Giáo án Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh Lớp 3

Giáo án Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh Lớp 3

I. MỤC TIÊU:

 1. Giúp HS nhận biết được:

- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

- Chương trình học của HSTH, HS THCS, THPT.

- Chương trình, thời gian học 8 bài của HS lớp 3.

- Cấu trúc của từng bài học trong SHS.

2. HS có kĩ năng: Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS lớp 3.

3. HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:

- Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh của 3 cấp.

 

doc 19 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 704Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU:
 1. Giúp HS nhận biết được:
- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
- Chương trình học của HSTH, HS THCS, THPT.
- Chương trình, thời gian học 8 bài của HS lớp 3.
- Cấu trúc của từng bài học trong SHS.
2. HS có kĩ năng: Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS lớp 3.
3. HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
- Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh của 3 cấp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Ø MT: Giúp HS định hướng về nội dung sẽ dạy học trong tiết dạy.
ØCác bước tiến hành:
* Bước 1: GV giới thiệu khái quát về tài liệu “ Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” dành cho HS lớp 3.
* Bước 2: Giới thiệu mục tiêu tiết học này và ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về tài liệu:
Ø MT: Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
ØCác bước tiến hành:
 * Bước 1: GV nêu một số VD về hành vi chưa đẹp của HS lớp 3: nói tục, ngắt ngang lời người khác nói, ăn quà vặt,..
? Những hành vi đó của HS có đẹp không?
? Làm thế nào để không còn hiện tượng đó nữa?
à Thực hiện nói năng dễ nghe, nói lời hay, biết xin lỗi trước khi ngắt ngang lời người khác, không ăn quà vặt,đó là biểu hiện của nếp sống thanh lịch, văn minh.
* Bước 2: GV tóm tắt lời giới thiệu trong SHS/3: Tài liệu gồm 8 chủ đề, hướng dẫn HS thực hiện đúng các hành vi nói, nghe, ăn, ở, cử chỉ, vui chơi, giao tiếp, ứng xử. Các chủ đề được chia ra 5 khối, mỗi lớp 8 bài...
3. Hoạt động 3: Giới thiệu về tài liệu toàn cấp:
Ø MT: Giúp HS biết chương trình học của HS lớp 1,2,3,4,5, HSTHCS, PTTH.
ØCác bước tiến hành:
 * Bước 1: GV cho HS đọc chương trình cấp Tiểu học (SHS/4).
* Bước 2: GV giới thiệu với HS chương trình của tài liệu dùng cho HS THCS, PTTH.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu SHS lớp3.
Ø MT: Giúp HS biết sơ lược nếp sống thanh lịch, văn minh đối với HS lớp 3. Cấu trúc từng bài học (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh, Trao đổi thực hành, Lời khuyên).
ØCác bước tiến hành:
 * Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS:
- Cho HS mở SGK và làm việc theo nhóm 4:
+ SGK gồm có mấy bài?
+ Nêu tên từng bài.
+ Mỗi bài gồm mấy phần?
* Bước 2: HS trình bày kết quả:
- Mời đại diện một số nhóm báo cáo.
àKL: SGK gồm 8 bài, nội dung xoay quanh chủ đề nói, nghe, ở, cử chỉ, vui chơi.
Bài 1: Em biết lắng nghe.
Bài 2: Nói lời hay
..
- Mỗi bài gồm 3 phần:
+ Đọc truyện, xem tranh, xem truyện tranh.
+ Trao đổi, thực hành.
+ Lời khuyên.
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu các bài học liên quan ở lớp 1, 2
Ø MT: Giúp HS nhận biết các bài học có nội dung liên quan tới các chủ đề sẽ học ở lớp 3.
ØCác bước tiến hành:
 * Bước 1: Cho HS nêu tên các bài học trong chủ đề nói, nghe, cử chỉ, vui chơi ở lớp 1, 2 và ghi ra giấy.
* Bước 2: HS trình bày:
- Mời một số HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận tên bài theo yêu cầu. Cho HS đọc các lời khuyên ở từng bài.
* Bước 3: GV nêu một vài VD minh hoạ về lời khuyên.
6. Hoạt động 6: Tổng kết bài:
- GV cho HS nêu vắn tắt cách sử dụng SGK.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau “ Em biết lắng nghe”.
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Không đẹp.
- HS trả lời.
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- 5 HS nối tiếp đọc chương trình của 5 khối.
- Nghe đọc.
- Từng nhóm làm việc theo các câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS tìm tên bài và ghi ra nháp.
- 3,4 HS trình bày.
- Nghe giảng.
- 1,2 HS nêu.
------------------------------o0o ------------------------------
 GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 2 :
Bài 1 : EM BIẾT LẮNG NGHE
I. MỤC TIÊU:
1. HS thấy được sự cần thiết của việc lắng nghe khi người khác nói.
2. HS có kĩ năng:
- Chăm chú lắng nghe.
- Biết cách hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ.
- Khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười,
- Biết nghe và làm theo ý kiến đúng.
- Không nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai.
- Biết xin lỗi trước nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói.
3. HS chủ động thực hiện những hành vi đẹp khi nghe người khác nói.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
Tranh minh hoạ trong SGK; đồ dùng sắm vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)
 Ø MT: Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy.
ØCác bước tiến hành:
 * Bước 1: 
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học về cách hỏi và trả lời, lời chào của HS lớp 1; ý kiến của em và tôn trọng người nghe ở lớp 2.
* Bước 2: Giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (8’).
Ø MT: Giúp HS thấy được sự cần thiết của việc chăm chú lắng nghe người khác nói.
ØCác bước tiến hành:
 - Cho HS đọc truyện: Giờ Tự nhiên và Xã hội.
? Các bạn trong nhóm của Mai đã thảo luận nhóm ntn?
? Vì sao Vi không trả lời đúng câu hỏi của cô giáo?
? Khi người khác nói, các em nên có thái độ ntn?
àKhi nghe người khác nói, chúng ta cần nhìn về phía người nói, không làm việc riêng, không quay đi chỗ khác,
? Qua truyện trên em rút ra điều gì?
? Em đã biết lắng nghe người khác nói ntn?
3. Hoạt động 3: Trao đổi, thực hành (8’)
Ø MT: Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như không nên nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai khi nghe người khác nói.
ØCác bước tiến hành:
 - Cho HS thực hiện bài tập 1.
? Vì sao Long phải cắt ngang lời Minh?
? Long đã cắt ngang lời Minh ntn?
? Em có nhận xét gì về cách nghe bạn nói của Long?
- Cho HS rút ra ý 3,4 của lời khuyên.
- GV liên hệ lời khuyên với thực tế của HS.
4. Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành(8’)
Ø MT: Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như hỏi lại những điều mình chưa hiểu rõ,
ØCác bước tiến hành:
 - Cho HS thực hiện bài tập 2 theo hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện một tình huống.
- Mời HS trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV kết luận từng tình huống.
+ TH1: Nếu là Ngọc, em không nên chạy đi ngay mà quay lại hỏi mẹ tên cuốn sách.
+ TH2: Động viên bạn Duy bằng các lời nói như: Cố lên Duy ơi,
- Cho HS rút ra ý 2 của lời khuyên.
- GV liên hệ thực tế của HS với lời khuyên.
5. Hoạt động 5: Trao đổi, thực hành(7’)
Ø MT: Giúp HS nhận biết và thực hành kĩ năng nghe và làm theo ý kiến đúng.
ØCác bước tiến hành:
 - Cho HS chơi trò chơi: Chim bay, cò bay.
? Muốn chơi trò chơi này chúng ta cần lưu ý điều gì?
à Ta nên nghe và làm theo ý kiến đúng.
- GV liên hệ với thực tế của HS.
6. Hoạt động 6: Tổng kết bài.
- Cho HS nhắc lại toàn bộ lời khuyên.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nêu lại.
- 2 HS đọc lại truyện.
- Các bạn thảo luận rất sôi nổi.
- Vì Vi không nghe ý kiến của các bạn khi thảo luận.
- Ta nên chăm chú lắng nghe.
- Khi nghe người khác nói chúng ta cần chăm chú lắng nghe.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc to bài tập 1.
- Long muốn biết số dân của Va-ti-căng.
- Đợi Minh nói hết câu, Long mới nói lời xin lỗi để cắt ngang.
- Long đã rất lịch sự.
- Không nên nói chen ngang. Nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói thì nên có lời xin lỗi.
- HS liên hệ bản thân.
- HS thảo luận nhóm, phân công sắm vai xử lí tình huống.
- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cần hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ.
- Liên hệ thực tế.
- Chơi trò chơi.
- Cần chú ý lắng nghe người khác nói để không thực hiện sai.
- Liên hệ thực tế.
- 2 HS đọc to.
------------------------------o0o ------------------------------
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 3 :
Bài 2 : NÓI LỜI HAY
I. MỤC TIÊU:
 1. HS thấy sự cần thiết của việc lựa chọn lời nói đúng mực, phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.
2. HS có kĩ năng:
- Trước khi nói, biết suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với người nghe và tình huống giao tiếp.
- Khi nói, thái độ tự nhiên, cởi mở, vui vẻ, thân thiện.
- Biết kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,
- Không nói lời thô tục, không chửi bậy, không nói xấu, nói những chuyện làm tổn thương người khác.
3. HS tự giác nói lời hay mọi lúc, mọi nơi và thể hiện tình cảm đúng mực qua lời nói.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
 - Tranh minh hoạ SGK, đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)
 Ø MT: Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy.
ØCác bước tiến hành:
 ? Khi được ai đó giúp đỡ, em nói lời gì? Khi sơ ý làm phiền lòng người khác, em cần nói gì?
? Khi muốn nhờ ai đó làm một việc em cần nói ntn?
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (10’).
Ø MT: Giúp HS nhận thấy trước khi nói cần suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp,
ØCác bước tiến hành:
 - Cho HS đọc phân vai câu chuyện: Nam và Tuấn.
- Chia nhóm 6, yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Khi gặp Tuấn, Nam có cử chỉ gì? Nam chào Tuấn ntn?
+ Khi chào bố con Nam, Tuấn đã có cử chỉ, thái độ ntn?
+ Nhận xét cách chào hỏi của hai bạn Tuấn và Nam.
+ Khi nhắc tới Sơn, Tuấn và Nam có thái độ ntn?
+ Bố đã khuyên Nam điều gì?
- Mời HS trả lời trước lớp.
? Qua câu chuyện trên, em thấy để nói lời hay chúng ta cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của mình.
3. Hoạt động 3: Trao đổi, thực hành (8’)
Ø MT: Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như khi nói luôn vui vẻ, thân thiện, cởi mở, tự nhiên
ØCác bước tiến hành:
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Chia cặp, yêu cầu một nửa số cặp trong lớp thảo luận trường hợp a, nửa còn lại trường hợp b.
- Mời đại diện một số nhóm trả lời.
- GV kết luận từng tình huống và mở rộng: Khi muốn bày tỏ sự biết ơn hoặc sự hối lỗi chúng ta cần có thái độ lễ phép, lời nói chân thành.
? Qua hai tình huống trên, em rút ra điều gì?
- Cho HS liên hệ thực tế.
4. Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (8’) 
Ø MT: Giúp HS thực hành nói lời hay trong các tình huống cụ thể.
ØCác bước tiến hành:
 - Cho HS đọc bài tập 2.
- Chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV liên hệ thực tế với HS xem đã biết nói ... - GV cùng HS nhận xét và kết luận từng trường hợp.
- Cho HS rút ra ý 2 của lời khuyên.
- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế HS.
 3. Hoạt động 3: Trao đổi, thực hành 
 Ø MT: Giúp HS nhận biết và thực hiện các việc làm thể hiện ý thức giữ gìn khung cảnh nhà trường xanh- sạch- đẹp.
- Cho HS đọc bài tập 2.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 2, 3 sắm vai tình huống 1.
+ Nhóm 4, 5, 6: sắm vai tình huống 2.
- Mời đại diện một số nhóm sắm vai.
- GV kết luận từng tình huống.
- Cho HS rút ra ý 3 của lời khuyên.
- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế HS.
 5. Hoạt động 5: Thực hành: 
Ø MT: Giúp HS thực hiện kĩ năng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi của mình.
- Cho HS thi sắp xếp chỗ ngồi, đồ dùng của mình.
- Cho lớp cử BGK. Yêu cầu BGK đi tham quan và đánh giá.
- Cho HS tự giao lưu với nhau qua các câu hỏi:
+ Sắp xếp sách vở, đồ dùng ở chỗ ngồi của mình gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì?
- GV nhắc nhở HS cần sắp xếp để chỗ ngồi của mình luôn gọn gàng, ngăn nắp.
5. Hoạt động 5: Tổng kết bài:
- Cho HS nhắc lại toàn bộ lời khuyên.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- Quan sát tranh.
- Phòng học lớp 3B vì phòng học đó sạch đẹp, bàn ghế kê ngay ngắn,
- Sắp xếp đồ dùng sạch đẹp, ngăn nắp,
- Khi ở trường chúng ta cần sắp xếp chỗ ngồi học gọn gàng, ngăn nắp.
- HS liên hệ thực tế.
- HS trao đổi theo cặp để nhận xét việc làm của từng bạn ở mỗi trường hợp.
- Một vài HS trình bày kết quả.
a. An thực hiện việc làm vệ sinh lớp học tự giác, trách nhiệm thể hiện tình cảm gắn bó với lớp. Sơn chưa có ý thức làm sạch đẹp lớp mình.
b. Hưng chưa tự giác giữ chỗ ngồi của mình gọn gàng, ngăn nắp.
c. Các bạn lớp 3A làm như vậy giúp cho lớp học luôn sáng sủa.
- Nghe giảng.
- Giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi.
- HS liên hệ thực tế.
- 1 HS đọc.
- Các nhóm nghe nhiệm vụ và thực hiện.
- Đại diện 2 nhóm lên sắm vai.
- Nhóm khác nghe và nhận xét.
- Giữ gìn khung cảnh trường xanh- sạch - đẹp.
- HS liên hệ thực tế.
- HS thi sắp xếp chỗ ngồi của mình.
- BGK làm việc.
- HS tự giao lưu.
- 2 HS thực hiện.
------------------------------o0o ------------------------------
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 8 :
Bài 7 : CỬ CHỈ ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận thấy cần có những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.
- HS có kĩ năng thể hiện những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người
+ Vui vẻ, thân thiện khi nói chuyện.
+ Đứng dậy, cúi đầu chào thầy cô giáo, người lớn tuổi.
+ Giơ tay hay gật đầu(thay cho lời chào) khi không tiện nói lời chào với bạn bè.
+ Vỗ tay đúng lúc để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục và chúc mừng,.
- HS tự tin khi có những cử chỉ đẹp với mọi người mọi lúc, mọi nơi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
 - Tranh minh hoạ SGK, đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động 1: GTB: Cử chỉ đẹp.
2. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi:
Ø MT: Giúp HS nhận thấy biểu hiện của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.
 - Cho HS thực hiện phần Quan sát tranh trang 26.
? Các bạn trong tranh có những cử chỉ đẹp nào ?
? Những cử chỉ đó nói lên điều gì ?
- Cho HS rút ra ý 1, 2, 3 của lời khuyên.
- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
 3. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi:
Ø MT: Giúp HS nhận thấy những biểu hiện khác của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.
- Cho HS thực hiện bài tập 1.
- Mời HS trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét và kết luận từng trường hợp.
a. Cử chỉ của Hùng không đẹp.
b. Cử chỉ của Tâm và Lan là đẹp.
c. Cử chỉ của Tuấn không đẹp.
- Cho HS rút ra ý 4 của lời khuyên.
- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế HS.
 4. Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành:
Ø MT: Giúp HS nhận biết và thực hiện những cử chỉ đẹp trong các tình huống cụ thể.
- Cho HS thực hiện bài tập 2.
- Mời HS trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét và kết luận từng trường hợp.
- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế HS.
5. Hoạt động 5: Tổng kết bài 
- Cho HS nhắc lại toàn bộ lời khuyên.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Vui chơi lành mạnh. 
- Quan sát tranh.
+ Tranh 1: Lan vui vẻ nói chuyện với mọi người.
+ Tranh 2: Sơn giơ tay ngay ngắn khi muốn phát biểu.
+ Tranh 3: Hoa đứng lại, cúi đầu khi nói lời chào cô giáo.
+ Tranh 4: Các bạn vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục người nghệ sĩ.
- HS trả lời.
- Để có cử chỉ đẹp chúng ta cần chú ý:
+ Tươi cười khi nói chuyện với mọi người.
+ Đứng dậy, cúi đầu chào thầy cô giáo, người lớn tuổi.
+ Giơ tay hay gật đầu(thay cho lời chào) khi không tiện nói lời chào với bạn bè.
- HS liên hệ thực tế.
- 1 HS đọc bài tập sau đó lớp trao đổi theo cặp.
- Đại diện một số HS trả lời.
- HS rút ra ý 4 của lời khuyên.
- HS liên hệ thực tế.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả.
- HS liên hệ thực tế.
- 1 HS nhắc lại.
------------------------------o0o ------------------------------
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 9 :
Bài 8 : VUI CHƠI LÀNH MẠNH
I. MỤC TIÊU:
 - HS thấy được sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư.
- HS có kĩ năng:
+ Lựa chọn những trò chơi lành mạnh, tránh những trò chơi bạo lực, nguy hiểm, phá hoại môi trường thiên nhiên.
+ Biết cách chơi đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền người khác và giữ gìn đồ chơi.
+ Hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè.
- HS chủ động chọn trò chơi lành mạnh khi vui chơi ở khu dân cư.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
 - Tranh minh hoạ SGK, đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động 1: GTB: Vui chơi lành mạnh.
2. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi:
Ø MT: Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư.
- Cho HS đọc truyện: Trò chơi nguy hiểm.
? Các bạn trong truyện chơi trò chơi gì?
? Vì sao đang chơi các bạn phải dừng cuộc chơi?
? Em có nhận xét gì về trò chơi của các bạn?
- Cho HS rút ra ý 1 của lời khuyên.
- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế HS.
 3. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi:
Ø MT: Giúp HS nhận biết các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư.
- Cho HS thực hiện bài tập 1.
- Mời HS trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét và kết luận từng trường hợp.
- Cho HS nhắc lại ý 1 và rút ra ý 2 của lời khuyên.
- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế HS.
 4. Hoạt động 4: Nhận xét hành vi:
Ø MT: Giúp HS tiếp tục nhận thực hiện các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư đồng thời rèn ý thức giữ gìn đồ chơi, hoà đồng trong khi chơi với bạn bè.
- Cho HS thực hiện bài tập 2.
- Mời HS trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét và kết luận từng trường hợp.
- Cho HS nhắc lại ý 2 và rút ra ý 3 của lời khuyên.
- GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế HS.
 5. Hoạt động 5: Nhận xét hành vi:
Ø MT: Giúp HS tiếp tục nhận thực hiện các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư đồng thời rèn ý thức giữ gìn đồ chơi, hoà đồng trong khi chơi với bạn bè.
- Cho HS thực hiện bài tập 3.
- Mời HS trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét và kết luận từng trường hợp.
a. Nếu là Long, ta nên bảo bạn đi chơi trước, học bài xong mình mới đi chơi.
b. Nếu là Nga, ta nên rủ em bé cùng chơi.
 6. Hoạt động 6: Tổng kết bài:
- Cho HS nhắc lại toàn bộ lời khuyên.
- Dặn HS ôn lại các bài đã học. 
- 2 HS đọc truyện.
- Các bạn chơi trò đánh trận giả.
- Vì Hùng bị kiếm đâm vào mặt.
- Trò chơi của các bạn rất nguy hiểm.
- Lựa chọn những trò chơi lành mạnh, tránh những trò chơi bạo lực, nguy hiểm, phá hoại môi trường thiên nhiên.
- HS liên hệ thực tế.
- HS trao đổi trong nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện.
- HS liên hệ thực tế.
- HS trao đổi trong nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện.
- HS liên hệ thực tế.
- HS trao đổi trong nhóm 2.
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- 1, 2 HS thực hiện.
------------------------------o0o ------------------------------
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Tiết 10 :
TỔNG KẾT
I. MỤC TIÊU:
 - HS ôn lại các chủ điểm đã học.
 - Thực hành một số kĩ năng đã học theo từng chủ điểm.
 - Luyện thói quen thực hiện các hành vi thanh lịch, văn minh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
 - Đồ dùng sắm vai.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hoạt động 1: GTB: Tổng kết.
2. Hoạt động 2: Ôn tập các chủ điểm:
Ø MT: Giúp HS nhớ được các chủ điểm đã học và hành vi trong từng chủ điểm.
- Cho HS nêu lại tên các chủ điểm và tên từng bài thuộc các chủ điểm đó.
- Cho HS nêu lại các hành vi đã được học trong từng bài.
3. Hoạt động 3: Trò chơi Truyền tin:
Ø MT: Giúp HS được thực hành kĩ năng nghe, nói.
- Chia lớp thành 4 đội chơi, đứng thành 4 hàng dọc.
- Phổ biến luật chơi: Người đầu tiên của mỗi hàng sẽ nhận được một tờ phiếu có ghi thông tin cần truyền đi của đội mình sau đó nói cho người thứ hai, người thứ hai nói tiếp cho người thứ ba, cứ như vậy cho đến người cuối cùng sẽ ghi thông tin nhận được vào một tờ phiếu. Đội nào truyền tin chính xác là đội đó chiến thắng.
- Cho HS chơi trò chơi.
- Tổng kết trò chơi.
? Để chơi tốt trò chơi này em cần lưu ý gì?
4. Hoạt động 4: Xử lí tình huống:
Ø MT: Giúp HS được thực hành kĩ năng nghe, nói.
- GV tổ chức cho HS thực hành đóng vai thể hiện lại các tình huống em đã nói lời hay.
- Cho HS trình bày.
5. Hoạt động 5: Liên hệ:
? Sau khi học chủ điểm ở, em có thay gì trong sinh hoạt hàng ngày? Hãy kể cho bạn cùng nghe.
? Sau khi học bài Vui chơi lành mạnh, em có thay đổi cách chơi ở những trò chơi nào?
6. Hoạt động 6: Tổng kết:
- Tuyên dương những HS có hành vi đẹp sau khi học nếp sống thanh lịch, văn minh. 
- Chủ điểm nói, nghe: Em biết lắng nghe, Nói lời hay.
- Chủ điểm ở: Em luôn sạch sẽ, Ngôi nhà thân yêu, Gọc học tập của em, Ngôi trường của em.
- Chủ điểm cử chỉ: Cử chỉ đẹp.
- Chủ điểm vui chơi: Vui chơi lành mạnh.
- HS nối tiếp nêu.
- HS đứng theo 4 hàng dọc.
- Nghe phổ biến luật chơi.
- HS chơi.
- Cần chú ý lắng nghe bạn nói, nếu không rõ phải hỏi lại ngay. Nói rõ ràng để bạn hiểu.
- HS đóng vai theo 3 nhóm.
- Từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
------------------------------o0o ------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_nep_song_thanh_lich_van_minh_lop_3.doc