Giáo án giảng dạy Tuần 35 Lớp 2

Giáo án giảng dạy Tuần 35 Lớp 2

Toán

Tiết 171 : LUYỆN TẬP CHUNG .

I/ MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh củng cố :

 -Kĩ năng đọc viết, so sánh số trong phạm vi 1000.

 -Bảng cộng trừ có nhớ. Xem đồng hồ, vẽ hình .

 - Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.

 - Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Bảng cài.

2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 35 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 5 :ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 
17 / CÂU 1 :Trình bày về khái niệm và giới hạn của lớp vỏ địa lí của Trái đất 
 -Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất được tạo thành bởi các lớp vỏ bộ phận như thạch quyển ,thủy quyển ,thổ nhưỡng và sinh quyển .
 -Các quyển này không tách rời mà thâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên một thể tổng hợp tự nhiên thống nhất ,vô cùng phức tạp và có cấu trúc thẳng đứng trong lớp vỏ địa lí .Trong các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lí thì thạch quyển là thành phần xuất hiện trước hết ,có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới các thành phần khác .Sinh quyển xuất muộn nhưng cũng tạo nên sự phong phú đa dạng và rất sinh động của lớp vỏ địa lí .
 -Lớp vỏ địa lí bao gồm các tầng bên dưới của khí quyển ,toàn bộ thủy quyển ,thổ nhưỡng quyển ,sinh quyển và toàn bộ phận phía trên của thạch quyển (tới mặt đáy của lớp vỏ Trái đất ,nơi xuất hiện các trọng tâm động đất hay núi lửa và các lớp đá trầm tích . Như vậy ,bề dày của lớp vỏ địa lí được giới hạn trong phạm vi khoảng 60km 
 Sự biểu hiện và tác động của lớp vỏ địa lí được diễn ra ở ngay bề mặt đất .Càng xa về các phía ,cấu trúc của lớp vỏ địa lí càng nghèo nàng đi .
/ CÂU 2 :Vai trò của khí quyển đối với Trái Đất 
 Khí quyển là lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh Trái đất có vai trò :
 -Khí quyển có tác dụng bảo vệ Trái đất tránh sự va đập của các thiên thể .
 -Bảo vệ Trái đất tránh các tia bức xạ tử ngoại .
 -Duy trì môi trường sống và tạo điều kiện cho sự phát triển của sinh vật .
 -Thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng ,khí quyển thường xuyên có tác động đến mọi hoạt động trên Trái đất .
 19/CÂU 3 : Phân biệt 2 khái niệm Thời tiết và Khí hậu –Cho ví dụ minh họa .
 Thời tiết và khí hậu là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau cùng đề cặp đến các hiện tượng vật lí và trạng thái của khí quyển .Tuy vậy hai khái niệm này có khác nhau 
 -Thới tiết là toàn bộ hiện tượng vật lí và trạng thái khí quyển gần sát mặt đất ,diễn ra tại một nơi nào đó ,trong một thới gian xác định 
 Ví dụ :mưa ,nắng , giông , bão và các trạng thái của lớp không khí được đặc trưng bởi các yếu tố như nhiệt độ ,độ ẩm ,khí áp ,gió ..Thời tiết luôn luôn thay đổi vì các hiện tượng và trạng thái khí quyển luôn luôn biến động ,vì vậy thời tiết cũng biến đổi không ngừng .
 -Khí hậu là trạng thái của khí quyển diễn ra trong một phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài .Khí hậu được đặc trưng bởi quy luật lặp lại nhiều năm của chế độ thời tiết .
 Như vậy nếu như thời tiết có đặc điểm luôn luôn thay đổi (hàng ngày ,hàng giờ )thì khí hậu có tính chất ổn định hơn nhiều .Những biến đổi lớn của khí hậu trên Trái Đất diễn ra theo chu kỳ hàng năm ,hàng trăm năm ,hàng nghìn năm .
 Ví dụ :Thời tiết Hà Nội buổi sáng hôm nay không mưa ,nhiệt độ từ 22độ C _ 25 độ C,gió đông nam cấp 3,độ ẩm 85%
 Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ,mùa đông lạnh ,ít mưa .
20 / CÂU 4 :Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới .Liên hệ với khí hậu Việt Nam 
 - Trên Trái đất ,khí hậu nhiệt đới phân bố thành hai dải dọc theo hai chí tuyến :
 +Ở nửa cầu bắc:thường ở trong phạm vi từ 10 -30 B
 +Ở nửa cầu Nam :Thường ở trong phạm vi từ 5 N -25 N
 -Khí hậu nhiệt đới có hai kiểu phụ là khí hậu nhiệt đới lục địa và khí hậu nhiệt đới hải dương .
 -Khí hậu nhiệt đới lục địa có nhiệt độ cao ,có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt ,có biên độ nhiệt độ hàng ngày và hàng năm khá lớn .Hai mùa ở hai nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau :
 +mùa hạ :Nóng ,ẩm ,ở nửa cầu Bắc từ tháng 4 đến tháng 9 ; ở nửa cầu Nam từ tháng 10 đến tháng 3 
 +Mùa đông : Bớt nóng hơn và khô .Ở nửa cầu bắc từ tháng 10 đến tháng 3 ; ở nửa cầu nam từ tháng 4 đến tháng 9 
 -Khí hậu nhiệt đới hải dương : Có tính chất điều hòa hơn do được ảnh hưởng của biển ,ở các khu vực đón gió có lượng mưa lớn hơn .
 - Khí hậu nhiệt đới có sự phân hóa theo vĩ độ ,càng lên các vĩ độ cao hơn ,tính chất nhiệt đới càng giảm .
 -Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa :Mùa hạ nóng ,mưa nhiều ;mùa đông nhiệt độ giảm (ở miền bắc có mùa đông lạnh )và ít mưa ,ở khu vực cực Nam của đất nước ,khí hậu đã có tính chất á xích đạo .
Thứ .hai .ngày 11 tháng 05 năm . 2009.
Toán
Tiết 171 : LUYỆN TẬP CHUNG .
I/ MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh củng cố :
 -Kĩ năng đọc viết, so sánh số trong phạm vi 1000.
 -Bảng cộng trừ có nhớ. Xem đồng hồ, vẽ hình .
 - Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.
 - Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Bảng cài.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Bài cũ : Cho 3 em lên bảng làm :
-Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là :
	 3cm, 5 cm, 7 cm
	10 cm, 8 cm, 12 cm
	11 cm, 9 cm, 15 cm
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập chung .
Mục tiêu : Kĩ năng đọc viết, so sánh số trong phạm vi 1000. Bảng cộng trừ có nhớ. Xem đồng hồ, vẽ hình .
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét.
Bài 2 : Em thực hiện việc so sánh các số như thế nào ?
-Nhận xét.
Bài 3 : 
-Nhận xét.
Bài 4 :Cho HS xem đồng hồ.
- Nhận xét.
Bài 5 : GV vẽ hình .
-Nhận xét.
3. Củng cố : Khi nhân hay chia một số với 1 thì kết quả như thế nào ?
-Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài, làm bài.
-3 em lên bảng làm.Lớp làm nháp.
-Luyện tập chung .
-HS làm bài. 3 em đọc bài trước lớp.
-HS nêu : tính giá trị của 2 biểu thức rồi mới so sánh.
-Làm vào vở.
-Tính nhẩm và ghi kết quả vào ô trống.
-3 em lên bảng làm, lớp làm vở.
-Nhẩm : 9 cộng 6 bằng 15, 15 trừ 8 bằng 7.
-Quan sát .
-Vài em đọc giờ ghi trên đồng hồ. Nhận xét.
-Nhìn hình vẽ mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối lại để có hình vẽ.
-Làm thêm bài tập.
Tiết 103 : ÔN TẬP - KT TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
•-Kiểm tra lấy điểm tập đọc .
•-Đọc thông các bài tập đọc đã học suốt Học kì 2. Tốc độ 50 chữ/ 1 phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.
•-Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào , bao giờ, lúc nào,tháng mấy, mấy giờ?”
 -Ôn luyện về dấu .-Rèn kĩ năng đọc hiểu, rõ ràng, rành mạch.
 - Ý thức học tập tốt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®34. Viết sẵn câu văn BT3. Vở BT
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : 
-Gọi 3 em đọc bài và TLCH 
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
1. Kiểm tra tập đọc & HTL.
Mục tiêu : Kiểm tra lấy điểm tập đọc &HTL. Đọc thông các bài tập đọc đã học suốt từ HK2. Tốc độ 50 chữ/ 1 phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 50 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
-Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm
2. Thay cụm từ Khi nào trong các câu hỏi bằng những cụm từ cùng tác dụng (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) 
Mục tiêu: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào , bao giờ, lúc nào,tháng mấy, mấy giờ?”
-Gọi HS đọc yêu cầu .
- Bảng phụ viết nội dung bài.
a/ Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội ?
b/ Khi nào các bạn được đón tết Trung thu ?
c/ Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo ?
-GV Gợi ý : Nếu bạn nói “Tháng mấy bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?” như vậy có đúng không ?
-Nhận xét, cho điểm thi đua.
3. Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
Mục tiêu : Ôn luyện về dấu chấm.
-Gọi học sinh nêu yêu cầu .
- Bảng phụ : 
Bố mẹ đi vắng ở nhà chỉ có Lan và em Huệ Lan bày đồ chơi ra dỗ em em buồn ngủ Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
 Dặn dò – Đọc bài.
 -Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-1 em đọc yêu cầu.
-HS làm việc theo nhóm. (1 em trong nhóm đọc câu a.b.c các bạn khác lần lượt nói câu của mình.
- Trao đổi nhau trong nhóm.
-Không đúng vì thời gian đi đón em phải là thời gian trong ngày. Do đó ta không thay cụm từ Tháng mấy vào câu này được.
-Nhiều cặp HS trong nhóm thực hành
-Nhận xét (Đúng hoặc không đúng)
-1 em nêu yêu cầu. Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
-3-4 em làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở BT.
Bố mẹ đi vắng. Ởû nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ.
-Một số em đọc lại bài.
-Tập đọc ôn lại các bài.
Tiết103 : ÔN TẬP – KT TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG / TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU : 
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
-Ôn luyện về các từ ngữ chỉ màu sắc. Đặt câu hỏi với các từ ngữ đó.
-Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào.
- Đọc trôi chảy rõ ràng rành ... äp chính tả, TLV : viết về một loài cây mà em thích .
Thứ . . . . . . . . .ngày . . . . . . tháng . . . . . . . năm . . . . . . . .
Nghệ thuật.
Tiết 33 : Mỹ thuật :TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh nhận biết được kết quả học tập trong năm .
2.Kĩ năng : Rèn tính cẩn thận.
3.Thái độ : Yêu thích môn mỹ thuật .
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Một số bài vẽ của học sinh.
2.Học sinh : Vở tập vẽ, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Nhận xét tiết trước về vẽ phong cảnh. Đánh giá mức độ hoàn thành.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-PP trực quan : Vật thật vài sản phẩm đẹp của học sinh.
-Gợi ý cho học sinh : Dán sản phẩm vào giấy roki các bài vẽ theo loại : vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài, vẽ tự do.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Đánh giá.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá sản phẩm qua một năm học.
-PP trực quan : Nhiều sản phẩm trưng bày.
-Hướng dẫn học sinh xem và tổng kết.
-Tuyên dương một số bài vẽ đẹp.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò .
-Theo dõi. 
-Vài em nhắc tựa.
-Quan sát. Nêu nhận xét.
-Các nhóm HS trình bày đẹp. Có đầu đề :
Kết quả học Mĩ thuật lớp Hai. 
 Năm học 2003-2004.
Vẽ tranh :
Tên bài vẽ :
Tên HS :
-Quan sát.
-Nhận xét, đánh giá các bài vẽ của bạn và của chính mình.
-Rèn luyện thêm trong hè.
Thứ . . . . . . . . .ngày . . . . . . tháng . . . . . . . năm . . . . . . . .
Tiếng việt
Tiết 9 : Kiểm tra : ĐỌC – HIỂU. LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
•- Kiểm tra đọc – hiểu . Luyện từ và câu
2.Kĩ năng : Rèn đọc trôi chảy, rõ ràng .
3.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài, làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài tập đọc, đề trắc nghiệm.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
Giáo viên phát đề kiểm tra.
-Bài kiểm tra gồm 2 phần :
1. Đọc thầm mẫu chuyện “Bác Hồ rèn luyện thân thể”
-PP luyện đọc : Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài.
2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng
-PP kiểm tra.
1.Câu chuyện này kể về việc gì ?
2.Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào?
3.Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
4. Bộ phận in đậm trong câu Bác tập chạy ở bờ suối trả lời cho câu hỏi nào ?
5.Bộ phận in đậm trong câu “Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào ?
-Nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
3.Củng cố : Nhận xét tiết kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò –Học bài.
-HS nhận đề.
-Đọc bài văn “ Bác Hồ rèn luyện thân thể”
-HS lần lượt đọc thầm bài (12-15 phút)
-Làm trắc nghiệm chọn ý đúng.
-Bác Hồ rèn luyện thân thể.
-Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.
-Luyện tập – rèn luyện .
-Làm gì ?
-Cá rô.
-Để làm gì?
-Tập đọc bài.
Thứ . . . . . . . . .ngày . . . . . . tháng . . . . . . . năm . . . . . . . .
Toán
Tiết 175 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 2.
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
•- Các bảng tính cộng trừ nhân chia đã học.
•- Thực hiện phép cộng và phép trừ các số có hai chữ số có nhớ, các số có ba chữ số không nhớ.
 -Giải bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ hoặc nhân hoặc chia.
2.Kĩ năng : Làm bài đúng, trình bày rõ ràng sạch đẹp.
3.Thái độ : Ý thức tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Đề kiểm tra.
2.Học sinh : Sách Toán, vở BT, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
PP kiểm tra.
-GV phát đề .
Bài 1 : Tính nhẩm (3 điểm)
2 x 6 = 5 x 7 =
3 x 6 = 2 x 8 =
4 x 4 = 3 x 9 =
18 : 2 = 10 : 5 =
24 : 4 = 20 : 4 =
15 : 3 = 27 : 3 =
Bài 2 :Đặt tính rồi tính (2 điểm)
74 + 19 62 – 25 536 + 243 879 - 356
Bài 3 : Hà có 12 viên bi, Mỹ có nhiều hơn Hà 8 viên bi. Hỏi Mỹ có bao nhiêu viên bi ? (2 điểm)
Bài 4 : Nối 4 điểm A.B.C.D để có hình tứ giác ABCD. Đo độ dài các cạnh rồi tính chu vi hình tứ giác ABCD ? (2 điểm)
Bài 5 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm (1 điểm)
101, 105, 109, ,,,,,,,
-Thu bài. Nhận xét.
3.Củng cố : 
-Nhận xét tiết học. Giáo dục tính cẩn thận chính xác.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò - Ôn tập thêm trong hè.
-Học sinh nhận đề kiểm tra.
-Cả lớp làm bài.
Bài 1 : Tính nhẩm.
2 x 6 = 12 5 x 7 = 35
3 x 6 = 18 2 x 8 = 16
4 x 4 = 16 3 x 9 = 27
 18 : 2 = 9 10 : 5 = 2
 24 : 4 = 6 20 : 4 = 5
15 : 3 = 5 27 : 3 = 9
Bài 2 :Đặt tính rồi tính :
74 + 19 = 93 62 – 25 = 37 
 536 + 243= 779 879 – 356 = 523
Bài 3 :
Số viên bi Mỹ có :
12 + 8 = 20 (viên bi)
Đáp số : 20 viên bi .
Bài 4 : Nối 4 điểm A.B.C.D
-Đo độ dài các cạnh : 4 cm, 4 cm, 6 cm, 5 cm.
Chu vi hình tứ giác ABCD là :
4 + 4 + 6 + 5 = 19 (cm)
Đáp số : 19 cm
Bài 5 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
	101, 105, 109, 113
-Ôn tập thêm trong hè.
Thứ . . . . . . . . .ngày . . . . . . tháng . . . . . . . năm . . . . . . . .
Tiếng việt
Tiết 10 : KIỂM TRA : CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
•- Kiểm tra cuối học kì 2 : chính tả – tập làm văn.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đúng trình bày bài thi rõ ràng sạch đẹp.
3.Thái độ : Ý thức tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Đề kiểm tra, giấy thi HS.
2.Học sinh : Giấy nháp, giấy thi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
-Giáo viên phát giấy thi.
1.Chính tả (nghe viết)
-Chọn một đoạn trích trong các bài tập đọc (văn xuôi hoặc thơ) có độ dài khoảng 40 chữ, viết trong khoảng 12 phút.
-Giáo viên đọc cho HS viết chính tả, bài “Hoa mai 
vàng” (STV/ tr 145)
2.Tập làm văn :
A. Dựa vào câu hỏi gợi ý, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) nói về một loài cây mà em thích.
1.Đó là cây gì, trồng ở đâu ?
2.Hình dáng cây như thế nào ?
3.Cây có ích lợi gì ?
-GV photo phiếu phát cho học sinh
3.Củng cố : 
-Nhận xét tiết kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Học sinh nhận giấy thi.
-Lớp viết chính tả (12 phút) bài “Hoa 
mai vàng”
-Tập làm văn : 
Sau vườn nhà em có trồng một cây dừa. Mẹ em nói nó đã được ông em trồng từ lâu lắm. Hình dáng cây dừa vừa cao, vừa to, vừa lại nghiêng nghiêng. Qủa dừa cho nước uống rất ngon, cùi dừa ăn vào rất béo. Em rất thích cây dừa này, hàng ngày em đều ra đó ngồi học bài hoặc đùa vui.
-Học sinh làm bài viết (từ 4-5 câu) theo mẫu giấy quy định.
-Xem lại cách viết văn ngắn.
Tiếng việt/ ôn
ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Cá rô lội nước .
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 :
 PP hỏi đáp : 
-Cá rô có màu như thế nào ?
-Mùa đông, nó ẩn náu ở đâu ?
-Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc “Cá rô lội nước”
-Bài viết gồm mấy câu ?
-Cho viết bảng con từ khó.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài : Cá rô lội nước.
-1 em đọc lại.
-Giống màu bùn.
-Trong bùn ao.
-Nô nức lội ngược trong mưa.
-4 câu.
-Bảng con từ khó : lực lưỡng. Đen sì, mốc thếch, khoan khoái, nô nức .
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
Thứ . . . . . . . . .ngày . . . . . . tháng . . . . . . . năm . . . . . . . .
Hoạt động tập thể.
Tiết 4 : NHẬN XÉT TÌNH HÌNH LỚP .
 I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : Biết nhận xét đánh giá tình hình lớp.
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức tham gia sinh hoạt lớp tốt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Báo cáo.
2.Học sinh : Sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
15’
20’
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm trong tuần.
-Nhận xét.
-GV đề nghị các tổ bầu thi đua.
-Nhận xét, khen thưởng tổ xuất sắc.
Hoạt động 2 : Nhận xét tổng kết cuối năm
Mục tiêu : Nhận xét đánh giá tình hình học tập, tổng kết khen thưởng.
PP hoạt động :Các tổ đưa ra những hoạt động lớp đã thực hiện.
-GV nhận xét, đưa ra những phương hướng .
-Phát giấy khen cho các CNBH. Họp PHHS cuối năm
-Tổng kết khen thưởng HS Giỏi năm học 2003-2004.
-Phát động HS đăng kí mua SGK Lớp ba.
-Nhắc nhở HS ôn luyện trong hè. Văn nghệ, liên hoan
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : trật tự ổn định, ngoan.
-Truy bài : nghiêm túc , đều.
-Học tập : tích cực, phát biểu tốt.
-Thi khảo sát cuối Học kì 2 : đầy đủ, nghiêm túc.
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu.
-Chọn tổ xuất sắc, CN.
-Hoạt động nhóm : Thảo luận đưa ra những hoạt động đã làm.
Nộp kế hoạch nhỏ đợt 2 .
Hoàn thành thi kiểm tra cuối HK 2.
Chấp hành tốt nội quy nhà trường.
5 em tiêu biểu đã dự Lễ tổng kết khen thưởng CNBH.
-HS nhận Sổ liên lạc.
-Liên hoan, chia tay.

Tài liệu đính kèm:

  • docG.an tuan 35.doc