Tiếng Việt
Chính tả ( Phân biệt tr /ch)
Bài viết
Mưa
I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh viết đúng bài chính tả và phân biệt được những tiếng viết bằng phụ âm đầu là tr. Ch
-Học sinh làm đúng bài tập so sánh phân biệt tr/ ch
-Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II.Chuẩn bị
-Vở, bảng con. Sổ tay chính tả.
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu Ai là gì?
3.Bài mới:
Tuần 2 Thứ hai ngày 25 tháng 7 năm 2011 Tiếng Việt Chính tả ( Phân biệt tr /ch) Bài viết Mưa I.Mục đích yêu cầu: -Học sinh viết đúng bài chính tả và phân biệt được những tiếng viết bằng phụ âm đầu là tr. Ch -Học sinh làm đúng bài tập so sánh phân biệt tr/ ch -Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở. II.Chuẩn bị -Vở, bảng con. Sổ tay chính tả. III.Các hoạt động dạy học: 1.ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu Ai là gì? 3.Bài mới: *Giới thiệu: *Hướng dẫn phân biệt ch/ tr +Giáo viên giới thiệu cho HS một số quy tắc viết với ch/tr -Từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình viết với ch: cha, chú, cháu , chắt -Từ chỉ đồ dùng trong gia đình viết với ch: cái chạn, cái chõng, cái chai, cái chăn, cái chày Ngoại lệ: cái tráp. -Viết bằng tr với từ đồng nghĩa viết bằng gi : trai- giai, giả-trả ,giời-trời -ch thường kết hợp sau nó với oa, oà, oe, uê loắt choắt -ch láy với phụ âm đứng trước hoặc sau.trừ 4 trường hợp: trọc lốc, trụi lụi, trót lọt -Từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều đi với tr *Vận dụng làm bài tập: Bài 1:Điền vào chỗ trống ch/tr a)chẻ hay trẻ: lạt ; .trung, .con, .củi b)cha hay tra: mẹ, hạt,.hỏi,.ông. Học sinh làm bài, chữa bài, giáo viên chốt bài làm đúng. Bài 2: điền vào chỗ tróng ch hay tr -e già măng mọc -.a..uyền con nối -.ên kính dưới nhường -.ín bỏ làm mười. ó.eo mèo đậy -Vụng .èo khéo trống *Học sinh làm bài chữa bài như bài tập 1 4.Củng cố dặn dò -Nhắc lại khái quát kiến thức cơ bản -Nhận xét tiết học. -Về học bài và ôn lại quy tắc viết với ch, tr. _______________________________________ Luyện từ và câu Nghệ thuật so sánh I.Mục đích yêu cầu: -Học sinh nắm dược, nhớ lại các cách so sánh. -Vận dụng làm các bài tập cs liên quan. Giáo dục học sinh yêu thích tiếng Việt. II.Đồ dùng dạy học: -Hệ thống bài tập -Nháp vở. III.Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức. 2Bài cũ 3. Bài mới: *Hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 1:Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Các sự vật này( trong từng cặp so sánh) có điểm gì giống nhau? a)Sương trắng viền quanh núi Sự vật được so sánh: sương-khăn Như một chiếc khăn bông Giống: trắng –xốp b)Trăng ơi từ đâu đến *Sự vật: trăng-mắt cá Hay từ biển xanh diệu kì Giống nhau: tròn Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. c)Bà em ở làng quê *Lưng-dấu hỏi Lưng còng như dấu hỏi Giống nhau:Có hình đường cong Bài 2:Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây: a)Mùa xuân lá bàng mới nảy trong như b)Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như.. c)Tán lá bàng xoè ra giống. d)Cành bàng trụi lá trông như -Học sinh làm vào vở -Một số học sinh trình bày bài làm của mình. -Giáo viên và học sinh nhận xét -Giáo viên khen những học sinh so sánh hay. Bài 3: Viết lại các câu văn sau sao cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh. a)Mặt trời mới mọc đỏ ối. b)Con sông quê em quanh co uón khúc. c)mặt biển phẳng lặng mênh mông. d)Tiếng mưa rơi ầm ầm xáo động cả một vùng quê yên bình. -Giáo viên chấm chữa bài. 4.Củng cố dặn dò: -Nhận xét giờ. -Về nhà học bài và làm bài tập vở bài tậpTiếng Việt. ___________________________________________________________________________ Thư tư ngày 27 tháng 7 năm 2011 Toán Ôn về đo độ dài, đo khối lượng, giải toán về nhiều hơn ít hơn. I.Mục tiêu: -Học sinh ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng đã học. Nhớ lại các bước giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. Vận dụng làm nhanh chính xác các bài tập liên quan II.Đồ đùng dạy học: -Hệ thống bài tập -Nháp, vở. III. các hoật động dạy học. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. -Gọi 2 học sinh lên bảng viết kí hiệu đề-ca-mét, héc –tô- mét 1dam=m 1hm=m 1hm=dam 3.bài mới *Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:Viết số thích hợp vaò chỗ trống 4dam =.m 1km=hm =.dam =.m 6 dam=.m 3km=.hm=.dam=.m 8dam=m 7km=hm =dam=.m 5dam=.m 9km=hm=dam=m Hai đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? Bài 2 Viết vào chỗ chấm 1km=m 6m=.dm 7 dm=cm 7hm=..m 4m=.cm 8dm=.mm 5dam=m 9m=mm 6cm=mm Nêu cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ. Bài 3: đổi các đơn vị sau; 4m 3dm =.dm 8dm 7cm =cm 5m 5cm =cm 6 dm 8mm =mm 9m 7cm =cm 7cm 6mm=mm Bài 4 Viết số thích hợp; 1kg =g 5kg =.g 3kg=g 7kg=g Bài 5: Tấm vải đỏ dài 32 m. Tấ vải trắng dài hơn tấm vải đỏ là 7 m. Hỏi hai tấm vải dài dài bao nhiêu mét? -Hướng dẫn học sinh làm bài tập -Yêu cầu học sinh làm vào vở. -1 học sinh lên bảng chữa bài. -GV và cả lớp nhận xét. Bài 6: Anh cân nặng 36 kg và nặng hơn em 7 kg. Hỏi em nặng bao nhiêu kg? Bài 7: Em cao 125 cm.Em thấp hơn anh 23 cm. Hỏi anh cao bao nhiêu cm? Yêu cầu học sinh làm hai bài tập trên vào vở. GV thu chấm và chữa bài. 4.Hoạt động nối tiếp: -Nhắcến thức ôn tập. Nhận xét tiết học. Bài tập về nhà: Bài 1:Xe to chở được 950 kg xi măng và chở được nhiều hơn xe nhỏ 250kg xi măng. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu kg xi măng? Bài 2: Một quầy hàng hôm qua bán được 183m vải và bán ít hơn hôm nay 15m. Hỏi cả hai hom quầy hàng bán được bao nhiêu mét vải? ___________________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 29 tháng 7 nam 2011 Tập làm văn Nói viết về gia đình I.Mục đích yêu cầu: -Giúp học sinh nắm được cách nói, viết về người thân trong gia đình và những việc làm của mình khi chăm sóc người thân. -Vận dụng viết thành thạo bài văn kể về người thân -Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý gắn bó vớu gia đình. II. Đồ đùng dạy học Nháp vở. III.Các hoạt động dạy học. 1.ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: Nêu tác dụng của nghệ thuật so sánh trong Tếng việt. 3.Bài mới: *Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1:Em hãy giới thiệu về mọt người thân trong gia đình em. -Giáo viên chép đề bài lên bảng -Học sinh đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài. +Khi giới thiệu về người thân trong gia đình gồm những ai? +Đề bài yêu cầu giới thiệu mấy người/ +đầu tiên giới thiệu gì? +Tiếp theo giới thiệu gì? +Cuối cùng nêu được gì? -Giáo viên ghi gợi ý lên bảng -Yêu cầu học sinh nói miệng từng phần theo gợi ý. *Cho học sinh dựa vào những diều vừa nói viết lại thành bài văn. -Gọi nhiều học sinh đọc trước lớp -GV và học sinh nhận xét chữa và cho điểm những học sinh viết bài tốt. Bài 2: Em hãy kể lại việc chăm sóc người thân của gia đình em bị ốm. -Các bước tiến hành như bài 1. *Gợi ý: -Em đã chăm sóc ai bị ốm? -Em đã làm gì để chăm sóc người thân bị ốm? -Kết quả việc chăm sóc của em như thế nào? -Em có suy nghĩ gì khi người thân bị ốm? *GV chấm điểm chữa bài cho học sinh. -Nhận xét khen những học sinh có bài viết tót. -Gọi 1 vài học sinh có bài viết tốt đọc bài trước lớp. 4.Củng cố dặn dò; Nhắc lại nội dung bài ôn. -Nhận xét giờ học. -Viếtlại bài 2 cho hay hơn. Toán Ôn tập : Số đo thời gian. Luyện giải toán về tìm một phần mấy của một số. I.Mục tiêu: -Giúp học sinh củng cố về đơn vị đo thời gian ngày, tháng, năm, giờ, phút. -luyện tập cách giải bài toán vè tìm một phần mấy của một số. -Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học bài. II.Đồ đùng dạy học:Hệ thống bài tập, nháp. III.Các hạot động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: chữa bài tập về nhà. 3.Bài mới *Hướng dẫn học sinh ôn tập: Bài 1(Hướng dẫn học sinh trả lời miệng) a)Năm mà tháng 2 có 29 ngày gọi là năm gì? b)Theo dương lịch cứ mấy năm có một năm nhuận? Bài 2: Miệng -Giáo viên chép đề bài lên bảng, học sinh đọc và suy nghĩ. -Gọi học sinh đọc kết quả. a)Năm 2004 là năm nhuận hỏi năm nhuận liền sau năm 2004 là năm nào? b)Hồng nói: ‘Năm mà có hai chữ số cuối cùng của năm đó lập thành số có hai chữ số chia hết cho 4 thì đó là năm nhuận. Hồng nói Có đúng không? Bài 3:Ghi những tháng có số ngày: 30 ngày,31 ngày, 29 hoặc 28 ngày. -Học sinh làm vào vở. -Ba học sinh lên bảng làm. Giáo viên và học sinh nhận xét. Bài 4: Thông thường một người mỗi năm có 1 lần kỉ niệm sinh nhật riêng bạn Huyền than rằng cứ bốn năm mới có một lần kỉ niệm sinh nhật .Vậy bạn Huyền sinh vào ngày tháng năm nào? *Tiến hành tương tự như bài 3. Bài 5: Mẹ mang ra chợ bán 45 quả trứng. Một người mua 1/5 số trứng đó. Hỏi người đó đã mua bao nhiêu quả trứng? *Học sinh làm vào vở -1học sinh lên bảng làm .Học sinh và giáo viên nhận xét. Bài 6: Lớp 4A có 39 người trong đó có 1/3 em là học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nam? Bao nhiêu học sinh nữ? -Học sinh làm bài vào vở.Giáo viên chấm chữa bài chốt kết quả đúng. 4.Hoạt động nối tiếp: -Nhắc lại nội dung ôn tập. -Nhận xét tiết học. -Bài tập về nhà: Một đội tuyển đi thi học sinh giỏi. Trong đó có 1/6 em đạt giải môn toans, 1/3 học sinh đạt giải môn Tiếng việt. Hỏi có bao nhiêu em đạt giải môn Toán/ Tuần 3 Thứ hai ngày1 tháng 8 năm 2011 Chính tả Phân biệt l/n I.Mục đích yêu cầu: -Giúp học sinh nghe viết đúng chính tả bài Thành Cổ Loa. -Vận dụng làm đúng bài tập chính tả phân biệt. l/n -Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở. II.Đồ dùng dạy học: -Tài liệu tham khảo. Tiếng việt nâng cao lớp 3 III. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức. 2.Bài cũ: Kiểm tra viết văn ở nhà của học sinh. 3.bài mới *Hướng dẫn nghe viết chính tả. -GV đọc bài viết cho học sinh nghe -Bài văn miêu tả gì? -GV đọc bài cho học sinh viết. -chấm một số bài. -Chữa lỗi chung trên bảng *Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Bài 1: Điền vào chỗ trống các từ ngữ ghi ở cột bên trái Tiếng Từ ngữ No Lo Nội Lội M:no nê, . Học sinh làm vào vở. -Học sinh báo cáo kết quả sau khi đã tìm từ. Bài 2: điền vào chỗ trống trong các câu sau l hay n .ếm mật nằm gai Tối ửa tắt đèn .ăng nhặt chặt bị ên thác xuống ghềnh .iệu cơm gắp mắm Non xanh ước biếc ước sôi.ửa bỏng Lọt sàng xuốngia -Gọi 2 học sinh lên bảng làm. GV nhận xét chốt bài làm đúng. 4.Củng cố dặn dò: -Nhắc lại nội dung bài học -Nhận xét giờ học. Những em chữ chưa đẹp về nmhà luyện chữ. _________________________________ Luyện từ và câu. Ôn tập về từ chỉ trạng thái. Câu kiểu Ai làm gì? I.Mục đích yêu cầu: -Học sinh nhớ lại các từ chỉ hoạt động trạng thái. -Ôn lại cấu trúc kiểu câu Ai làm gì? -Vận dụng làm đúng các bài tập có liên quan. -Phát triển tư duy cho học sinh. II.Đồ dùng: Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học 1.ổn định 2.Kiểm tra: Hai em lên bảng đặt câu theo kiểu Ai là gì ... Con sông mùa lũ chạy nhanh ra biển. d) Mấy con chim hót ríu rít trên cây. e) mỗi ngày một tờ lịch bóc đi. *Yêu cầu học sinh làm bài vào vở báo cáo kết quả trước lớp- lớp nhận xét. Bài 4: Với mỗi từ dưới đây em hãy viết 1 câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá: -Cái tróng trường em -Cây bàng Cáí cặp sách ___________________________________________________________________________ Toán Đọc số, viết số, cấu tạo phân tích số *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Đọc các số sau: 61035 56301 56081 Bài 2: Viết các số sau: -Bảy mươi ba nghìn hai trăm linh năm. -Mười bảy nghìn không trăm ba mươi lăm. -Bảy mươi hai nghìn ba trăm năm mươi. Bài 3: Phân tích mỗi số sau thành tổng của các hàng 97530 75038 70537 75430 Bài 4: Chứ số 6 ở mỗi số sau thuộc hàng nào? 67893 96542 54624 85462 75316 Bài 5: Viết các số tròn chục nghìn từ 20500 đến 60500 B) tròn nghìn từ 15632 đến 18632 Tròn trăm từ số 23400 đến 23900 Tròn chục từ 82420 đến 82490 Yêu cầu học sinh tự làm các bài tập trên. *Học sinh nối tiếp nhau lên chữa bài tập *GV và học sinh nhận xét và chốt bài làm đúng. ___________________________________________________________________________ Tập làm văn Luyện nói và viết về bạn bè *Hướng dẫn học sinh luyện tập + Đề bài 1: Em hãy kể về người bạn thân nhất của em. -HS đọc đề bài. -Cho học sinh nêu người bạn định kể. Kể về người bạn thân nhất em cần kể về những gì? *Cho học sinh nói miệng từng phần: -Tên bạn là gì? -bạn có hình dáng, tính tình như thế nào? -Em và bạn chơi với nhau như thế nào? +Một học sinh nói miệng toàn bài -GV nhận xét, bổ sung cho học sinh *Yêu cầu học sinh viết những ý vừa kể thành một bài văn. +Một số học sinh đọc bài văn trước lớp. -GV và học sinh nhận xét. Đề 2: Em hãy kể lại mộ câu chuyện cảm động về tình bạn mà em biết. -HS đọc yêu cầu đề bài. -Hướng dẫn học sinh làm bài. +Em hãy nêu một số ví dụ cảm động về tình bạn. +Em có thể tìm thấy những chuyện đó ở đâu? +Khi kể chuyện em cần kể theo trình tự nào/ *Cho học sinh kể chuyện trước lớp -học sinh kể từng phần: +Giới thiệu câu chuyện. +Kể diễn biến câu chuyện +Kết thúc câu chuyện +Nêu ý nghĩa câu chuyện, rút ra bài học gì? . ________________________ Toán Tính giá trị của biểu thức *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Tính biểu thức 76 : 4 x 3 16 + 681 : 3 2349 -6555: 5 216 x 3 : 6 5496 : 6 + 17 7299 : 9+ 999 + học sinh làm vào vở. +3 học sinh lên bảng làm bài. -Gv và học sinh nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Bài 2;Tính giá tị của biểu thức 30- (15 + 2) 30 : ( 15 x 2) ( 30 + 15 ) : 3 ( 30 -15) : 3 -Yêu càu học sinh nêu cách tính giá trị biểu thức khi có dấu ngoặc đơn. -Học sinh làm vào giấy nháp. -1 học sinh lên bảng làm bài. -GV và học sinh nhạn xét. Bài 3: Tính bàng cách thuận tiện nhất: a)357 + 256 + 143 b) 346 + 199 + 154 c) 499 +( 301- 199) d)456 -145 -255 Bài 4: Điền dấu thích hợp ( >, <, =) vào chỗ chấm. a)(185 + 145) x 4..728 b)464 : ( 2 + 2) 156 c)104 ..(182+133) : 5 d)35 ..(128 + 32): ( 6 + 4) e)122 + ( 184 - 162).186 g)526( 135 + 125) x 2 -Yêu cầu học sinh làm vào vở. -GV thu chấm 1 số bài. -2 học sinh lên bảng làm. Lớp nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Bài 5: Hãy dùng dấu phép tính và dấu ngoặc đơn diền vào chỗ chấm để có biểu thức đúng. 570.570.570570 -Yêu cầu học sinh làm vào vở. -1 học sinh lên bảng trình bày. -Lớp nhận xét. Chính tả Ôn tập -Học sinh nghe viết chính xác bài thơ Tháng ba của tác giả Lê Thị Mây *Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả: -Gv dọc bài Tháng ba 1 lượt -Bài thơ tả cảnh gì? -GV đọc bài cho học sinh viết -đọc lại 1 lượt cho học sinh soát lỗi -Chấm 10 học sinh-nhận xét bài viết của học sinh. *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả: Bài 1: Những từ nào trong bài được viết hoa vì sao? Bài 2: Điền s hay x Ngoài khơi..a Gió thổi lại Cho óng nhảy Cho .óng reo ____________________________________ Luyện từ và câu Ôn nghệ thuạt nhân hoá, so sánh *Hướng dẫn họ sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Viết lại các hình ảnh so sánh và các từ so sánh trong các câu văn sau: a)Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn lộng lẫy nhiều tầng. b) Những chùm hoa sấu trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. -Học sinh làm bài vào vở. -1 học sinh lên bảng làm. Gv chốt lại lờ giải đúng. Bài2: Đọc đoạn thơ sau: Chân ngựa như sắt thép Luôn săn đuổi quân thù Vó ngựa như có mắt Chẳng vấp ngã bao giờ. Viết lại những hình ảnh so sánh trong khổ thơ trên: Học sinh tự làm vào vở. 1học sinh trình bày. -cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3:Gạch dưới những từ ngữ cho biết Ngỗng và Vịt được nhân hoá trong bài thơ dưới đây: Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi Vịt đưa sách ngược Ngỗng cứ tưởng xuôi Cứ giải đọc nhẩm Làm Vịt phì cười Vịt khuyên một hồi: -Ngỗng ơi! Học! Học! Hãy viết một câu có sử dụng biện pháp nhân háo a)tả đồ vật b)tả con vật ___________________________________________________________________________ Toán Luyện giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1:Một tổ có 9 người, phải tưới 365 cây hoa. Hỏi: a)Mỗi người phải tưới bao nhiêu cây hoa? b)Nhóm của An có 3 người thì phải tưới bao nhiêu cây hoa? -GV chép đề bài lên bảng -Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt bài toán vào vở. -Học sinh làm vào vở. -1 học sinh lên bảng làm bài tập đó. -GV và học sinh nhận xét. Bài 2: Mua 9 can dầu như nhau được tất cả 45 lít dầu ăn. Hỏi mua 7 can dầu như thế thì được bao nhiêu lít? Bài 3: An mua 5 quyển vở phải trả 10 000 đòng. Bình mua ít hơn Anh 2 quyển vở cùng loại đó. Hỏi Bình phải trả bao nhiêu tiền? Bài 4: Bình mua 5 cái bút bi, phải trả 6000 đồng. An mua cùng loại bút bi đó nhưng nhiều hơn Bình 3 cái bút bi. Hỏi An phải trả bao nhiêu tiền? Bài 5: Lát nền 5 phòng như nhau hết 2625 viên gạch. Hỏi lát nền 3 phòng như thế phải mua bao nhiêu viên gạch? Bài 6: may 7 bộ quần áo như nhau hết 21 mét vải. Hỏi nếu may ít hơn 1 bộ quần áo thì hết bao nhiêu mét vải? Bài 7: Mua 5 kg gạo phải trả 20 000 đồng. Mua nhiều hơn 1 kg gạo cùng loại phải trả bao nhiêu tiền? Tập làm văn Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Đề 1: Hãy mượn lời chàng thanh niên Phạm Ngũ Lão kể lại câu chuyện “ Chàng trai làng Phù Ung” -Học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu thể loại. -Gv kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ung’ (2 lần) +Hướng dẫn học sinh kể lại bằng lời của Phạm Ngũ Lão “Tôi là Phạm Ngũ Lão. tôi sinh ra và lớn lên ở làng Phù ủng.” -2 học sinh kể -Gv và học sinh nhận xét *Yêu cầu học sinh viết những điều học sinh kể thành một câu chuyện. -Gọi 1 học sinh đọc bài trước lớp. Đề 2: Nghe kể lại câu chuyện “Vượt sông” Bằng lời của chị Bưởi. -Các bước tiến hành như đề 1 +Hướng dẫn học sinh kể: Mượn lời của chị Bưởi kể lại câu chuyện biểu lộ được sự khâm phục kính yêu đối với chị Bưởi-Một du kích anh hùng. *Đề 3: Nghe rồi mượn lời của Trần Quốc Toản kể lại câu chuyện bóp nát quả cam. -Học sinh kể chuyện dựa vào gợi ý; +Câu chuyện này nói về ai? +Tại sao Trần Quốc toản lại không được tham gia bàn việc nước? +Trần Quốc Toản đã làm gì để nói được ý kiến của mình với nhà vua? +Sau khi nghe Trần Quốc toản nói nhà vua đã làm gì? +Tại sao phần thưởng vua ban lại bị nát? +Hãy nêu cảm nghĩ của mình về Trần Quốc Toản? ___________________________________________________________________________ Luyện từ và câu Ôn và cách đặt trả lời câu hỏi: ở đâu? Khi nào?... *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Gạch dưới bọ phận trả lời ch câu hỏi Khi nào? a) Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tr4òn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, lá đã xoè tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. Cứ hàng năm, hàng năm, Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời từng sương muối để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới. Bài 2:Trả lời câu hổi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ? Và víêt câu trả lời vào chỗ trống a)Em được mẹ cho đi chơi khi nào? b)Lúc nào cả nhà em quây quần quanh mâm cơm? .. c)Bao giờ truơng em tổ chức lễ khai giảng? . Bài 3: Đọc bài thơ dưới đây: Dòng suối thức Ngôi sao ngủ với bầu trời Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà Gió còn ngủ tận thung xa Để con chim ngủ la đà ngọn cây Núi cao ngủ dưới chân mây Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh Gạch dưới các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu? -Học sinh làm bài tập vào vở. -1 học sinh lên bảng làm bài tập.HS nhận xét.GV chốt lại lời giải đúng: Từ ngữ cần được gạch chân là:Tận thung xa, la đà ngọn cây, giữa chân mây, ngay vệ đường, trên nương, vườn trúc xanh. Bài 4: đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận in đậm sau; a)Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình b)Đàn cá khi thì bơi lội tung tăng, khi thì lao vun vút như những con thoi. c)Chim hót líu lo.Nắng bốc hương hoa rằm thơm ngây ngất. d)Trước cửa nhà em có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây hoa giấy bé nhỏ, nhút nhát và cây cúc đại đoá lộng lẫy, kiêu sa *Tiến hành như bài trên. Bài 5:Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao? a)Cậu bé rất vui vì nhờ con tàu, cậu có thể trở về đất liền. b)Thỏ đã thua rùa trong một cuộc chạy đua vì mải chơi và coi thường đối thủ. c)Nhờ chăm chỉ học hành, Linh đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. d)Họ bị tỉnh giấc bởi một trận mưa xối xả. e)Vì thương con cá, lão quyết định thả nó trở về biển. Bài 6: đặt câu hỏi cho bộ phận được in đạm trong mỗi câu dưới đây: a)Cô ve sầu phải leo lên tận ngọn cây xà cừ để uống những giọt sương đêm long lanh trên những phiến đá xanh mướt. b)hai đứa bé nghèo vẫn đang ngồi lơ vơ trên chiếc chõng tre trước mảnh sân đất để chờ trăng lên và chờ được nghe những âm thanh nhộn nhịp của đám rước đèn. c)Em muốn học hành chăm chỉ để cha mẹ vui lòng. d)Để giành đượcchiến thắng, Sên phải dùng trí khôn. Bài 7:Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi bằng gì? trong các câu sau: a)Mái nhà được lợp bằng những tấm ngói đỏ tươi. b)Bố xới đất trồng lại khóm hoa hồng bằng một chiếc bay nhỏ. c)Hằng ngày, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. d)Đội bóng lớp 4A ghi được bàn thắng bằng một quả sút bóng từ chấm phạt đền.
Tài liệu đính kèm: