Giáo án hoàn chỉnh Tuần 33 Lớp 3

Giáo án hoàn chỉnh Tuần 33 Lớp 3

TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN TIẾT 97-98

CÓC KIỆN TRỜI (GDBVMT)

I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU

A/-TẬP ĐỌC- Biết đọc phân biệt lời người dân chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới (Trả lời được các CH trong SGK)

- GDBVMT : GDHS ý thức bảo vệ môi trường

B/ KE CHUYỆN.

- Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC

q Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể).

q Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hoàn chỉnh Tuần 33 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 06 tháng 5 năm 2013
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN TIẾT 97-98
CÓC KIỆN TRỜI (GDBVMT)
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU
A/-TẬP ĐỌC- Biết đọc phân biệt lời người dân chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới (Trả lời được các CH trong SGK) 
- GDBVMT : GDHS ý thức bảo vệ môi trường
B/ KỂ CHUYỆN.
- Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TẬP ĐỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
GV Kiểm tra 3 Học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi vềâ bài Cuốn sổ tay.
B/ DẠY BÀI MỚI(25’)
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài mới:
2/ Luyện đọc
a). Đọc mẫu. 
b) Đọc từng câu.
+ GV treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ và yêu cầu học sinh đọc.
+ GV yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
 c) Đọc từng đoạn. 
+ GV gọi 3 học sinh đọc bài tiếp nối theo đoạn.Nhắc học sinh chú ý ngắt giọng ở vị trí các dấu câu.
+ Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
+ GV gọi 3 học sinh khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, lần 2.
d) Luyện đọc theo nhóm.
+ Chia nhóm và yêu cầu Học sinh luyện đọc theo nhóm.
e) Đọc trước lớp.+ Gọi 3 học sinh bất kì yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
g) Đọc đồng thanh.+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
3/ Tìm hiểu bài:- Vì sao Cóc phải kiện Trời? 
- Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống? 
- Đội quân nhà Trời gồm những ai? 
- Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời.
- Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen?
- GV giảng thêm: Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để sản xuất.
- Câu chuyện muốn nói gì vơi chúng ta ?
GDBVMT : Hạn hán có nguyên nhân là do con người phá hoại môi trường thiên nhiên, vậy muốn tránh khỏi thiên tai, hạn hán, chúng ta phải biết bảo vệ môi trường cây xanh, không phá rừng.
4/ Luyện đọc lại bài : 
- GV đọc mẫu toàn bài lần hai - Gọi 3 Học sinh đọc bài trước lớp theo ba vai Trời, Cóc, người dẫn chuyện.
- Gv chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp.- Nhận xét và cho điểm học sinh.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Luyện phát âm từ khó.
- Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi học sinh đọc 1 câu.
- 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 3 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và nhận xét. 
- Mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt đọc một đoạn trước nhóm, học sinh trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
 - 3 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Vì đã lâu ngày trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
- Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
- Đội quân của nhà Trời gồm có Gà, Chó, Thần Sét.
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Cóc thật dũng cảm, dám lên kiện Trời; Cóc biết sắp xếp, phân công các bạn một cách hợp lý nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời; Cóc thương muôn loài dưới hạ giới 
- Học sinh theo dõi bài đọc mẫu.
- 3 học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Học sinhtrong nhóm phân công vai để đọc lại bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
1/ Xác định yêu cầu: 
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 123/SGK.
2/ Hướng dẫn kể chuyện:
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng giọng của ai?
- Trong truyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó.
- Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện?
- GV yêu cầu học sinh quan sát để nêu nội dung các bức tranh.
- Gv gọi 1 học sinh khá, yêu cầu kể lại đoạn đầu của câu chuyện.
- Nhận xét.
3/ Kể chuyện.
- GV gọi 3 học sinh kế tiếp nối câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét.
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
3/ Củng cố, dặn dò.(5’)- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện dựa theo tranh minh họa SGK
- Học sinh nghe GV hướng dẫn.
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời trước lớp: Em kể theo lời của Cóc./ Em kể theo lời của Trời./ 
- Xưng là “ Tôi”.
- 4 Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời.
+ Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời.
+ Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc.
+ Tranh 4: Trời làm mưa.
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật 
TOÁN Tiết 161 
KIỂM TRA
I . MỤC TIÊU : Giúp HS
Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối kì 2 của HS, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng.
+ Đọc viết các số có đến năm chữ số : 
+ Tìm số liền sau của số năm chữ ; sắp xếp 4 số có năm chữ số thứ tự từ bé đến lớn ; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số, nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp), chia số có năm chữ số cho số có 1 chữ số.
+ Giải bài toán có đến 2 phép tính. 
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1 . Bài cũ : (5’)Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- GV nhận xét 
2 . Bài mới:(25’)-Giới thiệu bài “ Kiểm tra “ - Ghi tựa.
* Hướng dẫn kiểm tra 
- GV viết bài kiểm tra lên bảng :
Bài 1 : Số liền sau của 68457 ; là :
a) 68467 ; b) 68447 ; c) 68456 ; d) 68458 .
Bài 2 : Sắp xếp các số 48617 ; 47861 ; 48716 ; 47816 theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3 : Kết quả của phép cộng 36528 + 49347 là :
a) 75865 ; b) 85865 ; c) 76335 ; d) 86325 .
Bài 4: Ngày đầu cửa hàng bán được 230m vải. Ngày thứ hai bán được 340m vải Ngày thứ ba bán được bằng 1/ 3 số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ? 
- GV nhắc nhở HS đọc kĩ đề làm vào giấy nháp trước khi làm vào vở. Không được nhìn bài của bạn.
3 . Củng cố - Dặn dò:(5’)- GV thu bài kiểm tra 
 - GV nhận xét 
- 3 HS nhắc tựa 
- HS làm bài vào vở.
ĐẠO ĐỨC Tiết 33 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu: HS hiểu:
- Môi trường sạch đẹp đem lại lợi ích gì cho con người
- Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp
- Thực hành dọn vệ sinh trường học
II.Chuẩn bị: -GV : Câu chuyện “ Đẹp mà không đẹp”
 -HS : Dụng cụ để làm vệ sinh
III.Hoạt động dạy học: (3o’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Giáo viên kể câu chuyện “Đẹp mà không đẹp”
GV nêu câu hỏi : 
-Bạn trai đang vẽ con ngựa ở đâu?
-Bạn trai khoe với bạn gái như thế nào?
-Bạn gái nhận xét như thế nào?
-Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì ?
GV nhận xét-kết luận
-Giáo dục HS biết giữ vệ sinh trường lớp, thôn xóm và nơi công cộng sạch đẹp. Phải biết trồng và chăm sóc cây xanh để có bầu không khí trong lành.
- GV cho HS làm vệ sinh trường học
3. Tổng kết tiết học( 5’)- Nhận xét giờ học- Tuyên dương HS học tốt
-HS theo dõi
HS trả lời
-HS theo dõi
-HS làm vệ sinh lớp học theo tổ
Thứ ba ngày 07 tháng 5 năm 2013
CHÍNH TẢ TIẾT 65(Nghe viết)
CÓC KIỆN TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2) 
- Làm đúng BT(3) a / b .
II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Bài tập 3a hoặc 3b viết 3 lần trên bảng lớp.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A / Kiểm tra bài cũ .(5’)
- Gọi 1 học sinh đcọ cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
B / Dạy – Học bài mới.(5’)1/ Giới thiệu bài .
2/ Hướng dẫn viết chính tả.
a) Trao đổi về nội dung bài viết.
- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần.
- Hỏi: Cóc lên Thiên đình kiện Trời với những ai?
b) Hướng dẫn cách trình bày bài.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh.
d) Viết chính tả.
e) Soát lỗi.
g) Chấm từ 7 đến 10 bài.
3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:– Gọi học sinh đọc yêu cầu: Đọc và viết đúng tên 5 nước láng  ... Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
2/ Dạy – học bài mới:(25’) Giới thiệu bài. 
Hướng dẫn làm bài. 
Bài 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài trước lớp, 1 học sinh đóng vai người hỏi, 1 học sinh đóng vai Đô-rê-mon. 
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đọc bài. Mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai để đọc lần thứ hai.
- Cho học sinh cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được. 
Bài 2:- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại phần a) của bài báo.
- Giáo viên hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì?
- Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Gv yêu cầu học sinh tự làm tiếp phần b).
- Giáo viên nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
3/ Củng cố – Dặn dò.(5’)
- Nhắc những học sinh chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyênđọc báo và ghi lại những thông tin vào sổ tay.- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc trước lớp.
.- 2 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi.
- Đọc bài.
- 2 học sinh lần lượt đọc trước lớp.
- 1 học sinh đọc trước lớp.
- Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon : Sách đỏ là gì?” 
- Học sinh tự ghi, sau đó phát biểu ý kiến: Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
TOÁN Tiết 165 : 
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000(tt)
I . MỤC TIÊU Giúp HS :
- Biết làm tính cộng , trừ , nhân , chia ( nhẩm , viết )- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân 
II.ĐDDH : Bảng phụ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Đặt tính rồi tính:
15627 + 35718 + 10936 ; 10879 + 67895 + 7891 
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài tập 1+ Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh tự làm bài.
+ Gọi học sinh chữa bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2.
+ Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.+ Gọi học sinh tóm tắt bài toán.
-x là thành phần nào trong phép tính nhân ?
- muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm như thế nào ?
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt
- Yêu cầu HS làm bài – chấm vở 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu ta tìm gì ? 
5 quyển : 28 500 đồng
 8 quyển : .đồng?
- Bài thuộc dạng toán nào?
- Nêu các bước thực hiện dạng toán rút về đơn vị
4 . Củng cố – Dặn dò (5’)GV nhận xét tiết học 
Về làm BT3 trang 168 SGK 
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.HS nối tiếp nhau đọc kết quả
30 000 + 40 000 – 50 000 = 20 000
+
3000 x 2 : 3 = 2000
-
 a) 4083 b) 6000
 3269 879
 7352 5121
 - x là thừa số trong phép tính nhân
 x X 2 = 3998
 x = 3998 : 2
 x = 1999 Lớp làm vở
 - 2 HS đọc bài toán 
 mua 5 quyển sách cùng loại phải trả 28500 đồng
 mua 8 quyển phải trả bao nihêu tiền ? 
Giải 
Giá tiền một cuốn sách làø :
28500 : 5 = 5700 (đồng)
Số tiền mua 8 cuốn sách là :
5700 x 8 = 45600 (đồng) 
Đáp số 45600 đồng
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 66 : BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (GDBVMT)
I . MỤC TIÊU Sau bài học HS có khả năng :
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên bản đồ 
- GDBVMT : GDHS yêu thích khám phá thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II . CHUẨN BỊ 
Các hình trong sách giáo khoa trang 126, 127.
Tranh ảnh về lục địa và đại dương.
Một số lược đồ phóng to.
III . LÊN LỚP 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Bài cũ (5’) 
 - GV nhận xét 
2 . Bài mới: (25’)Giới thiệu bài - Ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp 
Mục tiêu : nhận biết thế nào là lục địa,đại dương
Bước 1 : GV yêu cầu hS chỉ đâu là nước và đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.
- GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu 
- GV hỏi : Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt trái đất. 
GV giiải thích một cách đơn giản kết hợp minh hoạ bằng tranh ảnh để các em biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương. 
Kết luận : Trên bề mặt trái đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương. 
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới.
- Chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
 Kết luận : trên thế giới có 6 châu lục : châ Ác-si-mét, Châu Aâu, Chaư Mĩ, châu Phi, châu Đại dương, châu Nam Cực và 4 đại dương : Thái Bình Dương, Aán Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
GDBVMT : Các loại địa hình trên mặt đất là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ không khai thác bừa bãi.
 3. Củng cố, dặn dò (5’)
Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương
Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên các châu lục và đại dương.
Khi Gv hô “bắt đầu” HS trong nhóm trao đổi với nhau và dán các tấm bìa đó vào lược đồ câm.
- GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau
- Em cho biết thời gian Trái Đất quay một vòng quanh mình nó ?
- HS nhắc lại tựa bài.
- Nhóm trưỏng điều khiển các bạn thảo luận. 
 Một số HS trả lời trước lớp .
- Các nhóm khác sửa chữa, bổ sung
- HS trong nhóm làm việc theo gợi ý 
+ Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3
+ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí nước Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ? 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
HS khá giỏi : Biết nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất
- HS trong nhóm làm xong thì trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp, nhóm đó thắng cuộc.
THỂ DỤC Tiết 66 
Ôn động tác tung bĩng và bắt bĩng theo nhĩm 2-3 người
I/ Mục tiêu :	
 - Ơn động tác tung bắt bĩng theo nhĩm 2-3 người
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trị chơi “Chuyền đồ vật” .
II/ Địa điểm phương tiện:
_Địa điểm : Sân trường ,vệ sinh sạch sẽ ,bảo đảm an tồn tập luyện .
Phương tiện : chuẩn bị 6 quả bĩng 14 dây nhảy và sân chơi cho trị chơi “ Chuyển đồ vật “ 
 III/ Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội Dung
Đ. lượng
Phương pháp tổ chức
1 /Phần mở đầu:
-GV nhận lớp ,phổ biến nội dung ,Y/C giờ học 
* Khởi động 
-Tập bài thể dục phát triển chung .
Trị chơi “ Tìm người chỉ huy”
-Chạy chậm1 vịng xung quanh sân tập khoảng 200 -300m
2/ Phần cơ bản 
*Ơn các động tác tung bĩng và bắt bĩngtheo nhĩm 2- 3 người
- Từng HS đứng tại chỗ tập tung và bắt bĩng một số lần.
- Thực hiện tung bĩng qua lại với nhau trong nhĩm 2-3 người .
*Di chuyển tung và bắt bĩng theo nhĩm hai người .HS từng đơi di chuyển ngang cách nhau khoảng 2-4 mvà tung bĩng qua lại với nhau
*Nhảy dây chụm hai chân.
HS tự ơn động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân.
* Trị chơi :” Chuyển đồ vật” Chơi như tiết 63 
. 3 Phần kết thúc
-Đứng thành vịng trịn, cúi ngừơi thả lỏng 
GV hệ thống bài học :HS về ơn tập bài dã học
1-2phút
2lần 8 nhịp
2 phút
5-7 phút
4-5 phút
1-2phút
1-2phút
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
đứng theo hình tam giác
Sân vẽ sẵn Như Trong SGK
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 33 
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 33
I.MỤC TIÊU:	
 - Rèn luyện kỹ năng, thói quen sinh hoạt tự quản cho HS. 
 - Rèn luyện ý thức chấp hành tốt nội quy nhà trường, đẩy mạnh hoạt động Đội.
 - Đề ra phương hướng phấn đấu tuần 31
II. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Nhận xét tình hình lớp học trong tuần:
 * Nề nếp: + Đi học tương đối đầy đủ 
 + Một số em nam hay bỏ áo ra ngoài.
 + Hay nói chuyện trong giờ học
 * Học tập: + Có tích cực và có nhiều tiến bộ.
 + Một số em chưa tích cực tự học, tự suy nghĩ
Tuyên dương : Thành Công, Ngọc Hiếu, Nguyện Thị Hiếu, Diễm My, Thanh Nhàn, Huy Nhân, Kiều Oanh, Nhật Tân, Thu Thanh, Thi, Kim Vân, Thảo Vy đạt nhiều thành tích trong học tập
Khuyến khích : Ngọc Duyên, Minh Dương, Huy Hoàng, Trường Sa, Thanh Tam, Ngọc Trang, Bảo Trâm,Quỳnh Trâm, Hoàng Trường có cố gắng phần đầu về các mặt
 * Các công tác khác: + Thực hiện vệ sinh tốt.
 + Chào cờ, tập thể dục, sinh hoạt giữa buổi thực hiện tốt.
2. Kế hoạch tuần 34
- Tích cực học tập, chú ý lắng nghe 
- Tổ chức sinh hoạt đầu giờ; chào cờ nghiêm túc;
- tập trung nhanh nhẹn, đi học đúng giờ.
- Tích cực tham gia các hoạt động trường lớp; chăm sóc bồn hoa.
- Học theo nhóm, ôn tập lại các kiến thức ở nhà.
3. Nội dung sinh hoạt Đội
- GD và rèn luyện cho HS các kỹ năng ứng xửa và giao tiếp có văn hoá trong đời sống hàng ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc