Giáo án Giáo án Buổi 1 Tuần 10 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý

Giáo án Giáo án Buổi 1 Tuần 10 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý

Tập đọc - Kể chuyện

GIỌNG QUÊ HƯƠNG

I. Mục đích, yêu cầu

1. Tập đọc

- Chú ý các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu.

- Hiểu nghĩa từ mới, nắm được cốt truyện và ý nghĩa của truyện: Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

2. Kể chuyện

- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp.

- Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo án Buổi 1 Tuần 10 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
Giọng quê hương
I. Mục đích, yêu cầu
1. Tập đọc
- Chú ý các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu...
- Hiểu nghĩa từ mới, nắm được cốt truyện và ý nghĩa của truyện: Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
2. Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp.
- Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
III. Các hoạt động dạy học.
 Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra giữa học kỳ I.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu chủ điểm “Quê hương” và giới thiệu bài “Giọng quê hương”.
b/ Luyện đọc: 
* Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu (Luyện đọc từ khó mục I)
- Đọc từng đoạn trước lớp. (2 lượt)
 + Hướng dẫn đọc câu dài:
- Học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Học sinh đọc theo nhóm bàn, góp ý cho nhau về cách đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh 3 đoạn.
3. Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
 GV: Chuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? 
 HS: Chuyên và Đồng cùng ăn trong quán với 3 thanh niên.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 trả lời: 
 GV: Chuyện gì xảy ra làm Chuyên và Đồng ngạc nhiên? 
 HS: Lúc Chuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3, trả lời
 GV: Vì sao anh thanh niên cảm ơn Chuyên và Đồng? 
 HS: Vì Chuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung.
+ Một học sinh đọc to đoạn 3, trao đổi nhóm, trả lời:
 GV: Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? 
 HS: Người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Chuyên và Đồng: Yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
* Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương? 
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên (hoặc học sinh giỏi) đọc diễn cảm 3 đoạn. 
- Học sinh đọc phân vai theo nhóm đoạn 2 + 3 và thi đọc
- Thi đọc toàn truyện theo vai.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người đọc hấp dẫn, nhóm đọc hay
 Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện, học sinh kể được toàn bộ câu chuyện
2. Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh:
- Học sinh quan sát từng tranh minh hoạ SGK.
- Một học sinh giỏi nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn:
+ Tranh 1: Chuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn.
+ Tranh 2: Một trong 3 thanh niên (anh áo xanh) xin được trả tiền bữa ăn cho Chuyên và Đồng và muốn làm quen.
+ Tranh 3: Ba người trò chuyện, anh thanh niên xúc động giải thích lý do vì sao muốn làm quen với Chuyên và Đồng.
- Từng cặp học sinh nhìn tranh tập kể 1 đoạn câu chuyện
- 3 học sinh nối tiếp nhau kể trước lớp theo 3 tranh.
- Một học sinh kể toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 2- 3 học sinh nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện? 
 (Giọng quê hương gợi nhớ đến quê hương, đến người thân, đến những kỷ niệm...)
- Giáo viên nhận xét, động viên, khen ngợi học sinh kể tốt.
Toán
 Thực hành đo độ dài
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài 1 cách tương đối chính xác.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 3 (trang 46) và nhận xét cho điểm
2. Bài mới:
a/ Bài 1:
- Học sinh nêu yêu cầu: Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng. 
 AB dài 7 cm
 CD dài 12 cm
 EG dài 1dm 2 cm
- Hướng dẫn:
+ Giáo viên nêu vấn đề: Vẽ đoạn thẳng AB dài 7 cm.
+ Học sinh đưa ra nhiều cách vẽ khác nhau:
- Học sinh tự làm. Sau đó cho học sinh kiểm tra chéo vở.
Lưu ý: Vẽ đường thẳng EG dài 1 dm2cm (đổi 1dm 2cm = 12 cm)
b/ Bài 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu: Đo độ dài một số vật.
- Giáo viên giúp học sinh tự đo được các độ dài và đọc được các kết quả đo, sau đó ghi vào vở.
2a/ Giáo viên giúp học sinh đo chiều dài cái bút của em: Dùng thước áp vào cái bút, xê dịch sao cho vạch O trùng với đầu bên trái của bút, nhìn xem đầu kia của bút ứng với cạnh nào thì đọc và ghi vào vở.
- Giáo viên gõ 1 tiếng thước, cả lớp bắt đầu đo. Giữ nguyên thước, giáo viên đi lướt qua 1 lượt để quan sát và sửa sai (nếu có)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn thước để quan sát và đọc kết quả đo.
- 2b, 2c/ Giáo viên cho nhóm 5, 6 học sinh tiến hành đo độ dài mép bàn và chân bàn. Giáo viên nhắc học sinh khi áp sát thước không được xê dịch lệch.
- Tổ chức cho học sinh đo và đọc kết quả đo rồi thống nhất kết quả đo.
c/ Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng mắt để ước lượng các độ dài.
3a/ Giáo viên dùng thước mét thẳng đứng áp sát bức tường hoặc nằm dọc chân tường để học sinh có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m.
 - Học sinh ước lượng bằng mét bức tường lớp cao bao nhiêu? Chân tường lớp dài bao nhiêu? Mép bảng dài bao nhiêu?
- Thử kiểm tra cách ước lượng bằng đo, khen ngợi học sinh ước lượng tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Muốn thực hành đo đọ dài em cần làm những việc gì?
- Giao bài tập về nhà.
Đạo đức
 Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
* Học sinh hiểu:
- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui và an ủi, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn có chuyện buồn.
* Học sinh biết cảm thông chia sẻ cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn.
* Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
III. Các hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 - 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Một số học sinh đọc các câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
2. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Em hãy điền vào chữ Đ trước các việc làm đúng và S trước các việc làm sai.
 a/ Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn.
 b/ Động viên, giúp đỡ bạn khi bạn bị điểm kém.
 c/ Chúc mừng khi bạn được điểm 10.
 d/ Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn kém.
 đ/ Tham gia cùng bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
 e/ Thờ ơ cười nói khi bạn có chuyện buồn.
 g/ Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
 h/ Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
- Thảo luận cả lớp.
- Kết luận: Các việc a, b, c, d, đ, g là các hành vi đúng.
 Các việc e, h là hành vi sai.
2. Hoạt động 2: (Trò chơi phóng viên) Liên hệ và tự liên hệ
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh liên hệ, tự liên hệ trong nhóm:
+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ thế nào?
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ chưa, kể 1 trường hợp cụ thể? 
+ Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn em thấy thế nào?
- Yêu cầu 1 số học sinh liên hệ trước lớp.
- Kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết thông cảm, sẻ chia vui buồn cùng bạn.
3. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
- Học sinh trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn. 
+ Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+ Cần làm gì khi bạn có chuyện vui hay chuyện buồn?
+ Hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
+ Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật?
- Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
 Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
Toán
 Thực hành đo độ dài (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài.
- Củng cố cách so sánh đo độ dài, đo chiều dài (đo chiều cao của người)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi 1 - 2 học sinh nêu cách thực hành đo độ dài.
2. Bài mới: 
a/ Bài 1: 1a. Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi cho học sinh tự làm, chữa bài.
- Giáo viên đọc mẫu dòng đầu, học sinh tự đọc các dòng sau.
- Yêu cầu học sinh đọc cho bạn bên cạnh nghe.
 1b. Hướng dẫn học sinh nêu các cách so sánh số đo chiều cao của các bạn.
+ GV: Nêu chiều cao của bạn Nam, bạn Minh?
+ GV: Muốn biết bạn nào cao nhất, ta phải làm thế nào?
 HS: Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
+ GV: Có thể so sánh như thế nào? 
 HS: Đổi tất cả các số đo ra xăng – ti – mét và so sánh.
 Hoặc số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1 mét và một số xăng – ti – mét, vậy chỉ cần so sánh các số đo xăng – ti – mét với nhau.
- Yêu cầu học sinh thực hiện so sánh theo một trong hai cách nêu trên:
Cách 1: Đổi các số đo chiều cao của từng bạn về đơn vị là cm:
 1m 32cm = 132 cm; 1m 15cm = 115 cm; 
 1m 25cm = 125 cm; 1m 20cm = 120 cm;
 Bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất.
Cách 2: Số đo chiều cao của các bạn giống nhau là 1 m và khác nhau ở số xăng – ti - mét. Vậy chỉ cần so sánh các số đo theo xăng – ti - mét với nhau: 32 cm > 25 cm > 20 cm > 15 cm.
 Do đó, bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất.
b, Bài 2:
 * Giáo viên tổ chức học sinh làm bài theo từng nhóm 5 đến 6 em.
 * Hướng dẫn các bước làm bài:
* Trước khi học sinh thực hành, giáo viên gọi 1 – 2 học sinh lên bảng và đo chiều cao của học sinh trước lớp, vừa đo vừa giải thích cách làm cho học sinh biết.
 * Giáo viên cho học sinh nêu cách tiến hành đo chiều cao từng bạn.
+ Ví dụ: - Lợi dụng bức tường để đo cho dễ.
 - Gọi tên từng bạn, bỏ giầy dép, đứng thẳng tự nhiên...
	 - Bạn B dùng êke đặt áp sát tường sao cho một cạnh góc vuông của êke sát tường, cạnh góc vuông thứ 2 của êke sát với đỉnh đầu của bạn A, tay bạn B giữ nguyên êke ở vị trí đó, bạn A bước ra khỏi vị trí, tay kia dùng phấn đánh dấu vào tường đúng đỉnh góc vuông êke.
	 - Bạn C dùng thước để đo độ dài từ chỗ đánh dấu đến chân tường rồi đọc kết quả, ghi vào bảng.
* Học sinh lần lượt thay nhau tiến hành đo như vậy.
 Sau đó học sinh chụm lại theo nhóm thảo luận, sắp xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao.
 * Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hành tốt và giữ trật tự.
c, Củ ... số.
- Nhận biết mối quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đường thẳng có độ dài cho trước.
- Kỹ năng tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của 1 số, giải bài toán liên quan đến gấp 1 số lên nhiều lần.
II. Đề bài (Làm trong 40 phút)
1/ Tính nhẩm:
6 x 3 = 
7 x 4 =
6 x 5 =
24 : 6 =
35 : 7 = 
49 : 7 = 
7 x 2 =
6 x 7 =
7 x 6 =
42 : 7 =
54 : 6 =
70 : 7 =
2/ Tính: 12 x 7 20 x 6 
 86 : 2 99 : 3;
3/ Điền dấu: ; =
2m 20 cm2m 25 cm
4m 50cm 450 cm
6m 60cm.6m 6cm
8m 62cm..8m 60cm
3m 5cm300 cm
1m 10cm..110 cm
4/ Chị nuôi được 12 con gà, mẹ nuôi được gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà?
5/ a. Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm.
 b. Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn AB.
Mỹ thuật
Thường thức mỹ thuật: xem tranh tĩnh vật
I/ Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với tranh tĩnh vật.
- Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu của tranh.
- Cảm thụ vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
III/ Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu họa sĩ Việt Nam: Đường Ngọc Cảnh
2. Hoạt động 1: Xem tranh.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh tìm hiểu tranh.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở vở tập vẽ hoặc tranh đã được chuẩn bị.
- Gợi ý:
 + Tác giả bức tranh là ai?
 + Tranh vẽ những loại quả nào?
 + Hình dáng của các loại hoa quả đó?
 + Màu sắc của các loại hoa quả trong tranh?
 + Những hình ảnh chính của tranh được dặt ở vị trí nào?
 + Tỉ lệ các hình ảnh chính so với hình ảnh phụ?
 + Em thích bức tranh nào nhất?
- Sau khi xem tranh, giáo viên giới thiệu một vài nét về tác giả: Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy ở trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp. Ông rất thành công với đề tài phong cảnh, tĩnh vật.
3. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét chung giờ học.
- Dặn: Sưu tầm tiếp tranh tĩnh vật.
Chính tả (nghe- viết) 
Quê hương
I /Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đẹp 3 khổ thơ đầu của bài thơ: “Quê hương”
- Viết đúng các chữ có vần khó et / oét, tiếng có âm đầu dễ lẫn: n / l.
II / Đồ dùng dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh viết bảng con: quả xoài, nước xoáy, đứng lên, thanh niên.
B, Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc thong thả, rõ ràng 3 khổ thơ đầu bài thơ: “Quê hương”
- Một học sinh đọc lại 3 khổ thơ.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung: 
+ GV: Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương? 
- Hướng dẫn chính tả:
+ GV: Các khổ thơ được viết như thế nào? 
 HS: Các khổ thơ viết cách nhau một dòng.
+ GV: Chữ đầu dòng viết thế nào cho đúng và đẹp? 
 HS: Chữ đầu dòng viết hoa và lùi vào 2 ô.
- Học sinh tập viết từ khó: trèo hái, rợp, cầu tre
b. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Nhắc nhở học sinh cách trình bày bài thơ.
c. Chấm, chữa bài:
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a. Bài tập 2:
 - Học sinh nêu yêu cầu: Điền vào chỗ trống: et/ oet?
- Yêu cầu 2 học sinh làm trên bảng, dưới lớp điền vào vở.
- Hướng dẫn nhận xét và chữa bài:
 toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét...
b.Bài tập 3: (lựa chọn 3a)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa bài:
 nặng – nắng ; lá - là
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học, lưu ý học sinh học sinh tự sửa lỗi đã mắc trong bài
- Dặn dò: chuẩn bị tiết tập làm văn.
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
 Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Dựa vào mẫu bài tập đọc “Thư gửi bà” học sinh biết viết một bức thư ngắn để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
2. Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức 1 bức thư, ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Một học sinh đọc bài “Thư gửi bà” và nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu tiết học.
b, Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1: Hướng dẫn viết thư.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
- Một học sinh đọc to gợi ý trên bảng phụ.
+ Em sẽ viết thư cho ai? (một vài học sinh trả lời.)
- Gọi một học sinh làm mẫu với gợi ý:
+ Em sẽ viết thư cho ai? (ông bà nội,...)
+ Dòng đầu thư, em viết như thế nào? (Hà Nam 14/ 11/2008)
+ Em viết lời xưng hô với ông bà như thế nào cho tình cảm, lịch sự hoặc để thể hiện sự kính trọng ( Ông (bà) kính mến...Ông bà kính yêu...)
+ Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư em sẽ viết những gì?
+ Em sẽ báo tin những gì về tình hình gia đình và bản thân cho ông (bà)? (báo tin về sức khoẻ của cả gia đình; kể về tình hình công việc của bố mẹ; kể về kết quả học tập của bản thân và của chị em mình,...)
+ ở phần cuối thư, em chúc ông bà điều gì? Hứa hẹn điều gì? (Chúc ông luôn vui vẻ, mạnh khoẻ...)
+ Kết thúc lá thư em viết những gì? ( Lời chào ông (bà), chữ ký, tên của em)
- Giáo viên nhắc: Trình bày thư đúng thể thức, dùng từ đặt câu, lời lẽ phù hợp với đối tượng.
- Học sinh thực hành viết thư và một số em đọc thư trước lớp, sau đó nhận xét.
* Bài 2: Viết phong bì thư.
- Hai học sinh đọc bài 2, cả lớp quan sát phong bì viết mẫu sách giáo khoa, trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì.
- Học sinh nêu nội dung cụ thể trên phong bì thư.
- Bốn đến năm học sinh đọc kết quả đã viết và giáo viên kiểm tra bì thư của các em.
3. Củng cố, dăn dò.
- Hai học sinh nhắc lại nội dung chính trong một bức thư, cách viết thư và bì thư.
- Giao bài về nhà.
Toán
Bài toán giải bằng hai phép tính
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài toán 1: Giới thiệu bài toán
- Gọi một học sinh đọc đề toán.
? Hàng trên có mấy cái kèn? (có 3 cái kèn)
+ Giáo viên vẽ số cái kèn của hàng trên bằng hình vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
 GV: Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn? 
 HS: Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
+ Giáo viên hướng dẫn vẽ sơ đồ số cái kèn hàng dưới.
 3 kèn
Hàng trên: 
 2 kèn
Hàn dưới:	
 ? kèn
* Câu hỏi a: Hàng dưới có mấy cái kèn? (5 cái kèn vì 3 + 2 = 5)
 GV: Vì sao để tìm số kèn hàng dưới lại thực hiện phép cộng?
 HS: Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, vậy số kèn hàng dưới là số lớn. 
 Muốn tìm số lớn ta lấy số bé cộng với phần hơn.)
 Đây là bài toán về nhiều hơn: Tìm số lớn
- Chọn phép tính thích hợp 3 + 2 = 5 ( cái kèn)
* Câu hỏi b: Cả hai hàng có mấy cái kèn? 
- Đây là bài toán tìm tổng 2 số.
- Chọn phép tính : 3 + 5 = 8 ( cái kèn)
- Đây là bài toán ghép của hai bài toán: Bài toán về nhiều hơn và toán tính tổng của 2 số.
2. Bài toán 2: Giới thiệu bài toán:
 Bể cá thứ nhất có 4 con cá, bể cá thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?
+ Bể cá thứ nhất có mấy con cá? (3 con)
- Giáo viên vẽ sơ đồ minh hoạ bể cá thứ nhất lên bảng.
+ Số cá bể thứ hai như thế nào so với bể thứ nhất? (nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá)
+ Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ sơ đồ thể hiện số cá bể thứ hai?
 (Vẽ số cá bể hai là một đoạn thẳng dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cá bể thứ nhất, phần nhiều hơn tương ứng với 3 con cá)
+ Bài toán hỏi gì?
 (Hỏi tổng số cá của 2 bể)
+ Hướng dẫn học sinh viết nét móc thể hiện tổng số cá của 2 bể.
 4 con cá
Bể thứ nhất 
 3 con cá ...con cá?
Bể thứ hai 
* Hướng dẫn giải bài toán bằng phân tích đề bài:
+ GV: Muốn tìm số cá ở 2 bể cá phải biết những gì? 
 HS: Muốn tìm số cá ở cả 2 bể thì trước tiên phải biết số cá ở mỗi bể.
+ GV: Đã biết số cá ở bể thứ nhất chưa? 
 HS: Bể thứ nhất đã biết là 4 con cá.
+ GV: Số cá bể 2 đã biết chưa? (chưa biết)
- Vậy để tính tổng số cá ở hai bể, trước tiên ta phải tìm số cá bể 2.
	+ Số cá ở bể thứ 2 là: 3 + 4 = 7 ( con cá)
	+ Số cá 2 bể là: 4 + 7 = 11 ( con cá)
* Trình bày bài giải như sách giáo khoa.
* Giáo viên giới thiệu: Đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
3. Thực hành:
a. Bài 1. 
– Học sinh đọc đề, tự tóm tắt bằng sơ đồ.
- Giáo viên hướng dẫn phân tích đề và giải.
b. Bài 2: Tiến hành tương tự.
 Số lít dầu thùng thứ 2 là: 18+ 6 = 24 (lít)
	 Số lít dầu 2 thùng là: 18+ 24 = 42 (lít)
	 Đáp số: 42 (lít)
Bài 3. Bao ngô cân nặng: 27 + 5 = 32 (kg)
 Cả 2 bao cân nặng: 27 + 32 = 59 (kg). 
 Đáp số 59 kg
4. Củng cố, dặn dò
- Củng cố cách giải bài toán bằng 2 phép tính: Giải theo 2 bước
- Giao bài tập về nhà.
Tự nhiên và xã hội
Họ nội – Họ ngoại
I. Mục tiêu: Sau bài học. Học sinh có khả năng
- Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại
- Xưng hô đúng với các anh, chị của bố mẹ
- Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình
- ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội, họ ngoại
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gia đình em có mấy thế hệ? Là những thế hệ nào?
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa
- Các nhóm quan sát hình 1 (trang 40) trả lời:
+ GV: Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ GV: Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh?
+ GV: Quang đã cho các bạn xem ảnh những ai?
+ GV: Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh?
- Đại diện nhóm trình bày rồi nhận xét.
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời:
+ GV: Những người thuộc họ nội gồm những ai?
 HS: Ông bà nội, bố, các em của bố, anh chị của bố cùng các con của họ.
+ GV: Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
 HS: Ông bà ngoại, mẹ, anh chị của mẹ, các em của mẹ cùng các con của họ.
- Kết luận: 
+ Ông bà sinh ra bố và các anh em ruột của bố là họ nội.
+ Ông bà sinh ra mẹ và các anh em ruột của mẹ là họ ngoại.
2. Hoạt động 2: Kể về họ nội, họ ngoại
- Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh của mình lên giấy và giới thiệu với các bạn về họ nội, họ ngoại của mình.
- Từng nhóm treo tranh và giới thiệu.
3. Hoạt động 3: Đóng vai
- Giáo viên chia nhóm thảo luận đóng vai các tình huống.
+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
- Các nhóm đóng vai, nhóm khác quan sát nhận xét
- Kết luận: Chúng ta phải yêu quý, quan tâm, kính trọng cả những người họ hàng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Dặn: Về vẽ mối quan hệ họ hàng bằng sơ đồ.
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 3 tuan 10 BL.doc