Giáo án giảng dạy Tuần 7 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 7 Khối 3

CHIỀU Đạo đức:

QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ CHA MẸ , ANH CHỊ EM (tiết 1)

I.Mục tiêu

 - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình

 - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

 II. Đồ dùng dạy học:

- VBT Đạo đức;Các bài thơ, bài hát. các câu chuyện về chủ đề gia đình.

- Các tấm bìa mà đỏ, xanh , trắng .

 III. Các hoạt động đạy học:

 

doc 56 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 7 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7: 
Từ ngày 12/10/2009 đến 17/10/2009
Thứ/ ngày
Tiết 
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai 12/10
1
Chào cờ
2
Toán
Bảng nhân 7
3
Tập đọc
Trận bóng dưới lòng đường 
4
TĐ-KC
Trận bóng dưới lòng đường
5
Thứ ba 
13/10
1
Thể dục
Ôn đi hướng phải trái 
2
Toán
Luyện tập 
3
Chính tả 
TC: Trận bóng dưới lòng đường
4
Tập đọc
Bận 
5
Thứ tư 14/10
1
Toán
Gấp một số lên nhiều lần 
2
LT & Câu
Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái -So sánh 
3
TNXH
Hoạt động thần kinh
4
Mỹ thuật
VTM:Vẽ cái chai 
5
Âm nhạc
Bài: Gà gáy 
Thứ năm 15/10
1
Đạo đức
Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị 
2
Toán 
Luyện tập 
3
Chính tả
Nghe viết: Bận 
4
Tập viết
Ôn chữ hoa E Ê
Thứ sáu 16/10
1
Toán
Bảng nhân 7
2
Tập làm văn
Nghe kể: Không nở nhìn – Tập tổ chức cuộc họp.
3
TNXH
Hoạt động thần kinh (tt ).
4
Thủ công
Gấp, cắt, dán bông hoa
TUẦN 7
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
CHIỀU	Đạo đức: 
QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ CHA MẸ , ANH CHỊ EM (tiết 1)
I.Mục tiêu 
 - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình
 - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- VBT Đạo đức;Các bài thơ, bài hát. các câu chuyện về chủ đề gia đình.
- Các tấm bìa mà đỏ, xanh , trắng ...
 III. Các hoạt động đạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Hoạt động 1: 
Cho cả lớp hát bài”Cả nhà thương nhau”.Gọi 1 em lên bảng trả lời.
+ Bài hát nói lên điều gì?
- HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị dành cho mình.
- Yêu cầu HS nhớ và kể lại cho nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào? 
- Mời một số HS lên kể trước lớp .
- Yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ gì về sự quan tâm của mọi người trong nhà dành cho em?
+ Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
* Kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em thương yêu, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng có những bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình yêu thương và chăm sóc của gia đình. Vì vậy, chúng ta cần thông cẩm, chia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ. 
*Hoạt động2: - Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất. 
- GV kể chuyện (có sử dụng tranh minh họa) 
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
+ Vì sao mẹ Ly nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất? 
- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
- Liên hệ thực tế. 
- GV kết luận: - Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
- Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
* Hoạt động 3: - Đánh giá hành vi 
- Chia lớp thành các nhóm – GV lần lượt phát phiếu giao việc bằng các câu hỏi (BT2 ở VBT).
- Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận. 
- Mời lần lượt từng đại diện của nhóm trình bày trước lớp (mỗi nhóm trình bày 1 trường hợp). 
*Kết luận: Việc làm của các bạn trong tình huống a; c ; đ là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Việc làm của các bạn trong tình huốn b; d là chưa quan tâm đến bà và em nhỏ. 
+ Các em có làm được những việc như bạn Hương, Phong, Hồng đã làm không? Ngoài những việc đó, em còn có thể làm được những việc nào khác?
4. Củng cố:
- Vì sao chúng ta phải quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn chuẩn bị bài sau
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về tình cảm gia đình, về sự quan tâm chăm sóc giữa những người thân trong gia đình.
- Mỗi HS vẽ ra giấy một món quà mà em muốn tặng cho ông bà, cha mẹ nhân ngày sinh nhật .
- HS trả lời: Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ.
- Gọi 1 HS nhắc lại đầu bài.
- Cả lớp hát.
- 1 HS trả lời
+ Nói lên tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
- HS trao đổi với nhau trong nhóm.
- HS xung phong kể trước lớp.
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
- Lớp lắng nghe GV kể chuyện. 
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý. 
+ Hái hoa tặng mẹ.
+ Vì từ khi sinh em Ly mẹ đã quên tổ chức sinh nhật cho mẹ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.( Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung)
- HS tự liên hệ bản thân. 
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. 
- Lần lượt đại diện của từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ HS tự liên hệ với bản thân.
- HS trả lời.
- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh , câu chuyên về các tấm gương biết quan tâm giúp đỡ ông bà , cha mẹ , anh chị và những người thân trong gia đình.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
Tin:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
Mĩ thuật:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
 Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
CHIỀU Ôn toán:
ÔN BẢNG NHÂN 7
I. Mục tiêu:
- Ôn, củng cố bảng nhân 7. Biết vận dụng bảng nhân 7 vào giải toán.
- Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán, vở ghi buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng thực hiện phép chia sau.
 35 4 42 5 58 6 30 5
 32 8 40 8 54 9 30 6
 3 2 4 0
 35 : 4 = 8(dư 3) 42 : 5 = 8( dư 2) 58 : 6 = 9(dư 4) 30 : 5 = 6
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Luyện tập:
- Gọi 1 số HS đọc bảng nhân 7.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu: ( Tính nhẩm)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
 7 x 9 = 63 7 x 2 = 14 7 x 5 = 35 7 x 0 = 0 
 7 x 8 = 56 7 x 3 = 21 7 x 6 = 42 7 x 1 = 7 
 7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 10 = 70 1 x 7 = 7
- HS nhận xét. – GV nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.( Viết số thích hợp vào chỗ trống).
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
 7 x 2 = 2 x 7 6 x 7 = 7 x 6 3 x 7 = 7 x 3
 7 x 5 = 5 x 7 4 x 7 = 7 x 4 7 x 0 = 0 x 7
- HS nhận xét. – GV nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài. ( Tính)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
 7 x 6 + 18 = 42 + 18 7 x 3 + 29 = 21 + 29
 = 60 = 50
 7 x 10 + 40 = 60 x 40 7 x 8 + 38 = 56 + 38
 = 100 = 94
- HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ? ( Bài toán cho biết 1 túi có 7 kg ngô.)
- Bài toán hỏi gì ? ( Bài toán hỏi 10 túi như thế có bao nhiêu kg ngô.)
- Muốn biết 10 túi có bao nhiêu kg ngô ta làm như thế nào ?
( Ta lấy số kg ngô của 1 túi nhân với 10 túi.) 
- GV tóm tắt bài toán, yêu cầu HS giải vào vở.
 Tóm tắt: Bài giải.
 1 túi: 7 kg. Mười túi có số kg ngô là:
 10 túi: ... kg ? 7 x 10 = 70 (kg)
 Đáp số: 70 kg.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 5: 
- Gọi HS đọc yêu cầu: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
a, 28 ; 35 ; 42 ; 49 ; 56 ; 63 ; 70.
b, 63 ; 56 ; 49 ; 42 ; 35 ; 28 ; 21.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 7.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bảng nhân 7 và chuẩn bị bài sau “ Gấp một số lên nhiều lần”.
Tin:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
An toàn giao thông:
Bài 4: KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- Dạy cho HS kĩ năng đi bộ qua đường an toàn.
- HS biết đi bộ an toàn qua đường.
- HS có ý thức khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh trng sách giáo khoa trang 13, 14, 15.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS nêu đặc điểm của biển báo nguy hiểm ?
-Nêu đặc điểm của biển chỉ dẫn ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
* Nội dung bài học:
a, Đi bộ an toàn: 
 - Cho HS quan sát các hình trong SGK trang 13, 14. Và trả lời câu hỏi sau:
+ Theo các em đi bộ như thế nào là an toàn?
- GV chốt lại: Đi bộ an toàn:
+ Đi trên vỉa hè, không đùa nghịch chạy nhảy.
+ Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có vật cản phải đi sát lề đường và chú ý tránh xe cộ đi lại trên đường.
b, Qua đường an toàn:
- Cho HS quan sát tiếp các hình còn lại trang 14, 15 và trả lời câu hỏi.
+ Theo các em qua đường như thế nào là an toàn ?
- GV chốt lại:
+ Khi tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ thì mới được phép sang đường ở nơi có vạch dành cho người đi bộ qua đường.
+ Ở nơi không có vạch dành cho người đi bộ qua đường: Đừng lại bên đường quan sát hai phía đường, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy suy nghĩ và chọn thời điểm thích hợp ( Có ít xe qua lại) nhìn nhìn bê trái tránh xe đạp, xe máy, đi thẳng đến giữa đường nhìn bên phải tránh xe đạp, xe máy từ chiều tay phải đi tới.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 16.
- GV : Chúng ta cần chú ý: Không nắm tay nhau chạy qua đường. Không qua đườn ở những nơi bị che khuất.
4. Củng cố:
- Ta phải đi bộ qua đường như thế nào cho an toàn ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà sau khi học xong bài đi bộ qua đường an toàn, chúng ta cần thực hiện đúng theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: “Con đường an toàn đến trường”
- Đặc điểm biển báo nguy hiểm: hình tam giác. Viền đỏ, nền màu vàng. Ở giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm.
- Đặc điêm của biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nền màu xanh lam. Ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.
- HS nhắc lại đầu bài.
+ Đi trên vỉa hè, đi về bên tay phải sát lề đường nơi không có vỉa hè.
- HS nhắc lại.
- Đi theo vạch sơn trắng dành cho người đi bộ.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS đọc: + Đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc sát mép đường nơi không có vỉa hè.
+ Khi đi đường phải đi vào vạch đi bộ qua đường. Nếu không có vạch đi bộ qua đường phải chọn nơi an toàn, quan sát kĩ xe trên đường rồi mới đi được.
- HS trả lời.
- HS về nhà thực hiện đúng các điều mình đã học. Xem trước bài sau “ con đường an toàn đến trưòng”.
 Thứ tư n ... - Lớp theo dõi bắt những bạn làm sai hiệu lệnh .
 - Về nhà làm BT ở VBT.
 Tiết 4: 	Mĩ thuật: 
VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CHAI
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của một vài loại chai.
	- Biết cách vẽ và vẽ được cái chai theo mẫu.
 - HS biết sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Chai làm mẫu vẽ
	- Hình gợi ý cách vẽ
	- Bài vẽ HS năm trước.
III. Các hoạt động day - học:
	1/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2/ Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Đặt cái chai ở vị trí thích hợp và đặt câu hỏi:
	- Cái chai có những phần nào ?
	- Cái chai thường được làm bằng chất liệu gì ? có những màu gì ?
 	+ Chai có rất nhiều loại, mỗi loại có hình dáng, màu sắc và vẽ đẹp riêng của nó.
Hoạt động 2: Cách vẽ cái chai
-Giáo viên vẽ lên bảng 3 khung hình
-Em thấy khung hình nào phù hợp và đẹp nhất ? vì sao ?
H.a: Chai quá nhỏ so với khung hình
H.b: Chai quá lớn so với khung hình
H.c: Chai vừa phải, không to quá cũng không nhỏ quá so với khung hình tờ giấy
	-Khung hình chung của cái chai có khung hình gì ? (chữ nhật đứng)
-Giáo viên vẽ từng bước lên bảng cho học sinh quan sát
Hoạt động 3: Thực hành
-Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước
-GV bao quát lớp, gợi ý cho những học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-HS nhận xét.
Tiết 5: 	 Âm nhạc: 
HỌC HÁT: BÀI GÀ GÁY
 Dân ca Cống (Lai Châu)
 Lời mới: Huy Trân
 A/ Mục tiêu:- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Cống ở tỉnh Lai Châu.
.	 - Biết hát theo giai điệu và lời dân ca
	 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo lời bài hát, theo nhịp 
 B/ Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ.
 - Tranh minh hoạ, bản đồ VN.
C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: 
Yêu cầu HS hát bài Đếm sao.
2/ Bài mới:
*/ Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Dạy hát
a. - GV treo tranh giới thiệu bài, ghi bảng.
 - Giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu trên bản đồ.
 - Hát mẫu ( cho HS nghe băng nhạc)
b. Dạy hát:
- Cho HS đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích (tập nhiều lần)
- Nhắc HS chú ý lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
* Hoạt động 2: Gõ đệm và hát nối tiếp
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách
 Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi!
 x x x x xx xx
- Cho HS hát theo nhóm: 1 nhóm hát, 1 nhóm vỗ tay.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp: mỗi nhóm hát 1 câu (hát nối tiếp).
 Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi!
 X x x x
- Tổ chức cho HS hát thi đua giữa các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm hát hay.
* Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập hát kết hợp vỗ tay.
- 3HS hát bài Đếm sao.
- Theo dõi GV giới thiệu.
- Chú ý nghe băng nhạc hát mẫu.
- Cả lớp đọc ĐT lời ca.
- Hát theo GV, sau đó tập hát nhiều lần.
- Theo dõi nghe GV H/dẫn cách gõ đệm.
- Hát theo nhóm như GV hướng dẫn.
- Các nhóm hát nối tiếp, mỗi nhóm hát 1 câu kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- 3 nhóm hát thi đua. Cả lớp bình chọn nhóm hát hay.
- Về nhà tập hát + vỗ tay theo phách, nhịp.
Buổi chiều 
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TOÁN
 A/ Mục tiêu: - Luyện tập, củng cố về Phép chia hết và phép chia có dư.
 - Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT 1, 2, 3, 4 trang 38 ở VBT.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời 1 số HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
2/ Củng cố, dặn dò:
Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài theo yêu cầu của GV.
- 1 Số em chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Bài 1: 
96 : 3 = 32 84 : 4 = 21 90 : 3 = 30
45 : 6 = 7 (dư 3) 48 : 5 = 9 (dư 3)
+ Bài 2: câu a điền S ; câu b, c, d điền Đ.
+ Bài 3: khoanh vào đáp án D.
+ Bài 4: Trong phép chia có dư với số chia là 6, số dư có thể là 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5.
- Về nhà học bài.
-------------------------------------------------------------
 TOÁN NÂNG CAO
 A/ Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao 1 số kiến thức về phép nhân, phép chia.
 - Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
 B/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau vào vở.
 Bài 1: 
a) Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau:
 3, 6, 9, 12, ....., ....., .....
b) Số 24 là số hạng thứ mấy của dãy số?
 Bài 2: Điền số thích hợp vào a)
 a) 3 x = 27 6 x = 42
 b) 28 : = 7 18 : = 3
 c) (6 + 6 + 6) : = 6 5 x : 5 = 3
 Bài 3: Hãy vẽ thêm 1 đoạn thẳng vào hình dưới đây để dược 5 tam giác.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các bài đã làm.
- cả lớp đọc yêu cầu từng BT rồi tự làm vào vở.
- HS xung phong lên bảng chữa bài .
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Sửa bài vào vở ( nếu sai).
- Về nhà xem lại bài.
Hướng dẫn tự học Tiếng Việt
 A/ Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học trong tuần về so sánh, từ chỉ hoạt động trạng thái.
 - Giáo dục HS tính chăm chỉ, kiên trì trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT 1, 2, 3 trang 29 VBT.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. Tìm thêm 1 số TN chỉ hoạt động, trạng thái khác.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 3HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xts bổ sung.
Bài 1: Các hình ảnh so sánh :
a) Trẻ em như búp trên cành.
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
c) Cây pơ - mu đầu dốc/ im như người lính canh.
d) Bà như quả ngọt chín rồi.
Bài 2:
a) Từ chỉ hoạt động chơi bóng: bấm bóng, sút bóng, chuyền bóng.
b) Từ chỉ trạng thái: hoảng sợ, sợ tái cả người.
Bài 3: HS viết những TN chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài TLV của mình ( tuần 6).
- Về nhà xem lại bài.
------------------------------------------------------------
 TIẾNG VIỆT NÂNG CAO
 A/ Mục tiêu: - Củng cố nâng cao về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh.
Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Tìm tiếng ghép vào trước hoặc sau mỗi TN dưới đây:
a) tiến - tiếng b) biên - biêng
c) chiên - chiêng ; d) khiên - khiêng.
Bài 2: Điền TN thích hợp vào chỗ trống trong từng câu dưới đây để tạo ra hình ảnh so sánh:
a) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như ...
b) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như ...
c) Những giọt sương sớm long lanh như ...
Bài 3: Tìm 1 số từ chỉ hoạt động, trạng thái mà em biết. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
1/ Dặn dò: Về nhà tập đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT 3. 
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài. Cả lớp theo dõi bổ sung.
Bài 1: 
 a) tiến lên - tiếng nói 
 b) biên giới - biêng biếc
 c) chiên trứng - chiêng trống
 d) khiên đao - khiêng bàn.
Bài 2: 
a) ... như một cánh diều đang bay.
b) ... như những con ngựa tung bờm phi nước đại.
c) ... như những hạt ngọc.
Bài 3:
+ Từ chỉ hoạt động: đi, khiêng, vác, cõng ...
+ Từ chỉ trạng thái: buồn bã, lo âu, sung sướng, hi vọng, hồi hộp, phấn khởi,...
- Về nhà học bài và làm BT.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT
 A/ Mục tiêu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm, dấu phẩy.
 B/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài TĐ: Nhớ lại buổi đầu đi học; Trận bóng dưới lòng đường; Lừa và ngựa ( đọc phân vai).
- Theo dõi từng nhóm uốn nắn cho các em.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm kết hợp TLCH trong SGK.
- Cùng với cả lớp nhận xét tuyên dương.
2/ Dặn dò: Về nhà đọc lại nhiều lần.
- Các nhóm tiến hành luyện đọc theo yêu cầu của GV.
- Thi đọc cá nhân.
- Thi đọc theo nhóm.
- Cả lớp theo dõi bình chọn bạn và nhóm đọc hay, tuyên dương.
- Về nhà đọc lại bài.
------------------------------------------------------------
 RÈN CHỮ
 A/ Mục tiêu: - HS viết chính tả đoạn 3 trong bài Trận bóng dưới lòng đường.
 - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
 B/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS nghe - viết: 
- GV đọc đoạn văn.
- Gọi 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
Sau đó TLCH:
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? Viết các chữ hoa cao mấy ô li?
- Nhắc HS chú ý viết đúng các tiếng khó dễ lẫn.
* Đọc bài cho HS viết vào vở.
* Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa lỗi.
* Dặn dò: Về nhà luyện viết thêm.
- Nghe GV đọc bài.
- 1HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm và TLCH
+ Viết hoa các chữ đầu đoạn, đầu câu. Viết các chữ hoa cao 2,5 li.
- Chú ý các tiếng khó có trong bài.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Về nhà viết lại những chữ đãviết sai.
Tiết 4: 	Hoạt động ngoài giờ 
Bài 2: KIÊN QUYẾT TỪ CHỐI NHỮNG HÀNH VI KHÔNG AN TOÀN
I/ Mục tiêu: - Hiểu được một số nguyên nhân xãy ra TNBM.
- Kiên quyết từ chối những hành vi có nguy cơ không an toàn để bảo vệ mình.
II/ Đồ dùng dạy học: - Sách học và tranh SGK
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: - Trò chơi đố chữ
- HS giải ô chữ có 6 chữ cái bắt đầu bằng chữ N (Nhạy nổ, ....)
2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Đọc truyện và trả lời câu hỏi
- 2 HS đọc truyện SGK, lớp theio dõi bạn đọc.
- GV kể chuyện theo tranh.
- T yêu cầu H thảo luận theo nhóm đôi
+ Nguyên nhân nào làm 2 anh em Hoàng bị thương ?
+ Nếu là Hoàng em sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
+ Qua những câu chuyện mà các em vừa được nghe em hãy cho biết thêm vì sao tai nạn xãy ra?
+ H trả lời.
- GV phân tích các ý kiến đó để khắc sâu.
* Kết luận: Khi nhìn thấy vật lạ nghi là bom mìn vạt liệu chưa nổ các em không được đụng đến hãy tránh xa và báo cho người lớn biết.
* Hoạt động 2: Đánh dấu X vào ô trống sau câu chỉ việc em nên làm khi nhìn thấy vật lạ:
- T phát phiếu hướng dẫn HS dùng bút chì đánh vào phiếu.
- H dùng bút chì đánh vào phiếu sau đó trình bày kết quả.
- Lớp theo dõi bổ sung ý kiến ciủa mình.
- T giải thích từng câu cho học sinh hiểu vì sao đúng - sai (Đáp án câu đúng: b,e,g)
* Hoạt động 3: Vì sao những hành vi sau đây lại nguy hiểm.
- T cho H quan sát tranh và trả lời câu hỏi SGK.
- H suy nghĩ và trả lời lớp bổ sung,
- T kết luận (SGV).
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhậ xét tiết học
- Dặn về nhà đi bất cứ đâu nhìn thấy vật lạ phải báo ngay cho người lớn biết. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 7.doc