H viết bảng con: Trẻ, Biết
- H đọc nội dung bài viết
- H thực hiện
- H viết bài vào vở
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2	: CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT )
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I. Mục đích yêu cầu
 Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2 phân biệt các tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn: s/x, in/inh
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a/ T96
III. Các hoạt động dạy học:
1Kiểm tra bài cũ(2'-3')
- G đọc: nhảy xa, nhảy sào, sới vật, xiếc
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1'-2') : 
 G nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn nghe - viết(10'- 12')
* G đọc mẫu bài viết: Từ đầu đến...của mỗi một người yêu nước.
* Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó :
- G ghi chữ khó lên bảng, yêu cầu H phân tích: 
giữ gìn, nước nhà, sức khoẻ, yếu ớt, nên luyện tập.
- G xoá bảng, đọc lại từng từ.
c. Viết chính tả:(13'-15')
- HD tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- Đọc cho H viết vở 
d. Chấm, chữa: ( 3-5’)
- Đọc cho H soát lỗi 
d. Hướng dẫn làm bài tập ( 5 - 7')
*Bài 2a/ 96: G treo bảng phụ - Nêu yêu cầu 
- Truyện gây cười ở điểm nào?
*Bài 2b/ 96
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS thi tìm các từ có chứa tiếng bắt đầu bằng s/x
- Nhận xét tiết học .
- H viết bảng con
- H đọc thầm theo 
- H đọc phân tích tiếng khó
- H viết bảng con
- H thực hiện
- H viết bài
- Soát lỗi, ghi lỗi, chữa lỗi
- H làm vở 
-> Chữa bài: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã, ra sao, sút
- 1 H đọc lại truyện vui.
- Người cần giảm cân thì không giảm mà con ngựa không cần sút cân thì lại sút cân.
- H làm SGK
-> Chữa bài: lớp mình, điền kinh .
- HS thi tìm theo dãy.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3	: TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Giúp H rèn luyện kỹ năng tính diện tích hình vuông.
II.Đồ dùng day hoc: 
 - Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (3-5’)
- Tính S hình vuông có cạnh là 1m.
- Nêu quy tắc tính diện tích hình vuông ( 2cm)
2: Luyện tập -thực hành(30-32’)
 Bài 1: (8’) 
*Chốt: cách tính diện tích hình vuông
*DKSL: H quên viết đơn vị đo diện tích là cm2.
 Bài 2: (8’) G kẻ hình lên bảng
 Gợi ý: Giải bằng 2 bước
 + Tính diện tích của 1 viên gạch men: 
10 x 10 = 100 (cm2)
 + Tính diện tích mảng tường được ốp: 
100 x 9 = 900 (cm2)
*Chốt: cách tính diện tích hình trên thực tế (có dạng hình vuông)
 Bài 3: (14’)
*Chốt: cách tính diện tích chu vi mỗi hình và biết so sánh số đo đơn vị chiều dài và số đo diện tích.
*DKSL: Trình bày chưa đẹp.
 3.Củng cố - dặn dò(2-3’)
- Nhận xét giờ học.
- H làm bảng con.
- H nêu miệng.
- H đọc thầm, nêu yêu cầu.
- Bảng con
- H đọc yêu cầu.
- H làm vở.
- H đọc đề và phân tích đề.
- H giải vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6	: TỰ HỌC
LUYỆN VIẾT TUẦN 29
I.Mục đích yêu cầu:
 Củng cố cách viết chữ Tr thông qua bài tập ứng dụng:
- Viết tên riêng :" Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu" bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Chuẩn bị.
- Vở mẫu, chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:	Luyện viết
2. Luyện viết.
- Y/c H mở vở, nêu y/c bài viết
- Kiểm tra tư thế ngồi của H.
- Gõ thước cho H viết bài 
- G chấm bài + Nhận xét 
- Nhận xét giờ học
Tiết 8	: TOÁN
LUYỆN TẬP TIẾT 141 + 142 + 143
I. Muc tiêu: 
 - Giúp H củng cố quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh.
 - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
III. Các hoạt động dạy học: 
- Giới thiệu bài
- H làm vở BTTN Toán tuần 29 phần I
- G chấm chữa, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011.
Tiết 1	: TẬP LÀM VĂN
TUẦN 29: VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I.Mục đích yêu cầu 
- Dựa vào bài làm miệng tuần 28, H biết viết được một đoạn văn ngắn khoảng 6 câu kể lại một trận thi đấu thể thao.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng lớp viết 6 câu gợi ý ở BT1/ TLV tuần 28. .
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: ( 3- 5')	
	-> G nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: ( 1-2’) G nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hướng dẫn H viết bài (32'-33')
GV viết đề bài lên bảng
G nhắc H:
- Trước khi viết cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1 (T 28). Đó là ND cơ bản cần kể, tuy nhiên người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
- Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
- Nên viết vào giấy nháp những ý chính trước khi viết vào vở (để có thói quen cân nhắc, thận trọng trước khi nói, viết)
G nhận xét, cho điểm.
c. Củng cố, dặn dò ( 1-2’)
- Gv đọc cho HS tham khảo một số bài khá.
- Nhận xét tiết học.
- 2 H kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem ( BT1/ T28) 
- H đọc đề bài, xác định y/c của đề.
- HS đọc lại các câu hỏi gợi ý ở bài tập 1/28
- H viết bài.
- Một số H đọc bài viết của mình.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000
I.Mục tiêu:
 - H biết thực hiện phép công các số trong phạm vi 100.000.
 - Củng cố về giải toán có lời văn bằng 2 phép tính và về diện tích hình CN.
II.Đồ dùng day hoc: Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Đặt tính và tính 	8975 + 1015.
 - Nêu cách đặt tính và tính?
2. Dạy bài mới(10-12’):
2.1.Giới thiệu, hướng dẫn phép cộng 45732 + 36194
 - Nêu cách tính?
2.2. Quy tắc cộng 2 số có nhiều chữ số
3.Luyện tập- thực hành(15-17’)
Bài 1: (6’)
 *Chốt: cách cộng 2 số có nhiều chữ số.
Bài 2: (7’)
 *Chốt: cách đặt tính và tính.
 *DKSL: Đặt các hàng chưa thẳng.
Bài 3 + 4: (10)
 *Chốt: các bước giải toán có liên quan đến diện tích hình chữ nhật và số đo độ dài.
 *DKSL: H tính sai kết quả.
4: Củng cố-dặn dò(2-3’):
 - Nêu cách đặt tính và tính khi cộng 2 số có nhiều chữ số?
- H làm bảng con.
- H nêu cách đặt tính, tính.
- H quan sát, nhận xét.
- H làm bảng con.
- H đọc sgk, nhận xét.
- H nêu quy tắc.
- H thực hiện sgk, đổi, nhận xét.
- H làm bảng con, nhận xét.
- H đọc thầm, làm vào vở.
- H nêu cách đặt tính, tính.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: TIẾNG VIỆT
LUYỆN VĂN TUẦN 29
I.Mục đích yêu cầu 
- Viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người đọc hình dung được trận đấu.
II. Chuẩn bị:
	- Vở BTTN
III. Các hoạt động dạy học.
* Giới thiệu bài:	Luyện văn tuần 29
* Luyện tập.
- G y/c kể về một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật.. : Lời kể rõ ràng, tự nhiên giúp người nghe hình dung được quang cảnh hoạt động một trận thi đấu thể thao .
- G, H nhận xét sửa cho H.
- Y/c H viết những điều vừa kể thành một đoạn văn.
- G gọi H đọc bài.
- G nhận xét cho điểm.
Tiết 6 : TOÁN
LUYỆN TẬP TIẾT 144 + 145
I. Muc tiêu: 
 - Giúp H củng cố cộng các số trong phạm vi 100 000.
 - Vận dụng phép cộng để làm tính và giải toán.
III. Các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài
- H làm vở BTTN Toán tuần 29 phần II
- G chấm chữa, nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 7: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu :
	- Đánh giá hoạt động của tháng 3.
	- Triển khai, phát động thi đua hoạt động tháng 4 chủ đề: "Chào mừng giải phóng miền Nam và Quốc tế lao động 1/5".
II. Chuẩn bị:
- Nội dung tháng 4.
II. Cách tiến hành:
1. Các tổ sinh hoạt, bình xét thi đua.
2. Tổ trưởng báo cáo kết quả. 
- Lớp nhận xét
- GV đánh giá chung 
- Chọn HS xuất sắc tháng 3.
3. GV nêu các hoạt động tháng 4. Cụ thể:
	- Học tập: 
	- Lao động.
	- Hoạt động khác: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 29 lop 3.doc